Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về người lao động chưa thành niên...

Tài liệu Pháp luật về người lao động chưa thành niên

.PDF
63
1
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH MAI PHƯỚC BẢO PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH MAI PHƯỚC BẢO PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S LƯỜNG MINH SƠN TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 - NĂM 2022 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLLĐ Bộ luật Lao động ILO International Labor Office (Tổ chức lao động thế giới) LĐTENNĐHNH Lao động trẻ em nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm NCTN Người chưa thành niên NLĐCTN Người lao động chưa thành niên NSDLĐ Người sử dụng lao động MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN ........5 1.1. Những vấn đề lý luận về người lao động chưa thành niên ..............................5 1.1.1. Khái niệm người lao động chưa thành niên. .............................................5 1.1.2. Các khái niệm liên quan ............................................................................7 1.1.3. Đặc điểm của người lao động chưa thành niên .......................................12 1.1.4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với lao động chưa thành niên ...........................................................................................................................13 1.2. Quy định pháp luật về người lao động chưa thành niên ................................14 1.2.1. Các quy định về tuyển dụng người lao động chưa thành niên ................15 1.2.2. Các quy định về sử dụng người lao động chưa thành niên .....................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................36 2.1. Thực trạng về người lao động chưa thành niên..............................................36 2.1.1. Thực trạng về việc làm của người lao động chưa thành niên .................36 2.1.2. Thực trạng về hợp đồng lao động. ..........................................................38 2.1.3. Thực trạng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và tiền lương .........40 2.1.4. Thực trạng về lập sổ theo dõi, chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên. ..............................................43 2.1.5. Thực trạng về áp dụng kỷ luật và trách nhiệm vật chất ..........................45 2.1.6. Thực trạng về thanh tra và xử lý vi phạm ...............................................46 2.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm bảo vệ người lao động chưa thành niên ............................................................................................46 2.2.1. Kiến nghị về độ tuổi ................................................................................46 2.2.2. Kiến nghị về thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc ..........................47 2.2.3. Kiến nghị về tiền lương ...........................................................................48 2.2.4. Kiến nghị về việc bổ sung các quy định khi giao kết, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng lao động. ............................................................................................49 2.2.5. Kiến nghị bổ sung các quy định về thanh tra lao động. ..........................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................52 KẾT LUẬN ...............................................................................................................53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Pháp luật lao động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho phép người lao động chưa thành niên (NLĐCTN) được tham gia vào lao động, quy định này nhằm đảm bảo quyền làm việc, quyền lao động và hơn thế nữa là giúp cho nhóm người này có khả năng tài chính chăm lo cho cuộc sống, phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, xét về góc độ khoa học hay xã hội, người chưa thành niên (NCTN) có những đặc điểm về thể chất và tinh thần không giống như người thành niên, họ vẫn chưa phát triển đầy đủ và ổn định. Do vậy, ngoài việc đảm bảo quyền lao động của NCTN, pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam đều có quy định riêng biệt để bảo vệ nhóm người này. Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Office, ILO) đã đưa ra rất nhiều Công ước để bảo vệ quyền lợi cho NLĐCTN nhưng được nhắc đến nhiều nhất có thể kể đến hai Công ước: Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu; Công ước số 182 về xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ nhất. Và một số Công ước có liên quan: Công ước số 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Công ước số 100 về trả công bình đẳng cho lao động nam và lao động nữ trong một công việc có giá trị ngang nhau; Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và các công ước về làm việc ban đêm và kiểm tra y tế. Trong đó, Việt Nam đã là thành viên của các Công ước số 138, Công ước số 182, Công ước số 29. Công ước số 006 về công việc ban đêm của thanh niên, Công ước số 124 về kiểm tra y tế cho thanh niên1. Tuy nhiên việc nội luật hóa của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trinh thực hiện để bảo vệ quyền lợi đầy đủ nhất cho NLĐCTN. Đồng thời, đại dịch Covid 19 diễn ra trong suốt thời gian qua đã khiến cho nhiều trường học phải đóng cửa. Hàng trăm triệu NCTN không có điều kiện để tham gia vào lớp học trực tuyến. Nhiều gia đình gặp khó khăn tài chính. Chính vì những lý do này mà có thể gây ra việc NTCN trở thành nguồn nhân công giá rẻ và tệ hơn nữa là diễn ra tình trạng lao động trẻ em. Bên cạnh đó, vào năm 2021 thì Bộ luật Lao động 2019 (sau đây gọi tắt là BLLĐ 2019) thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 (Sau đây gọi tắt là BLLĐ 2012) đã bắt đầu https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:11200:0::NO::P11200_COUNTRY_ID:10300 4, truy cập ngày 8/4/2022. 1 2 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Mặc dù, BLLĐ 2019 có nhiều sự đổi mới so với BLLĐ 2012 tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm còn thiếu sót, chưa bảo vệ tốt quyền lợi của NLĐCTN nên cần phải nghiên cứu để đưa ra hướng giải quyết. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về người lao động chưa thành niên” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian vừa qua, có không ít những bài báo cũng như các bài nghiên cứu về vấn đề NLĐCTN, nghiên cứu mô tả hiện tượng và nêu ra thực trạng sử dụng NLĐCTN và đồng thời là những nghiên cứu chuyên sâu như vấn đề tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: “Pháp luật về vấn đề tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên” – Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thị Hồng Vân, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013. Nội dung bài viết đã đưa ra được các vấn đề lý luận người lao động chưa thành niên, bên cạnh đó bài viết còn đưa ra những nghiên cứu về vấn đề tuyển dụng và sử dụng người lao động chưa thành niên. Đồng thời, bài viết còn đưa ra thực trạng và cách khắc phục được những vấn đề còn bất cập. Tuy vậy, một số kiến nghị còn mang tính định hướng, chung chung. “Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay” – Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Nhàn, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, học viện khoa học xã hội, năm 2013; “Bảo vệ người lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam” – Luận văn thạc sĩ luật học của Ngô Thị Hồng Nhị, trường đại học Trà Vinh, năm 2019. Hai bài viết đã đưa ra những nghiên cứu, phân tích sâu và toàn diện các vấn đề về lao động chưa thành niên, bên cạnh đó đã đánh giá được toàn diện về thực trạng pháp luật đối với người lao động chưa thành niên ở Việt Nam. Chưa làm rõ được các khái niệm có liên quan đến người lao động chưa thành niên và đồng thời ít có sự tham khảo, học hỏi pháp luật một số quốc gia khác. “Pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động chưa thành niên” – Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của Bùi Thị Mỹ Viện, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016. Nội dung bài viết đưa ra các vấn đề về sử dụng lao động chưa thành niên và liên hệ với pháp luật nước ngoài, đồng thời cũng đưa ra giải pháp để giải 3 quyết các bất cập còn tồn tại. Tuy nhiên, một số kiến nghị không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. Ngoài ra, còn có các bài viết được đăng trên tạp chí như: “Những vấn đề pháp lý về lao động chưa thành niên” – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí, trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 187/2003; “Pháp luật lao động đối với người lao động chưa thành niên – Thực trạng và giải pháp” – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Huyền đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội số 521/2016. Cả hai bài viết đều bàn về khía cạnh của lao động chưa thành niên nhưng do bài viết giới hạn ở việc đăng trên tạp chí nên nội dung đề cập chưa mang được tính chuyên sâu các vấn đề có liên quan. Điểm chung của các bài viết này là nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện BLLĐ 2012 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, BLLĐ 2019 đã chính thức có hiệu lực, từ đó phát sinh những vấn đề mới. Trên cơ sở thừa kế các kết quả của những tác giả đi trước, khóa luận tiếp tục nghiên cứu về người lao động chưa thành niên nhưng trên nền tảng BLLĐ 2019 mới ra đời để đưa ra kiến nghị phù hợp hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về NLĐCTN, đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, cũng như nghiên cứu những điểm mới của BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012. Đồng thời, bài viết cũng so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật trong nước với Công ước, Khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế ILO và pháp luật nước ngoài để có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Từ đó, phát hiện những vấn đề còn thiếu xót trong BLLĐ 2019 nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp để có thể bảo vệ quyền lợi cho NLĐCTN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các quan hệ lao động được Pháp luật lao động điều chỉnh rất nhiều nhưng đề tài không nghiên cứu toàn bộ các mối quan hệ này mà chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề chủ yếu đó là các vấn đề liên quan đến lao động chưa thành niên. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một phạm vi nhất định. Cụ thể là đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật trong Bộ luật Lao động 2019 về lao động chưa thành niên, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động và một 4 số văn bản pháp luật có liên quan như Luật Trẻ em 2016, Bộ luật Dân sự 2015… Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra một số văn bản pháp luật quốc tế (chủ yếu là các công ước và khuyến nghị của ILO mà Việt Nam đã phê duyệt) và pháp luật của một số nước tham gia ILO như Anh, Hoa Kỳ, NaUY, Nepal để dẫn chiếu, so sánh. Đồng thời, người viết cũng nghiên cứu, đánh giá thực trạng ở Việt Nam để đưa ra những kiến nghị phù hợp. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận chủ yếu mà người viết sử dụng là phép duy vật biện chứng. Đồng thời, người viết cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp để hoàn thành khóa luận. 6. Kết cấu đề tài Kết cầu đề tài bao gồm: danh mục chữ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, phần nội dung, kết luận của khóa luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung được chia làm hai chương: Chương 1: Khái quát về người lao động chưa thành niên. Chương 2: Thực trạng về lao động chưa thành niên và một số kiến nghị 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Những vấn đề lý luận về người lao động chưa thành niên 1.1.1. Khái niệm người lao động chưa thành niên. Khi nhắc đến khái niệm NLĐ, mọi người đều biết được rằng khái niệm này đang nói đến những người làm việc cho những người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động2. Khái niệm về NLĐCTN cũng tương tự như khái niệm NLĐ ở những mặt như đều làm việc cho NSDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương, chịu sự giám sát, quản lý điều hành của người sử dụng lao động nhưng khác ở chỗ những người lao động này là những NCTN và khi nói đến NCTN thì sẽ có các cách hiểu và các cách tiếp cận khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thành niên là người đến độ tuổi trưởng thành. Chưa thành niên là người chưa đến tuổi trưởng thành”3. Hoặc theo Từ điển Longman Dictionary of Business English của J.H.Adam thì “người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”4. Tương tự, Từ điển Black’s Law Dictionary of Business English của Bryan.A.Garner cũng định nghĩa: “người chưa thành niên là trẻ em và trẻ em là người dưới 18 tuổi”5. Như vậy, xét từ định nghĩa của các từ điển trên, ta có thể thấy các từ điển trên đã phân định NCTN dựa trên mốc tuổi của một con người và giới hạn độ tuổi này là dưới 18 tuổi. Trong một số bài viết nghiên cứu của các ngành tâm lý học, y học, sinh lý học và các ngành khoa học khác có liên quan được đề cập trong các bài viết “Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay” của thạc sĩ Luật học Nguyễn Thị Nhàn6 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Trần Thắng Lợi7 đều đề cập tới việc xác định Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 Bùi Thị Mỹ Viện (2016), Pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động chưa thành niên, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7. 4 Bùi Thị Mỹ Viện (2016), tlđd 3, tr. 7. 5 Bryan.A.Garner, Từ điển Black’s Law Dictionary, (2009), Publisher Company trích từ Bùi Thị Mỹ Viện (2016), tlđd 3, tr.7. 6 Xem Nguyễn Thị Nhàn (2013), Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay, chương 1, tr. 8. 7 Xem Trần Thắng Lợi (2012), Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế, chương 1, tr. 15, 16. 2 3 6 NTCN là người dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi này, nhóm người này vẫn chưa hoàn toàn phát triển đến mức độ hoàn chỉnh về trí tuệ và thể chất. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi từ khoảng 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đây là khoảng thời gian mà đa số NCTN đang học trung học cơ sở, ở cấp này NCTN đã có một lượng kiến thức khá phong phú giúp cho việc tư duy logic hơn và biết cách suy nghĩ độc lập. Đồng thời ở tuổi này, các em đã bắt đầu có định hướng và hướng về nghề nghiệp một cách hiện thực, nhiều em đã bắt đầu có khả năng tạo ra của cải vật chất và kiếm tiền8 (ví dụ như đi làm thêm ngoài giờ học). Không những thế, ở độ tuổi này các yếu tố đặc trưng như chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp, hệ xương dần đi vào sự phát triển ổn định, đồng thời sức mạnh cơ bắp và khả năng làm việc tăng lên một cách rõ rệt. Hay nói cách khác, nhóm người này đủ khả năng thực hiện một số công việc nhất định. Về mặt pháp lý, các nhà luật học thường sử dụng cụm từ “người chưa thành niên” để ám chỉ những người chưa đủ năng lực hành vi, chưa bị ràng buộc quá nhiều về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, thông qua đó để có những chính sách và quy định pháp luật phù hợp cho đối tượng này9. Theo luật pháp quốc tế: Tại Điều 1 Công quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989 ghi nhận “trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Theo Quy tắc của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 14/12/1990, tại mục I, điểm 11 nêu rõ: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên”. Như vậy, đối với pháp luật quốc tế, NCTN là người dưới 18 tuổi, nhưng tùy theo tình hình chính trị cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì mỗi quốc gia có thể ấn định độ tuổi là khác nhau. Trong pháp luật Việt Nam, khi giải thích khái niệm NCTN, chúng ta có Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) điều chỉnh: “người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”10. Tiếp nối tinh thần của BLDS 2015, BLLĐ 2019 khi giải thích về khái niệm “người lao động chưa thành niên” cũng xác định: “Người lao động chưa thành niên Trần Thắng Lợi (2012), tlđd 7 , tr. 15. Trần Thắng Lợi (2012), tlđd 7 , tr. 16 10 Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015. 8 9 7 là người chưa đủ 18 tuổi”11. Như vậy, BLLĐ 2019 đã dựa trên cơ sở về độ tuổi để nói đến những người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất, tinh thần tham gia vào lao động. Ngoài việc quy định về mức tuổi được xem là NLĐCTN, BLLĐ còn giới hạn độ tuổi tối thiểu được tham gia vào quan hệ lao động là 15 tuổi12, độ tuổi tối thiểu được phép lao động tương đồng với cách quy định của Công ước 13813. Nhưng không phải công việc nào NLĐCTN cũng có thể tham gia vào lao động, người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được phép làm những công việc mà pháp luật không cấm14. Ngoài ra để đảm bảo quyền lao động của NCTN cũng như đảm bảo việc học tập, lao động cho nhóm người này được diễn ra một cách an toàn, nhà nước đã cho phép người sử dụng lao động có thể tuyển dụng người lao động dưới 15 tuổi để thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép15. Nhìn chung các cách tiếp cận trên đều xác định NCTN là người dưới 18 tuổi. Tổng hợp lại, ngoài những đặc điểm chung giống với người lao động nói chung thì NLĐCTN còn có các đặc điểm là người chưa đủ 18 tuổi (độ tuổi có thể thay đổi theo quy định của pháp luật từng nước), đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện bản thân về mặt tự nhiên và xã hội; chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần cũng như trí tuệ. Như vậy, NLĐCTN là người lao động dưới 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ và được phép tham gia lao động nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Các khái niệm liên quan NLĐCTN là một vấn đề luôn được sự chú ý của thế giới nhưng trong các văn bản quốc tế lại không có các quy định giải thích về lao động NCTN mà xuất hiện khái niệm “lao động trẻ em”, “trẻ em lao động”. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng có Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019. Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019. 13 Điều 2 Công ước về độ tuổi tối thiểu, năm 1973 (số 138) quy định: “3. Tuổi tối thiểu ghi theo Đoạn 1 Điều này sẽ không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi. 4. Mặc dù có những quy định tại Đoạn 3 Điều này, mọi nước thành viên mà nền kinh tế và các phương tiện giáo dục chưa phát triển đầy đủ thì, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức hữu quan nếu có, của người sử dụng lao động và của người lao động có thể ghi mức tối thiểu là 14 trong giai đoạn đầu”. 14 Xem danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của NCTN được quy định tại Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020. 15 Xem danh mục nghề, công việc, nơi làm việc áp dụng đối với lao động chưa thành niên được ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH 11 12 8 sự xuất hiện của khái niệm “trẻ em” (được xác định là những người dưới 16 tuổi16), đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động chưa thành niên, vậy NLĐCTN với “lao động trẻ em”, “trẻ em tham gia lao động” có được hiểu giống nhau hay không. Rất nhiều người không tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa các khái niệm này với nhau. Chính vì lẽ đó, tác giả sẽ đề cập tới những khái niệm trên để cung cấp lý luận một cách toàn diện cho NLĐCTN. 1.1.2.1. Lao động trẻ em Hiện nay, Tổ chức Lao động quốc tế xác định rằng lao động trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổ chức này cảnh báo số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên đáng kể. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2018, lao động trẻ em từ 5 - 17 là 1.031.944 trẻ. Qua đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc để triển khai Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Việt Nam cũng là một trong những nước có sử dụng lao động trẻ em. Vậy “lao động trẻ em” được hiểu như thế nào mà lại cần được xóa bỏ17. Thuật ngữ lao động trẻ em dùng để chỉ những người lao động là nhóm trẻ em tham gia vào mối quan hệ lao động. Theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên hợp quốc thì: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Theo Công ước, mốc tuổi để phân định giữa người thành niên và trẻ em là 18 tuổi, theo đó trẻ em là người chưa đủ 18 tuổi. Hay như Công ước về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất số 182 quy định tại Điều 2: “Thuật ngữ trẻ em sẽ được áp dụng cho người dưới 18 tuổi”. Có thể thấy trong Công ước không có khái niệm NCTN nhưng đối tượng của khái niệm “trẻ em” và “NCTN” đều hướng tới là người dưới 18 tuổi. Các văn bản công ước quốc tế không có quy định nào xác định cụ thể về “lao động trẻ em”. Như đã đề cập ở trên, trẻ em là người dưới 18 tuổi, theo tinh thần của Điều 1 Luật Trẻ em 2016. Cảnh báo lao động trẻ em sẽ tăng vào năm 2022, https://nld.com.vn/cong-doan/canh-bao-lao-dong-treem-se-tang-vao-nam-2022-20211202093515399.htm?fbclid=IwAR21TbXMn_scP_XjAD8vZ1tYA936WYB0Rd7MZqb4ik0JgSWZsghmkIsRnw, truy cập ngày 8/4/2022. 16 17 9 Công ước số 138 và Công ước 182 thì có thể hiểu lao động trẻ em là những lao động cần được bãi bỏ18. Thuật ngữ “lao động trẻ em” được tổ chức ILO định nghĩa là “công việc làm mất đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, đồng thời có hại cho sự phát triển tinh thần và thể chất19”. Với cách giải thích này, ta có thể hiểu được rằng những lao động trẻ em là những người dưới 18 tuổi tham gia lao động vào những công việc có tác động xấu đến trẻ, cách giải thích này dựa trên hậu quả mà lao động gây ra cho trẻ em. Tổ chức ILO còn đưa ra mô tả những loại hình công việc mà có tính chất như trên, cụ thể: “Nguy hiểm về tinh thần, thể chất, xã hội hoặc đạo đức và có hại cho trẻ em; và / hoặc. Cản trở việc đi học của các em bằng cách: tước đi cơ hội đến trường của các em; buộc các em nghỉ học sớm; hoặc yêu cầu các em cố gắng kết hợp việc đi học với các công việc nặng và quá lâu.20”. Tương tự như các công ước quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng không có những văn bản xác định như thế nào là “lao động trẻ em” nhưng thay vào đó, Luật Trẻ em 2014 lại đưa ra khái niệm: “Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.21” Hoặc trẻ em có quyền được bảo vệ không bị bóc lột sức lao động22. Có thể thấy, thay vì sử dụng thuật ngữ “lao động trẻ em”, Việt Nam lại sử dụng thuật ngữ “bóc lột trẻ em” nhưng bản chất lại đề cập những lao động trái với quy định của pháp luật về lao động, những công việc mà ở đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần, nhân cách của trẻ em và đều bị cấm. Bên cạnh đó, trong kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2018 lại định nghĩa: Theo Điều 1, Công ước về độ tuổi tối thiểu, năm 1973 (số 138) quy định: “Mọi Thành viên mà ở đó Công ước này có hiệu lực cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia, nhằm đảm bảo hiện quả việc bãi bỏ lao động trẻ em và nâng dần Tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động tới độ tuổi mà các thiếu niên có thể phát triển đầy đủ nhất về trí lực và thể lực.” 19 What is child labour?, https://www.ilo.org/ipec/facts/lang--en/index.htm, truy cập ngày 8/4/2022. 20 What is child labour?, https://www.ilo.org/ipec/facts/lang--en/index.htm, truy cập ngày 8/4/2022. 21 Khoản 7 Điều 4 Luật Trẻ em 2014. 22 Xem Điều 26 Luật Trẻ em 2014. 18 10 “Lao động trẻ em là lao động trái với quy định của pháp luật và hoạt động lao động cản trở hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em23”. Mà đối tượng “trẻ em” trong ấn phẩm “kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2018” được xác định bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và người lao động chưa thành niên24. Bên cạnh đó, Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan tới lao động trẻ em cũng định nghĩa: Lao động trẻ em là trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, tham gia lao động mà hoạt động lao động đó cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách và sự phát triển toàn diện25”. Như vậy, với Việt Nam, đối tượng “trẻ em” khi nói về lao động trẻ em được ngầm hiểu bao gồm trẻ em và người chưa thành niên. Tóm lại, cả pháp luật quốc tế và Việt Nam đều xác định rằng lao động trẻ em chỉ nhóm người lao động có độ tuổi là dưới 18 tuổi, tham gia lao động trái với quy định của pháp luật lao động, làm những công việc hoặc nơi làm việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của nhóm người này. Còn NLĐCTN là nhóm người lao động tham gia lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động. Nhìn chung, khái niệm NLĐCTN và khái niệm trẻ em lao động khác biệt ở chỗ: NLĐCTN mang ý nghĩa tích cực, đây là lao động được pháp luật lao động cho phép, mang lại giá trị có ích cho xã hội. Còn đối với khái niệm lao động trẻ em thì đây là khái niệm mang ý nghĩa tiêu cực, chỉ những trường hợp lạm dụng trẻ em, sử dụng trẻ em vào những công việc hoặc bắt trẻ em làm việc ở những địa điểm trái pháp luật lao động gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ, xa hơn nữa là làm suy yếu năng lực của lực lượng lao động tương lai. 1.1.2.2. Trẻ em tham gia lao động ILO và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, khảo sát lao động trẻ em quốc gia Việt Nam 2018: Những phát hiện chính, Geneva: Tổ chức Lao động quốc tế, 2020, tr. 6. 24 ILO và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, tlđd 23, tr. 5. 25 Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan tới lao động trẻ em, Hà Nội, Tổ chức Lao động Quốc tế 2021, tr. 7. 23 11 Khái niệm “trẻ em làm việc” hay “trẻ em tham gia lao động” có thể được hiểu là những người dưới 18 tuổi tham gia bất cứ hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người khác sử dụng hoặc tự sản tự tiêu dùng26. Trong pháp luật quốc tế. cụm từ “trẻ em làm việc” được nhắc đến trong Công ước 138 ở điểm a khoản 4 Điều 5, đồng thời Công ước cho phép tuyển dụng những người dưới độ tuổi tối thiểu để tham gia lao động nhưng phải đảm bảo: “Không gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của họ và không phương hại việc tham gia học tập, việc họ tham gia vào chương trình hướng nghiệp hay đào tạo nghề đã được cơ quan có thẩm quyền, hoặc khả năng được hưởng lợi từ việc được giáo dục” (xem khoản 1 Điều 7 Công ước số 138). Trong pháp luật Việt Nam, theo BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động có thể tuyển dụng người lao động dưới 18 tuổi; “Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ27” và “Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi28”. Luật Trẻ em 2016 quy định về trách nhiệm của nhà nước29và trách nhiệm của người sử dụng lao động30phải tạo điều kiện làm việc phù hợp với khả năng lứa tuổi của trẻ em nhưng Luật Trẻ em 2016 lại xác định độ tuổi trẻ em là người dưới 16 tuổi31. Cũng trong kết quả Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2018 xác định rằng trẻ em tham gia lao động bao gồm trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia các hoạt động sản xuất - kinh doanh – dịch vụ32. Như vậy, cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều cho phép trẻ em tham gia vào lao động làm việc miễn là những công việc mà các em tham gia không được ảnh hưởng đến đặc điểm, thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ em. Nếu tuân theo pháp luật thì việc trẻ em tham gia vào lao động là hoạt động có ích, giúp cho trẻ tập được tính tự lập, rèn giũa bản thân, phát huy tài năng và góp phần tạo thu nhập phụ giúp gia đình. Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan tới lao động trẻ em, tlđd 25, tr.6. Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019. 28 Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019. 29 Khoản 1 Điều 44 Luật Trẻ em 2016. 30 Khoản 3 Điều 93 Luật Trẻ em 2016. 31 Xem Điều 1 Luật Trẻ em 2016. 32 ILO và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, tlđd 23, tr. 6. 26 27 12 Đối với mối quan hệ giữa khái niệm “NLĐCTN” và “trẻ em tham gia lao động”, nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam thì “NLĐCTN’ sẽ bao hàm khái niệm “trẻ em tham gia lao động” còn nếu theo cách giải thích của tác phẩm Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2018 thì lại ngược lại. Đối với khái niệm “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia lao động” thì chúng ta sẽ dựa vào hậu quả của công việc gây ra khi các em tham gia vào lao động để phân biệt hai khái niệm này. 1.1.3. Đặc điểm của người lao động chưa thành niên Lao động chưa thành niên là nhóm người lao động được sự chú ý rất nhiều từ nhà nước và xã hội vì đây là nguồn lao động chính cho sau này, góp phần vào sự phát triển cho đất nước. Những người trong nhóm lao động này đều trong độ tuổi ăn học, đang phát triển về thể chất, tinh thần và tâm sinh lý. Nếu nhóm người lao động này làm những công việc không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển sau này sẽ gây ra tầm ảnh hưởng nghiêm trọng cho tương lai. Chính vì vậy, các nhà làm luật đã xây dựng các quy định về nhóm người này dựa trên sự phát triển theo từng giai đoạn phát triển phù hợp với lứa tuổi. Tâm lý học và các khoa học có liên quan đều chỉ ra rằng lao động được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi là con đường, là cơ chế và nhân tố phát triển thể chất, năng lực tư duy và đời sống tình cảm của NCTN33. Về thể chất Khác với người lao động đã thành niên, NLĐCTN vẫn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất. Vào giai đoạn dưới 18 tuổi, “là giai đoạn có sự phát triển mang tính đột biến về sinh lý, biểu hiện ở việc các em phát triển nhanh về chiều cao và trọng lượng cơ thể; hệ xương, cơ bắp phát triển mạnh, đặc biệt xương tay, xương chân34”. Chính vì vậy, khi phải lao động nặng nhọc như khiêng vác những vật thể nặng, hoặc với cường độ làm việc quá cao sẽ ảnh hưởng đến hệ xương của các em cũng như các sự phát triển khác của cơ thể. Bên cạnh đó, “trong sự tăng trưởng của hệ tim mạch, quả tim có thể quá nhỏ không chống đỡ nổi stress và các căng thẳng35”. Trong lứa tuổi này các em vẫn còn là lứa tuổi học sinh, việc phải vừa học vừa làm sẽ tạo rất Lê Thị Hồng Vân (2013), Pháp luật về tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 14. 34 Trần Thắng Lợi (2012), tlđd 7, tr. 15. 35 Lê Thị Hồng Vân (2013), tlđd 33, tr. 15. 33 13 nhiều áp lực cho NCTN khiến cho họ khó có thể tiếp thu bài học và dẫn đến việc bị kiệt sức. Về tinh thần và và nhận thức Đặc trưng của tâm lý ở lứa tuổi này là khuynh hướng làm người lớn36, khuynh hướng này có nghĩa là trong tâm trí của NCTN đã coi mình là người lớn nhưng trong thực tế về độ tuổi các em vẫn chưa trưởng thành. Chính vì tâm lý đã coi mình là người lớn, NCTN luôn muốn chứng tỏ bản thân mình đã lớn với gia đình, bạn bè, khẳng định bản thân nên rất hăng hái trong học tập, lao động. Chính vì tâm lý đó, các em rất dễ bị lợi dụng làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bản thân. Năng lực quan sát, tổng hợp, phân tích vấn đề bắt đầu có tính logic chính vì vậy đây là giai đoạn quan trọng trong việc định hình nhân cách, nhận thức của các em. Nếu làm những công việc ở những nơi độc hại (như quán bar, nhà hàng, phòng hát karaoke, cơ sở xoa bóp,…) nhận thức của người chưa thành về cuộc sống có thể xấu đi, dễ học những thói hư tật xấu và sa đọa vào những tệ nạn xã hội. Nói tóm lại, NLĐCTN có những đặc điểm rất hạn chế vì vậy khi tham gia vào quan hệ lao động sẽ có rất nhiều hạn chế nên cần những quy định riêng biệt để quy định đảm bảo NLĐCTN có thể dễ dàng tham gia vào quan hệ lao động mà không bị ép buộc lao động, đảm bảo sự phát triển đầy đủ và ổn định cho NCTN. 1.1.4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với lao động chưa thành niên Trong cuộc sống, việc NCTN tham gia vào lao động là một điều tất yếu không thể tránh khỏi, NCTN tham gia vào lao động được thể hiện qua hai khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Về mặt pháp lý thì tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”, hoặc trong BLLĐ 2019 cũng quy định một chương riêng về NLĐCTN (xem chương XI). Về thực tiễn, trong ấn phẩm Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2018 thì ước tính trong tổng số 19.254.271 trẻ em 5-17 tuổi của cả nước có 1.754.066 em (chiếm 9,1% 36 Lê Thị Hồng Vân (2013), tlđd 33, tr. 15. 14 tổng số) tham gia hoạt động kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo quyền được lao động của NCTN pháp luật phải đặt ra các quy định riêng để điều chỉnh. Pháp luật lao động luôn dành một sự quan tâm đặc biệt đến nhóm đối tượng lao động chưa thành niên. Bởi đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về tinh thần, thể chất và sức khỏe; nhận thức còn non trẻ và nhân cách vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Vì những lý do này, nhóm người lao động này rất dễ bị ảnh hưởng khi phải làm việc trong một môi trường không lành mạnh. Chính vì nhận thức non trẻ và trải nghiệm cuộc sống không nhiều, NCTN rất dễ bị dụ dỗ làm những công việc nặng nhọc, không phù hợp với lứa tuổi và dễ bị bóc lột sức lao động. Do đó, cần đến sự điều chỉnh của pháp luật lao động để điều chỉnh về độ tuổi tối thiểu, thời gian làm việc cũng như công việc được phép tuyển dụng hay không được tuyển dụng NLĐCTN. Giảm thiểu việc NLĐCTN phải tham gia làm việc không phù hợp với lứa tuổi và xa hơn nữa là đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nhóm lao động này. Bên cạnh đó, NCTN vẫn còn đang trong độ tuổi đi học, đây là lúc mà các em có thể tiếp thu kiến thức cũng như xây dựng con đường tương lai cho mình sau này. Nhưng trên thực tế, không phải gia đình nào cũng có thể đủ điều kiện cho NCTN có thể tham gia học tập. Vì hoàn cảnh gia đình, NCTN phải tham gia vào lao động rất sớm, điều này vừa làm cho nhóm người này mất đi quyền được học tập vừa tạo ra cảm giác tư ti với các bạn cùng trang lứa hoặc cũng có thể tiếp xúc với những thành phần không tốt trong xã hội rồi dần trở nên “sa lầy” vào những việc xấu. Hiểu được điều này, pháp luật lao động luôn có những điều chỉnh liên quan đến vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý để NCTN có thể vừa lao động vừa tham gia học tập. Điều này giúp cho cuộc sống của NTCN được cải thiện, xây dựng tốt hơn đời sống tinh của NCTN. Nói tóm lại, việc điều chỉnh pháp luật đối với lao động chưa thành niên có ba ý nghĩa như sau: (i) đảm bảo quyền lao động của NCTN; (ii) đảm bảo cho sự phát triển ổn định của trẻ và (iii) đảm bảo quyền được học tập của NCTN. 1.2. Quy định pháp luật về người lao động chưa thành niên Vì NLĐCTN là nhóm đối tượng lao động đặc biệt, còn trong giai đoạn phát triển để bước vào tuổi trưởng thành. Chính vì thế, ngoài các quy định điều chỉnh chung cho người lao động, NLĐCTN còn được quy định một chương riêng liên quan đến các vấn đề về tuyển dụng, giao kết hợp đồng, những quy định này không chỉ đưa 15 ra những quy định về NLĐCTN mà còn đưa ra những điều kiện, quy định bắt buộc cho người sử dụng lao động chưa thành niên,. 1.2.1. Các quy định về tuyển dụng người lao động chưa thành niên 1.2.1.1. Quy định của ILO và một số quốc gia Để NCTN được xem là NLĐCTN và chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp thì bước tiên quyết nhất mà NCTN phải đáp ứng được đó là có quan hệ lao động. Nhưng để phát sinh được quan hệ lao động thì cần có quá trình tuyển dụng của người sử dụng lao động. Như vậy, việc tuyển dụng giữa NLĐCTN và người sử dụng lao động là vấn đề đầu tiên cần phải điều chỉnh vì nó là một sự khởi đầu, làm phát sinh mối quan hệ lao động. * Quy định của ILO Về việc tuyển dụng NLĐCTN được quy định chủ yếu tại Công ước số 138 ngày 26/7/1973, cụ thể theo quy định của công ước thì cần có đủ các điều kiện sau đây thì người sử dụng lao động mới được phép tuyển dụng lao động chưa thành niên: Thứ nhất, lao động chưa thành niên phải đạt độ tuổi tối thiểu khi tham gia lao động. Công ước số 138 đã thiết lập độ tuổi tối thiểu cho mọi quốc gia tại khoản 3 Điều 1 Công ước 138: “không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình bắt buộc và bất kì trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi”. Đối với tổ chức ILO thì đây là độ tuổi mà khi tham gia lao động, NCTN đã có sự phát triển đẩy đủ nhất về thể chất và trí lực. Tuy đã giới hạn về độ tuổi nhưng như vậy là chưa đủ, điều quan trọng là các các quốc gia phải đảm bảo rằng các em phải được đi học đầy đủ đến hết độ tuổi này. Lao động có sự kết hợp với nền tảng của giáo dục sẽ giúp cho NCTN có thể chuẩn bị cho công việc một cách hiệu quả và phát huy tiềm năng vốn có của mình, góp phần xây dựng một nguồn lực lao động chất lượng cho tương lai. Hiểu được điều đó, ngay từ những quy định đầu tiên ILO đã đưa ra nguyên tắc “không một ai ở dưới mức tuổi tối thiểu đó có thể được tuyển dụng hoặc được làm việc trong bất cứ nghề nào”. Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện cho các nước đang phát triển còn đang trong quá trình củng cố hệ thống giáo dục và nền kinh tế thì công ước cho phép các nước này được áp dụng độ tuổi tối thiểu là 14 tuổi, “trong số 171 quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước 138, 51 quốc gia đã ấn định độ tuổi lao động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan