Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật việt nam về chào bán cổ phiếu ra công chúng...

Tài liệu Pháp luật việt nam về chào bán cổ phiếu ra công chúng

.PDF
93
1
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ VÂN ANH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG Chuyên ngành: Luật kinh tế Định hướng nghiên cứu Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Lê Vũ Nam Học viên : Phạm Thị Vân Anh, Lớp : CHL Kinh tế, Khóa 30 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được thực hiện độc lập của riêng tôi. Các con số được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tổng hợp, tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực và phù hợp với thực tiễn của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN (Ký tên) DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT 1 CBTT Công bố thông tin 2 IPO (Initial Public Offering) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng 3 FPO Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 TTCK Thị trường chứng khoán 6 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 7 UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................... 4 3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5 4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................... 5 5.1 Phương pháp luận........................................................................................... 5 5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Những kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận văn ..................... 6 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 7 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG ................... 8 1.1 Khái quát về chào bán cổ phiếu ra công chúng........................................... 8 1.1.1 Khái niệm chào bán cổ phiếu ra công chúng................................................ 8 1.1.2 Đặc điểm của chào bán cổ phiếu ra công chúng .......................................... 13 1.1.3 Phân loại chào bán cổ phiếu ra công chúng ................................................ 14 1.1.4 Vai trò của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng ............................. 17 1.2 Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ........................................... 18 1.2.1 Khái niệm pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ........................... 18 1.2.2 Chủ thể của quan hệ pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng .......... 20 1.2.2.1 Tổ chức phát hành ...................................................................................... 20 1.2.2.2 Nhà đầu tư .................................................................................................. 27 1.2.2.3 Tổ chức trung gian trong hoạt động chào bán cổ phiếu............................ 30 1.2.2.4 Cơ quan quản lý nhà nước. ........................................................................ 33 1.2.3 Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ...................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 42 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........................................... 44 2.1 Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ....................... 44 2.1.1 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng................................................. 44 2.1.2 Thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng ................................................... 52 2.1.3 Phân phối cổ phiếu khi chào bán cổ phiếu ra công chúng ........................... 58 2.1.4 Công bố thông tin về chào bán cổ phiếu ra công chúng .............................. 62 2.1.4.1 Nội dung công bố thông tin ........................................................................ 62 2.1.4.2 Thủ tục công bố thông tin .......................................................................... 67 2.1.4.3 Xử lý hành vi vi phạm về công bố thông tin ............................................... 68 2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ...... 69 2.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ...... 69 2.2.2 Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ...................................................................................................................... 74 2.2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng ...................................................................................................................... 74 2.2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định về thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng ................................................................................................................................ 76 2.2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định về phân phối cổ phiếu ra công chúng....... 77 2.2.2.4 Kiến nghị hoàn thiện quy định về công bố thông tin khi chào bán cổ phiếu ra công chúng ............................................................................................................. 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 80 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường chứng khoán trong thời đại kinh tế thị trường, kinh tế số và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Pháp luật về chứng khoán và chào bán chứng khoán đã được quy định trong luật Chứng khoán 2006, tuy nhiên, lần đầu tiên xuất hiện thị trường chứng khoán thông qua Nghị định số 75/CP-NĐ ngày 28/11/1996 về việc thành lập ủy ban chứng khoán. Nhận thấy những quy định của pháp luật không điều chỉnh kịp thời những mối quan hệ liên quan đến chứng khoán trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập phát triển nhanh chóng. Để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, Luật Chứng khoán 2019 đã có những thay đổi, những điểm mới bắt kịp xu thế thị trường cũng như phù hợp hơn với những quan điểm về thị trường chứng khoán theo pháp luật thế giới. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (The World Bank) cho rằng sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. “Từ năm 2002 đến năm 2022, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%”1. “Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Mặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của tất cả các nước trên thế giới, song âm hưởng chung hội tụ trong các đánh giá và dự báo về kinh tế Việt Nam là rất tích cực và nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương, với GDP cả nước tăng 2,91%”2. “Nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 20223. Báo điện tử The World Bank (2022), “Tổng quan về Việt Nam”, https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, truy cập ngày 20/7/2022 2 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2021), “Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam”, https://nhandan.vn/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-post631311.html, truy cập ngày 17/7/2022 3 Báo điện tử The World Bank (2022), “Tổng quan về Việt Nam”, https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, truy cập ngày 20/7/2022 1 2 Đạt được những thành tựu đáng kể như trên, thì sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng góp phần vào công cuộc này là con số không nhỏ. Trong năm 2021, một loạt giải pháp thu đã được đổi mới như hóa đơn điện tử có mã, thu trên nền tảng số và cả trên thị trường chứng khoán, thu trên thị trường chứng khoán đã đạt khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng, tăng rất tốt so với con số 5.200 tỷ đồng của năm 2020. Số vốn huy động trên thị trường chứng khoán năm 2021 tăng 25% so với 2020, đặc biệt là phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đạt 155.588 tỷ đồng, tăng 2,3 lần. Với việc phát triển mạnh như vậy, chứng khoán đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 11.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 5.200 tỷ đồng của năm 20204. Là một bộ phận của chứng khoán, cổ phiếu cũng không nằm ngoài những quy định điều chỉnh liên quan. Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng khoán (là hàng hóa của thị trường), tạo kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn cho sự phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, hoạt động mua bán cổ phiếu trên thị trường diễn ra vô cùng sôi nổi, đặc biệt là hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu được các doanh nghiệp phát hành chứng khoán lựa chọn ưu tiên sử dụng để huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp mình. Việc huy động vốn bằng chào bán cổ phiếu ra công chúng có nhiều ưu điểm, lại tận dụng được nhiều nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Nhận thấy được sự phát triển của hoạt động mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, pháp luật cũng đã có những quy phạm cụ thể về hoạt động mua bán nói chung cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động chào bán chứng khoán nói chung và chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng vẫn còn là một đề tài, lĩnh vực tuy không mới nhưng để quản lý và dự liệu các quan hệ phát sinh từ nó thì không dễ đối với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã phát sinh nhiều vấn đề có thể chỉ sai phạm nhỏ trong quá trình chào bán cũng dẫn tới những hệ lụy vô vùng lớn đối với các nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Đồng thời, cũng còn nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán theo những cách tinh vi, khó dự liệu và cũng khó phát hiện … Ví dụ như những Vũ Phong (2022), “Năm 2021, chứng khoán đóng góp cho ngân sách gần 11.000 tỷ đồng”, https://vneconomy.vn/nam-2021-chung-khoan-dong-gop-cho-ngan-sach-gan-11-000-ty-dong.htm, truy cập ngày 17/7/2022 4 3 sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán trong thời gian vừa qua liên quan đến hai tập đoàn lớn tại Việt Nam là ông Trịnh Văn Quyết – Tập đoàn FLC, và sai phạm của chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh trong việc thao túng thị trường chứng khoán. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “ Pháp luật Việt Nam về chào bán cổ phiếu ra công chúng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình để trên cơ sở luật định, có thể đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định về thị trường chứng khoán nói chung và quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được xem xét trong một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tư pháp chủ trì. Những công trình nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận quan trọng cho sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, đề tài về chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sĩ ở các khía cạnh khác nhau. Cụ thể: - Đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Minh Hiếu (2008) đã nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty ở Việt Nam và đề cập ở mức độ nhất định về pháp luật phát hành chứng khoán riêng lẻ. - Đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước” của tác giả Phạm Thị Thanh Hương (2010) giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu, so sánh một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan … về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng (về phương thức quản lý đối với hoạt động chào bán chứng khoán) - Đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Nam (2016) trình bày một cách tổng quan các quy định pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng một cách chung nhất cho các loại chứng khoán. - Đề tài luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội: “Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Minh Hằng (2010) tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và 4 đưa ra quan điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần dựa trên cơ sở các vấn đề sau: (i) Cơ sở lý luận và những điều kiện kinh tế, xã hội để ban hành và thực thi có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam; (ii) Các quy định về chủ thể liên quan đến hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần (bao gồm: chủ thể chào bán, chủ thể hỗ trợ chào bán, nhà đầu tư). Luận án đã lý giải để xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm cả việc trình bày về hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; (iii) Các quy định về phương thức chào bán cổ phần của công ty cổ phần (bao gồm: phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ và phương thức chào bán cổ phần ra công chúng); (iv) Các quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần. Bên cạnh các công trình lớn còn có các bài bình luận, nghiên cứu về vấn đề chào bán cổ phiếu ra công chúng ở một số báo và tạp chí như: Nhà nước và pháp luật, Đầu tư chứng khoán, Tạp chí ngân hàng, Tạp chí luật học… Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể riêng về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng còn ít, số lượng công trình đi sâu vào nghiên cứu không nhiều. Ngoài ra, Luật Chứng khoán 2019 mới ban hành có những nội dung mới quy định cụ thể về chào bán cổ phiếu ra công chúng mà chưa có công trình nào nghiên cứu. Xuất phát từ tình tính cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay và tình hình thực tiễn nghiên cứu vấn đề, cần nhiều hơn nữa các công trình phân tích, tổng hợp về vấn đề này để nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan quy định pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng một cách chung nhất, tác giả luận văn định hướng sẽ tập trung nghiên cứu riêng sâu hơn về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để nhận diện được sự đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ở Việt Nam qua các giai đoạn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đưa ra những nhiệm vụ cụ thể như sau: 5 - Phân tích những vấn đề lý luận về chào bán cổ phiếu ra công chúng và pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng. - Trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng, tác giả luận văn cũng đưa ra các quan điểm nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật cho hoạt động này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng và các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu, luận văn đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng, thực trạng áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về xây dựng quyền con người quyền công dân trong hoạt động tư pháp. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành việc nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp lịch sử: tác giả sử dụng khi nghiên cứu, phân tích những vấn đề về quá trình ra đời, phát triển của quy định về chào bán cổ phiếu ra nói chung và chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng. Từ đó, khái quát được sự khác nhau trong quá trình hình thành quy định của pháp luật về vấn đề này trong các giai đoạn khác nhau. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng để phân chia những vấn đề về mặt lý luận thành những vấn đề cụ thể để hiểu cặn kẽ hơn về từng vấn đề nhỏ trong vấn đề lớn, tổng hợp những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề nằm trong các văn bản khác nhau từ đó khái quát hóa lên vấn đề để đánh giá được một cách toàn diện nhất thực trạng của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng. 6 - Phương pháp thống kê; thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng để hệ thống, thu thập những tài liệu chính thống có liên quan đến vấn đề để có cái nhìn tổng quát về vấn đề chào bán cổ phiếu ra công chúng. Thống kê, so sánh, thu thập số liệu từ thực tiễn có liên quan đến việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để có thể đánh giá thực trạng về chào bán cổ phiếu ra công chúng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng. - Phương pháp lựa chọn điển hình, tổng kết kinh nghiệm: Từ những tài liệu, số liệu thu thập được tác giả sử dụng phương pháp lựa chọn điển hình để lựa chọn số liệu gần sát với vấn đề đang nghiên cứu nhất, từ đó tổng kết đánh giá thực trạng về quy định và thực tiễn áp dụng về chào bán cổ phiếu ra công chúng. Bên cạnh những phương pháp chủ yếu trên tác giả cũng sử dụng những phương pháp khác để nghiên cứu như: phương pháp biện chứng, so sánh, đánh giá, dự liệu .. để có cái nhìn toàn diện nhất về chào bán cổ phiếu ra công chúng. 6. Những kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận văn Cổ phiếu là loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Theo phương thức huy động nguồn tài chính thông qua thị trường vốn cổ phần, phương thức này để thu hút vốn thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu của các công ty. Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 giá trị biểu thị một phần vốn đầu tư này được định danh bằng hai thuật ngữ là “cổ phần” và “cổ phiếu”, người nắm giữ các “cổ phần”, “cổ phiếu” này gọi là “cổ đông”. Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra khái niệm chào bán cổ phần ra công chúng. Cụ thể, ở Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác, tiêu chí để nhận diện một đợt chào bán cổ phần ra công chúng của công ty cổ phần chính là việc công ty cổ phần chào bán phải tiến hành đăng ký việc chào bán này với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ở Mỹ, quy chế về thị trường giao dịch chứng khoán do Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ ban hành đã hoạt động chào bán mà chủ thể chào bán phải đăng ký hoạt động này với cơ quan quản lý chứng khoán. Ở Trung Quốc, Luật Chứng khoán đưa ra khái niệm về chào bán 7 chứng khoán ra công chúng, trong đó hoạt động chào bán này phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp thuận, xác minh, phê chuẩn5. Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện hành về chào bán cổ phiếu ra công chúng, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất hướng giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể luận văn có những đóng góp: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế riêng cho các vấn đề liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng. - Xác định những điểm đặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng có thể phân biệt được với hoạt động chào bán loại hình chứng khoán khác. - Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng, từ đó xác định những vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng pháp luật. - Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày chia làm 2 chương: Chương 1: Lý luận về chào bán cổ phiếu ra công chúng và Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng. Chương 2: Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng và kiến nghị hoàn thiện. Nguyễn Minh Hằng (2010), Pháp luật về cháo bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 19 5 8 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG 1.1 Khái quát về chào bán cổ phiếu ra công chúng 1.1.1 Khái niệm chào bán cổ phiếu ra công chúng Cổ phiếu gắn chặt với những phát minh lớn từ thế kỷ XV - XVI và phát triển dần cho đến thế kỷ XX trong hoạt động kinh doanh và là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất. Trong tác phẩm “Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần” của Giáo sư Wolfran Engel đã khẳng định: “Không có ánh sáng kiếm tìm ra cổ phần thì không thể nghĩ đến phát triển. Cổ phần đã trở thành công cụ để chuyển mọi dành dụm trong tầng lớp dân cư vào đầu tư sản xuất. Cổ phần tạo điều kiện tách bạch chức năng của nhà kinh doanh với chức năng của nhà cấp vốn. Một người có tài kinh doanh có thể trở thành nhà kinh doanh kể cả khi anh ta không giàu”6. Cổ phiếu là một loại chứng khoán cơ bản gắn liền với sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cổ phiếu trên thế giới: - Theo Francis Lemeunier trong cuốn “Nguyên lý thực hành luật thương mại, luật kinh doanh” về luật pháp thì cổ phiếu là chứng thư xác nhận quyền sở hữu một tài sản nhất định nên được coi là tài sản thực sự. Cổ phiếu tồn tại dưới dạng chứng thư, có mệnh giá, thời hạn hiệu lực ít nhất bằng thời hạn tồn tại của doanh nghiệp ghi trong điều lệ.7 - Theo Luật Chứng khoán Cộng hòa Belarus: “Cổ phiếu là một chứng khoán, chứng nhận quyền của người sở hữu đối với phần tiền đóng góp trong tài sản của công ty, cho phép người này nhận phần chia lợi nhuận của công ty là cổ tức và tham gia quản lý công ty”8. - Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1, Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu ra khái niệm về cổ phiếu đó là: “Cố phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”. Có hai loại cổ phiếu: Vũ Thị Thanh Tâm (2014), Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 6 7 Fracis leminier (1993), Nguyên lý thực hành luật thương mại, luật kinh doanh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trang 195 8 Vũ Thị Thanh Tâm (2014), Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 6 6 9 + Cổ phiếu phổ thông: Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ có các quyền về quản lý và kiểm soát quản lý các hoạt động của công ty như tham gia cuộc họp Hội đồng quản trị, bỏ phiếu biểu quyết vào các vấn đề của công ty. + Cổ phiếu ưu đãi: người nắm giữ loại cổ phiếu này được sở hữu những quyền ưu đãi như quyền ưu đãi về cổ tức hoặc quyền ưu đãi về biểu quyết. “1. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần; c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty; e) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; g) Nội dung khác theo quy định của luật doanh nghiệp đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi. 2. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra. 3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Đề nghị của cổ đông phải bao gồm các nội dung sau đây: a) Thông tin về cổ phiếu đã bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác; b) Cam kết chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới”.9 - Đồng thời theo quy định tại khoản 2, điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành, là căn cứ thể hiện việc sở hữu cổ phần của công ty đó. 9 Điều 121, Luật Doanh nghiệp 2020 10 Theo đó, cổ phiếu là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường của tổ chức phát hành. Cổ phiếu là giấy biên nhận số vốn cổ phần nên thuộc chứng khoán vốn. Người mua cổ phiếu là cổ đông của công ty được sở hữu một phần tài sản của công ty theo tỷ lệ vốn góp. Dựa trên khái niệm này, có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản của cổ phiếu đó là: “- Không có kỳ hạn và không hoàn vốn: Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần, chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn và không có kỳ hạn. - Cổ phiếu có tính sinh lợi: Lợi nhuận là mục đích đầu tiên mà các nhà đầu tư hướng tới khi tham gia hoạt động kinh doanh. Bản thân cổ phiếu cũng đem lại cho nhà đầu tư nhiều khoản lợi nhuận thông qua các phương thức như: cổ tức, lợi nhuận từ lãi vốn và lợi ích về thuế. - Có tính lưu thông: Có tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như là một loại tài sản thực sự được thể hiện ở trong đặc điểm của cổ phiếu. Tính lưu thông ở đây thể hiện ở việc cổ phiếu như một loại hàng hóa, có đủ các quyền của tài sản trên nó và được phép giao dịch trên thị trường. - Có tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có khả năng dễ dàng trong việc chuyển hóa thành tiền mặt. Khả năng này còn phụ thuộc vào khoảng thời gian và chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là do kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Thứ hai là mối quan hệ cung – cầu trên thị trường. - Tính rủi ro cao: Về mặt lý thuyết, khi đã phát hành thì cổ phiếu không đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành mà rủi ro lúc này sẽ thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là giá trị của cổ phiếu được quyết định bởi các yếu tố khách quan, như kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia, toàn thế giới… Hơn nữa, giá trị cổ phiếu còn ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư. Khi gặp các thông tin không chính xác, sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro nhiều hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường sẽ đi kèm với kỳ vọng về lợi nhuận lớn. Điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu cho nhà đầu tư.”10 10 Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2017), Luật kinh tế chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động, trang 97 11 Trên thế giới cụm từ “Chào bán chứng khoán ra công chúng” (Public offering) được định nghĩa tương đối khác nhau giữa các quốc gia. “Tại Hoa Kỳ, chào bán chứng khoán ra công chúng không được định nghĩa trong “Securities Act of 1933” mà cũng không được tòa án Hoa Kỳ định nghĩa. Tuy nhiên, theo Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) Hoa Kỳ (Securities and Exchange Commission - SEC) định nghĩa: “Phát hành chứng khoán ra công chúng được hiểu là hoạt động chào bán chứng khoán trong đó tất cả những người được chào bán cần được bảo vệ thông qua việc đăng ký phát hành của chủ thể phát hành với cơ quan quản lý chứng khoán”11. Như vậy, chào bán chứng khoán ra công chúng phân biệt với chào bán chứng khoán riêng lẻ ở việc phải đăng ký chào bán với cơ quan quản lý có thẩm quyền trước khi thực hiện phân phối chứng khoán. Còn tại Trung Quốc, chào bán chứng khoán được hiểu là những đợt chào bán đáp ứng các điều kiện theo luật định và phải được báo cáo với cơ quan quản lý chứng khoán trực thuộc Hội đồng nhà nước để xem xét, xác minh và phê chuẩn12. So với Hoa Kỳ, chào bán chứng khoán ra công chúng ở Trung Quốc không chỉ yêu cầu đăng ký chào bán mà còn yêu cầu các điều kiện để thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo Black’s Law Dictionary, chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán chứng khoán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Còn theo Wikipedia, chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán của một công ty hoặc một tổ chức tương tự tới công chúng. Chào bán chứng khoán ra công chúng là phương thức tài trợ vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp và có những ưu thế nhất định. Việc chào bán chứng khoán ra công chúng với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư giúp các công ty bán được chứng khoán với giá hợp lý. Chào bán chứng khoán ra công chúng với sự tham gia của các tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín, đảm bảo sự thành công của đợt chào bán. Chào bán chứng khoán ra công chúng được phân biệt giữa chào bán cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về chào bán cổ phiếu ra công chúng nên chúng ta chỉ có thể nghiên cứu khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng trên nền cơ sở của chào bán chứng khoán ra công chúng. Định nghĩa này được rút ra từ Quy chế (Regulalions) của Uỷ ban Chứng khoán Mỹ định nghĩa về “những giao dịch của nhà phát hành không liên quan tới phát hành chứng khoán ra công chúng” 12 Xem Securities Law of the People 's Republic of China, Article 10, http://www.csrc.gov.cn 11 12 Các nhà khoa học luật cũng có những cách tiếp cận khác nhau trong việc nhìn nhận về “phát hành chứng khoán ra công chúng”. Có học giả cho rằng phát hành chứng khoán ra công chúng là hoạt động phát hành chứng khoán rộng rãi cho công chúng đầu tư.13 Lại có học giả khác cho rằng phát hành chứng khoán ra công chúng được hiểu là việc tổ chức phát hành thuê một ngân hàng đầu tư lớn đứng ra chào bán hàng triệu cổ phiếu cho công chúng đầu tư và những cổ phiếu đó sau này sẽ được giao dịch trên TTCK 14. Định nghĩa này lấy tiêu chí về số lượng chứng khoán phát hành, loại chứng khoán phát hành và thuê tổ chức trung gian làm đơn vị phát hành chứng khoán để xác định việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 như sau: “Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây: a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; b) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; c) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.” Theo quy định này, việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải đảm bảo các yêu cầu: Thứ nhất, việc chào bán chỉ được thực hiện sau khi chủ thể phát hành đã đăng ký việc chào bán cổ phiếu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chứng khoán. Thứ hai, chào bán phải thông qua phương tiện thông tin đại chúng để công bố chào bán cổ phiếu ra công chúng trên phạm vi rộng rãi. Thứ ba, việc chào bán phải thực hiện trên phạm vi lớn, ít nhất là 100 nhà đầu tư và không giới hạn số lượng, cũng không bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với quy định này, pháp luật chứng khoán Việt Nam chủ yếu dựa vào tiêu chí số lượng nhà đầu tư tham gia vào việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để xác định đó là phát hành cổ phiếu ra công chúng hay phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Là một bộ phận của chứng khoán, chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng dựa trên cơ sở của chào bán chứng khoán ra công chúng để có những quy phạm điều 13 14 Xem Brian A. Garner, "Black's Law Dictionary”, West Group (7th Ed.) 1999, trang 1112. Xem Robert Charle Clark. "Corporata Law", Aspen Law and Business, trang 727. 13 chỉnh tương tự. Như vậy có thể hiểu một cách khái quát, chào bán cổ phiếu ra công chúng là hình thức huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu rộng rãi cho số lượng lớn công chúng nhà đầu tư không hạn chế. Trên cơ sở những phân tích nêu trên, có thể hiểu “Chào bán cổ phiếu ra công chúng là hoạt động chào bán cổ phiếu rộng rãi đến các đối tượng công chúng nhà đầu tư nhằm mục đích huy động vốn cho tổ chức phát hành. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức phát hành cũng phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện luật định về hình thức tổ chức, khả năng tài chính và các thủ tục về chuẩn bị chào bán, đăng ký chào bán và hoàn tất chào bán”. 1.1.2 Đặc điểm của chào bán cổ phiếu ra công chúng Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng là một trong những hoạt động cụ thể nằm trong tổng thể của chào bán chứng khoán ra công chúng. Do đó, chào bán cổ phiếu ra công chúng có đầy đủ các đặc điểm của chào bán chứng khoán ra công chúng và mang những đặc điểm riêng biệt do loại hình chứng khoán mà nó phát hành – cổ phiếu, được biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, chào bán cổ phiếu ra công chúng là hoạt động có quy mô, tính chất rộng rãi. Đặc điểm này được thể hiện ở những khía cạnh như: chào bán cổ phiếu mới phát hành cho số lượng lớn nhà đầu tư; số lượng cổ phiếu chào bán lớn; phương thức chào bán phải qua phương tiện thông tin đại chúng được quảng cáo, chào bán rộng rãi đến toàn bộ công chúng trong chào bán cổ phiếu ra công chúng. Việc chào bán này sẽ thu hút số lượng lớn nhà đầu tư bỏ vốn để mua cổ phiếu trong đợt phát hành (ít nhất 100 nhà đầu tư và không giới hạn số lượng). Thứ hai, phải hoàn tất thủ tục đăng ký chào bán trước khi chào bán cổ phiếu ra công chúng. Chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng phải đăng ký chào bán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trước khi tiến hành hoạt động chào bán, đây là thủ tục bắt buộc. Vì vậy, việc chào bán chỉ được thực hiện sau khi chủ thể phát hành đã đăng ký chào bán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý TTCK chấp thuận. Thứ ba, chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng rất đa dạng. Chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng có thể là công ty cổ phần, công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu, công ty TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần, cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng... Tùy thuộc vào mục đích hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng là huy động vốn trung, dài hạn cho tổ chức phát hành nhằm mục đích phục vụ cho kế hoạch kinh 14 doanh; chào bán cổ phiếu ra công chúng phải đáp ứng điều kiện và tuân thủ quy trình chào bán theo quy định của pháp luật chứng khoán. Thứ tư, có sự tham gia của các tổ chức trung gian. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng thông thường chỉ được tiến hành thông qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán, công ty bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành,… Thứ năm, tổng giá trị cổ phiếu đã được bán ra sau đợt chào bán phải đạt tới mức độ tối thiểu nhất định nhằm tập trung được lượng vốn lớn, giúp chủ thể phát hành có thể thực hiện được dự án mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đầu tư mới theo đúng kế hoạch đặt ra. Những đặc điểm trên đây là tổng hợp chung giữa chào bán chứng khoán ra công chúng kết hợp với tính chất đặc biệt của cổ phiếu để có thể có những cái nhìn chung nhất về chào bán cổ phiếu ra công chúng. 1.1.3 Phân loại chào bán cổ phiếu ra công chúng Luật Chứng khoán năm 2019 không đưa ra quy định cụ thể về việc phân loại chào bán cổ phiếu ra công chúng, tuy nhiên là một loại hình thức của chứng khoán nên việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng tuân theo những quy định về chào bán chứng khoán. Do vậy, có thể phân loại chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm ba loại đó là: - Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) - Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng - Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng Thứ nhất, theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Sau đây gọi là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm : - Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành; - Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành; - Kết hợp giữa hai hình thức nêu trên”. Có thể hiểu theo một cách đơn giản chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng hay còn gọi là IPO (Initial Public Offering) là việc một doanh nghiệp cổ phần lần đầu tiên thực hiện phát hành chứng khoán của mình tới công chúng đầu tư ở bên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan