Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật...

Tài liệu Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

.PDF
116
217
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU TIẾN NGỌC Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, 2002 Mục lục Trang Mục lục i Bảng các thuật ngữ viết tắt v Danh mục các bảng và biểu đồ vii Phần mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn 4 6. Tên và kết cấu của luận văn 5 Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 6 1.1 Tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp 6 1.2 Khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 9 1.3 1.2.1 Quản lý 10 1.2.2 Công ty cổ phần 10 1.2.3 Quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 12 Sự cần thiết của quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 15 1.3.1 Sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý 15 1.3.2 Thông tin không cân xứng 16 1.3.3 Tính linh hoạt trong quá trình quản lý điều hành 16 i 1.4 1.5 Mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 17 1.4.1 Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 17 1.4.2 Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 22 Các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 24 1.5.1 Bảo vệ các quyền của các cổ đông 24 1.5.2 Đối xử bình đẳng giữa các cổ đông 25 1.5.3 Quy định trách nhiệm của Hội đồng quản trị 26 1.5.4 Đảm bảo sự tham gia của người lao động và những người có lợi ích liên quan trong hoạt động quản lý nội bộ 1.5.5 Công khai và minh bạch trong quản lý nội bộ 1.6 Tác động của pháp luật đối với quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 27 28 30 Chương 2. Pháp luật Việt nam về quản lý nội bộ trong công ty cổ 2.1 2.2 phần 33 Công ty cổ phần ở Việt nam 33 2.1.1 Thực trạng về công ty cổ phần ở Việt nam 33 2.1.2 Sở hữu trong công ty cổ phần 37 2.1.3 Cơ cấu quản lý trong công ty cổ phần 38 Pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 41 2.2.1 Pháp luật quy định về tổ chức và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 41 2.2.2 Các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý nội bộ 2.2.3 trong công ty cổ phần 42 Điều lệ công ty cổ phần 44 ii 2.3 Các quyền của cổ đông và đối xử bình đẳng giữa các cổ đông 45 2.3.1 Các quyền của cổ đông 45 2.3.2 Bảo vệ các quyền của cổ đông và đối xử bình đẳng giữa các cổ đông 2.3.3 47 Đại hội đồng cổ đông, cơ chế pháp lý quan trọng để các cổ đông thực hiện và bảo vệ các quyền của mình 2.4 2.5 2.6 52 Hội đồng quản trị 55 2.4.1 Thẩm quyền của Hội đồng quản trị 55 2.4.2 58 Đề cử các thành viên Hội đồng quản trị 2.4.3 Quy trình ra quyết định của Hội đồng quản trị 59 2.4.4 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị 60 2.4.5 Chế độ thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị 62 Giám đốc và các chức danh quản lý cao cấp trong công ty 63 2.5.1 Thẩm quyền của Giám đốc và các chức danh quản lý 63 2.5.2 Bổ nhiệm Giám đốc và các chức danh quản lý 64 2.5.3 Quy trình quản lý điều hành công ty 65 2.5.4 Chế độ thù lao cho Giám đốc và các chức danh quản lý 66 Ban kiểm soát 67 2.6.1 Thẩm quyền của Ban kiểm soát 67 2.6.2 Thành lập Ban kiểm soát và các điều kiện để được bổ nhiệm là thành viên Ban kiểm soát 2.7 68 Tham gia của người lao động và những người có lợi ích liên quan vào quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 69 2.7.1 Quyền của người lao động và người có lợi ích liên quan 69 2.7.2 Cơ chế thực hiện các quyền và khuyến khích người lao iii động và những người có lợi ích liên quan tham gia vào quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 2.8 70 Công khai và minh bạch trong hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 74 2.8.1 Phạm vi công khai 74 2.8.2 Các phương thức công khai 79 2.8.3 Các tiêu chuẩn công khai 80 Chương 3. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 3.1 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 3.2 82 82 Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Kết luận 83 96 Phụ lục Tài liệu tham khảo iv Danh mục các thuật ngữ viết tắt VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Bộ luật Dân sự (1995) Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 Bộ luật Lao động (1994) Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 Luật các tổ chức tín dụng (1997) Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 Luật Công ty (1990) Luật Công ty ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Công ty ngày 22 tháng 6 năm 1994 Luật Doanh Nghiệp (1999) Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999, thay thế cho Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990 Luật Doanh nghiệp Tư nhân Luật Doanh nghiệp Tư nhân ngày 21 tháng 12 (1990) năm 1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp Tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994 Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt nam ngày 12 nam (1996) tháng 11 năm 1996, và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt nam, ngày 9 tháng 6 năm 2000 Luật Phá sản Doanh nghiệp Luật Phá sản Doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 (1993) năm 1993 Nghị định số 64 (2002) Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, ngày 19 tháng 6 năm 2002, của Chính Phủ, về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế cho Nghị định số 44 (1998) Nghị định số 44 (1998) Nghị định số 44/1998/NĐ-CP, ngày 29 tháng 6 năm 1998, của Chính phủ, về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định số 48 (1998) Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, của Chính phủ, v ngày 11 tháng 7 năm 1998, về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nghị định số 07 (1994) Nghị định số 07/CP, ngày 29 tháng 1 năm 1994, của Chính phủ, ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân Nghị định số 116 (1994) Nghị định số 116/CP, ngày 5 tháng 9 năm 1994, của Chính phủ, về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 2 chính (2002) tháng 7 năm 2002 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế vụ án kinh tế (1994) ngày 16 tháng 3 năm 1994 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự vụ án dân sự (1990) ngày 01 tháng 01 năm 1990 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 (1989) năm 1989 Quyết định số 167 (2000) Quyết định số 167/2000-QĐ/BTC, ngày 25 tháng 10 năm 2000, của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp Quyết định số 139 (1999) Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 1999, của Thủ tướng Chính phủ, về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt nam Quyết định số 145 (1999) Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 6 năm 1999, của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài vi Danh mục các bảng và biểu đồ CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 1: Công ty cổ phần trong mối liên hệ với các yếu tố của môi trường bên ngoài Biểu đồ 2: Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Anh, Mỹ, Đức và Nhật bản 18 Biểu đồ 3: Công ty cổ phần trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài 20 Biểu đồ 4: Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam Biểu đồ 5: Mô hình phân chia quyền lực trong công ty cổ phần ở Việt nam 39 CÁC BẢNG Bảng 1: 30 40 Một số khác biệt trong mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Anh, Mỹ, Đức và Nhật bản 21 vii Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng quản lý doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trong thực tiễn quản lý của các doanh nghiệp. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính mang tính toàn cầu, khu vực hay trong phạm vi của một quốc gia. Trong số rất nhiều nguyên nhân, thì sự yếu kém trong quản lý doanh nghiệp là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc khủng hoảng nói trên. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở khu vực Đông Á, và Đông Nam Á1 trong những năm cuối 1990, là một minh chứng cho thấy các thất bại trong quản lý doanh nghiệp đã làm trầm trọng thêm các khó khăn về kinh tế-tài chính của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống pháp luật, thiếu các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán đồng nhất, sự yếu kém của các ngân hàng thương mại, sự yếu kém trong quản lý thị trường tài chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp, và cuối cùng sự quan tâm chưa đúng mức tới quyền lợi của các cổ đông, nhất là các cổ đông thiểu số, người lao động và những người có lợi ích liên quan trong doanh nghiệp. Để khắc phục các yếu kém trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức để tổng kết và đúc rút nhiều bài học bổ ích về quản lý nội bộ doanh nghiệp. Nhiều mô hình và nguyên tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp đã được xây dựng, áp dụng, không ngừng được cải tiến và phát triển để thích ứng hơn nữa với sự phát triển đa dạng của thực tiễn kinh doanh, đang ngày càng được toàn cầu hoá, với sự đan xen của nhiều nền kinh tế chứa đựng các đặc điểm khác nhau và phát triển ở các trình độ khác nhau. 1 Bao gồm các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philíppin. 1 Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt nam đang tích cực trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, bằng việc tham gia các điều ước quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế 2, và cam kết tuân thủ các yêu cầu của hội nhập. Việt nam cũng đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại và phát triển đồng thời của nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật công ty (1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) được xem là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân, khu vực được đánh giá là năng động nhất của nền kinh tế Việt nam hiện nay. Sau hơn 2 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999), có khoảng 35.450 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập mới ở Việt nam, với tổng số vốn đăng ký là 40.580 tỷ đồng [23]. Con số này thực tế lớn hơn so với số lượng các doanh nghiệp được thành lập trong 9 năm thực hiện Luật công ty (1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), chỉ với 30.000 doanh nghiệp. Hiện tại, ở Việt nam có khoảng 1.100 công ty cổ phần, bao gồm 350 công ty được thành lập theo Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999), và khoảng 7503 công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44 (1998) nay được thay thế bởi Nghị định số 64 (2002), về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Hiện có 17 công ty cổ phần đã niêm yết và có các giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán [21]. Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã đặt ra vấn đề cần phải xác lập các nguyên tắc quản lý nội bộ phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam, đặc biệt là các công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu và những người có lợi ích liên quan, sao cho các doanh nghiệp Việt nam có thể xây dựng được nền tảng cần thiết cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mình, đồng thời có thể đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập. Mặc dù chưa nhiều về số lượng so với các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến tổ chức và quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt nam. 2 3 Việt nam đã tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1995, và sẽ trở thành thành viên đầy đủ của AFTA vào năm 2006; Việt nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái bình dương (APEC) từ năm 1998, nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1996, và đang tích cực thực hiện các cam kết trong lộ trình gia nhập tổ chức này. Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001. 2 Trước thực tế bức xúc đó, trong khi chưa có một công trình khoa học mang tầm cỡ quốc gia nào nghiên cứu, đánh giá và phân tích đầy đủ về pháp luật về quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt nam, bản luận văn này đã tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng quát mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, và trình bày một số kiến nghị, dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật Việt nam, với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích chính của bản luận văn là nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng quát pháp luật về mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam. Trong quá trình nghiên cứu, bản luận văn có so sánh đối chiếu với thực tiễn quốc tế và khu vực về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, qua đó chỉ ra các vấn đề cần được điều chỉnh bổ sung trong hệ thống pháp luật Việt nam nhằm tạo một hành lang pháp lý thuận lợi để các công ty cổ phần thực hiện tốt hoạt động quản lý nội bộ. Điều này không những góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các công ty đó, đồng thời góp phần cho các công ty dễ dàng hoà nhập với môi trường kinh tế quốc tế trong tương lai không xa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bản luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và phân tích:  Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của pháp luật Việt nam;  Các nguyên tắc của quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của pháp luật Việt nam; 3  Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam, và mối liên hệ giữa các chủ thể tham gia; và  Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam. Các vấn đề mà bản luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích dựa trên pháp luật hiện hành của Việt nam, liên quan đến công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam. Các vấn đề nói trên cũng được xem xét trong mối liên hệ với các loại hình doanh nghiệp khác được thành lập theo luật pháp Việt nam, cũng như các thực tiễn quốc tế về quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần, nhằm phục vụ cho các nghiên cứu, đánh giá và phân tích trong bản luận văn này. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá, bản luận văn đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn lý luận về quản lý nội bộ trong doanh nghiệp với các vấn đề thực tiễn trong hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam, trình bày các điểm phù hợp và những bất cập của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị về vấn đề đang nghiên cứu. Ngoài ra, bản luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích dự báo, v.v.... nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề nêu ra trong bản luận văn. 5. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn 4 Với các nghiên cứu, phân tích và đánh giá của mình, hy vọng rằng bản luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc:  Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần;  Trình bày tổng quát mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam;  Trình bày tổng quát về các quy định của pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam; và  Trình bày một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam. 6. Tên và kết cấu của luận văn Tên của bản luận văn là: “Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam”. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, bản luận văn này được kết cấu thành 3 chương chính như sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Chương 2. Pháp luật Việt nam về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Chương 3. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần * * * Quản lý nội bộ trong công ty cổ phần là một vấn đề tổng hợp, chứa đựng rất nhiều các vấn đề thuộc phạm vi và đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Trong khi đó, việc phân tích và đánh giá pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu bản luận văn phải giải quyết một khối lượng lớn công việc nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng và đầu tư nhiều công sức, song vì thời gian có hạn, bản luận văn cũng khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận 5 được các ý kiến nhận xét của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, bạn bè và đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tôi trong việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới. Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần 1.1 Tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp Tư tưởng quản lý nội bộ doanh nghiệp nói riêng đã được hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề khủng hoảng mang tính hệ thống của các doanh nghiệp. Thất bại đầu tiên về quản lý nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận vào năm 1720-214, đã làm thay đổi tập quán kinh doanh và là tiền đề để xây dựng luật kinh doanh và các thực tiễn kinh doanh tại nước Anh, nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư và xã hội khỏi các thất bại trong quản lý nội bộ doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là pháp luật cần phải tạo ra cơ chế để các cổ đông có thể thực hiện được các quyền vốn có của mình trong quản lý nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức mới về quản lý nội bộ doanh nghiệp mới thực sự được phát triển sau cuộc khủng hoảng lần thứ hai của hệ thống ngân hàng tại Anh, vào những năm 1970, và sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tiết kiệm và cho vay tại Mỹ những năm 1980. Ngoài các cuộc khủng hoảng nói trên, thế giới còn được chứng kiến hàng loạt các thất bại trong quản lý nội bộ của các công ty nổi tiếng trên thế giới: Vụ Tập đoàn Marwell Group thâu tóm quỹ đầu tư của Tập đoàn Mirror Group; Vụ sụp đổ của Ngân hàng Tín dụng và quốc tế thương mại (Bank of Credit and Commerce International), và Ngân hàng Barings (Barings Bank), v.v.... Mỗi một cuộc khủng hoảng hay thất bại của các công ty, mà lý do chính là do sự thiếu 4 Năm 1720, các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của Công ty Biển nam (South Sea Company), với mức giá bị tác động rất mạnh bởi lạm phát, và sau đó thì đều bị phá sản khi thị trường tài chính bị sụp đổ. Điều này đã làm cho công chúng không còn tin tưởng vào các công ty kinh doanh. Thất bại của Công ty Biển nam đã gây ra các hậu quả nặng nề như một cuộc khủng hoảng tài chính. 6 năng lực, sự gian lận và lạm dụng quyền lực trong kinh doanh, sau đó đều được đáp ứng bởi các nhân tố mới của một hệ thống quản lý nội bộ doanh nghiệp mới, phù hợp hơn với điều kiện kinh doanh. Thông qua quá trình thay đổi và phát triển không ngừng của hệ thống quản lý nội bộ doanh nghiệp, các quốc gia phát triển đã xây dựng một hệ thống pháp luật, quy định, thể chế và nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý thuộc chính phủ và bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp. Hệ thống này cùng các biện pháp cưỡng chế thi hành có tính hệ thống đã hình thành văn hoá kinh doanh và tính đặc thù trong hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và tự cải thiện chính mình để tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với thị trường lao động và các nguồn tài chính bên ngoài với các điều kiện ưu đãi nhất. Quá trình thay đổi và phát triển không ngừng của hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp đã được thúc đẩy cùng với sự tham gia của ngày càng nhiều các cổ đông và những người có lợi ích liên quan vào hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Quá trình toàn cầu hoá cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhiều công ty tham gia vào thị trường tài chính quốc tế và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Chính điều này đã đẫn đến việc tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất nhiều công ty với nhau, đồng thời cũng làm gia tăng vai trò của quản lý nội bộ trong hoạt động của một công ty. Sự phát triển của kinh tế thế giới luôn tạo ra các tác động bên ngoài đối với hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp, và ngược lại chính yêu cầu cần phải tăng cường hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp cũng đã tạo ra nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế đó. Có nhiều ví dụ cụ thể đã minh chứng cho nhận định này. Tại Nga, một phần lớn lợi tức của một công ty dầu lửa đã bị một cổ đông chi phối rút (bất hợp pháp), đã làm công ty bị lâm vào tình trạng mắc nợ đối với các tổ chức tài chính, người lao động, và thậm chí với cả nhà nước. Tại Cộng hoà Séc, hàng nghìn cổ đông thiểu số đã mất vốn đầu tư, chỉ vì các giao dịch ngầm có kế hoạch trước, nhằm rút bớt tài sản của công ty, bởi các cổ đông chi phối. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở Đông Á và Đông Nam Á cuối những năm 1990, là một minh chứng cho thấy các khó khăn về kinh tế đã bị các thất bại có tính hệ thống của quản lý nội bộ doanh nghiệp làm trầm trọng hoá như thế nào, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ hệ thống luật pháp và các quy định về thể chế yếu kém, thiếu các tiêu chuẩn thống nhất về kiểm toán và kế toán, sự yếu kém trong 7 hoạt động của các ngân hàng thương mại, sự quản lý lỏng lẻo với thị trường tài chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp, và sự thiếu quan tâm đúng mức tới quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở Đông Á và Đông Nam Á cuối những năm 1990, cũng là một thực tế sống động cho thấy tầm quan trọng của các nguyên tắc công khai, minh bạch và tính trách nhiệm được thể hiện trong quản lý nội bộ doanh nghiệp, trong việc gây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư nói riêng và đối với các hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đồng thời, nó cũng chỉ ra rằng quản lý nội bộ doanh nghiệp có một tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với việc bảo vệ các lợi ích của các nhà đầu tư, mà còn giúp làm giảm bớt các rủi ro mang tính hệ thống của một nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của tình hình tài chính của một quốc gia. Một hệ thống quản lý nội bộ doanh nghiệp tốt thường gắn kết với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Gần đây, sự kiện Tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ bị tuyên bố phá sản, càng khẳng định thêm tầm quan trọng của các nguyên tắc nói trên. Quản lý nội bộ doanh nghiệp liên quan chặt chẽ tới các cơ chế nội tại của các doanh nghiệp, mà nhờ nó các doanh nghiệp có thể hoạt động và kiểm soát được các hoạt động của chính mình. Trong khi trách nhiệm xây dựng và phát triển các nguyên tắc của quản lý nội bộ doanh nghiệp thuộc về các doanh nghiệp, thì Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành và phát triển các môi trường thể chế và pháp luật, là môi trường cần thiết để xây dựng và phát triển các nguyên tắc của quản lý nội bộ doanh nghiệp. Xét cho cùng, các vấn đề của quản lý nội bộ trong doanh nghiệp phát sinh do sự tách biệt quyền sở hữu khỏi quyền quản lý và kiểm soát trong các doanh nghiệp hiện đại. Khi các nhà quản lý (làm công, ăn lương) điều hành công ty nhân danh các cổ đông, họ có thể hoạt động mà không vì các lợi ích cao nhất của các cổ đông, và thậm chí cũng không vì các lợi ích của chính doanh nghiệp, mà theo đuổi các mục đích riêng của họ. Bên cạnh đó, các vấn đề của quản lý nội bộ trong doanh nghiệp cũng nảy sinh giữa các cổ đông chi phối và các cổ đông thiểu số trong một doanh nghiệp, giữa các cổ đông và các chủ nợ, và giữa các cổ đông chi phối với người lao động và những người có lợi ích liên quan khác (ví dụ: các tổ chức tài chính, ngân hàng, các nhà cung cấp, v.v...). Một hệ thống quản lý nội bộ doanh 8 nghiệp tốt cần phải có các cơ chế cần thiết để bảo vệ các cổ đông, và điều hoà, cân bằng các lợi ích trong công ty và giữa công ty với bên ngoài. Cho đến nay, trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các nguyên tắc quản lý nội bộ doanh nghiệp. Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn quản lý nội bộ doanh nghiệp, nhiều tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia đã xây dựng được các nguyên tắc cơ bản làm cẩm nang cho hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp. Xét trên phương diện quốc gia, hiện tại có hai hệ thống tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp tiêu biểu là: Hệ thống Anglo-Saxon, mà đại diện tiêu biểu là các nguyên tắc quản lý nội bộ áp dụng tại Anh và Mỹ, và Hệ thống Continental (lục địa), mà đại diện tiêu biểu là các nguyên tắc quản lý nội bộ áp dụng tại Đức, Pháp và Nhật bản. Tại các nước nói trên, các thực tiễn quản lý nội bộ doanh nghiệp đã được đúc kết và không ngừng phát triển, là các chuẩn mực cho các doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động của mình. Xét trên phương diện quốc tế, hiện tại các nguyên tắc cơ bản về quản lý nội bộ doanh nghiệp, được nhiều tổ chức quốc tế xây dựng và phát triển. Trong số đó, các nguyên tắc quản lý nội bộ doanh nghiệp do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)5 xây dựng và phát triển đang được áp dụng rộng rãi tại các nước thành viên và khuyến khích áp dụng cho các nước khác, với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Thế giới (WB). Tại Việt nam tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp đã được xác lập và ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990). Các tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp được tiếp tục kế thừa và phát triển ở một cấp độ mới, trong Luật Doanh nghiệp (1999). 1.2 5 Khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế được thành lập vào năm 1961, ban đầu gồm các các quốc gia thành viên sau: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Các quốc gia được tiếp nhận sau bao gồm: Nhật Bản (1964), Phần Lan (1969), Australia (1971), Newzealand (1973), Mêxico (1994), Cộng hoà Séc (1995), Hungary (1996), Ba Lan (1996), và Hàn Quốc (1996). 9 Để nghiên cứu pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam, trước hết cần làm rõ khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. 1.2.1 Quản lý Quản lý tiếng Anh là Management vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng được dùng chủ yếu với nghĩa quản lý trong doanh nghiệp. Ngoài ra tiếng Anh còn có hai thuật ngữ nữa: Governance và Administration, cũng có nghĩa là quản lý và quản trị, được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị hay cai quản. Thuật ngữ Administration còn được dùng phổ biến với nghĩa là quản lý, song nghiêng về nghĩa quản lý hành chính trong các cơ quan công quyền. Tiếng Pháp cũng có hai từ tương đương: Gestion (tương đương với Management của tiếng Anh) được dùng nhiều với nghĩa quản lý trong doanh nghiệp, còn Administration (tương đương với từ Administration trong tiếng Anh), được dùng nhiều với nghĩa quản trị hay cai quản các hoạt động hành chính trong các cơ quan công quyền. Như vậy có thể coi quản lý là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động điều khiển của các chủ thể được sử dụng trong nội bộ tổ chức hay nhóm của mình, còn quản trị hay cai quản là thuật ngữ được dùng để chỉ việc điều khiển của Nhà nước đối với các nhóm hay tổ chức bị cai quản. Quản lý kinh tế là cách thức Nhà nước tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế của đất nước, còn quản lý doanh nghiệp là cách thức mà các chủ thể quản lý tiến hành việc quản lý trong doanh nghiệp. 1.2.2 Công ty cổ phần Theo Luật Doanh nghiệp (1999) [6, Đ51] , công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:  Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.  Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.  Các cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. 10  Các cổ đông có thể là các tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba   (03) và không hạn chế về số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt nam, có đầy đủ các đặc điểm dưới đây của công ty đối vốn [5]:  Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, có chức năng kinh doanh6, có quyền ở hữu với tài sản của công ty. Vì vậy, trong công ty cổ phần có sự phân biệt rất rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các cổ đông trong công ty. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt các công ty đối nhân và công ty đối vốn. So với các loại hình công ty đối vốn khác, ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là loại công ty có tính tổ chức, tính xã hội cao về vốn cũng như về hoạt động của nó hay nói cách khác là loại công ty có tính đa sở hữu rất cao. Đặc điểm này đã cho phép công ty cổ phần có khả năng thu hút được lượng vốn lớn từ nhiều cổ đông khác nhau.    6 Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Đây là đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn làm tăng vốn điều lệ của công ty. Những người mua cổ phiếu trở thành các cổ đông của công ty, có quyền sở hữu với cổ phiếu và có quyền chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chính đặc trưng này của công ty cổ phần đã thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán. Công ty cổ phần thường có số lượng thành viên đông hơn so với các loại hình công ty khác. Các cổ đông không nhất thiết phải là những người quen biết. Bất kỳ ai có đủ các điều kiện luật định đều có thể mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 11  Việc thành lập và điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Tính phức tạp này bắt nguồn từ đặc trưng của công ty cổ phần là: được phát hành chứng khoán để tăng vốn điều lệ hay vốn hoạt động, và có số lượng cổ đông lớn.  Công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật. Công ty cổ phần là dạng công ty đối vốn điển hình. Tính đa sở hữu trong các công ty cổ phần, cho phép các công ty đối vốn có khả năng thu hút được lượng vốn lớn hơn gấp nhiều lần so với các công ty khác. Tính đa sở hữu cùng với một số lượng lớn các cổ đông, là một trong những tiền đề của sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý điều hành công ty. Theo đó, việc quản lý điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty được uỷ quyền cho bộ máy quản lý, dưới sự giám sát của các cổ đông. Cũng chính vì sự tách biệt rõ rệt giữa sở hữu và quản lý điều hành trong các công ty cổ phần, mà vấn đề về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần luôn được đặt ra ở mức cao hơn hết so với các loại hình công ty khác, như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản, v.v... nơi mà thường chính các chủ sở hữu chứ không phải ai khác, trực tiếp thực hiện quyền quản lý điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty. 1.2.3 Quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Hiện tại, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau đến khái niệm về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Vì vậy, cách tốt nhất để tiếp cận khái niệm này, cho mục đích của bản luận văn này, là trình bày một số khái niệm hiện hành về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, hơn là chỉ trình bày duy nhất một khái niệm, qua đó có thể có cách nhìn tổng quát nhất về khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), quản lý nội bộ công ty (Internal corporate governance) là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý mà theo đó các công ty được quản lý. Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty xác định rõ việc phân chia các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong công ty, giữa các cổ đông, Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý, và những người có lợi 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan