Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo luật tố tụng hình sự việt ...

Tài liệu Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo luật tố tụng hình sự việt nam

.PDF
354
1
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG HIỀN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Định hướng ứng dụng Mã số: 60380104 Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Nguyên Thanh Học viên : Nguyễn Trung Hiền Lớp : Cao học luật, An Giang khóa 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Nguyên Thanh. Các nội dung, thông tin được trình bày trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Trung Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 BLHS Bộ luật hình sự 2 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự 3 CQĐT Cơ quan điều tra 4 ĐTV Điều tra viên 5 THTT Tiến hành tố tụng 6 TTHS Tố tụng hình sự TT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. QUYỀN ĐƯỢC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC TỐ TỤNG HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP.................7 1.1. Nhận thức khái quát và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền được áp dụng các thủ tục hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp .........................................................................................................7 1.1.1. Nhận thức khái quát về quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ............................................7 1.1.2. Quy định của pháp luật về quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ............................................9 1.2. Thực tiễn áp dụng các quyền được bảo đảm thủ tục tố tụng hợp pháp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ...................................................16 1.2.1. Khái quát kết quả bảo đảm thực hiện quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ...........................16 1.2.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc bảo đảm áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và nguyên nhân 18 1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ....................23 1.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật ............23 1.3.2. Giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ........................................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................28 CHƯƠNG 2. QUYỀN TỰ BÀO CHỮA, NHỜ NGƯỜI BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP ....................................29 2.1. Nhận thức và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ...................................................29 2.1.1. Nhận thức khái quát quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp............................................................................................................29 2.1.2. Quy định pháp luật về quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ....................................................................................................32 2.2. Thực tiễn thực hiện quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ...............................................................................................................38 2.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ..........................................................................................42 2.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ..........................................................42 2.3.2. Giải pháp khác bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ...............................................................................45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................47 KẾT LUẬN ..............................................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 có nhiều thay đổi lớn so với BLTTHS năm 2003, trong đó quy định về biện pháp ngăn chặn: giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Như vậy lần đầu tiên, BLTTHS năm 2015 quy định một biện pháp ngăn chặn mới, đó là “Giữ người trong trường trường hợp khẩn cấp”. Biện pháp này thay thế cho biện pháp “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” được quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì trong trường hợp bắt khẩn cấp, các cơ quan có thẩm quyền được phép bắt người trước, sau đó mới gửi hồ sơ, thủ tục sang để đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt. Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát” nên việc tiếp tục giữ nguyên quy định về biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp sẽ không đảm bảo được quy định của Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, tại Điều 58 BLTTHS năm 2015 quy định về các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội, quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, cũng như trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá, quyền tự bào chữa và nhờ người bào chữa, quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người. Quy định mới này nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình nâng cao mức độ bảo vệ quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, đây là một nhóm quyền mới quy định cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lần đầu được quy định trong BLTTHS năm 2015. Quá trình áp dụng nhóm quyền này phải vừa bảo đảm quyền công dân, vừa không bỏ lọt tội phạm. Qua nhiên cứu nhóm quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2015 và các quy định khác của luật Tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam, nhận thấy có một số bất cập như sau: Về tính thống nhất của các quy định pháp luật về đảm bảo quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, theo tinh thần quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là chủ thể được quyền bào chữa nhưng lại chưa phù hợp với các quy định về hoạt động bào chữa tại 2 chương V BLTTHS năm 2015 dành cho người bị buộc tội. Việc quy định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm các quyền cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp còn chưa chặt chẽ. Ngoài ra, một số quy định về trình tự, các thủ tục để bảo đảm các quyền khác như được thông báo, giải thích quyền, nghĩa vụ, quyền trình bày lời khai, quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình… còn chưa đồng bộ. Từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực đến nay, qua thực tiễn áp dụng tại các địa phương, việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một công cụ nghiệp vụ tố tụng quan trọng trong ngăn chặn tội phạm, hỗ trợ đắc lực cho cuộc chiến đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, qua thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự thì việc bảo đảm các quyền cho người bị giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc quy định một số quyền cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chưa bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây đã đặt ra yêu cầu cần thiết nghiên cứu và nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề bảo đảm các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và thực tiễn áp dụng tại các địa phương. Chính vì vậy, với tư cách là một học viên chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” làm Luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo quy định BLTTHS năm 2015. Có thể đây là quy định mới lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS, đồng thời với biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định trong BLTTHS năm 2003 nên có thể kể đến một số công trình nhiên cứu có liên quan như sau: Về sách, sách giáo trình nghiên cứu cơ bản về luật TTHS có các công trình như: Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Võ Thị Kim Oanh (chủ biên), NXB Hồng Đức; Nguyễn Hòa Bình (2016), Bảo đảm quyền con người, quyền công dân-tư tưởng xuyên suốt trong BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Hòa Bình 3 (chủ biên) (2016), Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia; Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (đồng chủ biên) (2018), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật... Những tài liệu này cung cấp những tri thức cơ bản về TTHS nói chung, các chủ thể tham gia tố tụng cũng như các quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này, trong đó có người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Đây là những kết quả nghiên cứu cơ bản được kế thừa để tìm hiểu sâu hơn về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Về luận văn thạc sĩ, bài viết liên quan biện pháp giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có các công trình như: Lý Thanh Sang (2018), Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Hoàng Huế (2016), Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,; Phạm Thái, Đinh Văn Đoàn, Hà Ngọc Quỳnh Anh (2020), Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của BLTTHS năm 2015, Kỷ yếu Hội thảo cấp trường “Biện pháp cưỡng chế trong Tố tụng hình sự”, Khoa Luật hình sự... Những công trình nghiên cứu này mặc dù tiếp cận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ở góc độ biện pháp ngăn chặn nhưng cũng có những gợi mở có giá trị đối với việc hoàn thiện hệ thống quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Về một số bài viết, tạp chí trên các trang điện tử có liên quan đến giữ người trong trường hợp khẩn cấp như: Hoàng Đình Dũng, “Một số bất cập về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot -sobat-cap-ve-bien-phap-giunguoi-trong-truong-hop-khan-cap, (truy cập ngày 20/3/2021); Nguyễn Anh Dũng, “Trao đổi một số vấn đề về thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, http://dhannd.edu.vn/trao-doi-mot-so-van-de-vethuc-tien-ap-dung-bien-phap-giu-nguoi-trong-truong-hop-khan-cap-a-363 (truy cập ngày 24/3/2021); “vướng mắc khi áp dụng quy định giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, kiemsat.vn/vuong-mac-khi-ap-dung-quy-dinh-ve-giu-nguoi-trong-truonghop-khan-cap-50926.html. ( truy cập ngày 24/3/2021). Qua nghiên cứu các sách, giáo trình, luận văn thạc sĩ và một số bài viết, tạp chí chủ yếu viết về biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo BLTTHS năm 2015 cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu riêng và chuyên sâu về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của BLTTHS năm 2015. 4 Có thể nói, những vấn đề chung về biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp (trước đây là bắt người trong trường hợp khẩn cấp) theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, những quy định pháp luật TTHS Việt Nam về biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp (nay là giữ người trong trường hợp khẩn cấp), những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn quá trình áp dụng, những kiến nghị, giải pháp khắc phục vướng mắc, bấp cập trong quá trình áp dụng pháp luật về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Hiện nay ít có công trình nào nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu, toàn diện về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của BLTTHS năm 2015. Các công trình nghiên cứu khác cũng chưa đánh giá đầy đủ thực tiễn thực hiện quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, tác giả xác định việc tiếp tục nghiên cứu một đề tài toàn diện hơn về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là có ý nghĩa thiết thực, quan trọng. Đó cũng là tính mới của công trình khoa học này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, pháp luật TTHS và thực tiễn thực hiện các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực hiện các quyền của chủ thể này. Đề đạt được mục đích trên, phù hợp với phạm vi nghiên cứu, luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Trình bày nhận thức khái quát về quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. - Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. - Đánh giá thực tiễn về bảo đảm thực hiện quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. - Kiến nghị các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan điểm nhận thức, quy định của luật TTHS Việt Nam và thực tiễn thực hiện quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, luận văn nghiên cứu quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm hai nhóm: quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Tất nhiên, còn một số quyền không được nghiên cứu trong luận văn. Về thời gian, từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật (ngày 01/01/2018) đến nay. Về không gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng bảo đảm các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp qua khảo sát các vụ án trên địa bàn 03 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo đảm quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý thông tin cụ thể như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích các nội dung của quy định pháp luật về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, trình bày khái quát các kết quả nghiên cứu. - Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm mới, tiến bộ về quy định về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo BLTTHS năm 2015 và BLTTHS năm 2003. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn như phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình (case study). 6 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài nghiên cứu đều dựa trên các quy định pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng việc bảo đảm các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp tại các địa phương. Vì vậy, đây sẽ là một công trình có thể đánh giá việc bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp; phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về giữ người trong trường hợp khẩn cấp cùng các quy định của pháp luật khác có liên quan. Giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về giữ người trong trường hợp khẩn cấp; góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 02 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Chương 2. Quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. 7 CHƯƠNG 1 QUYỀN ĐƯỢC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC TỐ TỤNG HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP 1.1. Nhận thức khái quát và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền được áp dụng các thủ tục hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 1.1.1. Nhận thức khái quát về quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Lần đầu tiên, chủ thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền pháp lý của họ được quy định tại Khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2015, cùng với chủ thể người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã. Với góc độ nghiên cứu của đề tài về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, dựa trên tính chất, đặc trưng các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2015, tác giả chia thành hai nhóm quyền tương ứng với nội dung hai chương của Luận văn để nghiên cứu, gồm: Quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và Quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trong đó, nhóm quyền thứ nhất được đáp ứng thông qua nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (THTT). Còn quyền tự bào chữa và nhờ người bào chữa chủ yếu do người bị giữ chủ động thực hiện. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn có thời gian áp dụng ngắn nhưng cũng có tính nghiêm khắc, bởi nó ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân về tự do đi lại, kể cả trong một số trường hợp nhất định bị ảnh hưởng quyền tự do thân thể. Việc quy định chặt chẽ các quyền được áp dụng thủ tục tố tụng hợp pháp đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là cần thiết và quan trọng, bởi vì: Thứ nhất, về nguyên tắc khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, bảo đảm tính hợp pháp trình tự, thủ tục theo quy định. Thứ hai, xuất phát từ địa vị pháp lý của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109, Điều 110 BLTTHS 2015. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, có nguy cơ cao bị áp dụng các biện pháp tố tụng 8 hình sự tiếp theo và phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cần được đảm bảo áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp. Thứ ba, việc áp dụng đúng các thủ tục tố tụng hợp pháp làm cơ sở để người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, góp phần tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Thứ tư, bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ trong hoạt động tố tụng hình sự, góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra. Quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có các đặc trưng sau: Một là, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trong đặc trưng này người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải biết, hiểu được địa vị pháp lý của mình, các quyền được pháp luật xác lập, như biết được lý do bị giữ, được thông báo giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyền bào chữa, quyền trình bày lời khai... Từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong mối quan hệ với nhóm quyền bào chữa thì quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp giúp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp biết và quyết định sử dụng các quyền phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Cụ thể thông qua việc biết được lý do bị giữ và được cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra thông báo, giải thích thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng quyền bào chữa để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Hai là, vai trò, trách nhiệm chủ yếu của CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra trong việc áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trong nhóm quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, thì quyền được thông báo, giải thích các quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có thể nói là tiền đề, giữ vai trò quyết định để người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp tiếp tục sử dụng các quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì thông qua việc thông báo và giải thích của CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra thì người 9 bị giữ trong trường hợp khẩn cấp biết được mình được pháp luật xác lập bao nhiêu quyền, gồm những quyền gì để sử dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để bảo đảm quyền, lợi ích cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì vai trò, trách nhiệm của CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra là hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc áp dụng các quyền được pháp luật xác lập cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể: - Tất cả các quyền cũng như nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cần thiết CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra phải được thông báo, giải thích một cách công khai và đầy đủ cho người bị giữ. - Việc giao, nhận, đọc thủ tục tố tụng, thông báo, giải thích các quyền và nghĩa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cần bảo đảm tính hợp pháp, chẳng hạn như có sự chứng kiến đúng, đủ thành phần theo quy định pháp luật, ghi biên bản rõ ràng, cụ thể quá trình thực hiện thủ tục tố tung... Trên cơ sở phân tích sự cần thiết cũng như đặc trưng như trên, có thể đưa ra khái niệm quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như sau: Quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là tổng hợp các quyền được pháp luật tố tụng hình sự xác lập qua địa vị pháp lý của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nhằm biết, hiểu và sử dụng các quyền cơ bản của mình và được bảo đảm thực hiện thông qua trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra. 1.1.2. Quy định của pháp luật về quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 1.1.2.1. Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Theo tác giả đây là quyền chung, là điều kiện để bảo đảm thực hiện tốt các quyền khác của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nói chung cũng như quyền được bảo đảm áp dụng các thủ tục tố tụng hợp pháp nên cần được nghiên cứu đầu tiên. Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chưa được giải thích rõ trong BLTTHS. Tuy nhiên, theo tác giả “thông báo” và “giải thích” trong trường hợp này được diễn đạt với nghĩa: “thông báo" là báo cho mọi người biết thông tin, tình hình về nội dung chứa đựng thông tin có liên quan bằng lời nói hoặc bằng văn bản, còn “giải thích” là làm cho mọi người hiểu rõ nội dung chứa đựng thông tin có liên quan cũng có thể bằng lời 10 nói hoặc văn bản1. Như vậy, quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là việc Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp biết các quyền và nghĩa vụ cũng như làm rõ nội dung các quyền và nghĩa vụ mà địa vị pháp lý của họ được hưởng và tuân thủ thông qua hình thức bằng lời nói hoặc văn bản. Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được ghi nhận tại Điểm c Khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2015, quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền “Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này”. Đồng thời, quy định Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định2. Đối với việc bảo đảm quyền bào chữa thì Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định3. BLTTHS năm 2015 quy định bổ sung quyền được “thông báo”, “giải thích” cho nhiều chủ thể tham gia tố tụng như: người bị bắt; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người chứng kiến; người phiên dịch, dịch thuật; người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố. Đặc biệt là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, chủ thể lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm tạo cơ sở pháp lý qua việc quy định quyền được thông báo, giải thích và trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm bảo vệ một cách toàn diện, đầy đủ hơn quyền và lợi ích của những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, bảo đảm phù hợp với các quy định mới của BLTTHS năm 2015 và các văn bản có liên quan. Quy định của BLTTHS năm 2015 về bảo đảm quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: - Việc bảo đảm quyền được thông báo, giải thích trong thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Về thủ tục thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tại Khoản 3 Điều 110 BLTTHS năm 2015 không quy định trực tiếp mà được viện dẫn đến Khoản Thành Yến (2021), Từ điển tiếng Việt, NXB Dân Trí, tr.388, 931 Khoản 1 Điều 71 BLTTHS năm 2015 3 Điều 16 BLTTHS năm 2015 1 2 11 2 Điều 132 và Khoản 2 Điều 113 BLTTHS năm 2015. Có thể hiểu là lệnh giữ người phải ghi rõ lý do, căn cứ giữ người theo 3 trường hợp giữ người tại Khoản 1 Điều 110, lệnh giữ người phải bảo đảm đầy đủ quy định về số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, căn cứ, nội dung, họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành và đóng dấu. Người thi hành lệnh giữ người phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ, lập biên bản người bị giữ, giao lệnh cho người bị giữ. Quá trình thi hành lệnh giữ người trong mọi trường hợp phải lập biên bản giữ người, Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên4. - Một số hoạt động tố tụng khác liên quan việc thực hiện quyền được thông báo, giải thích của người bị giữ. Sau khi thực hiện lệnh giữ người thì CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra thực hiện ngay việc lấy lời khai. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một trong những nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 95 BLTTHS năm 2015. Việc trình bày lời khai theo quy định là một quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, có thể hiểu là đây là một quyền nên người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có thể cân nhắc khi cung cấp lời khai cho CQĐT, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể thời điểm thực hiện việc thông báo, giải thích của CQĐT, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra đối với quyền này. Đối với quyền bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, BLTTHS không quy định cụ thể trình tự, thủ tục CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra thực hiện việc thông báo, giải thích cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, theo Thông tư số 46/TT-BCA ngày 10/10/2019 quy định trách nhiệm giải thích, thông báo về quyền nhờ người bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như sau: Đối với việc thông báo, giải thích quyền bào 4 Khoản 1 Điều 115 BLTTHS năm 2015 12 chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì khi giao lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người thực hiện lệnh, phải đọc, giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của BLTTHS năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, về việc có nhờ người bào chữa hay không và đề nghị thông báo cho người đại diện, người thân thích để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2015 có liên quan đến người đại diện hoặc người thân thích của họ5. Quyền được thông báo của người bị giữ trong trong trường hợp khẩn cấp có thể được mở rộng cho các đối tượng đó là gia đình, chính quyền địa phương phường xã, hoặc cơ quan, tổ chức. Theo quy định BLTTHS năm 2015, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, người ra lệnh giữ người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, CQĐT nhận người bị giữ phải thông báo cho gia đình người bị giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết. Trường hợp người bị giữ là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ6. Bên cạnh những mặt tích cực của BLTTHS năm 2015 trong việc bảo đảm quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì còn tồn tại những hạn chế, bất cập sau: Thứ nhất, Khoản 3 Điều 110 không quy định trực tiếp thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà viện dẫn đến Khoản 2 Điều 113 BLTTHS năm 2015 quy định về thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Từ đó có thể thấy những bất cập về thẩm quyền, chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn, hình thức, thủ tục pháp lý khác nhau. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này” và theo Khoản 2 Điều 113 Bộ luật TTHS năm 2015 thì: “Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt”. Từ các quy định trên có thể thấy, Khoản 2 5 6 Điều 3 Thông tư số 46/TT-BCA ngày 10/10/2019 Điều 116 BLTTHS năm2015 13 Điều 113 Bộ luật TTHS năm 2015 mới chỉ quy định về việc “giải thích” quyền và nghĩa vụ của người bị bắt mà không quy định việc “thông báo” quyền và nghĩa vụ của họ nên chưa thống nhất với các quy định khác của BLTTHS năm 2015, cụ thể như: Điểm c Khoản 1 Điều 58 quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền “Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này”, Khoản 1 Điều 71 BLTTHS năm 2015 quy định: “Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này”. Do đó còn bất cập trong việc bảo đảm quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Thứ hai, quyền được thông báo, giải thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một trong những quyền cơ bản, quan trọng quyết định việc các quyền khác của người bị giữ được bảo đảm nhằm để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Qua nghiên cứu Điều 95, Khoản 3 Điều 110, Khoản 2 Điều 115, Điều 133 BLTTHS năm 2015 về thủ tục thi hành lệnh giữ người, biên bản giữ người, biên bản ghi lời khai chưa quy định cụ thể về thời điểm, cách thức thực hiện và trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong việc bảo đảm quyền được thông báo, giải thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Qua nghiên cứu quy định BLTTHS năm 2015 chưa thấy quy định cụ thể việc ghi biên bản việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. 1.1.2.2. Quyền được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã Theo nhóm quyền trên, chủ thể được bảo đảm quyền này gồm người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã nên căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của Luận văn, có chủ thể là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nên nhóm quyền trên loại trừ đối với quyền nghe, nhận quyết định truy nã. Đồng thời, địa vị pháp lý của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bắt đầu từ thời điểm giữ người hoặc nhận người bị giữ và kết thúc khi họ nhận được lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu quyền được nghe, nhận lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. BLTTHS năm 2015 chưa quy định rõ quyền được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết 14 định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Theo tác giả, “nghe” là động từ, là cảm nhận, nhận biết âm thanh bằng cơ quan thính giác7. Được nghe lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp biết được nội dung các thủ tục tố tụng trên bằng âm thanh thông qua hình thức CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra đọc lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Động từ “nhận” là lấy, lĩnh, thu về cái được trao, gởi cho mình8. Nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra trao, gởi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nhận. Như vậy, khái niệm quyền được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra tiến hành đọc, giao các văn bản tố tụng gồm Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bằng thủ tục hợp pháp. Quyền được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp9 cũng là một dạng của quyền được thông báo quyền và nghĩa vụ cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh họ biết được hưởng quyền gì thì còn được Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra thông báo nội dung các văn bản tố tụng, được trực tiếp nhận các văn bản tố tụng nói trên và thể hiện bằng hình thức giao, nhận hợp pháp. Quy định pháp luật để bảo đảm quyền được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại 7 Thành Yến (2021), tldd (1), tr.678 Thành Yến (2021), tldd (2), tr.714. 9 Điểm a Khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2015 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan