Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quâ...

Tài liệu Phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự quân đội ta hiện nay

.DOC
94
623
70

Mô tả:

1- Tính cấp thiết của đề tài luận văn Gần đây, tình hình thế giới, trong nước đã và đang diễn ra những biến động hết sức phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng và phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đặt những vấn đề thời sự cấp bách đối với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân đội ta. Để góp phần xây dựng, phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà ngang tầm nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự cần phải có nhiều phẩm chất cần thiết, một trong những phẩm chất không thể thiếu là tư duy biện chứng duy vật. Sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự sinh ra và lớn lên trong thời bình, được đào tạo cơ bản, có kiến thức khoa học nền tảng. Song, họ chưa trải nghiệm trong thực tiễn chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, chưa rèn luyện nhiều trong thực tiễn quân sự, nên vốn sống, kinh nghiệm tích luỹ từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý chưa nhiều, cùng với những đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, lao động khoa học kỹ thuật quân sự đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp tư duy của họ. Trong đội ngũ sĩ quan kỹ thuật quân sự một số sĩ quan trẻ chịu ảnh hưởng của phương pháp tư duy siêu hình phiến diện, có biểu hiện chủ quan, nóng vội trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của thực tiễn hoạt động khoa học quân sự và các vấn đề chính trị - xã hội hiện nay. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tác động mạnh mẽ đến sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự; trong đó, ngoài những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, chẳng hạn như việc đề cao thái quá lao động trí óc, tuyệt đối hoá vai trò khoa học, công nghệ kỹ thuật, có lối sống thực dụng, ích kỷ đang trở thành cách suy nghĩ ở một số sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. Điều đó làm giảm ý chí chiến đấu , kìm hãm bước tiến của họ. Cuộc chiến tranh hiện đại gắn liền với vũ khí công nghệ cao đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Để phát triển nền khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, đòi hỏi sĩ quan trẻ ngành kỹ thuật quân sự hôm nay - người chủ trì ngành khoa học kỹ thuật quân sự ngày mai phải làm chủ kiến thức khoa học kỹ thuật quân sự, biết kế thừa và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vào phát triển nền khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà, làm như thế vừa đảm bảo yêu cầu hiện đại quân đội, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Vì vậy, phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự khắc phục phương pháp tư duy siêu hình, chủ quan, nóng vội, có cách nhìn nhận biện chứng khoa học trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của hoạt động thực tiễn khoa học kỹ thuật quân sự cũng như vấn đề chính trị - xã hội đặt ra hiện nay, cho phép họ xác định đúng đẵn, vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Tư duy biện chứng duy vật, là “chìa khoá” mở con đường để họ tiến lên phía trước, cải tiến kỹ thuật, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, cải tạo, sáng tạo và chế tạo ra vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, góp phần xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự quân đội ta vững mạnh, tiên tiến, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3 MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài luận văn Gần đây, tình hình thế giới, trong nước đã và đang diễn ra những biến động hết sức phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng và phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đặt những vấn đề thời sự cấp bách đối với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân đội ta. Để góp phần xây dựng, phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà ngang tầm nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự cần phải có nhiều phẩm chất cần thiết, một trong những phẩm chất không thể thiếu là tư duy biện chứng duy vật. Sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự sinh ra và lớn lên trong thời bình, được đào tạo cơ bản, có kiến thức khoa học nền tảng. Song, họ chưa trải nghiệm trong thực tiễn chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, chưa rèn luyện nhiều trong thực tiễn quân sự, nên vốn sống, kinh nghiệm tích luỹ từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý chưa nhiều, cùng với những đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, lao động khoa học kỹ thuật quân sự đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp tư duy của họ. Trong đội ngũ sĩ quan kỹ thuật quân sự một số sĩ quan trẻ chịu ảnh hưởng của phương pháp tư duy siêu hình phiến diện, có biểu hiện chủ quan, nóng vội trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của thực tiễn hoạt động khoa học quân sự và các vấn đề chính trị - xã hội hiện nay. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tác động mạnh mẽ đến sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự; trong đó, ngoài những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, chẳng hạn như việc đề cao thái quá lao động trí óc, tuyệt đối hoá vai trò khoa học, công nghệ kỹ thuật, có lối sống thực dụng, ích kỷ đang trở thành cách suy nghĩ ở một số sĩ 4 quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. Điều đó làm giảm ý chí chiến đấu , kìm hãm bước tiến của họ. Cuộc chiến tranh hiện đại gắn liền với vũ khí công nghệ cao đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Để phát triển nền khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, đòi hỏi sĩ quan trẻ ngành kỹ thuật quân sự hôm nay - người chủ trì ngành khoa học kỹ thuật quân sự ngày mai phải làm chủ kiến thức khoa học kỹ thuật quân sự, biết kế thừa và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vào phát triển nền khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà, làm như thế vừa đảm bảo yêu cầu hiện đại quân đội, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Vì vậy, phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự khắc phục phương pháp tư duy siêu hình, chủ quan, nóng vội, có cách nhìn nhận biện chứng khoa học trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của hoạt động thực tiễn khoa học kỹ thuật quân sự cũng như vấn đề chính trị - xã hội đặt ra hiện nay, cho phép họ xác định đúng đẵn, vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Tư duy biện chứng duy vật, là “chìa khoá” mở con đường để họ tiến lên phía trước, cải tiến kỹ thuật, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, cải tạo, sáng tạo và chế tạo ra vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, góp phần xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự quân đội ta vững mạnh, tiên tiến, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2- Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề tư duy nói chung và tư duy biện chứng duy vật nói riêng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Ở nước ngoài, vấn đề tư duy biện chứng đã được đề cập đến trong sách báo và tài liệu triết học; chẳng hạn An-đrờ-rây- 5 ép: “Tư duy hình thức phản ánh hiện thực khách quan”, trong sách : Lôgíc biện chứng, Nxb Chính trị, M., 1985. M.M.Do-den-tan: “Nguyên lý lôgíc biện chứng”, Nxb Sự thật, Hà nội 1962. A.P.Sép-tu-lin, “Phương pháp nhận thức biện chứng” Nxb sách giáo khoa Mác - Lênin Hà nội 1977. Ở nước ta, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, vấn đề tư duy đã được các tác giả đề cập đến ở nhiêu góc độ khác nhau; tiêu biểu là: Hội nghị bàn tròn về “Đổi mới tư duy”, Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 12/1987 và số 8, tháng 9/1988. Lê Thi, “Thực trạng tư duy của cán bộ, đảng viên ta và căn nguyên của nó”, Tạp chí Triết học, số 1/1988. Tô Duy Hợp: “Phương pháp tư duy vấn đề thừa kế và đổi mới, Tạp chí triết học, số 1/1988. Lại Văn Toàn: “Đổi mới tư duy lý luận-tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Triết học số 1/1988. Vũ Văn Viên: “Vấn đề thực chất của tư duy khoa học hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3/1992. Trong lĩnh vực quân sự cũng có nhiều nhà khoa học bàn về vấn đề này: Lê Xuân Lựu “Nâng cao năng lực trí tuệ, phẩm chất tư duy quân sự của người cán bộ chính trị trong dạy học chiến thuật”, Học viện chính trị quân sự , 1998. Đào Văn Tiến: “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội quân đội nhân dân Việt Nam” , Luận án tiến sĩ quân sự 1998. Dương Văn Minh: “Phát triển tư duy năng động, sáng tạo của người học. Mâu thuẫn và hướng giải quyết”, Tạp chí Thông tin giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3/1991. Nguyễn Bá Dương: “Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của đội ngũ sĩ quan phân đội quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” Luận án tiến sĩ triết học năm 2000.… Qua các công trình khoa học nêu trên, các tác giả đã tập trung làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau về nguồn gốc, bản chất, vai trò của tư duy nói chung và tư duy biện chứng duy vật nói riêng ở nhiều đối tượng cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu, làm rõ: “Phát 6 triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự quân đội ta hiện nay”. Đây là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, lựa chọn vấn đề này làm luận văn tốt nghiệp, tác giả nhận thức sâu sắc rằng, đây là vấn đề khó và phức tạp; Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn của các nhà khoa học. 3- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Làm rõ sự phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự quân đội ta hiện nay, đề xuất giải pháp để nâng cao trình độ tư duy biện chứng duy vật cho họ. * Nhiệm vụ: - Làm rõ bản chất và đặc điểm phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng phát triển tư duy biện chứng duy vật, qua đó đề ra các yêu cầu phát triển trình độ tư duy biện chứng duy vật cho họ. - Đề xuất một số giải pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật hiện nay. 4- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ sở thực tiễn của luận văn dựa vào những báo cáo tổng kết, điều tra, khảo sát nhiều vấn đề có liên quan để đánh giá sự phát triển tư duy biện chứng duy vật của đội ngũ sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự, thông qua số liệu điều tra ở Học viện Kỹ thuật quân sự, Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự và một số binh chủng kỹ thuật. 7 Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vận dụng vào lĩnh vực quân sự, đồng thời sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: lôgíc - lịch sử; phân tích - tổng hợp; khái quát hoá - trừu tượng hoá… 5- Giá trị và ý nghĩa của luận văn - Luận văn chỉ ra những đặc điểm của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. Từ đó, đưa ra quan niệm phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự và vai trò của nó đối với hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự, bước đầu chỉ ra những đặc điểm có tính qui luật của sự phát triển đó. - Luận văn khảo sát đánh giá thực trạng phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. - Luận văn đề xuất các giải pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. - Những vấn đề lý luận và thực tiễn được giải quyết trong luận văn có thể dùng làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy một số chuyên đề triết học trong các trường kỹ thuật quân sự. Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cúu của luận văn có thể làm cơ sở lý luận để các đơn vị, binh chủng kỹ thuật đề ra các biện pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật cho sỹ quan trẻ ngành kỹ thuật quân sự. 6- Kết cấu luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, một số phụ lục. 8 Chương 1 THỰC CHẤT PHÁT TRIỂN TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA SĨ QUAN TRẺ NGÀNH KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ QUÂN ĐỘI TA 1.1. Bản chất và vai trò phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. 1.1.1. Quan niệm về phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự * Tư duy và tư duy biện chứng duy vật Tư duy là một trong những hoạt động sống cơ bản nhất của loài người, nhờ có tư duy mà mọi hoạt động của con người diễn ra đúng ý định và đạt hiệu quả. Xét ở một góc độ nhất định, không thể có hoạt động thực tiễn nếu không có tư duy. Vì lẽ đó, tư duy từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như triết học, lôgíc học, tâm lý học, điều khiển học… Triết học Mác-Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những qui luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên xã hội và tư duy. Tư duy trong triết học Mác-Lênin được xem xét là “Sản phẩm cao nhất của cáí vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp qui luật của thực tại [46,634]. Tư duy, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, trước hết là sản phẩm của bộ óc người, phản ánh thế giới khách quan trên cơ sở của hoạt 9 động thực tiễn. Ph. Ăngghen khẳng định: “Nếu người ta đặt câu hỏi tư duy, ý thức là gì, chúng từ đâu đến thì người ta sẽ thấy chúng là sản phẩm của bộ óc con người” [23,55]. C.Mác cũng chỉ ra rằng : “ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và cải biến đi ở trong đó” [24,35]. Khẳng định tư duy là sản phẩm của bộ óc người, triết học Mác-Lênin đồng thời chỉ ra rằng, tư duy không thể tách rời hoạt động thực tiễn của con người, giữa tư duy và hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng. Muốn có tư duy phải có hoạt động thực tiễn, ngược lại muốn hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả phải trên cơ sở tư duy. Khi chỉ ra sự phụ thuộc của tư duy vào hoạt động thực tiễn Ph. Ăngghen viết: “chính việc người ta biến đổi giới tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta học cải biến tự nhiên” [23,720]. Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát hoá, trừu tượng hoá thế giới hiện thực. Tư duy là sự phản ánh, nhưng đây không phải là sự phản ánh nói chung, mà là sự phản ánh năng động, tích cực, sáng tạo của chủ thể ở giai đoạn nhận thức lý tính. Nếu ở giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức của con người mới chỉ dừng lại ở sự kiện, hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, ngẫu nhiên, bề ngoài thì ở giai đoạn nhận thức lý tính, bằng tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách khái quát hoá, trừu tượng hoá, thông qua hệ thống các khái niệm, phán đoán, suy luận. Nhờ khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá mà tư duy con người phản ánh được mối liên hệ chung, bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ở giai đoạn tư duy trừu tượng, con người nhận thức một cách gián tiếp, tức là không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhận thức. Chính vì vậy, tư 10 duy có vai trò to lớn: chỉ đạo và định hướng cho mọi hoạt động của con người. Tư duy con người có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, thiếu ngôn ngữ, tư duy không thể tồn tại. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để con người giao tiếp, trao đổi với nhau mà còn là phương tiện lưu trữ thông tin, thực hiện cơ chế “di truyền” xã hội, phản ánh khái quát các sự vật, hiện tượng, tổng kết các hoạt động thực tiễn của con người, truyền đạt kinh nghiệm giữa các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử. Nếu tư duy phản ánh sự vật thì ngôn ngữ thể thể hiện sự vật; tư duy có chức năng khái quát hoá, trừu tượng hoá, thì ngôn ngữ là công cụ của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá đó. Tư duy là quá trình phản ánh thế giới khách quan, song đó không phải là một quá trình phản ánh máy móc, bị động, tiêu cực mà là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo. Tính tích cực của tư duy thể hiện ở chỗ, nó vượt qua khỏi giới hạn của nhận thức cảm tính để phản ánh cái bên trong, bản chất của sự vật. Sự phản ánh tích cực của tư duy đó dựa trên bản chất người - là thực thể năng động, sáng tạo, luôn vươn tới nhận thức và cải tạo thế giới. V.I.Lênin chỉ ra rằng, thế giới không thoả mãn con người mà con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động thực tiễn của mình. Tính tích cực của tư duy không tách rời tính sáng tạo của nó. Chính quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan, đã đem lại cho nhận thức khoa học năng lực khám phá, sáng tạo những tri thức mới về các mối liên hệ bản chất, các tính qui luật khách quan chi phối sự phát triển của hiện thực, tái tạo trong tư duy các sự kiện và các quá trình lịch sử xảy ra cũng như dự báo các mô hình lý luận của xã hội tương lai. Trên con đường chiếm lĩnh chân lý, chủ thể tư duy không chỉ biết đặt ra các vấn đề mới, mà còn giải quyết chúng bằng những phương pháp thích hợp. Đó cũng là quá trình chủ thể tư duy huy động vốn tri thức, kinh 11 nghiệm , sự hiểu biết để giải quyết vấn đề đặt ra. Ngoài ra, tính sáng tạo của tư duy còn thể hiện ở các khả năng tưởng tượng, trực giác. Tư duy phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, sáng tạo nhưng mức độ đạt được và trình độ tư duy mà con người có được ở mỗi giai đoạn lịch sử là không giống nhau. Xét cho cùng mức độ đó phụ thuộc vào năng lực của mỗi người và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Như vậy, tư duy là sự phán ánh hiện thực khách quan bằng con đường khái quát hoá, trừu tượng hoá, hướng vào nhận thức bản chất, qui luật vật động, biến đổi của đối tượng. Tư duy là quá trình suy nghĩ, vận dụng các khái niệm, phạm trù theo những nguyên tắc lôgíc chặt chẽ nhằm đạt đến chân lý. Đây là quá trình chuyển lôgíc khách quan thành lôgíc chủ quan, chuyển tính tất yếu của hiện thực thành qui luật của lý tính. Tư duy là quá trình sáng tạo hiện thực dưới dạng tinh thần, là sự tìm tòi, khám phá và đề xuất cái mới theo khuynh hướng không ngừng bổ sung, đổi mới tri thức, nhận thức đã có. Qui luật của tư duy là qui luật của sự phát triển, tìm tòi, phát hiện cái mới. Tư duy không có mục đích tự thân mà luôn hướng vào hiện thực để hiện thực hoá mình. Đây là quá trình chuyển lôgíc chủ quan thành lôgíc khách quan. Trong mỗi chủ thể tư duy, không phải bao giờ cũng đạt được những tính chất trên, bởi lẽ tư duy là quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn thông qua phản ánh sáng tạo của chủ thể, nếu hoạt động thực tiễn của con người là nguồn gốc, động lực chủ yếu của tư duy, thì chính thực tiễn đồng thời là tiêu chuẩn cao nhất của tư duy, là cái điều chỉnh tư duy. V.I. Lênin đã diễn đạt một cách cô đọng, biện chứng sự hình thành và phát triển tư duy trong mối quan hệ với thực tiễn như sau: 12 “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức thực tại khách quan” [17,179]. Tư duy, một mặt là sản phẩm của bộ óc người, mặt khác là kết quả của hoạt động cải tạo thực tiễn. Do đó, sự phát triển của tư duy không chỉ phụ thuộc vào điều kiện hoạt động sản xuất vật chất, vào trình độ phát triển của xã hội, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tư duy nhân loại cũng vận động, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít sâu sắc đến sâu sắc hơn, theo xu hướng ngày càng phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Có thể nói lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy: Biện chứng và siêu hình. Chính sự đấu tranh lâu đài của hai phương pháp này trong lịch sử đã thúc đẩy tư duy triết học phát triển và hoàn thiện với sự thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật. Sự ra đời của tư duybiện chứng duy vật đã đặt cơ sở khoa học định hướng cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Trên cơ sở chỉ ra tính thứ nhất của biện chứng khách quan và tính thứ hai của biện chứng chủ quan, Ph. Ăngghen đã chỉ ra thực chất của tư duy biện chứng duy vật, ông viết: “Biện chứng gọi là khách quan, thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan tức tư duy biện chứng thì chỉ phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên của sự vận động thông qua những mặt đối lập, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt này thành mặt kia Respective (tương tự) với những hình thức cao hơn đã qui định sự sống của giới tự nhiên” [23,694]. Như vậy, xét về bản chất, tư duy biện chứng duy vật là sự phản ánh vào ý thức con người sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực. Xét về hình thức, tư duy biện chứng duy vật là chủ quan vì nó phản ánh thực hiện khách quan thông qua hoạt động nhận thức của con người, phụ thuộc vào chủ thể 13 nhận thức. Xét về nội dung thì tư duy biện chứng duy vật là khách quan vì nó do thế giới khách quan quyết định. Ở đây, cần phân biệt giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Bởi lẽ, tư duy ngoài việc phản ánh qui luật khách quan của thế giới hiện thực thì bản thân tư duy cũng có qui luật lôgíc riêng, qui luật nội tại của nó. Chính nhờ đặc điểm đó mà tư duy biện chứng duy vật không chỉ phán ánh qui luật vận động của thế giới khách quan mà còn mang bản chất khoa học, sáng tạo, là cơ sở để chỉ đạo, dự báo, định hướng cho hoạt động của con người. Tư duy biện chứng duy vật là loại hình tư duy phát triển cao nhất trong lịch sử tư duy triết học nhân loại, nó vừa là kết quả của sự kế thừa thành tựu tư duy biện chứng trong lịch sử tư duy nhân loại, đồng thời là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn lịch sử xã hội cũng như nhận thức của loài người. Sự ra đời và phát triển của tư duy biện chứng là quá trình phát triển tất yếu hợp qui luật. Thực chất của tư duy biện chứng duy vật là “phép biện chứng chủ quan” có nội dung phản ánh “biện chứng khách quan”; Vì vậy, “các qui luật của tư duy biện chứng duy vật thực chất là qui luật của phép biện chứng nhưng xét trong sự khúc xạ cụ thể, đặc thù vận động vào trong lĩnh vực tư duy” [22,131]. Trong đó, giới tự nhiên và hoạt động cải tạo nó là cơ sở trực tiếp của tư duy biện chứng duy vật và sự phát triển của tư duy luôn được bổ sung bằng những tài liệu của hoạt động thực tiễn. Vì vậy, hoạt động thực tiễn càng tích cực, sự trau dồi, tích luỹ tri thức khoa học càng nhiều thì chất lượng sản duy biện chứng duy vật càng cao. So với các phương pháp tư duy đã từng tồn tại trong lịch sử triết học , tư duy biện chứng duy vật có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, tư duy biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng. Đặc trưng này làm cho tư duy biện chứng duy vật khác về chất so với các phương pháp tư duy đã từng tồn tại và xuất hiện trong lịch sử triết học. 14 Nếu tư duy biện chứng duy tâm của Hêghen được coi là hình thức tư duy phát triển cao nhất trước Mác (nhưng lại “lộn đầu” xuống đất) thì tư duy biện chứng duy vật ra đời đã khắc phục được những hạn chế trong tư duy biện chứng của Hêghen và do đó nó phản ánh đúng đắn sự vận động, phát triển của thế giới khách quan. Nếu tư duy chính xác (tư duy hình thức) chỉ phản ánh trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng thì tư duy biện chứng duy vật không chỉ phản ánh trạng thái “tĩnh” mà còn phản ánh trạng thái “động” của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tư duy biện chứng duy vật bao chứa tư duy chính xác . Nếu tư duy siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, bất biến, không vận động không biến đổi thì tư duy biện chứng duy vật xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, trong trạng thái luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Nếu tư duy siêu hình phủ nhận mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển thì tư duy biện chứng duy vật thừa nhận sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn và coi đó là nguồn gốc, động lực của sự vật động, phát triển. Đây chính là hạt nhân của tư duy biện chứng duy vật. Với quan niệm như vậy, tư duy biện chứng duy vật đem lại cho ta “chìa khoá” để hiểu sự “tự thân vận động của tất thảy mọi cái đang tồn tại”. Thứ hai, tư duy biện chứng duy vật mang tính toàn diện, phản ánh mối liên hệ phong phú của thế giới khách quan. Tính toàn diện của tư duy biện chứng duy vật có cơ sở từ mối liên hệ phổ biến của thế giới khách quan. Tính toàn diện của tư duy biện chứng duy vật khác hẳn so với tư duy siêu hình phiến diện, một chiều. Nhờ đặc trưng này tư duy biện chứng duy vật không những phản ánh mối liên hệ phong phú, đa dạng của thế giới khách quan mà còn rút ra được mối liên hệ chủ yếu, của sự vật trong điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, nó giúp cho con người trong hoạt động thực tiễn, vừa đạt được tính đồng bộ, đồng thời giải quyết được khâu trọng tâm, trọng điểm, đem lại hiệu quả cao. 15 Thứ ba, tư duy biện chứng duy vật phản ánh đúng đắn sự vận động, phát triển của thế giới khách quan. Đây cũng là đặc trưng quan trọng để phân biệt tư duy biện chứng duy vật với tư duy siêu hình và tư duy biện chứng duy tâm. Cơ sở khách quan của nó chính là sự phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới hiện thực. Nhờ sự phản ánh đó, tư duy biện chứng duy vật phát hiện tính tất yếu cũng như sự ra đời của cái mới từ cái cũ, trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, tuân theo những qui luật khách quan của thế giới hiện thực. Mặt khác, tư duy biện chứng duy vật cũng có quá trình tự thân phát triển, những khái niệm, phạm trù của tư duy biện chứng duy vật luôn được bổ sung, phát triển phù hợp với sự vận động, phát triển của bản thân sự vật. Thứ tư, tư duy biện chứng duy vật mang tính khách quan. Đây không chỉ là đặc trưng cơ bản mà còn là đòi hỏi tất yếu của tư duy khoa học. Tư duy biện chứng duy vật luôn thống nhất với tồn tại, luôn được bổ sung, phát triển và do đó phản ánh đúng thực tiễn. Ở đây, tính khách quan của tư duy biện chứng duy vật không đồng nhất với tính khách quan của thế giới vật chất. Sự đồng nhất trong trạng thái động chứ không phải sự đồng nhất trừu tượng, tuyệt đối. Tư duy biện chứng duy vật không chỉ giúp chủ thể nhận thức, phản ánh đúng đắn qui luật vận động, phát triển của thế giới khách quan, mà còn giúp cho chủ thể đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác, phù hợp với sự vận động, phát triển của thế giới khách quan. Việc phá vỡ hoặc vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến sai lầm là rơi vào chủ nghĩa duy tâm hoặc chủ quan duy ý chí. Thứ năm, tư duy biện chứng duy vật mang bản chất khoa học và cách mạng, có tính phê phán và tính chiến đấu cao. Tư duy biện chứng duy vật không chỉ tạo ra tri thức mới mà còn giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra. Với việc tuân thủ các nguyên tắc, qui luật của phép biện chứng duy vật, tư duy biện chứng duy vật không những phản ánh đúng đắn qui luật 16 phát triển của thế giới khách quan mà còn tạo ra tri thức mới về đối tượng, dự báo được xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, và do đó phát hiện ra bản chất và qui luật vận động, phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. Đứng trước tư duy biện chứng duy vật không có gì trong thế giới là cố định, bất biến, mà luôn vận động, biến đổi không ngừng. Do đó, mọi hình thức tư duy như tư duy siêu hình, duy tâm, tư biện đều phải được thay thế, loại bỏ. Tư duy biện chứng duy vật không chỉ có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động thực tiễn mà luôn được đổi mới, bổ sung bằng tư liệu của thực tiễn. Do đó, mọi hoạt động của con người dựa trên cơ sở tư duy biện chứng duy vật sẽ tránh được những biến cố ngẫu nhiên, bất ngờ, những cái phát sinh không lường trước và do đó con người chủ động giải quyết một cách có hiệu quả trong mọi công việc mọi hoàn cảnh, tình huống đặt ra. Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm: Tư duy biện chứng duy vật là loại hình tư duy phát triển cao nhất của loài người, là sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng, phản ánh đúng đắn mối liên hệ, sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, mang bản chất khoa học, cách mạng vừa tạo ra tri thức mới vừa giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra. * Đặc điểm của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay Sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là một bộ phận đội ngũ sĩ quan kỹ thuật. Họ là những người trực tiếp quản lý,khai thác,sử dụng, nghiên cứu, phát triểm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự ở các đơn vị, các cơ sở sản xuất quốc phòng, các cơ quan nghiên cứu, thiết kế , các học viện, nhà trường, các cơ quan tham mưu chiến lược... Có tuổi đời từ 20 đến 35 có quân hàm từ thiếu uý đến thiếu tá, có trình độ từ cao đẳng đến tiến sĩ khoa học kỹ thuật quân sự 17 Sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, họ là những người trẻ tuổi. Xét ở góc độ sinh học, họ đang ở giai đoạn phát triển về thể chất, giai đoạn sung sức nhất của đời người. Xét về phương diện xã hội, họ đang ở giai đoạn hoàn thiện tri thức, và tích luỹ kinh nghiệm cuộc sống. Mặt mạnh của họ là ham hiểu biết, có hoài bão, ước mơ vươn tới đỉnh cao của khoa học, tư duy nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, dễ dàng tiếp thu cái mới, tài năng trí tuệ đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Đây cũng là giai đoạn họ muốn tự khẳng định mình, muốn cống hiến tài năng, trí tuệ, phát minh, sáng chế, phát triển khoa học kỹ thuật quân sự. Bên cạnh đó, ở họ còn tồn tại một số hạn chế như tính bồng bột của tuổi trẻ, tính tự kiêu, tự mãn do đó, khi gặp khó khăn tạm thời dễ hoang mang, dao động, chùn bước trước khó khăn, tư duy của họ có lúc thiên về cảm tính hơn là suy lý, phần đông sĩ quan kỹ thuật trẻ khả năng khái quát hoá lý luận còn kém. Vì vậy, sự nhìn nhận đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội và khoa học kỹ thuật quân sự dễ dẫn đến sự phiến diện, chủ quan, siêu hình. Đặc biệt, do đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ, họ dễ bị tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công việc của người sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. Phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là cơ sở để họ phát huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế, định hướng đúng đắn cho mọi suy nghĩ và hành động của họ. Thứ hai, sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự được đào tạo cơ bản, chuyên sâu trong các nhà trường quân đội, nhưng chưa trải nghiệm nhiều trong hoạt động thực tiễn khoa học kỹ thuật quân sự và cuộc sống. Sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là những người được lựa chọn trong hàng ngũ những thanh niên Việt Nam ưu tú, được đưa vào đào tạo trong các nhà trường kỹ thuật quân sự. Ở họ hội tụ đầy đủ phẩm chất và năng 18 lực của người sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, có kiến thức toàn diện về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững thế giới quan phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có khă năng học tập theo nguyên tắc tự giáo dục liên tục và học tập suốt đời. Họ nắm vững tri thức khoa học hiện đại, sử dụng thông thạo tin học, ngoại ngữ và các phương tiện tiên tiến khác. Hầu hết sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật quân sự, đồng thời có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới được chuyển giao và tiến tới sáng tạo những công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghệ quốc phòng thời kỳ mới. Tuy nhiên, do còn trẻ tuổi, chưa trải nghiệm qua chiến tranh, chưa được rèn luyện nhiều trong thực tiễn quân sự, vốn sống, kinh nghiệm còn hạn chế. Một số sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự, nhất là sĩ quan mới ra trường còn có những hạn chế nhất định. Những kiến thức mà họ hiện có còn bất cập nhiều so với thực tiễn đòi hỏi, nhất là kiến thức khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học nghệ thuật quân sự. Tất cả điều đó không những làm cho tâm lý của họ phức tạp, mà còn dẫn đến kéo dài sự non nớt, làm chậm quá trình phát triển của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. Do đó, việc phát triển tư duy biện chứng duy vật của họ luôn là đòi hỏi cấp bách, là công cụ để tiếp thu, củng cố tri thức, phát triển phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng, bảo dưỡng và phát triển nền khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà. Thứ ba, tư duy của họ chịu sự ảnh hưởng của hoạt động chuyên môn khoa học kỹ thuật quân sự. 19 Ngay từ khi được đào tạo trong nhà trường quân đội cũng như thực tiễn công tác trong ngành khoa học kỹ thuật quân sự sau này, họ được tiếp cận trực tiếp với kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật quân sự, với những đối tượng của kỹ thuật quân sự, các phương tiện trực quan, trang bị, vũ khí, đạn dược. Vì vậy, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật quân sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đội ngũ này, ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách tư duy, suy nghĩ của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự. Do quá nhấn mạnh khoa học kỹ thuật, họ dễ rơi vào phương pháp tư duy cụ thể, máy móc, tư duy theo kiểu chuyên môn thuần tuý, ít quan tâm đến vấn đề chính trị. Mặt khác, do lao động chuyên môn kỹ thuật quân sự với đặc thù là có tính chuyên môn hóa cao, tính chất dây chuyền ổn định nên nghề nghiệp của người sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự có tính chuyên môn hoá cao, dẫn đến việc xuất hiện tư tưởng “an phận” với công việc, nghề nghiệp quen thuộc, sĩ quan trẻ ngại thay đổi, không muốn xáo trộn cuộc sống hàng ngày. Phát triển tư duy biện chứng duy vật cho đội ngũ sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là đòi hỏi cấp thiết, có vai trò hết sức quan trọng, giúp người sĩ quan kỹ thuật phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu, chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, làm chủ kiến thức khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, năng động và sáng tạo hơn trong nghiên cứu ứng dụng, khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại. * Tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự Tư duy là sản phẩm của bộ óc người, phản ánh thế giới khách quan trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn của người sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự quy định sự hình thành phát triển tư duy của họ. Từ sự hiểu biết về sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật như trên, bước đầu ta có thể quan niệm: tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo đời 20 sống hoạt động quân sự và thực tiễn quản lý, khai thác, sử dụng, nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính, qui tinh, nhuệ, từng bước hiện đại bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực chất tư duy của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là tư duy biện chứng duy vật, phải ánh mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Tư duy là sản phẩm của bộ óc người, phản ánh thế giới khách quan trên cơ sở của hoạt động thực tiễn. Do đó, hoạt động của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự và môi trường quân sự cũng như đặc điểm tâm sinh lý của họ, quyết định sự hình thành và phát triển tư duy biện chứng duy vật của họ. Tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự vừa mang đặc trưng chung của tư duy biện chứng duy vật đồng thời, có nét riêng biệt như gắn liền với hoạt động kỹ thuật quân sự, có tính quyết đoán, tính định hướng chính trị, tính nhanh nhạy cao. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu hoàn toàn đồng nhất tư duy biện chứng duy vật với tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự, hoặc tách rời, hoặc tuyệt đối hai khái niệm này. Cũng sẽ là sai lầm nếu chúng ta gán ghép một cách áp đặt, những qui luật của phép biện chứng duy vật trong hoạt động quân sự của thời kỳ trước hoặc của sĩ quan trung cao cấp vào hoạt động của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự, khi mà điều kiện, hoàn cảnh đã thay đổi. Nhiệm vụ của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay đòi hỏi tư duy biện chứng của họ phải được phân tích, xem xét trong điều kiện cụ thể gắn với hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự , có như vậy mới tìm ra được nét đặc thù phát triển tư duy biện chứng duy vật của họ, nhờ đó mà giải quyết mọi công việc của chuyên ngành, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là sự phản ánh ở trình độ cao của nhận thức lý tính, là kết quả của sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, nắm bắt bản chất, qui luật biện chứng của hoạt 21 động khoa học kỹ thuật quân sự, của thực tiễn nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật quân sự vào khai thác, bảo quản, quản lý, sản xuất và sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự ở đơn vị cơ sở trong toàn quân hiện nay. Cơ sở của tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự dựa trên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự không chỉ giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội, của hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự, mà họ còn tìm ra các mối liên hệ bản chất, tất yếu, chi phối hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý các hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự, qua đó họ nhận thức được mục đích, ý nghĩa công việc của họ. Do vậy, mỗi quan điểm, kết luận mà họ đưa ra trở thành nguyên tắc xác định phương pháp, cách thức tiến hành công việc của họ. Rõ ràng sự hình thành và phát triển của tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự vừa chịu sự chi phối bởi qui luật chung của tư duy biện chứng duy vật, đồng thời chịu sự chi phối của những qui luật đặc thù trong lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự. Sự phân biệt đó là cơ sở cần thiết để tìm ra các giải pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay. * Phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự Phát triển, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vât biện chứng, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là khuynh hướng chung, phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, từ tự nhiên đến xã hội và tư duy. Sự phát triển diễn ra theo qui luật khách quan của phép biện chứng duy vật. 22 Có thể quan niệm rằng: phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là quá trình không ngừng bổ sung tri thức, nâng cao năng lực khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn luyện phương pháp tư duy năng động, sáng tạo, tự chủ, quyết đoán của họ, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nền khoa học - kỹ thuật quân sự, phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội từng bước hiện đại, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự là quá trình không ngừng bổ sung, củng cố và chính xác hoá tri thức, nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật quân sự về cuộc sống. Sĩ quan trẻ ngành khoa học kỹ thuật quân sự được trang bị hệ thống kiến thức tương đối toàn diện về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thật, khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kiến thức công cụ, cơ sở ban đầu làm nền tảng để họ bước vào hoạt động thực tiễn khoa học kỹ thuật quân sự. Thực tiễn nghiên cứu, phát triển nền khoa học kỹ thuật quân sự cho thấy sĩ quan trẻ luôn vấp phải hàng loạt mâu thuẫn, những tình huống mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, họ phải giải quyết. Song, kiến thức họ được trang bị trong nhà trường quân đội lại luôn luôn thiếu, thậm chí đã trở nên lạc hậu so với hiện tại. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện đại việc áp dụng thành tựu của nó vào trong lĩnh vực quân sự, vào thiết kế, chế tạo trang bị vũ khí kỹ thuật, các thế hệ vũ khí mới liên tục ra đời với nhiều tính năng tác dụng và nguyên lý hoạt động mới lạ. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào kiến thức cũ thì rất dễ rơi vào sự lạc hậu về thông tin, về khoa học kỹ thuật quân sự. Do vậy, họ phải tích cực học hỏi, tích luỹ bổ sung tri thức mới cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn mới giúp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng