Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã gia hưng (gia viễn – ninh bì...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã gia hưng (gia viễn – ninh bình) giai đoạn 2005 – 2015

.PDF
56
207
105

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ====== DƢƠNG THỊ LỢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA HƢNG (GIA VIỄN – NINH BÌNH) GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ====== DƢƠNG THỊ LỢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA HƢNG (GIA VIỄN – NINH BÌNH) GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN VĂN DŨNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong Khoa Lịch sử đã tạo điều kiện cho em có một môi trƣờng học tập tốt, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Dũng đã quan tâm, giúp đỡ và tận tình hƣớng dẫn cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khoá luận này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên em, động viên để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng nhƣng những vấn đề em trình bày trong khóa luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài khóa luận của mình. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Dƣơng Thị Lợi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả của cá nhân tôi với sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn Dũng, không trùng với đề tài của các công trình nghiên cứu khác. Nếu không đúng với lời cam đoan của mình tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Sinh viên thực hiện Dƣơng Thị Lợi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................................. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................. Error! Bookmark not defined. 5. Những đóng góp của Khóa luận.................................................................... 6 6. Bố cục của Khóa luận ................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN .. 8 XÃ GIA HƢNG (GIA VIỄN - NINH BÌNH) .................................................. 8 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Gia Hƣng (Gia Viễn – Ninh Bình) ............................................................................................. 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8 1.1.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................ 8 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................ 8 1.1.1.3. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ....................................................... 9 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 10 1.2. Thực trạng nguồn nhân lực xã Gia Hƣng trƣớc 2005 .............................. 12 1.2.1. Thực trạng về số lƣợng nguồn nhân lực ............................................... 12 1.2.2. Thực trạng về chất lƣợng nguồn nhân lực ............................................ 14 1.2.2.1. Tình trạng sức khỏe (thể lực) ............................................................. 14 1.2.2.2. Trình độ văn hóa (trí lực) ................................................................... 15 1.2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật ........................................................... 15 1.2.2.4. Phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của nguồn nhân lực ............ 16 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA HƢNG (GIA VIỄN - NINH BÌNH) GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 ......................................................................................................................... 18 2.1. Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................................................................. 18 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .................................................................... 18 2.1.2. Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực xã Gia Hƣng nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................... 21 2.2. Thành tựu và hạn chế ............................................................................... 28 2.2.1. Thành tựu .............................................................................................. 28 2.2.1.1. Nhận thức về vai trò đào tạo nguồn nhân lực đƣợc nâng cao ............ 28 2.2.1.2. Xây dựng và phát triển cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của xã ............................................................................................... 29 2.2.1.3. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của xã Gia Hƣng ......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Hạn chế.................................................................................................. 32 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA HƢNG ..................................................................................... 34 3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 34 3.1.1. Nguồn nhân lực xã Gia Hƣng chiếm tỷ lệ lớn và tăng nhanh............... 34 3.1.2. Nguồn nhân lựC xã Gia Hƣng thu nhập thấp, vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn vẫn tiếp tục đặt ra gay gắt ................................................ 35 3.1.3. Nguồn nhân lực xã Gia Hƣng mang tính thời vụ .................................. 36 3.1.4. Chất lƣợng nguồn nhân lực xã Gia Hƣng có nhiều đặc tính phù hợp với sự phát triển, nhƣng cũng còn những hạn chế rất lớn trong quá trình tiến hành CNH - HĐH đất nƣớc ..................................................................................... 36 3.2. Tác động ................................................................................................... 38 3.2.1. Về kinh tế .............................................................................................. 38 3.2.2. Về văn hóa - xã hội ............................................................................... 41 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Để phát triển đất nước, mỗi quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản, như: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn vốn… trong đó, nguồn nhân lực hay nguồn lực con người luôn luôn là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển. Vì vậy, việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia có vị trí trung tâm và có tầm quan trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức và quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của lao động xã hội cho phát triển” [17, tr.5]. Con ngƣời xã hội chủ nghĩa không thể chỉ biết chữ, mà còn là sản phẩm của nền giáo dục hiện đại. “Nguồn nhân lực” có một ý nghĩa rất quan trọng, con ngƣời không chỉ là chủ thể mà còn là sản phẩm của lịch sử, của hoàn cảnh. Sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho con ngƣời. Khi nghiên cứu sự phục hồi nhanh chóng của Tây Âu và của nhiều nƣớc châu Á mới nổi lên nhƣ: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của các nƣớc công nghiệp mới, các nƣớc trong khối ASEAN phần lớn đều nhờ vào sự phát triển của nguồn lực con ngƣời. “Trong sự vận hành của mình, nguồn nhân lực con ngƣời trải qua các quá trình từ sự hình thành, phát triển, tái sản xuất, phân bổ đến việc sử dụng vào các hoạt động của sản xuất xã hội. Đối với từng cá nhân ngƣời lao động thì các quá trình này diễn ra theo một trình tự trƣớc sau (sinh ra, lớn lên, đi học, tham gia vào các quá trình sản xuất ở một ngành, lĩnh vực, đƣợc trả lƣơng, kết thúc quá trình tham gia lao động và hƣởng bảo hiểm xã hội), nhƣng xét cho đến toàn xã hội thì các quá trình trên diễn ra đồng thời. Trong mỗi quá trình đó, con ngƣời tham gia vào các quan hệ xã hội, trong đó có các quan hệ lao động nhƣ: quan hệ trong việc tham gia giáo dục, đào tạo; quan hệ tham gia 1 vào lao động snả xuất, tham gia vào quá trình phân phối thông qua tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội…”. Việc nghiên cứu về nguồn nhân lực của một địa phƣơng hay của một quốc gia là rất cần thiết. Xã Gia Hƣng là một xã miền núi, dân số trung bình năm 2015 của xã là 7028 ngƣời, mật độ dân số là 443 ngƣời/km2, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, diện tích đất rừng rộng nhƣng đất canh tác hoa màu chiếm diện tích nhỏ, các nguồn lực chất lƣợng cao của địa phƣơng còn khiêm tốn, từ nhiều năm qua đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành nên bộ mặt “kinh tế - xã hội” của xã đã có những bƣớc ti khá khích lệ, song chƣa thoát khỏi nghèo đói và một số địa phƣơng trong xã vẫn còn những hủ tục lạc hậu. Các qui hoạch trên địa phƣơng chƣa đƣợc đồng bộ chƣa thực sự khoa học. Đặc biệt là hiện trạng nguồn lao động có số lƣợng đông nhƣng về mặt chất lƣợng và về cơ cấu vẫn còn kém và còn nhiều bất cập: việc đào tạo, bố trí chƣa thực sự hợp lý, chƣa có chính sách để thu hút đối với nguồn lực có tay nghề cao. Vì những tồn tại trên nên để đƣa nền “kinh tế - xã hội” xã Gia Hƣng phát triển trong điều kiện hiện nay thì vấn đề nghiên cứu về sự phát triển nguồn lực con ngƣời là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề: “Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã Gia Hƣng (Gia Viễn – Ninh Bình) giai đoạn 2005 – 2015” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con ngƣời là nguồn lực cơ bản của sự phát triển “kinh tế - xã hội”, UNESCO cho rằng “Con ngƣời đứng ở trung tâm của sự phát triển, các tác nhân và là mục đích của sự phát triển” [16, tr.3]. Ở nƣớc ta, nhận thức vai trò động lực của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển đất nƣớc, Đảng ta đã chỉ đạo “lấy việc phát huy yếu tố con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Bởi vậy mà vấn đề về “con ngƣời” hay phát huy “nguồn lực con ngƣời” luôn đƣợc quan tâm một cách đặc biệt. Đã từng có rất nhiều những tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: - Nguyễn Hữu Dũng (2003), “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con ngƣời ở Việt Nam” NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. Đây là công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực trí tuệ nói riêng trong quá trình đẩy mạnh “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” đất nƣớc. Tác giả đã trình bày trong đó các “vấn đề lý luận và thực tiễn” về sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam; tác giả đã đề cập đến thực trạng về nguồn nhân lực trong thời gian 15 năm và đánh giá đƣợc về vấn đề này. Qua đó, cũng đã chỉ ra những kinh nghiệm “phát triển nguồn nhân lực” của một số nƣớc phát triển nhƣ: Trung Quốc, Mĩ, Nhật Bản và đề xuất đƣợc một số giải pháp để “phát triển nguồn nhân lực” ở nƣớc ta trong giai đoạn mới. - Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), “Về phát triển toàn diện con ngƣời thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị quốc gia. Tác giả chỉ ra 5 đặc điểm trí tuệ quan trọng nhất mà ngƣời Việt Nam cần có: Có năng lực tƣ duy sáng tạo; có năng lực tiếp thu nhanh và vận dụng linh hoạt; có năng lực quản lý; có kiến thức rộng rãi và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra con ngƣời Việt Nam có nhân cách đƣợc phát triển toàn diện. Trong đó, nhu cầu và động cơ, hứng thú sở 3 thích trí tuệ và tài năng, nhân sinh quan và quan niệm giá trị, lý tƣởng và niềm tin, tích cách và khí chất của họ đều phát triển theo hƣớng lành mạnh. - Trần Kim Hải (1999), “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta”. Công trình nghiên cứu đã phân tích nhiều góc độ về hiện trạng về việc “sử dụng nguồn nhân lực” trong thời kỳ mới. Theo đó, nguồn nhân lực hiện có chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” ở nƣớc ta. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lƣợng “nguồn nhân lực” nƣớc ta bằng việc đa dạng hóa quy mô đào tạo thông qua các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu và đổi mới nội dung cũng nhƣ chƣơng trình đào tạo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực. Tất cả phải hƣớng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực tiềm năng để đáp ứng đƣợc những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế. - Đoàn Văn Khái (2005), “Nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ đƣợc vị trí, đặc điểm và nâng cao hiệu quả khai thác, “phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác và “phát triển nguồn lực con ngƣời” hợp lý, có hiệu quả. - Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Đại hội XI với vấn đề phát triển nguồn nhân lực”, Báo tin tức.vn ngày 18/5. Trên cơ sở việc hệ thống hóa các quan điểm của Đảng về vấn đề “phát triển nguồn nhân lực” qua các kỳ đại hội (thời đổi mới), tác giả đã phân tích, đối chiếu, đánh giá và so sánh sự phát triển trong nhận thức cũng nhƣ chỉ đạo thực tiễn, để rút ra những điểm mới trong tƣ duy lãnh đạo của Đảng về “vấn đề con ngƣời”, vai trò của “con ngƣời” đối với “phát triển chiến lược con người” trong thời gian tới. 4 - Hà Quý Tình (1998) “Nguồn nhân lực nông thôn - thực trạng và giải pháp”, Nghiên cứu lý luận, số 10. Trong baì viết, tác giả đã đánh giá hiện trạng “nguồn nhân lực nông thôn” của đất nƣớc ta với những đặc trƣng cơ bản, phổ quát nhất nhƣ: Lao động mang tính thời vụ, chất lƣợng chƣa cao, sức khỏe hạn chế, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp; số lƣợng “nguồn lực nông thôn” cao. Đồng thời nêu lên những yếu tố làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng “nguồn nhân lực” và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng “nguồn nhân lực nông thôn”. Ở xã Gia Hƣng có một số báo cáo là “Tình hình phát triển kinh tế của xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017” và “Báo cáo thực trạng nguồn nhân lực tại Gia Hưng, Gia Viễn, Ninh Bình (10/2014)”. Những đề tài này đã phân tích đƣợc sự tác động của các nhân tố “kinh tế - xã hội” đối với việc phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ nêu đƣợc thực trạng sự “phát triển nguồn nhân lực” xã Gia Hƣng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong các đề tài trên trên chƣa có đề tài nào nào đi sâu tìm hiểu về “nguồn nhân lực nông thôn” của xã Gia Hƣng, Gia Viễn, Ninh Bình. Cũng chính vì lý do đó mà bản thân tôi hình thành ý tƣởng và các nội dung cần nghiên cứu từ thực tiễn để hoàn thành đề tài này. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội đồng thời làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn cũng nhƣ quá trình phát triển nguồn nhân lực của xã Gia Hƣng – huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2015. Qua đó nêu lên đƣợc một số nhận xét về nguồn nhân lực của xã Gia Hƣng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 - Nêu cơ sở để phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã Gia Hƣng trƣớc năm 2005. - Phân tích quá trình phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã Gia Hƣng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2015. - Nhận xét về nguồn nhân lực trên địa bàn xã Gia Hƣng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: xã Gia Hƣng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2005 – 2015; Tuy nhiên để làm rõ đƣợc yêu cầu của đề tài, Khóa luận đề cập đến thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn xã Gia Hƣng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn trƣớc năm 2005. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài tôi đã sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. - Thu thập tài liệu, số liệu. - Sử dụng phƣơng pháp kế thừa, tất cả các thông tin, số liệu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn của xã, về điều kiện tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội của xã Gia Hƣng. 5. Những đóng góp của Khóa luận - Đƣa ra đƣợc một số nhận xét về thực trạng nguồn nhân lực nông thôn xã Gia Hƣng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2015. - Khóa luận này có thể sử dụng làm tài liệu cho cán bộ xã Gia Hƣng trong việc tìm hiểu về sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn của xã Gia Hƣng và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập. 6. Bố cục của Khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận đƣợc chia thành 3 chƣơng: 6 Chƣơng 1: Cơ sở phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã Gia Hƣng (GiaViễn – Ninh Bình). Chƣơng 2: Quá trình phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã Gia Hƣng (Gia Viễn – Ninh Bình) giai đoạn 2005 – 2015. Chƣơng 3: Một số nhận xét về nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn xã Gia Hƣng. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA HƢNG (GIA VIỄN - NINH BÌNH) 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Gia Hƣng (Gia Viễn – Ninh Bình) 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lý Gia Hƣng là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 28km, cách thị trấn Me (huyện lỵ Gia Viễn) 7km. Đây là một xã miền núi, cùng với Xích Thổ, Nho Quan và Gia Hòa, Gia Viễn là những xã miền núi cực bắc của tỉnh Ninh Bình. Xã Gia Hƣng xƣa là quê ngoại của Đinh Bộ Lĩnh (vùng này nay thuộc xã Gia Thủy, Nho Quan ở bên kia sông Bôi), tại đây có di tích động Hoa Lƣ với thung Lau, thung Lá, thung Lụi là nơi gắn với những truyền thuyết tập trận cờ lau của vị vua này. Ranh giới của xã đƣợc xác định nhƣ sau: phía bắc tiếp giáp xã Xích Thổ (huyện Nho Quan) và xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình); phía tây giáp sông Bôi, bên kia sông là xã Gia Sơn, xã Gia Thủy (huyện Nho Quan); phía nam giáp xã Liên Sơn; phía đông giáp xã Gia Hòa. Xã Gia Hƣng có diện tích rộng, toàn xã có 13 thôn, trong đó có 7 thôn giáp sông Hoàng Long, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai do vậy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế của xã phần lớn là sản xuất nông nghiệp. 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình xã Gia Hƣng mang tính chất đặc trƣng của khu vực chuyển tiếp giữa trung du và miền núi. Phần lớn địa hình có hƣớng thấp dần từ tây 8 bắc xuống đông nam với nhiều đồi đất nằm rải rác, các dãy núi đá vôi bao bọc xung quanh, xen lẫn là các sông suối và hồ, đầm. 1.1.1.3. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên Thứ nhất, khí hậu và thủy văn: *Về khí hậu: Xã Gia Hƣng chịu ảnh hƣởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân xã Gia Hƣng tiến hành thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o C, cao nhất là 38oC, thấp nhất là 10,2oC. Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình hàng năm 73%. Tổng số giờ nắng trung bình của xã vàokhoảng 1.600 giờ/năm. Độ ẩm không khí của xã vào khoảng 84%, vào tháng 2 (55%). Đặc biệt, một số năm độ ẩm không khí có những xáo trộn và biến động mạnh do sự bất thƣờng của thời tiết. Ở xã Gia Hƣng có hai hƣớng gió chính: Gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh và khô, thỉnh thoảng có mƣa phùn. Gió tây nam mang theo không khí nóng ẩm, mƣa nhiều. Ngoài ra, xã còn chịu ảnh hƣởng của gió đông nam, thƣờng gây ra mƣa lớn và lũ lụt. *Về thủy văn: Hệ thống thủy văn của xã khá phong phú với mạng lƣới ao hồ, kênh mƣơng dày đặc. Nguồn nƣớc từ sông Bôi (đoạn chảy qua địa bàn xã) và hồ Đầm Cút là nguồn cung cấp nƣớc chính để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Bến Viến còn là nơi giao lƣu, trao đổi hàng hóa của xã với các vùng lân cận, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên chính của xã là đất đai với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.448,5ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 473,5ha (chiếm 32,7% 9 diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 25,9ha (chiếm 1,8%) (số liệu năm 2015) [3, tr.12]. Ngoài ra xã Gia Hƣng còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú với tổng diện tích là 818,19ha giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng Vân Long – Hoa Lƣ quản lý. Trong đó, diện tích đất có rừng tự nhiên đặc dụng là 622,9ha, diện tích đất có rừng trồng đặc dụng 194,26ha giao nhân dân thầu khoán trông coi và bảo vệ đất rừng, đất trồng rừng đặc dụng là 1,03ha. Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng lớn để xã phát triển nền kinh tế nông, lâm kết hợp. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Về dân số: Theo số liệu tổng hợp 2015, xã Gia Hƣng có 1.803 hộ với 7.028 nhân khẩu. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 5038 ngƣời, chiếm 78,5% dân số toàn xã. Nguồn lao động tập chung chủ yếu trong ngành nông nghiệp với 3.705 ngƣời (chiếm 73,5%); lao động trong các ngành công nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành xây dựng là 692 lao động (chiếm 13,8%); lao động dịch vụ - thƣơng mại là 214 ngƣời (chiếm 4,2%). Mặc dù xã có nguồn lao động dồi dào nhƣng số lao động đƣợc đào tạo vẫn còn thấp, tổng số lao động đã qua đào tạo (kể cả công chức, viên chức trong xã) là 722 ngƣời, chiếm 14,3% tổng số lao động của xã [3, tr.13]. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này là rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, từng bƣớc thay đổi bộ mặt quê hƣơng. - Về giáo dục: Xã đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến toàn dânthông qua nhiều hình thức khác nhau trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn minh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đƣợc chú trọng. Tính đến năm 2015, toàn xã có 1.322 gia đình đã đạt danh hiệu gia đình 10 văn hóa, 14/18 đơn vị là đơn vị văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh, 69,23% xóm đạt danh hiệu văn hóa và 8/13 xóm có nhà văn hóa (đạt 61,5%)” [3, tr.14]. Với phƣơng châm xã hội hóa nền giáo dục, nguồn vốn huy động (từ nhân dân, các cấp, các ngành) cho giáo dục đƣợc tăng lên. Cùng với sự quan tâm của cán bộ và chính quyền địa phƣơng nên công tác giáo dục luôn đạt đƣợc những kết quả khá toàn diện. Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao theo hƣớng chuẩn hóa, thực hiện dạy và học đúng chƣơng trình. Công tác phổ cập giáo dục đƣợc thực hiện tốt, xã đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Hàng năm, học sinh trung học cơ sở đỗ tốt nghiệp đạt 97%, học sinh tiểu học lên lớp đạt 100%, học sinh đỗ vào các trƣờng đại học và cao đẳng ngày càng tăng. Công tác khuyến học, khuyến tài đƣợc các thôn, các dòng họ, các tổ chức xã hội quan tâm cũng nhƣ tạo điều kiện giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn vƣơn lên trong học tập. - Về y tế: Công tác chăm sóc về sức khỏe ban đầu cũng có những bƣớc phát triển quan trọng. Nhiều chƣơng trình triển khai tốt nhƣ tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dƣỡng. Đến nay, 100% số trẻ em nằm trong độ tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin. Hàng năm, trạm y tế xã đã thăm khám chữa bệnh, điều trị (cả nội và ngoại trú) cho hàng nghìn lƣợt ngƣời. Số ngƣời tham gia bảo hiểm y tế tƣơng đối cao. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 và trẻ suy dinh dƣỡng giảm. - Về kinh tế: Về kinh tế, Gia Hƣng có địa hình, khí hậu, đất đai phù hợp với việc thành lập các trang trại, vƣờn đồi kết hợp nông – lâm nghiệp. Trên địa bàn xã có rất nhiều mô hình trang trại vừa và nhỏ phát triển và mang lại hiệu quả. Nhờ việc ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng 11 trọt nên đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Công tác thú y đƣợc quan tâm, dịch bệnh đƣợc ngăn chặn kịp thời. Các loại hình dịch vụ sửa chữa cơ khí, điện tử xay xát, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp… có bƣớc phát triển. Trong xã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, tỷ trọng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản ngày một tăng. - Về cơ sở hạ tầng: Trải qua nhiều năm trong lịch sử, đƣợc sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, sự giúp đỡ của cấp trên và do nhân dân đóng góp, hệ thống cơ sở hạ tầng của Gia Hƣng đã cơ bản hoàn thiện. Các công trình cơ bản nhƣ công sở xã, trạm y tế, trƣờng học đạt chuẩn đƣợc xây dựng kiên cố, khang trang. Hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc hoàn thiện. Gia hƣng có hệ thống giao thông rất thuận tiện với trục đƣờng giao thông liên xã nối liền từ trung tâm huyện về xã và tới các thôn. Hiện nay các trục đƣờng trong toàn xã đều đƣợc bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân và giao lƣu kinh tế, văn hóa với các vùng, miền trong cả nƣớc. 1.2. Thực trạng nguồn nhân lực xã Gia Hƣng trƣớc 2005 1.2.1. Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực Số lƣợng “nguồn nhân lực” đƣợc phản ánh qua: “quy mô dân số, lực lƣợng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định”. Tính đến năm 2005 dân số khu vực nông thôn xã Gia Hƣng là 5.191 ngƣời. Cũng tại thời điểm đó, dân số trong độ tuổi lao động của xã là 3.909 ngƣời chiếm 75,3% dân số của xã. Số ngƣời trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động là 3.772 ngƣời chiếm 96,5% so với tổng dân số trong độ tuổi lao động. Mỗi năm, đội ngũ lao động của xã tăng lên từ 10 – 20 ngƣời cho thấy đƣợc nguồn cung cấp lao động của xã là rất lớn [1, tr.2]. 12 Về cơ cấu trình độ của lực lƣợng lao, tính đến năm 2003 số lao động tốt nghiệp cấp II (trung học cơ sở) trở lên chiếm 95,5% cao hơn bình quân chung của huyện Gia Viễn và của tỉnh Ninh Bình (huyện Gia Viễn 80,1%, tỉnh Ninh Bình 91,6%). Tuy nhiên, lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn chỉ đạt 7,07%, so với các xã khác trong huyện Gia Viễn vẫn ở mức thấp (7,55%). Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên không có việc làm thƣờng xuyên trong khu vực nông thôn chiếm khoảng 4,4% tổng số ngƣời lao động kinh tế (huyện Gia Viễn 6,8%, tỉnh Ninh Bình 7,8%). Trong đó, lực lƣợng lao động nữ không có việc làm thƣờng xuyên chiếm khoảng trên 500 ngƣời. Lực lƣợng lao động của xã 100% sống ở nông thôn và tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn lớn. 90% vẫn là lao động thuần nông và trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nhỏ lẻ. Mặt khác, quỹ thời gian sử dụng sản xuất nông nghiệp chƣa đƣợc sử dụng triệt để, tỷ lệ thiếu việc làm và thời gian nông nhàn trong nông nghiệp còn cao. Trong khi đó, yêu cầu nền kinh tế hiện nay là ai giỏi nghề gì làm nghề đó, ruộng đất tập trung dần cho những hộ làm ruộng giỏi, hình thành các hộ kinh doanh tổng hợp. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đào tạo nghề cho họ, để tạo ra những thanh niên nông dân có kiến thức vững vàng về khoa học nông nghiệp mà thay thế các “lão nông tri điền” chủ yếu lao động bằng kinh nghiệm sản xuất [1, tr.5]. Về cơ cấu độ tuổi của lực lƣợng lao động, nói chung lực lƣợng lao động của xã là lực lƣợng lao động trẻ, 57% số ngƣời trong độ tuổi lao động là thanh niên (16 – 35 tuổi), hàng năm số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động cũng tăng lên đáng kể: “lực lƣợng lao động trẻ có thuận lợi về sức khỏe, tính năng động, sáng tạo, có trình độ văn hóa, khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ tiên tiến nhanh. Tuy nhiên đội ngũ lao động có trình độ cao lại đang bị già hóa rất nhanh và có sự hẫng hụt lớn giữa các thế hệ”. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan