Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam

.PDF
57
38
93

Mô tả:

Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam Mai Thị Ngọc Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Ngân hàng thương mại; Pháp luật Việt Nam; Quản lý tài chính. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam hiện nay, Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường cùng cam kết mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sự chuyển đổi này thực sự tạo ra bước ngoặt lớn cho toàn bộ ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Đó là sự hình thành hệ thống tổ chức tín dụng chuyên nghiệp mà hạt nhân là các ngân hàng thương mại, với tư cách là những chủ thể kinh doanh độc lập trong thị trường dịch vụ tài chính. Trong đó phải nói tới sự có mặt ngày càng đa dạng của các ngân hàng thương mại, bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần; ngân hàng liên doanh; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng 100% vốn nước ngoài… như một tất yếu của hội nhập kinh tế. Chính bởi sự xuất hiện ngày càng phong phú các loại hình ngân hàng thương mại như vậy, cùng với tính chất đặc biệt của thị trường dịch vụ NH mà hiện nay vấn đề quản trị ngân hàng nói chung, quản trị tài chính của ngân hàng thương mại nói riêng, luôn được đặt dưới sự điều chỉnh chặt chẽ của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật có liên quan. Do đó, việc nghiên cứu về quản trị tài chính – một trong những nội dung quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong tiến trình phát triển không ngừng, các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại không thể không nảy sinh những vấn đề đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện những quyết định đó một cách kịp thời và khoa học, chỉ như vậy NH mới có thể đứng vững và phát triển. Từ những lý do như vậy, đặt ra sự cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, đầy đủ về vấn đề Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại và tất nhiên không thể tách rời Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng như toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu cuối cùng của đề tài là phân tích một cách hệ thống, toàn diện về vấn đề quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, làm rõ nét những điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng như các văn bản pháp lý liên quan điều chỉnh về vấn đề này. Qua đó bước đầu đưa ra những nhận xét về sự hiện thực hóa các quy định của pháp luật về vấn đề quản trị tài chính trong các ngân hàng thương mại. Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên, đòi hỏi phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quản trị tài chính doanh nghiệp, từ đó đi sâu vào phân tích về quản trị tài chính trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay; - Phân tích một cách có hệ thống các quy định của hệ thống pháp luật hiện nay về quản trị tài chính của ngân hàng thương mại; - Sự hiện thực hóa các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào, có khó khăn vướng mắc hay không, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến đóng góp, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung quan trọng này. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Từ trước tới nay đã có các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về quản trị tài chính của các doanh nghiệp cũng như quản trị ngân hàng như: - Quản trị doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Hải Sản, Nxb Thống kê, năm 1996. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề của nhà quản trị khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Môi trường vật chất, kinh tế, pháp luật, chính trị và các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp; kỹ năng hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát trong các lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị marketing, kế toán và quản trị rủi ro; môi trường kinh doanh quốc tế trong khu vực và cơ hội kinh doanh quốc tế dành cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam. - Quản trị tài chính doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trườngcủa tác giả Từ Ninh đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3/2010; - Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại - thực trạng và hướng hoàn thiện, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Minh Hà; - Hình ảnh nhà quản trị ngân hàng trong tiến trình hội nhập của ThS.Phạm Minh Điển đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 12/2009. Các tác giả, nhà nghiên cứu trước đã có những công trình đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề quản trị ngân hàng, trong đó có bao hàm nội dung quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam… và đã có những phân tích, đánh giá, kết luận khoa học rất quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện về quản trị tài chính của ngân hàng thương mại, một lĩnh vực có phạm vi tuy không rộng lớn nhưng phức tạp và cần thiết không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là trong bối cảnh Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 ra đời và đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh về vấn đề quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác -Lênin, như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể và một số phương pháp của các bộ môn khoa học khác, như: phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống. - Phương pháp thu thập, xử lý thông tin từ Bản công bố số liệu, tạp chí, số liệu của Ngân hàng Nhà nước… - Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho các vấn đề nghiên cứu trở nên súc tích, dễ hiểu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Quy định pháp luật về quản trị tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thế giới Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo Đầu tư (2014),Đặc san Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam năm 2014 phát hành kèm Báo Đầu tư Chứng khoán số ra ngày 5/5/2014, Hà Nội. 2.Chính phủ (2000), Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạtđộng của Ngân hàng thương mại, Hà Nội. 3.Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại,Hà Nội. 4.Chính phủ (2011), Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về Ban hành danh mục vốn pháp định của Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 5.Hạ Thị Thiều Dao (2014), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam 2011-2013 và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí ngân hàng,(1), tr.25-30. 6.Hồ Diệu (2002), Giáo trình Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7.Phạm Minh Điển (2009), “Hình ảnh nhà quản trị ngân hàng trong tiến trình hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, (12), tr.17-23. 8.Bùi Thị Thúy Hà (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà nội. 9.Nguyễn Thị Mai Hoa (2011), “Giải pháp pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (16). 10. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8 ngày 23/5/1990 về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Hà Nội. 11. Tô Ngọc Hưng (2014), “Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng Việt Nam năm 20122013 và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí ngân hàng,(3), tr.7-14. 12. Vũ Quang Kết, Nguyễn Văn Tấn (2007), Giáo trình Quản trị tài chính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội. 13. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 14. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 15. Lê Thị Lợi (2013), “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam-các vấn đề về quản trị vốn”, Tạp chí ngân hàng, (2,3), tr.90-95. 16. Bùi Thị Mai (2008), Một số vấn đề pháp lý về tài chính và hoạt động tài chính của ngân hàng phát triển, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (11). 18. Ngân hàng nhà nước (2009), Thông tư số 16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 của Thống đốc ngân hàng nhà nước, Hà Nội. 19. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của ngân hàng thương mại, Hà Nội. 20. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 21. Ngân hàng nhà nước (2011), Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 8/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Hà Nội. 22. Ngân hàng nhà nước (2011), Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 của Thống đốc ngân hàng nhà nước, Hà Nội. 23. Ngân hàng nhà nước (2012), Thông tư số15/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định về việc ngân hàng nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 24. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với cáctổ chức tín dụng, Hà Nội. 25. Ngân hàng nhà nước (2013), Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 26. Nguyễn Hữu Nghĩa (2014), “Nâng cao quy định an toàn đối với tổ chức tín dụng và lộ trình thực hiện chuẩn mực Basel II tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(1,2), tr.36-39. 27. Từ Ninh (2010), “Quản trị tài chính doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (3), tr. 31–35. 28. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội 29. Quốc hội (2004), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 30. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 31. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 32. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập,Nxb Lý luận chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị doanh nghiệp, NxbThống kê, Hà Nội. 35. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 36. Trần Văn Trí (2013), “Rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam và thế giới”, Chương trình Luật sư doanh nghiệp của kênh truyền hình VITV, Hà Nội. 37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NxbCông an nhân dân, Hà Nội. 38. Lê Thị Thùy Vân (2014), “Đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012-2013 và thách thức chính sách trong những năm tiếp theo”, Tạp chí ngân hàng,(1,2), tr.84-91. WEBSITES 39. https://www.kpmg.com.vn 40. http://www.vietinbank.vn 41. http://htu.edu.vn 42. http://vietnamreport.net VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan