Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công một số vấn đề lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công một số vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
79
1
86

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH -----------***------------ NGUYỄN NHẬT QUỲNH MSSV: 1853801014139 PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC CÔNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Trí TP.HCM – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của ThS. Nguyễn Văn Trí. Mọi thông tin trong khóa luận đều đảm bảo tính trung thực và các quy định về trích dẫn và chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Nhật Quỳnh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC CÔNG ..................................................................... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công5 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm .................................................................................................. 7 1.1.3. Ý nghĩa của việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công .............. 8 1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại hoạt động phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công .................................................................................................................... 12 1.2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 12 1.2.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 18 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công ...... 21 Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 25 CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM ......................................................................................................................... 26 2.1. Thực tiễn quy định pháp luật về phòng ngừa tham những trong khu vực công ở Việt Nam ...................................................................................................... 26 2.1.1. Quy định chung đối với cơ quan, đơn vị về phòng ngừa tham nhũng... 26 2.1.2. Quy định liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức .......................... 38 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về PNTN trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................................... 53 2.3. Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam ............................................................................................... 67 2.3.1. Kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam ..................................................................... 67 2.3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam ..................................................................... 69 Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 69 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Từ viết tắt Luật PCTN 2005 Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, Luật PCTN 2018 năm 2012) Luật PCTN năm 2018 Nghị định 59/2019/NĐ-CP Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN (sửa đổi, bổ sung bởi PCTN Nghị định số 134/2021/NĐ-CP) PCTN PNTN PNTN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng. Đất nước đã không còn khủng hoảng kinh tế - xã hội và ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có sự hình thành của nạn tham nhũng. Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, gắn liền với quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa. Tham nhũng được hiểu là một sự lạm dụng quyền lực công để phục vụ lợi ích cá nhân. Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII (20 - 25/1/1994) đã xác định bốn nguy cơ thách thức lớn là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tham nhũng được Đảng ta xác định là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Ở Việt Nam tham nhũng được nhận thức khá sâu sắc, tham nhũng là một trở lực nghiêm trọng đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước, bởi vì tham nhũng len lỏi vào mỗi góc ngách, lây lan nhanh chóng vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, làm tha hóa không ít cán bộ Đảng viên. Tham nhũng cùng với lãng phí để gây ra thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước, cản trở, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế, làm đạo đức của một bộ phận cán bộ Đảng viên bị biến chất. Tham nhũng còn gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng khác như làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch định hướng. Mặt khác tham nhũng đã làm cản trở quá trình hội nhập sau vào thế giới. Trước tình hình nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến và ngày càng tinh vi, văn kiện Đại hội lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nêu rõ “tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng tập trung vào một số Đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Trong nhiều Nghị quyết Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ là phải thực hiện có hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) và yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh nâng cao hiệu quả của đấu tranh PCTN để nhanh chóng ngăn chặn đẩy lùi được tệ nạn này. Pháp luật về PCTN đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương, biện pháp của Đảng về PCTN. Luật PCTN và các văn bản quy luật khác về PCTN được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan 2 trọng cho công tác PCTN, là cơ sở pháp lý để nhận diện các hành vi tham nhũng, để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong PCTN. PCTN hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách. Và tham nhũng trong lĩnh vực công vẫn là vấn đề nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ ta. Muốn chống tham nhũng đạt kết quả cao thì ngay từ khâu phòng ngừa (PNTN) cũng phải được chú trọng, đặc biệt vì tham nhũng chủ yếu xảy ra trong khu vực công nên PNTN trong khu vực công có vai trò vô cùng quan trọng, nếu thực hiện tốt công tác phòng ngừa thì các hành vi tham nhũng cũng sẽ được kiểm soát. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật về PCTN hiện nay được đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý ở nước ta và trên thế giới quan tâm vì nó mang tính thời sự và thực tiễn. Nhiều công trình khoa học cũng như nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đi sau nghiên cứu, đánh giá thực trạng tham nhũng, các biện pháp PCTN, xây dựng pháp luật về PCTN, việc thực hiện pháp luật về PCTN và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Có thể kể đến một số công trình sau: Luận án Tiến sĩ Luật Học: “Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng” của tác giả Trần Công Phàn, nghiên cứu lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nêu bật quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh chống tham nhũng, phân tích các tội tham nhũng ở nước ta hiện nay và nguyên nhân của tình hình đó thì các giải pháp đấu tranh phòng chống các tội phạm tham nhũng. Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Đăng Vinh, nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN thể hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, xác định ưu điểm, hạn chế và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về PCTN. Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Đổi mới tư duy pháp lý về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Duy Hiểu nghiên cứu tham nhũng, đấu tranh phòng chống tham nhũng và việc đổi mới tư duy trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của Trần Anh Tuấn, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc 3 hoàn thiện pháp luật về PCTN và quá trình phát triển của pháp luật về PCTN; phân tích thực trạng về PCTN (đến năm 2011) nêu lên quan điểm, phương hướng, giải pháp hoàn thiện luật PCTN ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp nhà nước “Đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta” của Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu thực trạng tham nhũng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng tham nhũng ở Việt Nam, kiến nghị các giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta. Đề tài khoa học cấp bộ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật phòng chống tham nhũng” do Tiến sĩ Trần Ngọc Liêm, Phó vụ IV, Thanh tra chính phủ làm chủ nhiệm, nghiên cứu thực trạng, hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước. Cuốn sách “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” do tập thể tác giả Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực đồng chủ biên, nghiên cứu lý luận và thực tiễn để nhận diện và thiết lập các biện pháp PCTN, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008 và tái bản năm 2010. Cuốn sách “Một số vấn đề tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật PCTN năm 2018” của tác giả Đinh Văn Minh, do Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2019. Bên cạnh các công trình trên còn có nhiều bài viết có nội dung liên quan đến PCTN và pháp luật về PCTN đăng trên các tạp chí khoa học và báo điện tử. Có thể kể đến các bài viết sau: Bài viết “Chống tham nhũng ở Trung Quốc, bài học kinh nghiệm về chế độ cán bộ” của Thượng tá, thạc sĩ Trần Đức Châm - Phó trưởng Bộ môn lý luận chính trị và Khoa học Xã hội Nhân văn, Nguyễn Việt Hùng - Học viện An ninh nhân dân, Tạp chí cộng sản số ra ngày 15/06/ 2015. Bài viết “Công nghiệp 4.0 với phòng chống tham nhũng” của Cung Phi Hùng, đăng trên báo điện tử Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, ngày 11/11/2021. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện, có tính hệ thống về PNTN trong khu vực công. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công: Một số vấn đề lý luậ và thực tiễn” để nghiên cứu một cách trọn vẹn về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu các quy định của pháp luật về PNTN trong khu vực công để tìm ra những bất cập, nghiên cứu thực tiễn thực 4 hiện pháp luật PNTN trong khu vực công của Việt Nam và kinh nghiệm PNTN trong khu vực công của các nước trên thế giới để từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PNTN trong khu vực công ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là pháp luật về PNTN trong khu vực công và thực tiễn thực hiện pháp luật về PNTN trong khu vực công ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong đề tài phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong nội dung pháp luật về PNTN, nghiên cứu ở hai góc độ quy định pháp luật về PCTN và thực tiễn thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Việc tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lenin. Đồng thời dựa trên các quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng về PCTN hiện nay, nhất là các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc về tăng cường xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được thực hiện bằng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu và xem xét và xem xét báo cáo về phòng chống tham nhũng qua các năm nghiên cứu các bài báo bài phân tích của các chuyên gia để tìm ra mối quan hệ phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. So sánh với các quy định trong Luật PCTN trước đây, so sánh chỉ số tham nhũng qua các năm để thấy được sự thay đổi trong trong công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 02 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công Chương 2: Thực tiễn và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC CÔNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công 1.1.1. Khái niệm Để hiểu rõ hơn về PNTN trong khu vực công, trước hết cần làm rõ một số khái niệm sau: Khái niệm khu vực công Theo giáo trình Hành chính công của Học viện Hành chính Quốc gia thì khu vực công là môt thuật ngữ được sử dung phổ biến trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khu vực công khái quát một khu vực kinh tế - xã hội rộng tồn tại ở mọi quốc gia. Theo Joseph E. Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường Đại học Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công khi có hai đặc điểm: Một là, về phương diện lãnh đạo, trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp), hoạt động của các cơ quan này phải phục vụ cho đại đa số lợi ích của cộng đồng tức là khu vực công là khu vực phi lợi nhuận. Hai là, về quyền lực hoạt động, các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Giáo sư Lionel Ouellet thuộc Trường Hành chính Quốc gia Québec - Canada định nghĩa: “Khu vực công là toàn bộ các cơ quan, các viên chức của cơ quan đó và các hoạt động của họ mà mục tiêu và mục đích đã được xã hội hóa tổng thể. Sự tồn tại và hoạt động của khu vực công đều phụ thuộc vào hệ thống chính trị”1. Tóm lại, có thể hiểu khu vực công hay khu vực nhà nước là khu vực hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội mà Nhà nước là người quyết định. Khái niệm tham nhũng Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp, sự ra đời, tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Với mức độ tác động và hậu quả nguy hại mà tham nhũng gây ra cho nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một quốc gia và còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một thể chế thì tham nhũng được xem là một căn bệnh nguy hiểm cho bất kỳ quốc gia nào. Đinh Lương Minh Anh (2019), So sánh Thanh tra, kiểm tra khu vực công và khu vực tư, trang thông tin điện tử Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, http://www.issi.gov.vn/so-sanh-thanh-tra-kiem-tra-khu-vuc-cong-va-khu-vuctu_t164c2714n2821tn.aspx?currentpage=1 (truy cập ngày 14/5/2022). 1 6 Từ điển Black Law - cuốn từ điển pháp luật nổi tiếng thế giới đã định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi cố ý làm trái, lợi dụng công vụ nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó mà trái với quyền lợi của những người khác”. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nỗ lực chống tham nhũng thì “Tham nhũng là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm tham nhũng. Tuy vậy, không nhiều học giả có thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về tham nhũng, có thể đứng ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác mà thôi, qua đó có thể thấy tham nhũng phức tạp hơn những gì mà người ta biết và phổ biến đến mức khó có một định nghĩa đúng vào đủ để làm hài lòng những ai biết về nó2. Theo từ điển tiếng Việt thì “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của”3. Theo quan niệm này tham nhũng gồm hai hành vi phối hợp với nhau là hành vi nhũng nhiễu của người có quyền và hành vi thu lợi bất chính từ việc lạm dụng quyền đó. Đối với pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN 2018) quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”, quy định này hoàn toàn giống với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012) (Luật PCTN 2005). Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được giải thích ngay tại khoản 2 Điều 3 của Luật này bằng phương pháp liệt kê. Tóm lại, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm vụ lợi, nhằm đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần hay những lợi ích khác, cho bản thân hay cho người khác, “hay nói một cách khác tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể”4. Khái niệm phòng ngừa tham nhũng PCTN là bao gồm các hoạt động của hệ thống cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân, căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích 2 Nguyễn Cảnh Hợp, Nguyễn Thi Nhàn, Nguyễn Thị Thiện Trí (2012), Chính sách PCTN ở Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Đề tài Nghiên cứu khoa học các trường, tr.10. 3 Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.1523. 4 Đinh Văn Minh (2019), Một số vấn đề về tham nhũng và nhũng nội dung cơ bản của Luật PCTN năm 2018, Nhà xuất bản Lao động, tr.8. 7 hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững5. “PNTN theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là việc quốc gia thành viên xây dựng, thực hiện, duy trì các biện pháp được quy định trong Chương II của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng nhằm chủ động khắc phục, ngăn chặn, loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh, dung dưỡng hành vi tham nhũng; loại trừ hành vi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước”6. Tóm lại, PNTN chính là việc ngăn chặn không để các hành vi tham nhũng xảy ra. Khái niệm phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công PNTN trong khu vực công được hiểu là ngăn không để tham nhũng xảy ra trong khu vực công, là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhằm làm bớt đi các điều kiện tham nhũng, bao gồm các hoạt động như ban hành các văn bản để điều chỉnh hành vi tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan; minh bạch tài sản thu nhập; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, cải cách hành chính… 1.1.2. Đặc điểm Đối tượng áp dụng: là những chủ thể trong khu vực công Chủ thể trong khu vực công có thể hiểu là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, cán bộ, công chức, là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 2 Điều 3 Luật PCTN 2018 bao gồm: “Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”. Những chủ thể trong khu vực công không nhất thiết phải là người có chức danh lãnh đạo quản lý mà họ có thể là bất kỳ ai có nhiệm vụ, quyền hạn. 5 Nguyễn Cảnh Qúy (2021), Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp thực hiện, Trang thông tin điện tử Học viện Chính trị Công an nhân dân, Nguồn: http://hvctcand.edu.vn/chong-dienbien-hoa-binh/quan-diem-phong-chong-tham-nhung-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-va-nhung-giai-phap-thuc-hien2258 (truy cập ngày 10/4/2022). 6 Ngô Mạnh Hùng (2018), Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật của Việt Nam, Trang thông tin điện tử Thanh tra Việt Nam, Nguồn: https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/cac-bien-phap-phong-ngua-tham-nhung-theo-cong-uoc-cua-lien-hopquoc-ve-chong-tham-nhung-va-yeu-cau-hoan-thien-phap-luat-cua-viet-nam-182095.html (truy cập ngày 24/6/2022). 8 PNTN trong khu vực công là việc ngăn các chủ thể này có các hành vi tham nhũng, ngăn việc lợi dụng quyền lực của các chủ thể để thu lợi riêng. Nội dung phòng ngừa: là ngăn ngừa không để tình trạng tham nhũng xảy ra trong khu vực công. Phạm vi phòng ngừa: áp dụng đối với khu vực nhà nước và trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. PNTN sẽ kiểm soát quyền hạn, hành vi công vụ của các chủ thể trong khu vực công để không xảy ra kẽ hở có thể thực hiện hành vi tham nhũng. 1.1.3. Ý nghĩa của việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Nhà nước ta ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Để có thể xây dựng được nhà nước kiểu mới - Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, toàn Đảng và toàn dân ta đã phải tiến hành đấu tranh với các tệ nạn, tiêu cực xã hội trong đó hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng là một vấn đề nổi bật. Bác Hồ từng nói: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của chế độ cũ”7. Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài nhưng cấp bách và phải thực hiện cho được bởi một chế độ dân chủ, vững mạnh, một xã hội tốt đẹp trong đó các giá trị công bằng, dân chủ và đạo đức xã hội được đề cao thì các tệ nạn xã hội và tội phạm trong đó có tham nhũng phải bị đẩy lùi và loại bỏ. Nếu không kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, vừa là cơ hội tốt để tham nhũng phát sinh, phát triển vừa có nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ ta. “Tham nhũng” chính là “quốc nạn” của đất nước, là kẻ thù của nhân dân ta. Bác Hồ từng nói: “Tham ô là trộm cướp... Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta. Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”8. Hoạt động PCTN luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Trong những năm gần đây, hoạt động PCTN ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáng khích lệ, tuy nhiên kết quả của hoạt động này còn chưa được như mong muốn. Nghị quyết số 14 ngày 15 tháng 5 năm 1996 của Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nhận định: Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, 7 8 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. H.1995, Tr.494. Hồ Chí Minh toàn tập, Đạo đức cách mạng. (Tháng 12/1958), Tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.1995, Tr.291. 9 làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ9. Trong chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020, Chính phủ nhận định: “Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”10. Như vậy, PNTN trong khu vực công không chỉ có mục đích đơn thuần là làm giảm tình hình vi vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng bảo vệ sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó, PNTN trong khu vực công cần được xem là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện nay. Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công là góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng Tham nhũng chính là trở lực lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước; làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đó cũng chính là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. PNTN trong khu vực công và đấu tranh chống tham nhũng luôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và được được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Cả PNTN và đấu tranh chống tham nhũng đều là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa thường xuyên và lâu dài để Đảng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tăng cường phòng và đấu tranh chống tham nhũng theo văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng nói chung, Nghị quyết Đại hội XIII đã chỉ rõ: “Công tác PCTN, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng”; “kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn”11. Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công góp phần tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc, nâng cao đời sống nhân dân Các đối tượng tham nhũng chiếm đoạt tài sản gây ra không chỉ thiệt hại về vật chất rất lớn cho Nhà nước, tập thể và nhân dân mà còn có cả những thiệt hại vật chất khác do các đối tượng này làm thất thoát, gây lãng phí. 9 Ban nội chính trung ương, Một số văn bản của Đảng về phòng chống tham nhũng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.2005. Tr.04-205. 10 Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.1, tr.193. 10 Những thiệt hại vật chất do các vụ tham nhũng gây ra là rất lớn, có vụ thiệt hại vật chất lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tham nhũng làm hao tổn lớn nguồn lực kinh tế của quốc gia, làm chậm nhịp tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác, tham nhũng còn làm cho người dân bị thiệt hại về kinh tế thông qua việc “buộc phải đưa hối lộ”, phải trả thêm tiền khi mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ… vì giá cả hàng hoá, dịch vụ đã được cộng thêm các khoản chi phí, “tiêu cực phí”… của các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Tham nhũng làm tăng thêm gánh nặng về kinh tế đối với người dân trong điều kiện kinh tế vốn đã rất khó khăn. Tham nhũng còn làm cho sự chênh lệch về tài sản, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng. Các lợi ích kinh tế trong xã hội không được phân chia hợp lý; nguồn lực kinh tế của xã hội không được sử dụng hợp lí cho việc thoả mãn nhu cầu hưởng thụ cũng như tái sản xuất của cải vật chất của xã hội. Điều này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế mà còn làm tiềm ẩn nguy cơ mâu thuẫn, bất ổn trong xã hội. Vì vậy, để phát triển kinh tế nhanh và vững chắc, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân cần thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa và đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng. Việc tích cực PNTN trong khu vực công có ý nhĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát triển, tăng trưởng nền kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội Vì chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn và họ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một công cụ để thực hiện mục đích lợi ích cá nhân, các hành vi tham nhũng không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản cho nhà nước và xã hội mà nó còn làm tổn hại nghiêm trọng đến các giá trị đạo đức truyền thống, “làm vẩn đục” các quan hệ xã hội. Sự thiếu gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn; sự tham lam, vụ lợi, “thu vén” cho lợi ích cá nhân của người có chức vụ quyền hạn; sự tha hoá nhân cách, lợi dụng, lạm dụng quyền hành làm trái pháp luật, chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ quyền hạn, tóm lại chính sự tham nhũng đã làm cho các giá trị đạo đức truyền thống bị chà đạp nghiêm trọng và ngày càng bị phai mờ. Những hành vi trước đây vốn bị cả cộng đồng lên án, bị coi là xấu, đáng lên án mạnh mẽ như “ăn cắp của công”, “đút lót”, “hối lộ”,… nay đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong xã hội. Các cụm từ như “văn hoá phong bì”, “chạy dự án”, 11 “chạy chức”, “chạy tội”… đã không còn xa lạ nữa, ngược lại còn xảy ra nhiều trong thực tế. Tham nhũng đã và đang tấn công mạnh mẽ sang cả những lĩnh vực vốn được cả xã hội tôn vinh, kính trọng là y tế và giáo dục. Nhiều cán bộ có chức, có quyền không chỉ “rút ruột” các công trình nhà nước phục vụ dân sinh hay sản xuất mà cả những công trình dành để tôn vinh các anh hùng liệt sỹ hay ăn chặn tiền, lương thực, thực phẩm mà người dân cả nước với đạo lý “lá lành đùm lá rách” quyên góp để ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, bão lũ, ủng hộ người nghèo… Để bảo vệ xã hội, bảo tồn và phát triển các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống thì Nhà nước, mỗi người dân và toàn xã hội cần đồng lòng, chung sức đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng. Việc PNTN trong khu vực công và đấu tranh chống tham nhũng chính là hoạt động góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống và làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và pháp luật Nạn tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua diễn ra rất nghiêm trọng và điều đó đã gây ra những thiệt hại lớn về cả kinh tế và xã hội cũng như làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”12. Mặc dù tham nhũng diễn ra rất nghiêm trọng, thậm chí còn diễn ra công khainhưng nhiều người dân cảm thấy bất lực, không dám và không muốn đấu tranh. Điều đó khiến cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng vốn đã khó khăn càng thêm khó khăn hơn. Nguyên nhân của thực tế trên có nhiều nhưng chủ yếu là bởi sự yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội nói chung, chỉ đạo, triển khai cuộc phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng nói riêng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nhiệm vụ làm trong sạch bộ máy, tăng cường sức mạnh cho bộ máy nhà nước mà chủ yếu thông qua con đường đấu tranh không khoan nhượng với nạn tham nhũng, đặc biệt là PNTN trong khu vực công cần được thực hiện một cách quyết liệt. Chỉ có như vậy mới loại bỏ được hành vi tham nhũng, mới khôi phục được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và pháp luật. 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. 12 Như vậy, việc “phòng” và “chống” tham những là hai hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là lấy phòng ngừa là chính nhưng đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng. Đấu tranh PCTN nói chung hay PNTN trong khu vực công nói riêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của chế độ, hạnh phúc của nhân dân và tương lai của dân tộc. 1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại hoạt động phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công 1.2.1. Cơ sở lý luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phòng ngừa tham nhũng Ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng chính quyền Xô Viết và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin đã nhận diện rõ nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ nảy sinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền và cảnh báo tham nhũng là căn bệnh cố hữu, len lỏi, phát triển thành ung nhọt, làm nhức nhối xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ13. Theo V.I.Lênin, gắn với quyền lực và quyền lực bị tha hóa nên tham nhũng là người bạn đồng hành, là cơ sở, tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển trong bộ máy nhà nước. Bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, “ăn bám”, trên sức lao động của người khác. Tham nhũng bắt nguồn từ tư tưởng thích chức quyền, ham giàu sang phú quý, “ăn trên ngồi trốc”, vốn là tàn dư của chế độ cũ còn rớt lại. Để khắc phục tệ tham nhũng, nhất thiết phải giảm bớt sự cồng kềnh, chồng chéo trong tổ chức bộ máy; phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; phải gắn chặt trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động. Điều quan trọng là cần phải xây dựng cơ chế phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và những thói hư, tật xấu của bộ máy công quyền, cụ thể là: “Cần thiết và cấp bách phải tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu”14; cần phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết trong cuộc chiến này: “Bất cứ biểu hiện nào của thái độ quan liêu dù nhỏ đến đâu cũng sẽ bị trừng phạt”15. Đồng thời, phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, khỏi bộ máy nhà nước những kẻ quan liêu, tham nhũng: “Tôi rất mong chúng ta có thể đuổi ra khỏi đảng từ 10 vạn đến 20 vạn người đã len lỏi vào 13 Nguyễn Thị Hà (2018), Quan điểm của V.I.Lê nin về phòng chống tham nhũng - Gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nguồn: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/quan-diem-cua-v-i-le-nin-ve-phong-chongtham-nhung-goi-y-cho-viet-nam-111201 (truy cập ngày 25/6/2022). 14 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.38, tr.115. 15 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr. 350. 13 đảng và đã không những không biết đấu tranh chống bệnh giấy tờ cùng nạn hối lộ, mà còn cản trở cuộc đấu tranh này”16. Đối với những kẻ tham nhũng, V.I. Lênin yêu cầu phải “lay động các tòa án nhân dân và dạy cho họ biết trừng trị một cách không thương xót, kể cả việc đem bắn, và nhanh chóng những kẻ lạm dụng chính sách kinh tế mới”; đồng thời, biến mỗi vụ án thành một sự kiện chính trị. Đặc biệt, đối với đối tượng tham nhũng là những cán bộ Đảng và Nhà nước phải trừng phạt nghiêm khắc để làm gương: “Đối với người cộng sản phải trừng phạt nặng hơn gấp ba lần so với những người ngoài đảng”. Nhấn mạnh sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao phẩm chất, năng lực cán bộ, đảng viên đối với việc ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, V.I.Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là “lựa chọn người; thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với việc đang làm; kiểm tra công việc thực tế”17. Việt Nam theo hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin nên hoạt động PNTN trong khu vực công là liên quan đến việc kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước nên thực hiện PNTN phải gắn với hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng ngừa tham nhũng Tư tưởng Hồ Chí Minh về PCTN không chỉ “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá” của Đảng và dân tộc ta mà còn cung cấp những cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc trong đấu tranh PCTN ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người không chỉ bắt đúng bệnh, đưa ra đúng phác đồ điều trị, mà còn kê các phương thuốc đặc trị chứng bệnh tham nhũng của cán bộ, đảng viên. Bệnh tham nhũng trong cán bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh diễn đạt trong một thuật ngữ chung nhất là tham ô. Người chỉ rõ bản chất của tham ô là hành vi “lấy của công làm của tư. Là gian lận, tham lam”, “tham ô là trộm cướp”. “Của công” chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Bất cứ hành vi nào lấy “của công” làm “của tư” cũng đều là hành vi tham ô... Trong “Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã chỉ ra 6 “lầm lỗi rất nặng nề” của cán bộ cần phải ra sức sửa chữa đó là: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, kiêu ngạo. Trong đó, Người đặc biệt cảnh báo và lên án hành vi “lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức...”18. 4 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr. 214. Nguyễn Thị Hà (2018), Quan điểm của V.I.Lê nin về phòng chống tham nhũng - Gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nguồn: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/quan-diem-cua-v-i-le-nin-ve-phong-chongtham-nhung-goi-y-cho-viet-nam-111201 (truy cập ngày 25/6/2022). 18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2011, t.4, tr. 65. 17 14 Thực tiễn cho thấy, Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước ta giành được độc lập một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta là phải đối phó với giặc nội xâm, nguy hại hơn đó là chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, “miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”19. Người khẳng định, chủ nghĩa cá nhân là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh con nguy hiểm, trong số những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra, tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm nhất, là “hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất”20. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trộm cắp tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa”21. Việc chỉ ra đích danh tham ô là hành vi “trộm cướp”, “là mật thám, phản quốc” đủ để quần chúng thấy rõ quan điểm, thái độ của Đảng ta không chấp nhận sự tồn tại của những hành vi ấy trong đời sống chính trị của Đảng và toàn dân. Đồng thời. là sự khởi đầu cho việc hình thành một lối sống văn hóa trong Đảng, một tập quán chính trị tiến bộ và là tiêu chí quan trọng của một đảng “là đạo đức, là văn minh” - đã là cán bộ, đảng viên phải trong sạch, phải nói không với tham nhũng. Để đấu tranh chống tham nhũng theo Hồ Chí Minh phải hết sức thận trọng, bình tĩnh, tỉnh táo và mưu lược để không gây ra hoang mang cho những cán bộ dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nghĩa là, phải có chiến lược phòng chống tham nhũng cụ thể, xác định rõ quyết tâm, kiện toàn tổ chức, bố trí lực lượng, định ra phương pháp, phương tiện đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là hành động tự phát, nhất thời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”22. Trên cơ sở nhận diện đúng nguyên nhân nảy sinh tham nhũng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra đúng “phác đồ điều trị” để PCTN. Thứ nhất, tự phê bình và phê bình - “thang thuốc hay nhất”23, “thang thuốc thánh”24 để PCTN Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng là to lớn nhưng Đảng cũng có những sai lầm, khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình là cách để Đảng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của mình. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định mục đích tự phê bình và phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, giữ gìn đoàn kết và thống nhất trong nội bộ. Hồ Chí Minh khẳng định, tự phê bình và phê bình chính là “thang thuốc hay nhất”, “thang thuốc thánh” để 19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr. 90, 421. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr. 141. 21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 368. 22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 358,. 23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 302. 24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 633. 20 15 PCTN. Tự phê bình và phê bình là một vấn đề rất nhạy cảm, đụng chạm đến từng cá nhân và tổ chức. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng muốn tự phê bình và phê bình căn bệnh tham ô đòi hỏi phải có hai yếu tố đặc biệt quan trọng đó là thái độ và phương pháp đúng. Việc tự phê bình và phê bình hành vi tham ô phải gắn liền với những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của từng cá nhân trên từng cương vị công tác. Và chỉ phê bình thôi là chưa đủ mà cần kết hợp với các biện pháp khác, nhất là việc kiểm soát quyền lực. Thứ hai, kiểm soát quyền lực - “thanh bảo kiếm nhiệm màu” PCTN Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm vấn đề kiểm soát quyền lực khi trao cho cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, muốn kiểm soát quyền lực phải có hai điều: “Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường xuyên làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”25. Để kiểm soát quyền lực thì việc lựa chọn cán bộ phụ trách kiểm tra, giám sát, kiểm soát là yêu cầu quan trọng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú trọng lựa chọn những người biết đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết, phải có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” và “ít lòng tham muốn vật chất”, không vì cảnh nghèo mà thay lòng đổi dạ sinh ra bất liêm. Tất cả phải vì lợi ích chung của dân tộc, của Tổ quốc. Trong PCTN còn đòi hỏi phải có phương pháp đúng, nghĩa là kiểm tra, kiểm soát phải có hệ thống và sát thực tiễn. Mục đích của việc kiểm tra, kiểm soát quyền lực nói chung, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng nói riêng là “để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm”26, tuyệt nhiên không phải là hành động “bới bèo ra bọ, quét nhà ra rác” rồi tìm cách hạ uy tín, hạ bệ nhau. Ngoài ra, để kiểm tra, kiểm soát quyền lực không chỉ dựa vào lực lượng chuyên trách mà quan trọng nhất cần phải dựa vào tai mắt của nhân dân. Trên thực tế, hầu hết các vụ việc tham nhũng đều do nhân dân phát hiện và tố giác. Muốn phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, kiểm soát quyền lực, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân; phải công khai mọi hoạt động của Nhà nước; phải hình thành các thiết chế dân chủ để mọi người dân “biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”27. Đây chính là cơ sở để người dân tham gia kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, của mọi cán bộ, đảng viên trong Nhà nước. 25 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 327. 26 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 316. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 293. 27 16 Trên cơ sở kết quả kiểm tra cần phải công khai trừng trị cán bộ, đảng viên đã tha hóa, biến chất, suy thoái để răn đe, cảnh tỉnh và nêu gương “tự chỉnh đốn” trước quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, Đảng không dũng cảm cắt bỏ ung nhọt, sâu bệnh sẽ rất khó để PNTN. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh bác đơn xin ân giảm án tử hình của Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu được coi là điển hình của tinh thần “thượng tôn” pháp luật, đức trị kết hợp với pháp trị - thực sự có sức mạnh răn đe đối với những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tha hóa quyền lực vào thời điểm lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh cũng coi trọng công tác thanh tra kiểm tra trong phòng ngừa tham nhũng. Thanh tra kiểm tra không nhận được phát hiện vi phạm để xử lý mà không qua kiểm tra cái cơ quan thanh tra sẽ tìm được nguyên nhân cũng như biện pháp để phòng ngừa tham nhũng. Thứ ba, giáo dục đạo đức công dân – “chất đề kháng hữu hiệu” để PCTN Hồ Chí Minh coi giáo dục đạo đức công dân là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Bởi vì, đạo đức công dân chính là nền tảng tinh thần định hướng, dẫn dắt công dân hướng tới những giá trị dân chủ mới, đề kháng với những biểu hiện phi dân chủ, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng. Nó được thể hiện ở hai khía cạnh: tạo ra môi trường chính trị - xã hội trong sạch, lành mạnh và tạo ra sức đề kháng từ bên trong để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”28. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy mọi công dân tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng. Theo đó, kể từ nay, bất cứ ai, dù giữ cương vị gì trong nhà nước, nếu phạm phải tham nhũng thì đều bị nghiêm trị. Cán bộ, đảng viên của Đảng là người thực hiện chức năng kép, vừa là người thừa hành quyền lực ủy thác của nhân dân vừa là những “công dân đứng đắn”, “công dân tốt”, “công dân kiểu mẫu”. Theo Hồ Chí Minh: sự tha hóa đạo đức của đối tượng này thể hiện rõ rằng họ “Chẳng những không làm tròn nhiệm vụ của người cán bộ, mà còn không làm tròn bổn phận của người công dân; đã đặt lợi ích riêng của cá nhân lên trên lợi ích chung của Nhà nước”29. Do đó, việc tu dưỡng đạo đức công dân, biểu hiện cao nhất ở tuân thủ tính nghiêm minh của pháp luật chính là chất đề kháng hữu hiệu giúp cán bộ, đảng viên “không muốn tham nhũng” và “không dám tham nhũng”. 28 29 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 127. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 314.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan