Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người l...

Tài liệu Pháp luật về hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (esop)

.PDF
62
1
111

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI DƢƠNG ĐOÀN THÚY ÁI PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THEO CHƢƠNG TRÌNH LỰA CHỌN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY (ESOP) CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Phương Nam, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Dương Đoàn Thúy Ái DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT ESOP Hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Cổ phiếu ESOP Cổ phiếu được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty NLĐ Người lao động LCK Luật Chứng khoán LDN Luật Doanh nghiệp UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THEO CHƢƠNG TRÌNH LỰA CHỌN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY .................5 1.1 Lý luận chung về hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ...........................................................................5 1.1.1 Khái niệm hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty .......................................................................5 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty .......................................................................9 1.1.3 Nguyên nhân hình thành hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ..............................................11 1.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ...................14 1.2.1 Pháp luật điều chỉnh nhằm bảo vệ các chủ thể có liên quan đến hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ...............................................................................................................14 1.2.2 Pháp luật điều chỉnh nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty..16 1.3 Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ..................................................17 1.3.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ...............18 1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ..........20 1.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ...............21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THEO CHƢƠNG TRÌNH LỰA CHỌN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............26 2.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh điều kiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty và giải pháp hoàn thiện ...........26 2.1.1 Quy định về sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông đối với phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ...............................................................................................................27 2.1.2 Quy định về giới hạn số lượng cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ......................................................34 2.1.3 Quy định về vấn đề phân phối cổ phiếu phát hành cho người lao động theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty .........................36 2.1.4 Quy định về nguồn tài chính sử dụng để phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty .................................39 2.1.5 Quy định về thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty .........................42 2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty .....................................45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (“ESOP”) bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 2013. Sau đó, ESOP dần trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi bởi nhiều công ty đại chúng từ năm 2018. Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, ESOP tại Việt Nam được xem là một phúc lợi dành cho người lao động (“NLĐ”), giúp tăng cường thu nhập cho NLĐ bên cạnh tiền lương và các chế độ khác thông qua việc trao quyền sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định trong công ty mà họ làm việc. Nhờ đó, ESOP trở thành một công cụ giúp công ty giữ chân những NLĐ tài giỏi. Ở chiều ngược lại, thông qua ESOP, công ty có thể có được sự phát triển lâu dài nhờ vào sự nỗ lực gia tăng năng suất làm việc của NLĐ khi họ đồng thời là những người chủ sở hữu của công ty. Và khi đó, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ESOP cũng tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực như là sự xung đột lợi ích giữa NLĐ với cổ đông hay là khả năng lợi ích của cổ đông bị xâm phạm bởi những người quản lý, điều hành công ty. Bản chất ESOP hàm chứa xung đột lợi ích giữa NLĐ với cổ đông, tuy nhiên, nếu biết cách thiết kế ESOP sao cho có thể dung hòa lợi ích giữa hai đối tượng này thì ESOP sẽ trở thành một công cụ hiệu quả tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu ESOP không được thiết kế phù hợp thì tất yếu gây ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Do đó, cần thiết có một khung pháp lý vững chắc điều chỉnh ESOP nhằm đảm bảo ESOP được vận dụng một cách hiệu quả, mang lại những lợi ích như mục đích ra đời của hoạt động này. Ở Việt Nam, những quy định điều chỉnh ESOP được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Thông tư số 162/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu (“Thông tƣ 162/2015/TT-BTC”). Sau đó, các quy định này được sửa đổi, bổ sung và kế thừa tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (“Nghị định 155/2020/NĐ-CP”), đồng thời là văn bản hiện hành điều chỉnh ESOP. Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh ESOP tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP so với Thông tư 162/2015/TT-BTC là không có nhiều thay đổi. Các quy định điều chỉnh ESOP tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP vẫn còn khá đơn giản, chưa đầy đủ và 1 hoàn thiện, cơ chế kiểm soát còn tồn tại nhiều hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích và tâm lý của các nhà đầu tư là cổ đông của công ty thực hiện ESOP. Nếu pháp luật điều chỉnh ESOP không kịp thời sửa đổi để kiểm soát hoạt động này sẽ dễ dẫn đến tình trạng ESOP bị sử dụng như một công cụ “móc túi” cổ đông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhà đầu tư là cổ đông của công ty thực hiện ESOP nói riêng, lợi ích và sự phát triển lâu dài của công ty nói chung. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP)” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP), có một số tài liệu sau: 1. Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; 2. Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp - Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân trí; 3. Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), How Did Employee Ownership Firms Weather the Last Two Recessions?: Employee Ownership, Employment Stability, and Firm Survival in the United States: 1999-2011, Upjohn Press; 4. Douglas Kruse, Richard Freeman, Joseph Blasi (2010). “Shared Capitalism at Work: Employee Ownership, Profit and Gain Sharing, and Broad Based Stock Options”, University of Chicago Press; 5. Blasi, Joseph R., Richard B. Freeman, Douglas L. Kruse (2013), The Citizen‟s Share: Putting Ownership Back into Democracy, Yale University Press; 6. Lưu Minh Sang, Phạm Ngọc Nhất Phương, “Thiếu cơ chế kiểm soát - cổ phiếu ESOP có thể bị lạm dụng”, https://thesaigontimes.vn/thieu-co-che-kiem-soatco-phieu-esop-co-the-bi-lam-dung/, truy cập ngày 29/5/2022; 7. Lưu Minh Sang, Lê Thị Thùy Dương, “Cổ phiếu ESOP và nguy cơ xung đột lợi ích”, https://thesaigontimes.vn/co-phieu-esop-va-nguy-co-xung-dot-loi-ich/, truy cập ngày 15/6/2022; 8. Mai Quốc Việt, “Một số vấn đề pháp lý để cân bằng lợi ích của các cổ đông khi áp dụng cổ phiếu thưởng (ESOP), http://fdvn.vn/mot-so-van-de-phap-lyde-can-bang-loi-ich-cua-cac-co-dong-khi-ap-dung-co-phieu-thuong-esop/, truy cập ngày 17/6/2022; 2 9. Trần Thị Kiều Thu, “ESOP - Trào lưu có đang bị lợi dụng và rủi ro tranh chấp cổ đông tiềm ẩn?”, https://apolatlegal.com/vi/esop-trao-luu-co-dang-bi-loidung-va-rui-ro-tranh-chap-co-dong-tiem-an/, truy cập ngày 16/6/2022. Hai tài liệu đầu tiên chỉ đề cập đến ESOP một cách khái quát, không trình bày những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về ESOP. Tài liệu số 3, 4 và 5 tập trung giới thiệu và chứng minh những tác động của ESOP đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, không nghiên cứu ESOP dưới góc độ pháp lý. Ở các tài liệu còn lại thì các tác giả đã phân tích những quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh ESOP, đối chiếu với thực tiễn ESOP tại Việt Nam và đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên các tài liệu này không trình bày ESOP và pháp luật ESOP dưới góc độ lý luận. Như vậy, chưa có tài liệu nào trong số các tài liệu nêu trên trình bày ESOP tại Việt Nam dưới góc độ pháp lý một cách hệ thống từ lý luận đến thực tiễn áp dụng. Khóa luận sẽ khai thác vấn đề này và đây là sự khác biệt của khóa luận so với các nghiên cứu trước đây về ESOP. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đối với pháp luật điều chỉnh ESOP, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh ESOP, trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc và bất cập trong các quy định pháp luật điều chỉnh ESOP. Từ đó, khóa luận đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh ESOP tại Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: (i) những vấn đề lý luận về ESOP và pháp luật điều chỉnh ESOP; (ii) những quy phạm pháp luật chứng khoán điều chỉnh ESOP tại Việt Nam; (iii) thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật điều chỉnh ESOP tại Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ trình bày những nội dung về ESOP trong các công ty đại chúng không phải là doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm dưới góc độ pháp luật về chứng khoán. 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Trong khóa luận của mình, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn giải trong Chương 1 để trình bày các vấn đề lý luận về ESOP và pháp luật điều chỉnh ESOP. Ở Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích – diễn giải để phân tích, đối chiếu giữa quy định của pháp 3 luật Việt Nam với quy định của một số quốc gia và với thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về tính hợp lý của các quy định pháp luật và đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Phần mở đầu Chương 1. Lý luận chung về hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty và pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty và một số kiến nghị Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 4 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THEO CHƢƠNG TRÌNH LỰA CHỌN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY 1.1 Lý luận chung về hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Để đánh giá được thực tiễn pháp luật cũng như xác định được những nội dung cần hoàn thiện của pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty, khóa luận cần phải tiến hành trả lời các câu hỏi nhằm xác định được bản chất và ứng dụng của hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty, xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty, nội dung của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động này là gì và đáp ứng các nguyên tắc nào. 1.1.1 Khái niệm hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định khái niệm hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty. Cách hiểu về hoạt động này thường được đúc kết thông qua nội dung điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn triển khai tại Việt Nam. Theo PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty được hiểu là chương trình mà công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để thưởng hoặc bán cho NLĐ được lựa chọn nhằm thực hiện các chính sách nhân sự của công ty1. Trên thực tế, có ba mục đích chính thường được các công ty đưa ra tại các văn bản thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ: i) nhằm tri ân những đóng góp của NLĐ vào sự tăng trưởng và phát triển của công ty2; ii) nhằm 1 Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 346. 2 Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động, “Thông báo Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty”, https://mwg.vn/uploads/2022/3/20220316---mwg---cbtt-tb-phat-hanh-cp-theo-chuongtrinh-lua-chon-nld.pdf, truy cập ngày 12/5/2022. 5 gắn kết lợi ích của NLĐ với công ty3 và iii) nhằm bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty4. Hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty tại Việt Nam thường được gọi là ESOP. Nguyên gốc từ ESOP là viết tắt của Employee Stock Ownership Plan, tạm dịch là Chương trình NLĐ sở hữu cổ phần, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1956 tại San Francisco, Hoa Kỳ5. Tuy nhiên ESOP ở Việt Nam có những điểm khác nhất định so với ESOP ở Hoa Kỳ và một số quốc gia. Về tổng thể, ESOP ở Hoa Kỳ là một loại kế hoạch phúc lợi cho nhân viên, cho phép nhân viên sở hữu một phần hoặc toàn bộ công ty mà họ đang làm việc. Cụ thể, ESOP được thiết kế như là kế hoạch nghỉ hưu đủ tiêu chuẩn về thuế, được pháp luật liên bang về thuế và lương hưu cho phép và khuyến khích thực hiện6. Chức năng phổ biến nhất của ESOP là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch kế thừa doanh nghiệp, cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp do một người hoặc một nhóm người có quan hệ thân thích làm chủ, bán cổ phần của mình cho nhân viên, và chuyển đổi quyền sở hữu doanh nghiệp một cách linh hoạt cho nhân viên khi họ về hưu7. Bên cạnh đó, ESOP cũng được doanh nghiệp sử dụng nhằm mục tiêu gia tăng năng suất làm việc của nhân viên, giữ chân nhân viên và tận dụng ưu đãi về thuế để phục vụ cho kế hoạch tài chính của doanh nghiệp8. ESOP ở Hoa Kỳ được thực hiện thông qua quỹ ESOP (ESOP trust). Theo đó, công ty sử dụng tiền có sẵn hoặc quỹ ESOP có thể tự vay tiền để mua cổ phiếu đã phát hành hoặc được phát hành mới của công ty sau đó đưa vào quỹ ESOP. Quỹ ESOP giữ và phân phối cổ phiếu cho NLĐ đáp ứng các điều kiện nhất định, theo tỷ lệ được tính bằng công thức quy định tại quy chế của chương trình ESOP. Cổ phiếu 3 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, “Công bố thông tin phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty từ nguồn cổ phiếu quỹ”, https://www.vpbank.com.vn//media/vpbank-latest/5nha-dau-tu/cong-bo-thong-tin-thong-tin-khac/nam-2019/vn/cv-213-2019--cbtt-phathanh-esop-tu-cpq.pdf, truy cập ngày 12/5/2022. 4 Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang, “Thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty”, https://www.aseansc.com.vn/uploads/2022/02/10/20220210_20220210%20-%20CKG%20%20Thong%20bao%20phat%20hanh%20co%20phieu%20theo%20chuong%20trinh%20lua%20chon%20ch o%20nguoi%20lao%20dong%20trong%20cong%20ty%20(1).pdf, truy cập ngày 12/5/2022. 5 John D. Menke, Dickson C. Buxton, “The Origin and History of the ESOP and Its Future Role as a Business Succession Tool”, https://cleo.rutgers.edu/articles/the-origin-and-history-of-the-esop-and-its-futurerole-as-a-business-succession-tool/, truy cập ngày 14/5/2022. 6 The ESOP Association, “ESOP Brief #1 - What is an ESOP”, https://esopassociation.org/articles/esopbrief-1-what-esop, truy cập ngày 14/5/2022. 7 Washington College of Law, ESOPS Info Sheet, https://www.wcl.american.edu/academics/experientialedu/clinical/theclinics/elc/tlcc/for-businessesnonprofits/esops-info-sheet/, truy cập ngày 14/5/2022. 8 Washington College of Law, tlđd (7), truy cập ngày 14/5/2022. 6 được phân phối trực tiếp vào tài khoản của NLĐ. Tuy nhiên, NLĐ không sở hữu số cổ phiếu đó ngay lập tức mà phải đáp ứng một khoảng thời gian làm việc nhất định cho công ty thì mới có quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu đó, tùy thuộc vào quy chế chương trình ESOP của công ty. Khi NLĐ đến tuổi nghỉ hưu hoặc rời khỏi công ty, họ sẽ nhận được khoản thanh toán cho giá trị những cổ phần thuộc sở hữu9. Với cơ chế trên, ESOP không chỉ tạo phúc lợi cho NLĐ khi về hưu mà còn tạo ra một “thị trường” để người chủ sở hữu công ty có thể bán phần sở hữu của mình cho công ty khi họ về hưu cho những NLĐ khác trong công ty mà không phải bán công ty cho một doanh nghiệp khác, tránh các hệ quả xấu thường thấy ở những vụ mua lại doanh nghiệp như nhân viên chủ chốt bị sa thải, danh tính công ty bị xóa mờ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ty bị suy giảm. Chủ sở hữu của công ty lúc này sẽ là những NLĐ hiểu rõ về công ty và vì thế có thể duy trì, phát triển công ty theo bản sắc riêng. Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia về Quyền sở hữu của NLĐ (National Center for Employee Ownership - NCEO), khoảng hai phần ba số lượng kế hoạch ESOP ở Hoa Kỳ được các công ty do một cá nhân hay một nhóm người có quan hệ thân thiết làm chủ sử dụng như kế hoạch chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp của mình cho nhân viên. Phần lớn phần còn lại được sử dụng như một kế hoạch phúc lợi bổ sung cho nhân viên hoặc như một phương tiện để vay tiền được ưu đãi về thuế. Dưới 10% kế hoạch được thực hiện bởi các công ty đại chúng. Thay vì thực hiện ESOP, phần lớn các công ty đại chúng ở Hoa Kỳ sử dụng kế hoạch quyền chọn mua cổ phiếu (Stock Option Plan) hoặc các kế hoạch trả thưởng vốn cổ phần khác như một chế độ ưu đãi cho nhân viên10. Không giống như ở Hoa Kỳ, ESOP ở Thái Lan không được xem như một kế hoạch để chuyển quyền sở hữu công ty từ chủ sở hữu sang NLĐ mà ESOP chỉ đơn giản là một kế hoạch phúc lợi nhằm thu hút, giữ chân NLĐ và tạo động lực cho NLĐ làm việc năng suất hơn11. Và vì thế cách thức triển khai ESOP ở Thái Lan cũng không giống với Hoa Kỳ. Như vậy, về bản chất, các quốc gia đều xem ESOP là một hoạt động nhằm cung cấp cho NLĐ quyền sở hữu cổ phần của công ty. Tuy nhiên mục đích thực hiện và cách triển khai ESOP là không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia. Sự 9 National Center for Employee Ownership, “How an Employee Stock Ownership Plan (ESOP) Works”, https://www.nceo.org/articles/esop-employee-stock-ownership-plan, truy cập ngày 15/5/2022. 10 National Center for Employee Ownership, “Employee Stock Ownership Plan (ESOP) Facts”, https://www.esop.org/, truy cập ngày 14/5/2022. 11 Theo Ủy ban Chứng khoán Thái Lan, https://www.sec.or.th/en/pages/lawandregulations/employeestockoptionprogram.aspx, truy cập ngày 22/6/2022. 7 thật là cách sử dụng thuật ngữ ESOP ở nhiều quốc gia, điển hình là Việt Nam và Thái Lan, là không giống với nguồn gốc của ESOP bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty hay thường được hiểu là ESOP ở Việt Nam thực chất là một hoạt động nhằm thiết lập “employee ownership”, tạm dịch là quyền sở hữu của NLĐ. “Employee ownership” hay Quyền sở hữu của NLĐ được hiểu là tình huống mà NLĐ có quyền sở hữu cổ phần trong công ty nơi họ làm việc, thông qua việc nắm giữ cổ phiếu của công ty. Đây là một kênh mà qua đó NLĐ chia sẻ lợi nhuận của công ty và có thể bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng của công ty hay tham gia nhiều hơn vào các quyết định của công ty12. Quyền sở hữu của NLĐ có thể được thiết lập dưới nhiều hình thức khác nhau như: ESOP, kế hoạch lương hưu 410 (k) 13 và các kế hoạch lương hưu khác; kế hoạch NLĐ mua cổ phiếu của công ty (Employee Stock Purchase Plan - ESPP)14; hợp tác xã của NLĐ (Worker Cooperative)15; chương trình quyền chọn mua cổ phần (Stock Option Plan)16. Như vậy, có thể thấy hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty là một khái niệm rộng hơn ESOP và ESOP hay các hình thức khác nêu trên chỉ là một cách thức để thực hiện hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty. Tuy nhiên, để ngắn gọn về hình thức trình bày, tác giả sẽ sử dụng từ “ESOP” để nói đến và thay cho cụm từ “hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty” và “cổ phiếu ESOP” thay cho “cổ phiếu phát hành theo hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty”. Tóm lại, có thể hiểu một cách tổng quan rằng: “Hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP) là hoạt động của công ty đại chúng nhằm thiết lập quyền sở hữu cho người lao động trong công 12 Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), How Did Employee Ownership Firms Weather the Last Two Recessions?: Employee Ownership, Employment Stability, and Firm Survival in the United States: 1999-2011, Upjohn Press (ISBN: 9780880995252), trang 1. 13 Đây là một loại kế hoạch lương hưu. Theo đó, các công ty có thể so khớp các khoản đóng góp của nhân viên trước thuế với cổ phiếu của công ty và nhân viên có thể chọn đầu tư một số khoản đóng góp của họ vào cổ phiếu của công ty (Theo Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 6). 14 Kế hoạch người lao động mua cổ phiếu của công ty (ESPP) thường cung cấp cổ phiếu với mức chiết khấu từ 10 đến 15% so với giá thị trường chứng khoán để người lao động có thể có quyền sở hữu thông qua các quyết định cá nhân mua cổ phiếu của công ty (Theo Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 6). 15 Hợp tác xã của người lao động là các công ty 100% - hoặc gần 100% - do người lao động làm chủ, trong đó người lao động đầu tư vào cổ phần sở hữu và thường đưa ra quyết định dựa trên một người / một phiếu bầu, thay vì có quyền biểu quyết dựa trên số lượng cổ phần (Theo Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 6). 16 Ở chương trình quyền chọn mua cổ phần, người lao động có thể thực hiện quyền chọn mua cổ phiếu của họ. Quyền chọn mua cổ phiếu cung cấp cho họ quyền mua cổ phiếu của công ty với mức giá định trước sau một thời gian “vesting” cụ thể (Theo Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 7). 8 ty được lựa chọn theo tiêu chí nhất định thông qua phát hành cổ phiếu để thưởng hoặc bán cho người lao động”. 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Với cách hiểu nêu trên, ESOP có một số đặc điểm như sau: Một là, chủ thể thực hiện ESOP. Vì đây là hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ thông qua phát hành cổ phiếu nên chủ thể thực hiện chỉ có thể là công ty cổ phần, tức bao gồm cả công ty đại chúng17 và công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng18. Tuy nhiên do tác động đối với quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường của hoạt động phát hành cổ phiếu trong công ty đại chúng là tương đối lớn so với trong công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng nên pháp luật có các quy định riêng biệt và chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động này của công ty đại chúng. Và trong phạm vi khóa luận, tác giả cũng chỉ trình bày các nội dung liên quan đến ESOP của chủ thể phát hành là công ty đại chúng. Hai là, đối tượng nhận cổ phiếu ESOP là NLĐ trong công ty được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định. Giống như tên gọi, thông thường cổ phiếu được phát hành trong chương trình là dành cho NLĐ nhưng không phải tất cả NLĐ trong công ty đều được nhận cổ phiếu theo chương trình này. Mỗi chương trình đều quy định tiêu chí lựa chọn NLĐ được quyền sở hữu cổ phiếu của công ty. Tùy thuộc vào tình hình hoạt động và mục đích phát hành mà tiêu chí lựa chọn NLĐ được sở hữu cổ phiếu sẽ khác nhau giữa các công ty và thậm chí khác nhau giữa các chương trình của cùng một công ty ở các thời điểm khác nhau. Xuất phát từ mục đích phổ biến là tri ân những đóng góp của NLĐ vào sự phát triển của công ty, tiêu chí lựa chọn NLĐ được sở hữu cổ phiếu ESOP thường liên quan đến thời gian và kết quả làm việc của NLĐ trong công ty. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tất cả NLĐ trong công ty đều được quyền sở hữu cổ phiếu ESOP nếu đáp ứng các tiêu chí của chương trình. Ba là, nội dung và cách thức tiến hành của ESOP. Như đã nêu ở khái niệm, nội dung cốt lõi của ESOP là thiết lập quyền sở hữu đối với công ty cho NLĐ. Cách thức tiến hành đa dạng tùy vào cách cấu trúc giao dịch của mỗi công ty nhưng về cơ 17 Theo khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây: a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này. 18 Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là công ty cổ phần không thuộc trường hợp được xem là công ty đại chúng. 9 bản để thực hiện ESOP, công ty đại chúng trước tiên phải thiết kế nội dung, quy chế chương trình và sau đó triển khai dựa trên các nội dung đó sau khi đã được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”). Bốn là, hoạt động mang tính chất phúc lợi cho NLĐ trong công ty. Tính chất phúc lợi thể hiện ở chỗ, nếu công ty phát hành cổ phiếu để bán cho NLĐ với giá ưu đãi thì NLĐ sẽ được sở hữu cổ phiếu của công ty với mức chi phí thấp hơn nhiều so với giá thị trường của cổ phiếu đó. Thậm chí, nếu công ty phát hành cổ phiếu nhằm mục đích thưởng thì NLĐ được sở hữu cổ phiếu mà không phải bỏ ra bất kỳ chi phí gì. Khi đó, về lý thuyết NLĐ đã có được khoản lợi từ chênh lệch giá giữa số tiền mà NLĐ bỏ ra để mua cổ phiếu với giá của cổ phiếu đó trên thị trường hoặc được hưởng toàn bộ giá trị thị trường của cổ phiếu đó trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu để thưởng cho NLĐ. Năm là, các nguyên tắc áp dụng trong ESOP. Bình đẳng và minh bạch là hai nguyên tắc quan trọng nhất cần tuân thủ khi thực hiện ESOP. Với tính chất là một đãi ngộ cho NLĐ và thông thường chỉ dành cho một nhóm NLĐ nhất định nên đòi hỏi ESOP phải đảm bảo tính bình đẳng từ tiêu chí lựa chọn NLĐ được sở hữu cổ phiếu đến số lượng cổ phiếu mà mỗi NLĐ được quyền sở hữu. Bên cạnh đó, nguồn tài chính sử dụng cho khoản thưởng này có thể là từ phần tiền lẽ ra thuộc sở hữu của cổ đông hiện hữu nên đòi hỏi ESOP phải minh bạch để các cổ đông hiện hữu của công ty có thể kiểm soát được tình hình triển khai hoạt động, tránh tình trạng tư lợi của một số cá nhân. Đây là các nguyên tắc quan trọng quyết định đến hiệu quả của ESOP, rộng hơn là quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Sáu là, số lượng cổ phiếu phát hành bị hạn chế theo một tỷ lệ nhất định. Một số cách thức thực hiện ESOP cho phép sử dụng trực tiếp nguồn tiền của công ty để phát hành và bán cổ phiếu của công ty cho NLĐ với giá rẻ hơn so với giá thị trường hay thậm chí là tặng cổ phiếu cho NLĐ. Nếu phát hành cổ phiếu cho NLĐ theo cách thức này thì sẽ dẫn đến hiện tượng pha loãng cổ phiếu, suy giảm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu gây ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Do đó, khi thực hiện ESOP theo cách này thì cần thiết có quy định giới hạn số lượng cổ phiếu phát hành cho NLĐ so với số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Bảy là, có những tác động tích cực đối với NLĐ, doanh nghiệp thực hiện chương trình và cả nền kinh tế nói chung. Đối với NLĐ, khi tham gia chương trình, NLĐ sẽ được nhận thêm một khoản lợi từ số cổ phần sở hữu từ công ty bên cạnh các khoản lương và phúc lợi cố định. Đối với doanh nghiệp, việc thiết lập quyền sở 10 hữu cho NLĐ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sở hữu cổ phiếu trong công ty, lợi ích của NLĐ và công ty sẽ được gắn kết thông qua lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn thì phần lợi NLĐ thu được từ cổ phiếu mà họ sở hữu của công ty sẽ càng nhiều. Điều này thúc đẩy NLĐ làm việc năng suất hơn, từ đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gia tăng. Đối với nền kinh tế, việc thiết lập quyền sở hữu của NLĐ trong công ty góp phần giúp ổn định việc làm, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái19. Điều này có thể giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô20. 1.1.3 Nguyên nhân hình thành hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Như đã nêu ở phần khái niệm, ESOP là một phương thức thiết lập quyền sở hữu của NLĐ đối với công ty mà họ đang làm việc. Do đó, để biết được nguyên nhân hình thành ESOP, ta cần tìm hiểu nguồn gốc của hoạt động thiết lập quyền sở hữu của NLĐ. Ý tưởng thiết lập quyền sở hữu của NLĐ trong công ty nơi họ làm việc có lịch sử lâu đời ở Hoa Kỳ21. Vào những năm 1700, đánh bắt cá tuyết là một trong số các ngành công nghiệp quan trọng nhất tại New England. Chủ của những con tàu đánh bắt cá tuyết thường chia sẻ lợi nhuận từ các sản phẩm đánh bắt được cho tất cả những người làm việc trên tàu, bất kể cấp bậc trên tàu của họ là cao hay thấp. Hoạt động chia sẻ lợi nhuận cho NLĐ dần phổ biến trong ngành đánh bắt cá tuyết và được xem như một thông lệ. Với tư tưởng chia sẻ rộng rãi quyền sở hữu là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nền dân chủ phát triển mạnh22, các nhà sáng lập Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ thông lệ trên. Thêm vào đó, với mong muốn xây dựng lại đội tàu đánh bắt cá tuyết đã từng đóng vai trò như hải quân của quân đội Hoa Kỳ đã bị tàn phá bởi người Anh trong cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1775 - 1783, vào năm 1792, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã cho ra đời một đạo luật quy định ưu đãi thuế đối với hoạt động chia sẻ lợi nhuận, thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ trong ngành đánh bắt cá tuyết nhằm khuyến khích thực hiện hoạt động này. Sau một thời gian áp dụng trên thực tế, quy định ưu đãi thuế được đánh giá là đã mang lại hiệu quả tích cực cho ngành công nghiệp đánh bắt cá tuyết tại Hoa Kỳ23. 19 Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 68. Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 2. 21 Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 27. 22 Blasi, Joseph R., Richard B. Freeman, Douglas L. Kruse (2013), The Citizen’s Share: Putting Ownership Back into Democracy, Yale University Press (ISBN: 9780300192254). 23 Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 28. 20 11 Vào cuối những năm 1800, các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Charles Pillsbury, Andrew Carnegie, John D. Rockefeller đã tiếp thu và triển khai hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ trong công ty. Nhiều trong số những công ty này đã thành công vượt qua những thách thức của thị trường, các cuộc khủng hoảng kinh tế để tồn tại và phát triển tốt cho đến ngày nay24. Charles Pillsbury, chủ sở hữu của một công ty xay ngũ cốc lớn nhất thế giới vào thời điểm năm 1882 - một trong những công ty thiết lập kế hoạch chia sẻ lợi nhuận cho NLĐ với quy mô lớn đầu tiên ở Hoa Kỳ, bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ rằng thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ, chia sẻ lợi nhuận với NLĐ là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy NLĐ làm việc có trách nhiệm và năng suất hơn25. Nhờ những tác động tích cực đối với sự phát triển của công ty, hoạt động này nhanh chóng được thực hiện bởi nhiều doanh nghiệp tại Hoa Kỳ với số lượng NLĐ tham gia ngày càng lớn. Tính đến năm 2014, tại Hoa Kỳ, có khoảng 31,4 triệu NLĐ, chiếm 26,7% tổng số NLĐ trong khu vực kinh tế tư nhân, tham gia vào các chương trình thiết lập quyền sở hữu và chia sẻ lợi nhuận cho NLĐ26. Không chỉ thể hiện ở số lượng công ty triển khai hay số NLĐ tham gia, hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ còn chứng minh được giá trị của mình khi được áp dụng bởi rất nhiều công ty hàng đầu Hoa Kỳ thuộc các lĩnh vực khác nhau như General Motors, Exxon Mobil, IBM, Ford Motor Company, Apple Computers, Microsoft, Intel, Johnson and Johnson, United Parcel Service, Amazon, Coca-Cola, Cisco Systems, Google, và Morgan Stanley. Không chỉ phổ biến ở Hoa Kỳ, hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ còn được triển khai rộng rãi ở các quốc gia khác trên thế giới, nổi bật là ở các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch. Trong bốn báo cáo được gọi là Báo cáo Thúc đẩy sự tham gia của nhân viên vào lợi nhuận và kết quả doanh nghiệp (PEPPER - Promotion of Employee Participation in Profits and Enterprise Results) từ năm 1991 đến năm 2008, Liên minh Châu Âu đã khuyến khích quyền sở hữu của nhân viên và kêu gọi các quốc gia thành viên thúc đẩy sự tham gia của những người có việc làm vì lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp27. Tỷ 24 Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 28. Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 29. 26 Fidan Ana Kurtulus, Douglas L. Kruse (2017), tlđd (12), trang 33. 27 Commission of the European Communities, “The Pepper Report - Promotion of employee participation in profits and enterprises results Supplement 3/91”, https://www.eurofound.europa.eu/sites/default/files/ef_files/docs/areas/participationatwork/pepper1.pdf, truy cập ngày 21/5/2022. Commission of the European Communities, “Pepper II - Promotion of participation by employed persons in profits and enterprises results (including equity participation) in Member States”, https://www.eurofound.europa.eu/sites/default/files/ef_files/docs/areas/participationatwork/pepper2.pdf, truy cập ngày 21/5/2022. 25 12 lệ NLĐ tham gia vào quyền sở hữu của NLĐ đã tăng lên trong suốt những năm 2000 ở hầu hết các quốc gia trong Liên minh Châu Âu. Chẳng hạn như tỷ lệ nhân viên tham gia vào các chương trình sở hữu của NLĐ ở Pháp đã tăng từ khoảng 3% năm 2000 lên khoảng 7% trong năm 2005 và 2010. Dữ liệu từ cuộc Khảo sát Quan hệ Việc làm Nơi làm việc năm 2004 chỉ ra rằng khoảng 20% nơi làm việc tại Vương quốc Anh và 32% NLĐ Anh thực hiện và tham gia các chương trình thiết lập quyền sở hữu của NLĐ, đây là một tỷ lệ gần tương đương với Hoa Kỳ28. Trong quá trình phát triển và lan rộng đến các quốc gia khác, hoạt động thiết lập quyền sở hữu của NLĐ được các quốc gia và doanh nghiệp triển khai với nhiều hình thức sáng tạo khác nhau, trong đó bao gồm cả các hình thức được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Trong phạm vi tài liệu tác giả tiếp cận được, không có tài liệu nào ghi nhận một cách chính thức nguyên nhân và thời điểm xuất hiện hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ trong công ty tại Việt Nam. Theo thông tin từ các trang báo về đầu tư, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thiết lập quyền sở hữu của NLĐ trong công ty thông qua phát hành cổ phiếu cho NLĐ, theo đó chương trình lần đầu tiên do Masan thực hiện là vào ngày 31/5/201329. Căn cứ vào thời điểm xuất hiện hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ thông qua phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ nêu trên và thời điểm xuất hiện của hoạt động này trên thế giới, thì theo quan điểm của tác giả, ESOP tại Việt Nam được hình thành từ sự học hỏi và tiếp thu của các doanh nghiệp Việt Nam đối với hoạt động thiết lập quyền sở hữu cho NLĐ của các quốc gia trên thế giới. Dữ liệu tại trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được ghi nhận từ ngày 30/5/2017 đến nay cho thấy có khoảng 557 chương trình phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho NLĐ trong công ty được thực hiện30. Số lượng chương trình gia tăng qua mỗi năm một phần là Jens Lowitzsch, “The PEPPER III Report: Promotion of Employee Participation in Profits and Enterprise Results in the New Member and Candidate Countries of the European Union”, http://www.efesonline.org/LIBRARY/2006/PEPPER%20III%20Final%20Print.pdf, truy cập ngày 21/5/2022. Jens Lowitzsch, Iraj Hashi, Richard Woodward, “The PEPPER IV Report: Benchmarking of Employee Participation in Profits and Enterprise Results in the Member and Candidate Countries of the European Union”, https://www.eurofound.europa.eu/sites/default/files/ef_files/docs/areas/participationatwork/pepper4.pdf, truy cập ngày 21/5/2022. 28 Douglas Kruse, Richard Freeman, Joseph Blasi (2010). Shared Capitalism at Work: Employee Ownership, Profit and Gain Sharing, and Broad Based Stock Options, University of Chicago Press (ISBN: 0-226-056953), trang 201–224. 29 Lịch sử trả cổ tức chia thưởng và tăng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (HOSE), https://s.cafef.vn/hose/MSN-cong-ty-co-phan-tap-doan-masan.chn, truy cập ngày 21/5/2022. 30 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, “Công bố thông tin Hoạt động phát hành cổ phiếu cho CBCNV”, https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/oracle/webcenter/portalapp/pages/vi/phathanhcbcnv.jspx?_afrLoop=3601 13 do các doanh nghiệp nhận thấy các tác động tích cực mà chương trình mang lại sau khi triển khai trên thực tế và tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo, điển hình là Masan sau khi phát hành cổ phiếu cho NLĐ lần đầu tiên vào năm 2013 thì mỗi năm sau đó công ty này đều triển khai một đến hai chương trình phát hành cổ phiếu cho NLĐ31. Bên cạnh đó, sự gia tăng số lượng chương trình phát hành cổ phiếu cho NLĐ còn xuất phát từ việc ngày càng nhiều các công ty thuộc đa dạng các lĩnh vực của nền kinh tế biết đến, học hỏi và đưa vào triển khai tại doanh nghiệp của mình. 1.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty Trong phần nội dung này, khóa luận sẽ chỉ ra những lý do cơ bản mà pháp luật cần phải điều chỉnh vào ESOP. Nắm được những lý do này, nhà lập pháp có thể ban hành những quy định hợp lý nhằm đảm bảo việc điều chỉnh của pháp luật vào hoạt động trên đạt được những mục tiêu đề ra. Công ty đại chúng với đặc trưng là có quy mô vốn lớn, được nắm giữ bởi số lượng lớn công chúng đầu tư không tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty nên hoạt động của công ty đại chúng, đặc biệt là các hoạt động có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật. Phát hành cổ phiếu là một trong số những hoạt động như vậy. Do đó, cần thiết có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với ESOP nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường. Đồng thời, ESOP là khá mới ở Việt Nam, pháp luật cũng cần đưa ra những quy định nhằm định hướng để hoạt động này được triển khai đúng mục đích của nó. Như vậy, nhu cầu ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh vào ESOP để đạt được những mục tiêu do nhà nước đặt ra là có thực. Cụ thể, những mục tiêu mà pháp luật điều chỉnh ESOP cần đạt được là: 1.2.1 Pháp luật điều chỉnh nhằm bảo vệ các chủ thể có liên quan đến hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty ESOP liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, trong đó cổ đông hiện hữu và NLĐ là những chủ thể có khả năng gánh chịu các tác động tiêu cực từ hoạt động này nếu không có sự điều chỉnh phù hợp. Điều này đặt ra nhu cầu có sự điều chỉnh của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể có liên quan đến ESOP. 108914000&_afrWindowMode=0#%40%3F_afrLoop%3D3601108914000%26_afrWindowMode%3D0%26 _adf.ctrl-state%3Dgnrv7qbt2_286, truy cập ngày 21/5/2022. 31 Lịch sử trả cổ tức chia thưởng và tăng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (HOSE), tlđd (29), truy cập ngày 21/5/2022. 14 Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông hiện hữu của công ty đại chúng. Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu cho NLĐ thì tất yếu lượng cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ sở hữu cổ phần của những cổ đông hiện hữu không được phân phối lượng cổ phiếu mới phát hành sẽ giảm. Khi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty giảm thì các quyền lợi gắn với tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông như lượng cổ tức, quyền biểu quyết, quyền ưu tiên mua cổ phần mới sẽ giảm32. Quan trọng nhất là nếu tổng lợi nhuận của công ty không gia tăng cùng với sự gia tăng của số cổ phiếu thì giá trị trên mỗi cổ phiếu của công ty sẽ giảm, gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích của cổ đông hiện hữu. Bên cạnh đó, ESOP bản chất là một đãi ngộ cho NLĐ nên giá phát hành thông thường sẽ thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Theo cơ chế thị trường, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường gia tăng kết hợp với mức giá cổ phiếu phát hành mới thấp hơn thị giá khiến giá của cổ phiếu có xu hướng giảm, gây thiệt hại cho cổ đông hiện hữu của công ty. Có thể thấy, ESOP có thể mang lại những tác động tích cực đối với quyền lợi của NLĐ song cũng có thể gây tác động tiêu cực đối với lợi ích của cổ đông hiện hữu. Do đó, cần thiết có các quy định pháp luật có thể dung hòa lợi ích của hai nhóm chủ thể này để đảm bảo vừa có thể gia tăng quyền lợi cho NLĐ vừa không gây tác động tiêu cực đến lợi ích của cổ đông. Thứ hai, pháp luật điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong công ty. Ngay từ tên gọi có thể biết cổ phiếu ESOP chỉ dành cho một số NLĐ được lựa chọn. Để đảm bảo khách quan thì việc lựa chọn cần phải được thực hiện thông qua một hoặc một số tiêu chí nhất định. Vì đây là hoạt động mang tính chất thưởng nên tùy thuộc vào tình hình thực tế và khả năng tài chính của công ty mà ban lãnh đạo công ty đưa ra các tiêu chí lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu chỉ để ban lãnh đạo đưa ra tiêu chí lựa chọn thì ban lãnh đạo hoàn toàn có khả năng lợi dụng điều này để trao phần thưởng đó cho chính mình, vì ban lãnh đạo về bản chất cũng là NLĐ trong công ty, hoặc trao cho một nhóm NLĐ cá biệt có quan hệ thân thích với họ. Điều này gây ra sự không công bằng từ đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ trong công ty. Do vậy, pháp luật cần quy định một cơ chế đảm bảo công khai, minh bạch trong thiết kế tiêu chí lựa chọn và danh sách NLĐ được hưởng cổ phiếu ESOP cho NLĐ trong công ty được biết, từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong công ty. 32 Theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan