Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

Tài liệu Quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

.PDF
87
1
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN LÊ MINH HẠNH MSSV : 1853801015061 QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn : ThS. Đào Thị Vui TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN LÊ MINH HẠNH MSSV: 1853801015061 QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 – 2022 Người hướng dẫn: ThS. Đào Thị Vui TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Đào Thị Vui, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 29 tháng 06 năm 2022 Sinh viên thực hiện Nguyễn Lê Minh Hạnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................8 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................8 1.1 Tổng quan về quyền tác giả ................................................................................8 1.1.1 Khái niệm quyền tác giả............................................................................. 8 1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả .............................................................................. 9 1.1.3 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả ............................................................... 12 1.1.4 Chủ thể quyền và nội dung quyền tác giả ............................................... 15 1.2 Trí tuệ nhân tạo .................................................................................................18 1.2.1 Giải thích thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” .................................................. 18 1.2.2 Phân loại trí tuệ nhân tạo ........................................................................ 20 1.2.3 Khả năng các tác phẩm được hình thành từ trí tuệ nhân tạo ............... 22 1.2.4 Sự cần thiết bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo ............................................................................................................. 25 1.2.5 Khả năng trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả .............................. 28 Kết luận chương I ....................................................................................................32 CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠO RA VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ...........34 2.1 Quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra .......................................................................34 2.1.1 Quốc gia chấp nhận bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra .......... 34 2.1.2 Quốc gia không chấp nhận bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra ............................................................................................................. 39 2.2 Quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia về vấn đề trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả .................................................................................................54 Kết luận chương II ..................................................................................................60 CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ TÁC PHẨM DO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠO RA VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ...................................62 3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả....................................................62 3.1.1 Pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra ............................................................................................................. 62 3.1.2 Pháp luật Việt Nam chưa giải quyết được vấn đề trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả ........................................................................................... 63 3.2 Kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam ...........64 3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ và chủ thể “tác giả” ............................................................................................................. 64 3.2.2 Kiến nghị về chủ thể được trao quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra .................................................................................................. 66 3.2.3 Kiến nghị về chủ thể, mức độ chịu trách nhiệm pháp lý và biện pháp bảo đảm trách nhiệm trong trường hợp trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả ............................................................................................................. 69 3.2.4 Trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan liên quan .......................... 71 Kết luận chương III ................................................................................................73 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................75 BẢNG CHÚ THÍCH Công ước Berne Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm Văn học và Nghệ thuật 1886. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở Nghị định số 22/2018/NĐ-CP hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa LSHTT đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0) bùng nổ với tốc độ phát triển tột bậc của khoa học và công nghệ. Trong giai đoạn này, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong ba yếu tố cốt lõi, bên cạnh Vạn vật kết nối (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data), góp phần làm thay đổi diện mạo toàn cầu. Trí tuệ nhân tạo tác động sâu sắc và rộng rãi đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Khả năng hoạt động của trí tuệ nhân tạo ngày càng cải thiện, máy móc giờ đây có thể tạo ra tác phẩm có chất lượng tương đương như sản phẩm của con người, đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc xâm phạm bản quyền. Xu hướng này đã và đang tạo ra những thách thức tác động lớn đến khía cạnh quyền tác giả, đặt ra nhu cầu cần ban hành mới và thực thi các biện pháp bảo hộ quyền tác giả trước tác động của trí tuệ nhân tạo. Về tình hình phát triển trí tuệ nhân tạo, ở phạm vi thế giới, các quốc gia phát triển đã sớm xây dựng chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia và cho ra đời trí tuệ nhân tạo tinh vi. Bên cạnh đó cũng có những chú ý đến việc hoàn thiện khung pháp lý trước tác động của loại công nghệ này. Mỹ là quốc gia đầu tiên xây dựng Kế hoạch chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia vào năm 2016. Nội dung của chiến lược thứ ba trong bảy chiến lược của Mỹ yêu cầu: cần tiến hành nghiên cứu để hiểu được ảnh hưởng đạo đức, pháp lý và xã hội của trí tuệ nhân tạo và phát triển các phương pháp thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo phù hợp với các mục đích đạo đức, pháp lý và xã hội.1 Tại Châu Âu, công ty sản xuất robot Engineered Arts của Anh Quốc đã sớm hoàn thành và cho ra mắt Ai-Da, robot “nghệ sĩ” hình người siêu thực đầu tiên trên thế giới có khả năng sáng tạo nghệ thuật.2 Đây chính là bằng chứng cho thấy trí tuệ nhân tạo Hà Quang Thụy, Nguyễn Thanh Thủy và Nguyễn Trí Thành, “Trí tuệ nhân tạo trong thời đại số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Công thương, 21/08/2018. Xem tại: https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/tri-tue-nhan-tao-trong-thoi-dai-so-boi-canh-the-gioi-va-lien-hevoi-viet-nam-55038.htm (truy cập ngày 16/04/2022). 2 Bảo Lâm, “Robot hình người tự sáng tác thơ”. Xem tại: https://vnexpress.net/robot-hinh-nguoi-tu-sang-tactho-4395505.html (truy cập ngày 16/04/2022). 1 2 hoàn toàn có thể can dự vào lĩnh vực nghệ thuật vốn được xem là độc quyền của con người. Tháng 11 năm 2020, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tổ chức phiên họp thứ 2 và thứ 3 tại Thụy Sĩ thảo luận chính thức về chủ đề Quyền sở hữu trí tuệ và trí tuệ nhân tạo. Trong đó bao gồm nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và do trí tuệ nhân tạo hỗ trợ con người tạo ra. Phiên thảo luận đã thu hút hơn 2000 đơn đăng kí tham dự từ 130 quốc gia trong phiên thứ 2 và 1500 đơn đăng kí tham dự từ 133 quốc gia trong phiên thứ 3. Quy mô này cho thấy trí tuệ nhân tạo và quyền sở hữu trí tuệ là chủ đề rất được quan tâm trên phạm vi toàn cầu trong thời gian gần đây. Ở phạm vi trong nước, ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Trong đó, định hướng chiến lược về xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo gồm: Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống; Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh việc xây dựng chiến lược của Nhà nước, đầu tư nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam cũng được nhiều nhà đầu tư công nghệ quan tâm. Ngày 17/4/2019, tập đoàn Vingroup chính thức công bố thành lập Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo - VinAI Research (trực thuộc Công ty VinTech).3 Ngày 31/03/2021, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ra mắt trung tâm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, kết nối các đơn vị nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong phạm vi cả nước.4 Nhìn chung, xu hướng của các quốc gia hiện nay là nghiên cứu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo đồng thời quan tâm hoàn thiện phát luật thích ứng với công nghệ. “Chuyên gia trí tuệ nhân tạo Google làm viện trưởng Viện nghiên cứu VinAI”. Xem tại: https://tuoitre.vn/chuyen-gia-tri-tue-nhan-tao-google-lam-vien-truong-vien-nghien-cuu-vinai20190416183833381.htm (truy cập ngày 16/04/2022). 4 “Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ra mắt trung tâm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo”. Xem tại: https://thanhnien.vn/truong-dh-bach-khoa-ha-noi-ra-mat-trung-tam-nghien-cuu-ve-tri-tue-nhan-taopost1051772.html (truy cập ngày 16/04/2022). 3 3 Trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, trí tuệ nhân tạo có tác động rất lớn đến khía cạnh quyền tác giả. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam vẫn còn đang thiếu vắng các quy định giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Hai vấn đề thường được thảo luận nhiều nhất là nên hay không nên bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và giải quyết như thế nào tình trạng trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. Nhận thấy xu hướng tác động của trí tuệ nhân tạo đến quyền tác giả và thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0” để nghiên cứu trong phạm vi luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến phạm vi nghiên cứu về quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo, có thể kể đến các bài viết, công trình nghiên cứu, tài liệu Việt Nam và nước ngoài tiêu biểu sau:  Bài viết khoa học: + Vũ Thị Hải Yến, “Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 03/2020: Bài viết trước hết giải thích thế nào là một tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Tiếp đến, tác giả nêu ra các lý do nên bảo hộ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo như: khuyến khích khoa học phát triển; làm giàu có thêm đời sống tinh thần cho xã hội. Cuối cùng, tác giả kiến nghị ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả cho những người có vai trò quan trọng và có tính quyết định đến việc tác phẩm được tạo ra, bao gồm: người thu thập, lựa chọn nguồn dữ liệu đầu vào để đào tạo máy tính và lập trình viên. Bài viết này chỉ dừng lại ở nội dung bảo hộ quyền tác giả các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra mà không đề cập và giải quyết vấn đề trí tuệ nhân tạo xâm phạm bản quyền. + Nguyễn Ngọc Hồng Dương, “Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí Công thương, 17/06/2022: Bài viết nêu lên thực tiễn từ chối bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra theo pháp luật Hoa Kỳ, Úc và Liên minh Châu 4 Âu. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các điểm cần lưu ý khi xây dựng khung pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của trí tuệ nhân tạo như: cần xác định tác phẩm được tạo ra có sự can thiệp đáng kể của con người hay không; quyền tác giả có thể được trao cho người sử dụng chương trình máy tính; tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra cần được cân nhắc là đối tượng được bảo hộ bản quyền.  Công trình nghiên cứu khoa học + Nguyễn Thị Kim Y, Lâm Trần Nhật Ánh, Phạm Thị Bích Ngọc, “Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo”: Công trình nghiên cứu khoa học phân tích kinh nghiệm của Anh về chấp nhận bảo hộ và kinh nghiệm của Mỹ về không chấp nhận bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Nêu lên các thách thức pháp lý khi pháp luật Việt Nam bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra, gồm: điều kiện về tính nguyên gốc của tác phẩm; phạm vi “tác giả” chỉ là con người. Trên cơ sở đó các tác giả kiến nghị công nhận tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra là tài sản trí tuệ, sửa đổi nội dung về tính nguyên gốc và xác định chủ thể quyền tác giả cho các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Công trình không đề cập và giải quyết vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả.  Tài liệu nước ngoài: + Andres Guadamuz, “Artificial Intelligence and Copyright”, WIPO Magazine, 10/2017: Bài viết nêu lên vai trò của máy tính và robot đối với quá trình sáng tạo, các thiệt hại xảy ra khi tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra bị từ chối bảo hộ quyền tác giả. Tổng hợp hai xu hướng bảo hộ và từ chối bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra thông qua pháp luật các quốc gia và khu vực như Anh, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Úc…Từ các phân tích đó, tác giả kết luận việc cấp bản quyền cho người vận hành các hoạt động của trí tuệ nhân tạo là cách tiếp cận hợp lý nhất. Ngoài ra, tác giả gợi ý vấn đề tiếp theo cần thảo luận trong tương lai là quan hệ pháp lý và quyền lợi cho máy tính. + Victor M. Palace, “What if Artificial Intelligence wrote this? Artificial Intelligence and Copyright Law”, Florida Law Review, Vol. 71, Issue 1, No.1 5 (01/2019): Bài viết đưa ra các minh chứng cho thấy pháp luật sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ thất bại trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Các nguyên nhân được phân tích gồm Nghị viện và Tòa án Hoa Kỳ chưa có động thái chấp nhận bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra, Luật Bản quyền Hoa Kỳ không có quy định cho phép giải quyết tác phẩm được tạo ra bằng máy móc. Cuối cùng, tác giả bài viết đề xuất bản quyền các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra nên thuộc về công chúng. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn có ba mục đích nghiên cứu chính: Thứ nhất, tổng hợp, nghiên cứu và phân tích cơ sở lý thuyết, ý kiến khoa học, khung pháp lý giải quyết vấn đề quyền tác giả và trình bày cơ sở lý luận khái quát về trí tuệ nhân tạo tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ đó cung cấp cơ sở lý giải tác động của trí tuệ nhân tạo đến quyền tác giả. Thứ hai, tổng hợp, so sánh và bình luận về quan điểm, kinh nghiệm và hướng giải quyết các thách thức, rủi ro mà trí tuệ nhân tạo có thể ảnh hưởng đến quyền tác giả tại các quốc gia trên thế giới. Cụ thể trong hai vấn đề chính là bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu có được từ góc độ lý luận và thực tiễn nước ngoài, tác giả đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến quyền tác giả trước tác động của trí tuệ nhân tạo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn này có đối tượng nghiên cứu chính là quyền tác giả và sự tác động của trí tuệ nhân tạo đến quyền tác giả trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong phạm vi đó, tác giả đặc biệt đi vào phân tích các vấn đề về chấp nhận bảo hộ và xác định chủ thể quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo; vấn 6 đề phát sinh liên quan đến trường hợp trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. Liên hệ, so sánh với pháp luật các quốc gia, từ đó rút ra kinh nghiệm và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, xuất phát từ cơ sở lý luận về quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo, tác giả tập trung phân tích các quy định pháp luật, quan điểm và kinh nghiệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và vấn đề trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam. Về không gian, nghiên cứu pháp luật và quan điểm, kinh nghiệm trên thế giới, có những đối chiếu với pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam. Pháp luật nước ngoài được lựa chọn dựa trên tiêu chí về quan điểm công nhận hoặc từ chối bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra, giải pháp cho trường hợp trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. Điển hình là khung pháp lý của Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Về thời gian, tiếp cận đề tài nghiên cứu, phạm vi thời gian nghiên cứu tập trung ở giai đoạn cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu bao gồm: (i) phương pháp bình luận, (ii) phương pháp so sánh và (iii) phương pháp phân tích tổng hợp. Cụ thể hơn: Trong Chương I: Lý luận chung về quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0: Tác giả lựa chọn phương pháp bình luận, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh để tiến hành tổng hợp các cơ sở lý luận, lý thuyết chung cũng như quy định của pháp luật các quốc gia về quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo. Trong Chương II: Quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả: Tác giả sử dụng phương pháp bình luận, phương pháp phân tích - tổng 7 hợp và phương pháp so sánh để tổng hợp và đánh giá các quan điểm pháp lý, ý kiến khoa học, khung pháp lý của các quốc gia điều chỉnh vấn đề về bảo hộ quyền tác giả trước tác động của trí tuệ nhân tạo. Trong Chương III: Kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả: tác giả sử dụng phương pháp bình luận, phương pháp phân tích - tổng hợp để nêu ra thực trạng pháp luật Việt Nam và các kinh nghiệm có thể học hỏi được từ nước ngoài. Qua đó đúc kết ra được những giải pháp phù hợp có khả năng ứng dụng với tình hình phát triển cũng như hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam. 6. Bố cục khóa luận Ngoài Phần mở đầu, Phần nội dung chính của luận văn có kết cấu 3 chương, gồm: Chương I: Lý luận chung về quyền tác giả và trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chương II: Quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. Chương III: Kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra và trí tuệ nhân tạo xâm phạm quyền tác giả. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1 Tổng quan về quyền tác giả 1.1.1 Khái niệm quyền tác giả Khái niệm quyền tác giả đã ra đời cách đây từ vài trăm năm ở phương Tây. Bộ luật đầu tiên về quyền tác giả (The Statute of Anne) được thông qua vào năm 1710 tại Anh. Sau đó, khái niệm quyền tác giả được phát triển ở nhiều quốc gia Châu Âu khác.5 Ngày nay, quyền tác giả là một đối tượng quan trọng trong pháp luật sở hữu trí tuệ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiểu theo cách thông thường, quyền tác giả là quyền hợp pháp để kiểm soát tất cả việc sử dụng tác phẩm gốc, chẳng hạn như sách, vở kịch, phim hoặc bản nhạc… trong một khoảng thời gian cụ thể.6 Ở phạm vi quốc tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) giải thích: Bản quyền hay quyền của tác giả (copyright / author’s right) là một thuật ngữ pháp lý dùng để mô tả các quyền mà người sáng tạo có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.7 Tại Việt Nam, LSHTT là đạo luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề pháp lý về quyền tác giả. Theo LSHTT: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”8 Cụ thể theo quy định này, cá nhân sáng tạo ra tác phẩm; cá nhân sở hữu tác phẩm; hoặc tổ chức sở hữu tác phẩm đều có thể nắm giữ quyền tác giả trên các tác phẩm đó. Xuất phát từ các khái niệm này, nhìn ở góc độ pháp lý, trước hết quyền tác giả là phương tiện biến các sản phẩm trí tuệ vô hình thành một loại tài sản đặc biệt được sở Lê Thiên Hương, “Khi quyền tác giả là một phần của văn hóa!”, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online, 09/05/2022. Xem tại: https://thesaigontimes.vn/khi-quyen-tac-gia-la-mot-phan-cua-vanhoa/?fbclid=IwAR1Mq9_HYVk71338B-r6rlQ_5CYGlLn7fW_Vq7qB73Cot4Hd8lVjhE_xgDo (truy cập ngày 22/04/2022). 6 Giải thích theo Cambridge Dictionary. 7 WIPO, “Copyrigh - What is Copyright?”. Xem tại: https://www.wipo.int/copyright/en/ (truy cập ngày 22/04/2022). 8 Khoản 2 Điều 4 LSHTT. 5 9 hữu độc quyền bởi cá nhân hoặc tổ chức. Pháp luật bảo vệ tài sản trí tuệ bằng cách trao cho các chủ thể quyền tác giả. Nhờ đó, chủ thể quyền có thể sử dụng, bảo vệ và định đoạt sản phẩm trí tuệ trong quyền hạn của mình. Mặt khác, quyền tác giả còn là một công cụ để đánh giá mức độ tôn trọng tác phẩm của một xã hội thông qua cơ chế pháp lý. Tức là nếu luật quyền tác giả càng được tuân thủ thì đồng nghĩa với tác phẩm sẽ càng được tôn trọng và không bị xâm phạm. Ở góc độ kinh tế, quyền tác giả là phương thức làm cho tác phẩm trở thành sản phẩm được mua bán trên thị trường. Bởi lẽ, trong tình trạng tác phẩm có bản quyền, người tiêu dùng phải trả tiền cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả để sử dụng tác phẩm. Bằng cách này, quyền tác giả còn giúp làm tăng nguồn cung tác phẩm trên thị trường vì đem lại lợi ích kinh tế, như một động lực sáng tạo cho các tác giả.9 Phân biệt sự khác nhau giữa “quyền tác giả” và “bản quyền”. Khi quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm, các quốc gia theo hệ thống Thông luật (Common law) sử dụng cụm từ “bản quyền” (copyright), chẳng hạn như Vương quốc Anh. Bản quyền chủ yếu được xem như một công cụ kinh tế nhằm khuyến khích và khen thưởng sự sáng tạo10, dựa trên học thuyết có lao động sẽ cần được trả công. Nói cách khác là tập trung vào tính thương mại và kinh tế của tác phẩm đối với tác giả và chủ sở hữu. Bên cạnh đó, các quốc gia thuộc hệ thống Dân luật (Civil law) lại có xu hướng sử dụng cụm từ “quyền tác giả” (author’s right), xem bản quyền là quyền tự nhiên của người sáng tạo. Bảo vệ tác phẩm của tác giả như là bảo vệ sự thể hiện cá tính của họ, chú trọng yếu tố nhân thân của tác giả, tiêu biểu như luật quyền tác giả của Pháp. Việt Nam cũng tương tự như các quốc gia thuộc hệ thống Dân luật, các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sử dụng cụm từ “quyền tác giả”. 1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả (i) Bảo hộ không phân biệt nội dung, chất lượng của tác phẩm 山本隆司,「 AI 時代の著作権」, 2018, tr.8. “Artificial Intelligence call for views: Copyright and Related rights.” Xem https://www.gov.uk/government/consultations/artificial-intelligence-and-intellectual-property-call-forviews/artificial-intelligence-call-for-views-copyright-and-related-rights (truy cập ngày 22/04/2022). 9 10 tại: 10 Bảo hộ không phân biệt nội dung, chất lượng của tác phẩm là một trong những đặc điểm dễ thấy trong LSHTT.11 Đặc điểm này xuất phát từ lý do tác phẩm chứa đựng nỗ lực lao động trí tuệ và sự sáng tạo của tác giả, trong khi đó sự sáng tạo là không có giới hạn. Hơn nữa, con người có cách cảm thụ, trình độ và sở thích… khác nhau nên khi đánh giá nội dung của một tác phẩm là xuất sắc hay tầm thường thì việc đánh giá này luôn chứa đựng tính chủ quan. Khó có những tiêu chuẩn chung để nhận xét độ chất lượng trong sản phẩm sáng tạo của một ai đó. Một tác phẩm văn học có nội dung nhàm chán, hoặc một tác phẩm tranh vẽ nguệch ngoạc thì nó vẫn chứa đựng sự lao động trí tuệ, dấu ấn riêng, sự đầu tư công sức, vật chất của tác giả. Tác phẩm dở không có nghĩa là người khác được quyền “đánh cắp” và xâm phạm. Thật khó thuyết phục khi cho rằng vì tác phẩm đó tôi thấy không hay, tầm thường nên tác phẩm đó không được bảo hộ. Pháp luật cũng không thể xây dựng được khung tiêu chuẩn chung để đánh giá nội dung, chất lượng tác phẩm và coi đó là điều kiện cần thiết để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Vậy nên, bảo hộ không phân biệt nội dung của tác phẩm là đặc điểm được pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều quốc gia ghi nhận. Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ cũng ghi nhận đặc điểm này. Trong vụ việc Alfred Bell & Co. v. Catalda Fine Arts, Tòa án Hoa Kỳ kết luận rằng “sự bổ sung của tác giả dù yếu kém về mặt nghệ thuật nhưng chỉ cần là của chính ông ta là đủ”. Mặc dù vậy, LSHTT cũng có quy định ngoại lệ về đặc điểm bảo hộ này. Khoản 1 Điều 8 LSHTT quy định: “Không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.” Điều này có nghĩa là nội dung của tác phẩm cũng là yếu tố cần được cân nhắc, xem xét khi bảo hộ quyền tác giả. LSHTT không thật sự bảo hộ tất cả các tác phẩm mà không phân biệt nội dung. (ii) Bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ ý tưởng sáng tạo Khoản 1 Điều 6 LSHTT quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.” 11 11 Ý tưởng sáng tạo chịu sự tác động bởi yếu tố hoàn cảnh, môi trường, thông tin… mà con người tiếp xúc, tiếp nhận. Khả năng trùng lắp ý tưởng của con người là hoàn toàn có thể xảy ra. Ý tưởng sáng tạo nằm trong đầu tác giả chỉ là yếu tố vô hình. Ý tưởng không có hình dạng hoặc hình thức thể hiện thì không đủ cơ sở để người có ý tưởng chứng minh rằng đó là “tác phẩm” của mình và yêu cầu pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Tác giả có thể trùng ý tưởng với người khác, nhưng khi họ thể hiện ý tưởng của mình ra thành các hình thức sáng tạo khác nhau, mang đặc trưng cá nhân của họ thì hình thức sáng tạo đó mới được bảo hộ quyền tác giả. LSHTT quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được định hình dưới dạng vật chất nhất định […]”.12 Công ước Berne cũng đặt ra yêu cầu về sự định hình các tác phẩm dưới dạng vật chất.13 Trên cơ sở không bảo hộ ý tưởng sáng tạo, trong trường hợp một người nắm được ý tưởng của người khác và dựa vào ý tưởng đó tạo ra tác phẩm của riêng mình thì cũng không bị xem là xâm phạm quyền tác giả đối với người có ý tưởng ban đầu, tác phẩm được tạo ra đó vẫn được bảo hộ quyền tác giả. (iii) Quyền tác giả bảo hộ tự động mà không bắt buộc phải có thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảo hộ quyền tác giả tự động (principle of “automatic” protection) là một trong các nguyên tắc chủ đạo của Công ước Berne.14 Trên cơ sở quy định của Công ước Berne, LSHTT quy định quyền tác giả phát sinh theo cơ chế tự động. Tức là ngay tại thời điểm tác giả định hình tác phẩm dưới dạng vật chất nhất định thì quyền tác giả sẽ phát sinh, không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.15 Nguyên tắc tự động bảo hộ khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo của các chủ thể, không tạo ra rào cản bảo hộ thành quả lao động trí tuệ của tác giả. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhất việc bảo hộ quyền tác giả, các chủ thể quyền được khuyến khích Khoản 1 Điều 6 LSHTT. Khoản 2 Điều 2 Công ước Berne. 14 WIPO, “Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works (1886)”. Xem tại: https://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/summary_berne.html#_ftnref2 (truy cập ngày 26/4/2022). 15 Khoản 1 Điều 6 LSHTT. 12 13 12 nên tiến hành đăng ký bảo hộ tại các cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục đăng ký và chứng nhận đăng ký bảo hộ là căn cứ quan trọng, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. 1.1.3 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả Công ước Berne là Công ước lâu đời nhất quy định về bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Berne vào năm 2004. Công ước liệt kê một danh mục mở các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có tính sáng tạo, được định hình dưới hình thái vật chất nhất định được bảo hộ quyền tác giả tại Điều 2. Trên cơ sở xây dựng pháp luật quốc gia tương thích với Công ước, pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam, nhìn chung đều đặt ra những điều kiện cơ bản bao gồm: (i) Tác phẩm được bảo hộ phải thuộc danh mục đối tượng được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ Không giống với các lĩnh vực pháp luật khác, đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là tài sản trí tuệ, bao gồm các sản phẩm sáng tạo tinh thần, khác với tài sản vật chất hữu hình. Vậy nên, pháp luật sở hữu trí tuệ đòi hỏi cần phải xác định chính xác đâu là đối tượng được luật bảo hộ quyền tác giả để tránh thiếu sót và nhầm lẫn với các đối tượng tài sản khác. Thông thường, luật bản quyền của các quốc gia sẽ liệt kê danh mục các thể loại tác phẩm được bảo hộ. Điều 14 LSHTT quy định các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: “a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);…”. Tương tự, Điều 10 Luật Quyền tác giả Nhật Bản cũng quy định: “Các tác phẩm được bảo hộ trong luật này bao gồm: 1. Tiểu thuyết, kịch bản, luận văn, bài giảng và các tác phẩm văn học khác; 2. Tác phẩm âm nhạc; 3. Điệu múa hoặc kịch câm; 4. Tranh, 13 bản in, tác phẩm điêu khắc và các tác phẩm mỹ thuật khác; 5. Tác phẩm kiến trúc;...”. Danh mục được quy định trong pháp luật các quốc gia thành viên phần lớn có sự tương đồng đáng kể so với các tác phẩm thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả mà Công ước Berne quy định. Ngoài ra, Khoản 8 Điều 4 LSHTT còn liệt kê các loại hình tác phẩm phái sinh như: tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Các loại tác phẩm này có đặc điểm là được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc đã có. Tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Quy định này của pháp luật Việt Nam cũng tương thích với quy định của Công ước Berne.16 Ngoài danh mục các tác phẩm được bảo hộ, LSHTT còn quy định danh mục các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15, bao gồm: “1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; 2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.” Các đối tượng này cũng được pháp luật nước ngoài quy định, chẳng hạn như Nhật Bản.17 Đây là các nội dung mang tính chất đưa tin thông thường, hoặc là các quy tắc pháp luật mang tính chất bắt buộc, áp dụng chung trong phạm vi toàn xã hội, các phương pháp, nguyên lý mang tính tổng quát, đúng sự thật. Các nội dung này cần được tạo điều kiện cho xã hội tiếp cận, mang lại tác động tích cực cho xã hội nên không đặt ra vấn đề bảo hộ quyền tác giả để loại bỏ phần nào các cản trở tiếp cận thông tin ở phạm vi rộng. (ii) Tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc Khoản 3 Điều 2 Công ước Berne quy định: “3. Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.” 17 Điều 13 Luật Quyền tác giả Nhật Bản quy định danh mục Tác phẩm không là đối tượng bảo hộ quyền, gồm: Hiến pháp, quy định pháp luật, bản án… 16 14 Tính nguyên gốc chính là “dấu ấn cá nhân” của tác giả trong tác phẩm.18 Để được xem là có tính nguyên gốc thì điều cần và đủ là tác phẩm đó phản ánh được cá tính của tác giả, như một biểu hiện của những lựa chọn tự do và sáng tạo của anh ta.19 Nói cách khác, một tác phẩm mang tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sử dụng lao động trí óc để tạo ra, trình bày theo cách thức riêng đủ để phân biệt được với các tác phẩm của người khác và không sao chép từ tác phẩm của người khác. Công ước Berne cũng đặt ra yêu cầu về tính sáng tạo đối với các tác phẩm được liệt kê trong danh sách bảo hộ. Dựa trên cơ sở quy định của Công ước Berne, các quốc gia thành viên Công ước xây dựng điều kiện bảo hộ quyền tác giả về “tính nguyên gốc”. Điều 2.1 Luật Quyền tác giả Nhật Bản quy định tác phẩm phải mang tính sáng tạo, thể hiện cảm xúc, ý tưởng của tác giả. LSHTT cũng quy định tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.20 Có thể nói, điều kiện về tính nguyên gốc là cơ sở quan trọng giúp pháp luật bảo hộ quyền tác giả thực hiện hiệu quả mục đích của nó. Bởi lẽ, một trong những mục đích bảo hộ quyền tác giả là để khuyến khích sự lao động sáng tạo, đổi mới và thể hiện nghệ thuật, khoa học. Trong khi đó điều kiện về tính nguyên gốc luôn đòi hỏi sự lao động sáng tạo của tác giả, dù là một tỷ lệ rất nhỏ để có thể tạo ra được một tác phẩm mới. (iii) Tác phẩm được bảo hộ phải được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nhất định Tác phẩm được bảo hộ phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định là một trong các điều kiện được Công ước Berne quy định tại Khoản 4 Điều 2: “Luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác Trường Đại học Luật TP.HCM, “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ”, Nxb. Hồng Đức, TP.HCM, 2020, tr. 67. P.Bernt Hugenholtz, Joao Pedro Quintais, “Copyright and Artificial Creation: Does EU Copyright Law Protect AI-Assisted Output?”, International Review of Intellectual Property and Competition Law, Vol. 52, 2021, tr.1195. 20 Khoản 3 Điều 14 LSHTT. 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan