Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh đối với sử dụng tạm t...

Tài liệu Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố

.PDF
99
1
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÊ TRỌNG KHÁI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH LÊ TRỌNG KHÁI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH KHÓA 32 TP HỒ CHÍ MINH- 11- 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8380102 Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thanh Trung Học viên: Lê Trọng Khái, lớp HPHC 31-32, khóa 32 LỜI CAM ĐOAN Đề tài Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thanh Trung. Những nội dung và ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn theo đúng quy định. Nội dung công trình này là không sao chép bất kỳ luận văn hay tài liệu nào. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thanh Trung cùng các thầy, cô tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về trình độ lý luận và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn vẫn còn sai sót trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các anh, chị để tôi hoàn thiện hơn nữa luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Lê Trọng Khái DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Trong bài viết này thuật ngữ hè phố được dùng thống nhất theo Luật Giao thông đường bộ và các Nghị định liên quan của Chính phủ. Tuy nhiên, ở một số vị trí trong bài viết có dùng thuật ngữ vỉa hè vì lý do trích dẫn nguyên văn trong quy định ban hành tại Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 2. Luật GTĐB 2001: Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001. 3. Luật GTĐB 2008: Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008. 4. Luật BHVBQPPL: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 06 năm 2020. 5. Luật TCCQĐP: Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019. 6. Nghị định 11/2010/NĐ-CP: Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 7. Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND: Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè 8. QLNN: Quản lý nhà nước. 9. UBND: Ủy ban nhân dân 10. HĐND: Hội đồng nhân dân 11. TTHC: Thủ tục hành chính 12. TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh 13. CQHCNN: cơ quan hành chính nhà nước DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 – Minh họa lộ giới, phạm vi lòng đường, hè phố Hình 2 - Minh họa thể hiện cụ thể vị trí lề đường trong tổng thể mặt cắt ngang đường bộ. Mục lục LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ............................................................................................... 11 1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố................................................................................................................................ 11 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ........ 11 1.1.1.1. Các khái niệm về lòng đường, hè phố. ....................................................... 11 1.1.1.2. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố ......................................... 15 1.1.1.3. Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố: ......................................................................... 16 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ......... 18 1.1.2.1. Có các đặc điểm đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính. ................. 18 1.1.2.2. Được phân cấp, phân quyền từ trung ương đến địa phương....................... 19 1.1.2.3. Phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương ....................................... 21 1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ................. 22 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. ............. 22 1.2.2. Nguyên tắc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ............................................... 22 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 24 1.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. ............................................................. 25 1.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ........................................... 27 1.3.2.1. Phân cấp, phân quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới có liên quan ....................................................................................................................... 29 1.3.2.1. Thanh tra, kiểm tra,việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.......................................................................................... 30 1.3.2.3. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.......................................................................................... 31 1.3.3. Đối tượng quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 32 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ .................................................................................... 34 2.1. Thực trạng về quản lý nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố ........................................................................................................... 34 2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật .............................................................. 34 2.1.1.1. Quy định về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành .................................................................................... 34 2.1.1.2. Quy định về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ....................................................... 40 2.1.1.3. Đối chiếu quy định của thành phố Hồ Chí Minh Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định, Thông tư liên quan .......................................................................... 48 2.1.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật ........................................................................... 52 2.1.2.1. Phân cấp, phân quyền (Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã) .......................................................................................................................... 52 2.1.2.2. Thanh tra, kiểm tra,việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.......................................................................................... 56 2.1.2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo ....................................................................... 58 2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố ................................................................................................................... 58 2.2.1. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 58 2.2.1.1. Bất cập trong việc ban hành quy phạm pháp luật (và văn bản hướng dẫn) 58 2.2.1.2. Bất cập trong việc phân cấp, phân quyền ................................................... 63 2.2.1.3. Bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ..... 64 2.2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế. ............................................................................ 70 2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 70 2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 74 2.3. Một số kiến nghị ........................................................................................................ 76 2.3.1. Hoàn thiện pháp luật nhằm tạo cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 76 2.3.1.1. Ban hành quy định của thành phố phù hợp với Luật Giao thông đường bộ, các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên .......................................................... 76 2.3.1.2. Đề xuất điều chỉnh các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên tạo cơ sở pháp lý để thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền ban hành quy định phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................... 78 2.3.2. Tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong sử dụng tạm thời lòng đường hè phố. ........................................................................... 79 2.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về chấp hành quy định trong sử dụng tạm thời lòng đường hè phố. ........................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 82 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Châu Á1. Theo đó, sự gia tăng nhu cầu giao thông là điều không thể tránh khỏi, dự báo nhu cầu giao thông tăng gấp khoảng 1,5 lần trong giai đoạn 2013-2030. Tốc độ tăng trưởng về kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh kéo theo tốc độ đô thị hóa trong những năm gần đây gia tăng không ngừng. Sự phát triển, tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân trong các khu đô thị, các thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước ở các cấp và các lĩnh vực liên quan phải đảm bảo tương xứng nhằm đảm bảo về kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, bảo vệ môi trường,…duy trì sự phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa, giữ vững vai trò là đầu tàu kinh tế khi đóng góp cho ngân sách quốc gia của thành phố chiếm hơn 22,2% GDP2 cả nước. Điển hình từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thành phố Thủ Đức được thành lập là mô hình thành phố trong thành phố được thành lập trên cơ sở Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh nhằm phần nào tạo cơ chế để thành phố Hồ Chí Minh kịp thời có những chính sách phù hợp để duy trì tăng trưởng ổn định. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.061 km², chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 8,993 triệu (số liệu thống kê vào tháng 1 năm 2019); từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thành phố Hồ Chí Minh có 16 quận, 05 huyện, 01 thành phố; 312 đơn vị hành chính cấp xã gồm 249 phường (giảm 10 phường so với trước đây), 5 thị trấn và 58 xã (không đổi so với trước đây). Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng đất đai tại thành phố chưa hợp lý, tỉ lệ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ và giao thông còn thấp; Theo quy định pháp luật hiện hành, Thành phố Hồ Chí Minh được Chính phủ công nhận là đô thị loại đặc biệt tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị do đáp ứng được các tiêu chí theo quy định. 1 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (2020), Báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á-ADO 2020", TP.HCM. Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.94 2 2 một số nhóm tiêu chí như về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị, trong nhóm tiêu chí này có Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi đô thị loại đặc biệt phải có tỉ lệ đất giao thông so với đất xây dựng 18-26%, Mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5m) từ 10-13 km/km2, diện tích đất giao thông tính trên dân số từ 15-17 m2/người, tỉ lệ vận tải hành khách công cộng từ 20-30%. Hiện nay thành phố chưa thể đáp ứng được, cụ thể: Tỉ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt 9,23% (chưa đạt 50% theo quy định, đồng thời phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 15%3), Mật độ đường giao thông trên diện tích đất toàn thành phố đạt 2,1 km/km2 (chưa đạt 20% theo quy định, đồng thời phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 2,5 km/km2 4), Khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng 9,6% nhu cầu đi lại (chưa đạt 50% theo quy định) 5. Bên cạnh đó, thành phố hiện có 4.869 tuyến đường, trong đó 1.238 tuyến có bề rộng trên 7,5m, 3.631 tuyến có bề rộng từ 5m-7m (các tuyến hẻm không được thống kê vì lý do gần như không có vỉa hè); trong 4.869 tuyến đường có 2.598 tuyến không có vỉa hè, và 2.271 tuyến có vỉa hè, trong đó có 772 tuyến có vỉa hè có bề rộng từ 3,0 m trở lên. Về khía cạnh văn hóa, nhiều học giả, nhà nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến đa chiều về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tạo nên bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, đôi khi là tương phản, nhưng tổng hợp lại, văn hóa Việt Nam có những nét chung tương đối khái quát, thể hiện ở 5 đặc trưng6: Một là, tính cộng đồng làng xã; Hai là, tính trọng âm; Ba là, tính ưa hài hòa; Bốn là, tính kết hợp; Năm là, tính linh hoạt. Với 5 đặc trưng này, cùng những thói quen hiện hữu ngày nay như chuộng sử dụng nhà ở có mặt tiền để buôn bán, sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, chuộng sử dụng tiền mặt,... do đó, có thể dễ dàng nhận thấy lòng đường, hè phố ngoài việc sử dụng mục đích giao thông còn sẽ được tận dụng tối đa cho các hoạt động khác phục vụ giải quyết các thói quen 3 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, tlđd (2),… Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, tlđd (2),… 5 Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo số 86/BC-SGTVT ngày 15 tháng 01 năm 2020 về tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ giải pháp năm 2020, TPHCM, 4. 6 PGS, TS Lê Văn Toàn, “Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam”, http://lyluanchinhtri.vn (16/3/2020). 4 3 hằng ngày như đậu xe 02 bánh trên vỉa hè, sử dụng lòng đường, vỉa hè kinh doanh, buôn bán hàng hóa, hàng rong. Trước tình hình đó, ngày 29 tháng 12 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND về thực hiện công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố đề nhanh chóng khắc phục và làm chuyển biến tình hình, tái lập trật tự lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông. Từ đầu năm 2017, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1 Đoàn Ngọc Hải thông qua các cơ quan báo đài đã được người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước biết đến qua “chiến dịch ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè”. Khi tra cứu nội dung “quận 1 ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè” trên thanh công cụ tìm kiếm Google cho ra hơn 600.000 kết quả trong thời gian 0,5 giây. Việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố sai quy định của ông Đoàn Ngọc Hải nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh các quan điểm ủng hộ, đồng tình của người dân thành phố cũng như cả nước cũng còn có “lời ra, tiếng vào” cùng không ít tranh cãi về căn cứ pháp lý của những việc ông đã làm nhưng nhìn chung, đại đa số người dân đều ủng hộ. Việc Ủy ban nhân dân Quận 1 “ra quân” trong khi 23 quận, huyện còn lại gần như “bình chân như vại” trong khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm đó đã khẳng định: “Dọn dẹp vỉa hè là thuận ý Đảng, lòng dân” tại cuộc họp vào ngày 01 tháng 3 năm 2017 với các quận, huyện và sở ban ngành. Sau đó, ngày 10 tháng 3 năm 2017, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tại Chỉ thị 11CT/TU, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tình hình trật tự đô thị còn nhiều tồn tại bất cập hạn chế, qua đó có chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, sở, ban - ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội “tiếp tục thống nhất trong nhận thức và hành động, từ công tác tuyên truyền, vận động đến kiểm tra xử lý vi phạm về trật tự đô thị trong cấp ủy, chính quyền các cấp, các địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia quản lý trật tự đô thị”. Ngày 16 tháng 3 năm 2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND về ban hành Mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, có điều chỉnh tăng mức phí sử dụng lòng đường tạm thời để đỗ xe ô tô từ 5.000 đồng/lượt lên 20.000 đến 4 25.000 đồng/xe/giờ (các giờ tiếp theo sẽ lũy tiến tăng dần) trên 23 tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1, Quận 5, Quận 10, ngoài mục đích áp dụng công nghệ thu phí qua ứng dụng (không thu tiền mặt), việc ban hành mức phí cao trên cơ sở tham khảo giá dịch vụ trông, giữ xe tại các tòa nhà, cao ốc ở khu vực trung tâm thành phố nhằm hạn chế tình trạng dừng, đỗ xe sai quy định, người dân sẽ sử dụng dịch vụ đỗ xe, giữ xe bên trong các tòa nhà, cao ốc. Việc triển khai bắt đầu từ tháng 8 năm 2018 do lực lượng trật tự đô thị tại các quận nêu trên thực hiện nhưng số phí thu được không đáng kể so với chi phí của lực lượng hỗ trợ xử lý tại hiện trường cùng với tình trạng dừng, đỗ xe sai quy định vẫn diễn ra phổ biến. Từ tháng 5 năm 2019, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong triển khai lực lượng tại các tuyến đường thay thế cho nhân sự của Ủy ban nhân dân các quận 1, quận 5, quận 10. Tình hình có chuyển biến tích cực, nhưng tình trạng “các cứ” chiếm dụng lòng đường, bất chấp quy định vẫn diễn ra thường xuyên và phổ biến. Theo Báo cáo của Sở Giao thông vận tải7, số lượt hành vi vi phạm (đỗ xe nhưng không đóng phí) trong mỗi tháng xấp xỉ trên 10.000 lượt. Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, khi chiến dịch lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè đang diễn ra hết sức quyết liệt tại Quận 1 và bắt đầu lan rộng sang nhiều địa phương khác thì một điều bất ngờ diễn ra là ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1. Từ thời điểm đó đến nay câu chuyện chiếm dụng, tái chiếm dụng lòng đường hè phố, ngoài những đợt ra quân thì hiện vẫn chưa có được giải pháp xử lý triệt để. Hiện nay, quản lý nhà nước về lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo các quy định ban hành tại Quyết định số 74/2008/QĐUBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Quy định về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố (được xây dựng căn cứ theo Luật GTĐB 2001, Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý đường đô thị). Đến thời điểm hiện tại, Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND đã được thi hành hơn 12 năm. Trong thời gian đó, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Kết 7 Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo số 292/BC-SGTVT ngày 09 tháng 02 năm 2020 về sơ kết tình hình thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường để đỗ xe ô tô theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND, TPHCM, 5. 5 cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ ban hành quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 11/2010/NĐ-CP ban hành quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,... qua đó cơ quan trung ương đã ban hành và điều chỉnh nhiều nội dung trong quản lý nhà nước đối với quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Bên cạnh các vấn nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, từ năm 2022 khi tra cứu cụm từ “tách luật giao thông đường bộ” trên công cụ Google, ta được gần 11 triệu kết quả trong 0,35 giây. Việc này chứng tỏ mức độ quan tâm đặc biệt của xã hội kể từ khi Bộ Công an cùng với sự đồng thuận của Bộ Giao thông vận tải đề xuất Quốc hội xem xét ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đề xuất này gây ra nhiều tranh cãi cũng như các quan điểm trái chiều từ các cấp lãnh đạo cũng như các chuyên gia. Vậy nếu đề xuất này được thông qua thì công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đã nhiều lần đề xuất trước Quốc hội nhưng đến thời điểm hiện tại, Quốc hội đã biểu quyết chưa xem xét việc tách Luật Giao thông đường bộ ra thành 02 luật nêu trên. Từ thực tế đó có thể nhận thấy công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố từ phương diện lập quy cho đến điều kiện thực tế tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội đã không còn phù hợp, dẫn đến hệ lụy quy định đã được ban hành và thực thi nhưng ở giai đoạn về sau dường như quy định không còn hiệu lực, mất khả năng điều chỉnh hành vi của công dân và tổ chức (do lỗi thời, chưa cập nhật các quy định từ trung ương); về phương diện thực thi chúng ta thường thấy những hình ảnh phản cảm như bày hàng hóa bừa bãi trên hè phố; chiếm dụng hoàn toàn lối đi bộ, xả, tập kết rác tùy tiện; những tình huống đáng lo ngại khi người đi bộ tràn xuống lòng đường cùng lưu thông với mọi phương tiện cơ giới… Bên cạnh đó, hiện tượng các lực lượng công quyền (hoặc được ủy quyền), tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh hè phố bằng cách dẹp bỏ, tịch thu đồ dùng, vật liệu, hàng hóa trên vỉa hè thuộc diện vi phạm cũng không mang lại kết quả như mong đợi; nghĩa là việc tuân thủ chỉ mang tính đối phó, còn tình trạng 6 lộn xộn, nhếch nhác hè phố vẫn không thay đổi, không khai thác hiệu quả “kinh tế hè phố”. Vì vậy, việc tìm hiểu một cách toàn diện về thẩm quyền, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguyên tắc, các biện pháp quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa, góp phần đánh giá lại thực trạng công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố, các tồn tại, bất cập so với quy định pháp luật hiện hành cũng như hiện trạng hạ tầng kỹ thuật điều kiện kinh tế xã hội của thành phố. Chính vì những trăn trở như vậy nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua hơn 12 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ (từ năm 2009), công tác quản lý nhà nước đối với quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Một số đề tài khoa học nghiên cứu về khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố có thể được kể ra như sau: Thứ nhất, đề tài khoa học “Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp” (2017) do ThS Nguyễn Mai Anh thuộc Viện Nghiên cứu và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài thực hiện với Mục tiêu: 1) Đánh giá thực trạng sử dụng và thực trạng quản lý sử dụng vỉa hè trên các tuyến đường thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, 2) Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng vỉa hè hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu, khảo sát (phiếu hỏi, phiếu quan sát), phương pháp phỏng vấn (các cá nhân trực tiếp thi hành, các chuyên gia và quản lý quy hoạch đô thị). Kết quả có đưa ra 07 nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hè phố, tập trung vào vai trò, chức năng các cơ quan quản lý nhà nước về xác định các đoạn đường được phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông, Xác định không gian các hoạt động hàng rong, không gian các hoạt động đậu xe có và không thu phí, Ban hành quy định về trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè, Ban hành quy định về bán hàng rong, Áp dụng mô 7 hình hợp tác công tư trong quản lý đậu xe trên đường phố, Xây dựng chính sách mới cho Đội Quản lý trật tự đô thị Quận – Huyện. Thứ hai, đề tài Giải pháp quản lý vỉa hè trên địa bàn Quận 3 trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và Công trình (Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh) của Nguyễn Trung Lâm. Công trình nghiên cứu về quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đánh giá thực trạng, các khó khăn, vướng mắc của Ủy ban nhân dân Quận 3 trong công tác quản lý vỉa hè, và học hỏi từ kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia trên thế giới để đề xuất giải pháp quản lý vỉa hè hiệu quả. Thứ ba, đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và Công trình của Trịnh Đức Huy. Công trình nghiên cứu phản ánh tổng thể hiện trạng quản lý và sử dụng vỉa hè cho tuyến phố Trần Hưng Đạo, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo các yêu cầu tuân thủ theo các quy định pháp luật, phù hợp với hiện trạng nơi nghiên cứu, ngoài ra có các giải pháp mang tính thúc đẩy phát triển kinh tế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân trong hoạt động đi lại, lao động, sản xuất hàng ngày. Trong các công trình nghiên cứu tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, có một đề tài liên quan là: Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân phường trong quản lý lòng đường, hè phố, luận văn Thạc sĩ Luật học (trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) của Trần Hoàng Ân (2016). Công trình này nghiên cứu một số vấn đề về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý lòng đường, hè phố và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý lòng đường, hè phố. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Đối tượng quản lý trong công trình đang nghiên cứu của tác giả có đặc điểm là vừa bị điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật liên quan cũng đồng thời vừa bị chi phối theo hiện trạng đặc thù của thành phố. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đi trước sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố” của tác giả nhằm góp phần định hướng khắc phục những bất cập trong quản 8 lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Luận văn có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề lý luận – pháp lý về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nhằm tìm ra những mặt hạn chế, bất cập. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các quan điểm, lý luận về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật từ trung ương đến quy định của thành phố đối với hoạt động này. Thứ hai, sự cần thiết của quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật từ trung ương đến quy định của thành phố đối với hoạt động này. Thứ ba, phân tích thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, các bất cập của công tác này trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động này, công tác thanh tra, kiểm tra, triển khai trên thực tế; đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Thứ tư, trên cơ sở các nội dung trên làm rõ nhu cầu khách quan, quan điểm, phương hướng đổi mới, giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên phương diện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, định hướng trong công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố được tiếp cận với nhiều quan điểm, khía cạnh khác nhau, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nội dung quy định, thực trạng ban hành quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực thi hành. Đề tài không nghiên cứu các công tác về quản lý và thẩm định quy hoạch đô thị, môi trường đô thị, quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, chức năng của các sở, ban, ngành, địa phương quận, huyện có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: để đạt được những mục đích đề ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng các phương pháp: Phương pháp giải thích luật được sử dụng để làm rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ về quản lý, sử dụng, tạm thời, lòng đường, hè phố, sự phù hợp quy định pháp luật cấp trên và tính hợp lý các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt đề tài để làm rõ từ chi tiết đến khái quát vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, thẩm quyền ban hành quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ tương đồng và khác biệt giữa quy định do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành so với quy định bởi Luật Giao thông đường bộ, Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ trưởng các Bộ Giao thông vận tải và Xây dựng. 10 Phương pháp thu thập, thống kê được sử dụng nhằm tìm hiểu quan điểm, ý kiến được đúc kết tại các bài báo nghiên cứu, đề án có nội dung liên quan về công tác quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố;… 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra một số nguyên nhân tác động đến vấn đề. Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu với lý do chọn đề tài, tình hình công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn đã được thực hiện, mục đích nghiên cứu còn phần Danh mục tài liệu tham khảo và nội dung chính của luận văn bao gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố 1.1.1.1. Các khái niệm về lòng đường, hè phố. Luật GTĐB 2008 tại Khoản 9, Điều 3 quy định “đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố”. Như vậy, lòng đường và hè phố là 02 bộ phận cấu thành của đường phố. Do đó, để làm rõ khái niệm lòng đường, hè phố, ta phải tìm hiểu các khái niệm có liên quan, cụ thể: Thứ nhất, đường đô thị là gì, phạm vi của đường đô thị? Theo Luật GTĐB 2008 quy định Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị (điểm đ, Khoản 1, Điều 39). Địa giới hành chính trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường (Điều 110). Bên cạnh đó, Đường đô thị (hay đường phố) được định nghĩa cụ thể về phạm vi hơn tại Thông tư 04/2008/TT-BXD, theo đó, đường đô thị là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 1, Chương II, Phần I). Nội thành, nội thị bao gồm địa phận các quận, các thị trấn thuộc huyện, hoặc địa phận thành phố trực thuộc thành phố (đối với thành phố trực thuộc trung ương) 12 hoặc các phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh; nội thị xã bao gồm các phường thuộc thị xã. Như vậy, đường đô thị là các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính đối với các tỉnh là tại địa giới các thị trấn thuộc huyện hoặc các phường thuộc thị xã hoặc các phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh; đối với các thành phố trực thuộc trung ương là địa giới hành chính các quận hoặc các thị trấn trực thuộc huyện hoặc địa giới hành chính thành phố trực thuộc thành phố. Thực tế, có nhiều tuyến đường trải dài qua nhiều địa giới hành chính nhất định, kể cả các khu vực được xem là nội thành nội thị, đó là các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua các thị trấn thuộc huyện, thành phố trực thuộc thành phố, thành phố trực thuộc tỉnh,… do đó, các tuyến quốc lộ này có phải là đường đô thị không? Theo Luật GTĐB 2008 “Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực” (điểm a, Khoản 1, Điều 39). Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định (điểm a, Khoản 2, Điều 39); “hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị)” (điểm b, Khoản 2, Điều 39). Trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ (điểm a, Khoản 1, Điều 40). Như vậy, về nguyên tắc, quốc lộ đi qua địa phận một tỉnh bất kỳ sẽ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định về phân loại và điều chỉnh, đặt tên. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 2250/QĐ-BGTVT về việc điều chỉnh các đoạn tuyến Quốc lộ thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh, qua đó điều chỉnh các quyền quốc lộ qua địa bàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan