Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở việt nam hiện nay

.PDF
62
38
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------o0o-------- TÔ ĐỨC QUYỀN ƢU ĐÃI XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội- 2007 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước không chỉ là vấn đề đạo lý, truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế và xã hội. Đó không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. Chính vì vậy, sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về quyền ưu đãi xã hội đối với những người có công với đất nước. Ngày 16 tháng 02 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về chế độ hưu bổng thương tật…Từ đó đến nay, quyền ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước đã có một chặng đường trên nửa thế kỷ hình thành phát triển. Hiện nay, có hơn 8 triệu người thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội. Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện ưu đãi xã hội hàng năm được điều chỉnh căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước và khả năng đáp ứng ngân sách nhà nước (năm 2005 là 5.832 tỷ đồng; năm 2006 là 6.193 tỷ đồng; năm 2007 là hơn 8000 tỷ đồng). Như vậy, số lượng đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội ở nước ta là rất lớn. [19]. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đất nước thống nhất, một bộ phận không nhỏ trong số họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất và tinh thần như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Phần mộ và hài cốt của một số liệt sĩ cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Một bộ phận gia đình chính sách còn khó khăn trong cuộc sống, nhiều anh chị em thương binh, bệnh binh hàng ngày phải đối mặt với thương tật, ốm đau; một số đồng chí còn bị chất độc da cam hành hạ…” [17 ]. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân biệt giàu nghèo đang diễn ra, sự phân hoá xã hội đang ngày càng sâu sắc, các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay đổi, nếu không giải quyết có tình, có lý với đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội thì một bộ phận trong số họ là những người có sự hy sinh, cống hiến vô giá, có những chiến công hiển hách làm nên những trang sử sáng chói của dân tộc sẽ tụt xuống vực sâu của cuộc sống, bất công xã hội nảy sinh và chúng ta sẽ không lường được biến cố chính trị, xã hội xảy ra như thế nào. Do điều kiện lịch sử và điều kiện kinh tế- xã hội nên nội dung quyền ưu đãi xã hội thường chắp vá, thay đổi. Nhiều nội dung quyền ưu đãi xã hội còn mang tính bình quân cao, nhất là các chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội. Quyền ưu đãi xã hội của công dân chưa được xây dựng và thực hiện một cách toàn diện, đầy đủ. Đảng đã lãnh đạo Nhà nước, nhân dân ta giành được những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Từ một quốc gia phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới; chỉ số tăng trưởng kinh tế rất cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng mạnh; an sinh xã hội có điều kiện phát triển toàn diện… Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng ta cũng nêu rõ: “ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc” [15; tr101]. Trong điều kiện mới về kinh tế- xã hội của đất nước hiện nay, quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam đã bộc lộ những điểm bất cập, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế cuộc sống. Điều này ảnh hưởng không ít đến đời sống, tâm tư và tình cảm của đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của Nhà nước pháp quyền không có gì khác hơn là vì con người. Tất cả vì con người, theo hướng có lợi cho con người là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, nhất là lĩnh vực ưu đãi xã hội, nguyên tắc trên còn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ và còn thiếu những quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện. Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Đây là lĩnh vực bắt gặp nhiều vấn đề liên quan đến tính hợp pháp và hợp lý, đến nguyên tắc và ngoại lệ trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy định pháp luật. Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học cho bản thân mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực ưu đãi xã hội ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Luận án Tiến sỹ Luật học của Nguyễn Đình Liêu “Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi xã hội ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn”- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay” PGS, PTS Đỗ Minh Cương, PTS Mạc Văn Tiến- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1996; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Tạ Vân Thiều “Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực người có công ở ngành Lao động- Thương binh và Xã hội”- Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật năm 1997; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Hiền Phương “Pháp luật về bảo đảm xã hội Việt Nam: Thực trạng và hướng hoàn thiện”- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Phạm Trọng Nghĩa “Định hướng hoàn thiện khung pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam”- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006…. Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu quyền ưu đãi xã hội của công dân như một trong những chế định pháp lý. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu mang tính chất toàn diện và đầy đủ về quyền ưu đãi xã hội như một trong những quyền cơ bản của công dân. 3. Mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiêu cứu Ưu đãi xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, là một lĩnh vực mới được tiếp cận và nghiên cứu ở nước ta. Do vậy, tôi chỉ nghiên cứu tập trung, đi sâu vào vấn đề quyền ưu đãi xã hội như một trong những quyền cơ bản của công dân, bao gồm những khái niệm, đặc điểm, nội dung, sự phát triển và thực trạng quyền ưu đãi xã hội của công dân. Từ đó, đề xuất xây dựng và hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay. * Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng quyền ưu đãi xã hội của công dân để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. * Nội dung nghiên cứu - Khái niệm và đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân. - Nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân. - Các bảo đảm pháp lý thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân. - Sự phát triển quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở nước ta. - Đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở nước ta. - Nhu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật lịch sử: Nhận thức, xác định quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam theo một hệ thống có mối liên hệ lịch sử, kế thừa và phát triển. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin, quan điểm, phương pháp luận của các chuyên gia về quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập tài liệu, thông tin về quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam và những nội dung dự báo xã hội, pháp luật về vấn đề này. - Phương pháp tư duy lô gíc: Lý luận- thực trạng- hướng xây dựng trong việc luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn để nêu lên căn cứ và nội dung hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. 5. Những đóng góp của Luận văn - Đưa ra quan điểm, khái niệm, đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. - Dựng lại một cách khái quát quá trình phát triển quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của nhu cầu xây dựng và hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. - Xác định những nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các nhà khoa học pháp lý, các luật gia và sinh viên chuyên ngành Luật, xã hội… 6. Kết cấu của Luận văn Luận văn được kết cấu phù hợp với mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiên cứu. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền ƣu đãi xã hội của công dân Chƣơng 2: Thực trạng quyền ƣu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam Chƣơng 3: Hoàn thiện quyền ƣu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN ƢU ĐÃI XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN 1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền ƣu đãi xã hội của công dân 1.1.1. Khái niệm quyền ưu đãi xã hội của công dân Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Cộng đồng cơ bản và vững chắc nhất là gia đình, trên nữa là bộ lạc, dòng họ, thôn, xóm, làng, bản, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố và quốc gia. Do vậy, các cá nhân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ loan toan, gánh vác các công việc của cộng đồng nơi mình sinh sống. Có cá nhân đóng góp nhiều sức lực, của cải, thành tích cho cộng đồng, có cá nhân đóng góp ít. Công việc chung của cộng đồng thường gồm hai loại: một là sự nghiệp chiến đấu để bảo vệ cộng đồng; hai là sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát triển cộng đồng. Trong quá trình lo toan cho công việc chung của cộng đồng, có nhiều cá nhân và gia đình của họ đã tình nguyện, chấp nhận hy sinh tính mạng, bị thương tật, bệnh tật hoặc bị tàn phá hết cơ sở vật chất, của cải, không thể phục hồi được cuộc sống bình thường. Đây chính là những đối tượng được cộng đồng hết sức quan tâm, chăm sóc. Tuỳ theo đặc điểm của từng cộng đồng và truyền thống của cộng đồng, những người đó và gia đình họ có thể được thưởng công xứng đáng ngay sau khi hoàn thành công việc hoặc có thể được chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ trong suốt cuộc đời sau này. Họ chính là những người có công với cộng đồng. Bản thân những người có công là những cá nhân công dân bình thường, làm công việc của cộng đồng, tự coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng mình nơi sinh sống. Họ không bao giờ kể công, đòi hỏi cộng đồng phải báo nghĩa. Nhưng cộng đồng đời đời nhớ ơn họ và có những hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” cụ thể, nhất định tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội. Những người có công được cộng đồng dành cho những quyền ưu đãi cụ thể trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Đó không phải là sự trả công, mà là sự “đền ơn đáp nghĩa” của cộng đồng đối với bản thân người có công và gia đình họ. Ưu đãi dành cho người có công- những người có công lao, cống hiến đặc biệt với đất nước, với cộng đồng, là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt, được ưu tiên hơn mức bình thường. Đó có thể là sự ưu tiên về đời sống vật chất, có thể là sự ưu tiên về đời sống văn hoá, tinh thần. Theo quan điểm của kinh tế học thì đây là hoạt động phân phối lại của cải vật chất của xã hội. Tuy nhiên, sự phân phối này không căn cứ vào kết quả lao động của mỗi người đã đóng góp, cống hiến để trả công. Ở điều kiện nước ta, sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn thể nhân dân ta trường kỳ kháng chiến chống quân Pháp, Mỹ xâm lược. Đây là những cuộc chiến tranh nhân dân tổng lực- toàn dân, toàn diện và lâu dài, ác liệt. Cả dân tộc Việt Nam đứng lên chống kẻ thù xâm lược, ở mặt trận tiền phương thì cán bộ, chiến sĩ đối mặt với quân thù ngoại xâm, ở mặt trận hậu phương thì nhân dân tăng gia sản xuất, chống giặc đói, cung cấp lương thực, quân trang, vũ khí cho tiền phương. Hàng vạn, hàng triệu người tham gia vào bộ đội, du kích đánh giặc giữ làng, xung phong vào lực lượng thanh niên xung phong... Tất cả cho chiến thắng, cho độc lập, tự do của Tổ Quốc. Trong các cuộc kháng chiến đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống, hy sinh xương máu; hàng triệu người suốt đời bị ốm đau, bệnh tật hoặc thương tật trên mình, hàng vạn người bị nhiễm chất độc hoá học…, nhiều gia đình tham gia đóng góp của cải vật chất và sức lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Họ là những người có công với cách mạng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nƣớc 1. Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 (2003), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (2000, 2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. 4. Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02/03/2007 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 5. Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29/8/1994 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 6. Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ngày 29/8/1994 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 7. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 8. Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở. 9. Quyết định số 20/2000/QĐ- TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở. 10. Quyết định số 170/2003/QĐ- TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá. 11. Thông tư Liên tịch số 21/2005/TTLT- BYT- BTC ngày 27/7/2005 của Liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc. 12. Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT- BLĐTBXH- BGDĐT- BTC ngày 20/11/2006 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. 13. Thông tư Liên tịch số 17/2006/TTLT- BLĐTBXH- BTC- BYT ngày 21/11/2006 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính- Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng. 14. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. II. Tài liệu tham khảo khác 16. Bài nói chuyện tại Buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (1960) - Bác Hồ, Hà Nội. 17. Bài phát biểu tại Hội nghị biểu dương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào Đền ơn đáp nghĩa (2003) - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Hà Nội. 18. Báo cáo tổng kết thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (2006) - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 19. Báo cáo số liệu người có công với cách mạng (2006) - Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Hà Nội. 20. Căn cứ để xây dựng Luật ưu đãi người có công với cách mạng (2006) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 21. Các luận cứ để xác định mức trợ cấp ưu đãi người có công (2002) - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 22. Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975: Thắng lợi và Bài học (2000), Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 23. Đề án cải cách trợ cấp người có công với cách mạng (2007) - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 24. Định hướng hoàn thiện khung pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam (2006) - Phạm Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội. 25. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (1998), Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội. 26. Giáo trình ưu đãi xã hội (2001), Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội. 27. Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam: Lý luận- Thực tiễn (1996) - Nguyễn Đình Liêu, Luận án PTS Luật học- Hà Nội. 28. Phương án Điều tra mức sống người có công với cách mạng (2006) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 29. Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Sáu mươi năm xây dựng và phát triển Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội (2006) - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội. 31. Thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày “thương binh toàn quốc” (1947) - Bác Hồ, Hà Nội. 32. Thư gửi thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách nhân lễ mừng chiến thắng của dân tộc (1997) - Tôn Đức Thắng, Sách Chính sách TBLSNCC, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 33. Thế hệ chúng ta và muôn đời con cháu mãi mãi nhớ ơn (2002) - Phan Văn Khải, Báo Nhân dân số 17172 ngày 27/7/2002. 34. Thuật ngữ Lao động- Thương binh và Xã hội (1999), Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội. 35. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nhà xuất bản Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 36. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2000), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Hà Nội- Đà Nẵng. 37. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1996), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 38. Xác định các chính sách đối với người có công trong thời kỳ mới (2002) – Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan