Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động...

Tài liệu Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động

.PDF
74
1
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ BÙI THANH HIỀN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6, NĂM 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ BÙI THANH HIỀN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S LƯỜNG MINH SƠN TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Bùi Thanh Hiền, mã số sinh viên 1853801012061, sinh viên khoa Luật Dân sự, khóa 43, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật với đề tài: “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động”. Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lường Minh Sơn. Các thông tin, dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đảm bảo đúng tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2022 Tác giả Bùi Thanh Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt BLDS Bộ luật Dân sự BLLĐ Bộ luật Lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6 6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................7 CHƯƠNG 1.................................................................................................................. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 8 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến bảo vệ bí mật thông tin của người lao động .......................................................................................................................8 1.1.1. Bí mật ......................................................................................................8 1.1.2. Thông tin ...............................................................................................12 1.2. Khái niệm bảo vệ bí mật thông tin của người lao động ..............................19 1.3. Tầm quan trọng của quy định pháp luật bảo vệ bí mật thông tin của người lao động..................................................................................................................20 1.3.1. Tác động đến người lao động ...............................................................20 1.3.2. Tác động đến người sử dụng lao động..................................................22 1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động..................................................................................................................23 1.4.1. Quy định của Hiến pháp .......................................................................23 1.4.2. Quy định của Bộ luật Dân sự ................................................................24 1.4.3. Quy định của Bộ luật Lao động ............................................................26 1.4.4. Quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan .........................27 1.5. Quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về việc bảo vệ bí mật thông tin của người lao động ...........................................................................................28 1.5.1. Quy định của pháp luật chung của Liên minh châu Âu (EU)...............28 1.5.2. Quy định của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ......................32 Kết luận Chương 1 .................................................................................................36 CHƯƠNG 2.................................................................................................................. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...........37 2.1. Thực trạng bảo vệ bí mật thông tin của người lao động .................................37 2.1.1. Doanh nghiệp, nhà tuyển dụng yêu cầu người lao động cung cấp thông tin vượt quá phạm vi cho phép, không liên quan đến công việc .............................37 2.1.2. Người lao động cố ý công khai, để lộ thông tin của đồng nghiệp ...........40 2.2. Nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật thông tin của NLĐ ............42 2.2.1. Ý thức của người lao động về vấn đề bảo vệ bí mật thông tin còn chưa cao ............................................................................................................................43 2.2.2. Các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ bí mật thông tin chưa phổ biến trong xã hội .................................................................................................45 2.2.3. Quy định pháp luật chưa đầy đủ, cụ thể, rõ ràng .....................................46 2.2.4. Các biện pháp xử phạt chưa đủ sức giáo dục, răn re ................................47 2.3. Một số kiến nghị về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động ..................49 2.3.1 Yêu cầu chung đối với các giải pháp ........................................................49 2.3.2. Ghi nhận định nghĩa xâm phạm bí mật thông tin trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan một cách rõ ràng .............................................................50 2.3.3. Quy định bắt buộc về nội dung đối thoại phải bao gồm các thoả thuận về bảo vệ bí mật thông tin .......................................................................................54 2.3.4. Bổ sung các quy định xử phạt mang tính răn đe, giáo dục cao ................56 Kết luận Chương 2 .................................................................................................61 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, tạo ra những phát minh công nghệ tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài dòng chảy phát triển đó, ngày 27 tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với quan điểm: chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng1. Điều này góp phần khẳng định những ảnh hưởng, tác động sâu sắc mà cuộc Cách mạng 4.0 đem lại, đặc biệt đối với việc kết nối và lưu trữ trong xã hội, mà cốt lõi là công nghệ Điện toán đám mây – Clouds. Thông qua việc sử dụng Clouds, dữ liệu, thông tin được cập nhật và lưu trữ trên hệ thống internet, giải quyết nhu cầu lưu trữ số lượng lớn, lâu dài cũng như việc giao dịch, trao đổi thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện. Thông tin của một cá nhân ở Việt Nam có thể gửi đến chủ thể ở Hoa Kỳ sau một cú đúp chuột chưa tới 01 giây. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, ngày nay, khi Cách mạng 4.0 đang diễn ra và xã hội đang không ngừng chuẩn bị cho giai đoạn 5.0, việc lưu trữ, trao đổi thông tin diễn ra vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Điều này là một con dao hai lưỡi tác động sâu sắc đến mỗi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là người lao động (NLĐ) – những chủ thể yếu thế có những thông tin chịu sự quản lý cùng lúc của nhiều đối tượng khác nhau, từ cá nhân khác trong xã hội đến các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực lao động. Trong quan hệ lao động, pháp luật ghi nhận người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có vị trí tương đương nhau, là một quan hệ xã hội tự nguyện, bình đẳng và được coi là không có một chủ thể nào có quyền lực lớn hơn, có khả năng chèn ép các chủ thể còn lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người lao động chịu sự quản lý của người sử dụng lao động, tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà đồng thời còn 1 Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn văn được đăng tải tại: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-vanban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-52-nqtw-ngay-2792019-cua-bo-chinh-tri-ve-mot-so-chu-truong-chinhsach-chu-dong-tham-gia-cuoc-cach-mang-cong-5715 truy cập ngày 20/4/2022. 1 chịu sự quản lý của nhiều cấp bậc lao động khác như quản lý, trưởng nhóm, trưởng phòng, v.v... Điều này cũng đồng nghĩa rằng, không chỉ duy nhất người sử dụng lao động nắm giữ, sử dụng các thông tin của người lao động mà có thể có nhiều người lao động khác được biết và sử dụng các thông tin đó. Vấn đề đặt ra cấp thiết rằng, các thông tin của người lao động sẽ bao gồm những bí mật thông tin mà người lao động không muốn tiết lộ ra ngoài, cùng với tốc độ truyền tải, trao đổi thông tin nhanh chóng của thời đại 4.0 như hiện nay, những bí mật thông tin của người lao động đối mặt với nguy cơ lớn từ việc xâm hại và sử dụng trái pháp luật. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động” là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà pháp luật lao động Việt Nam luôn hướng tới. Thứ nhất, người lao động nói riêng cũng như các chủ thể khác trong xã hội nói chung đang có cái nhìn hạn chế đối với bí mật thông tin, cần có một kênh thông tin cũng như một cơ chế đảm bảo quyền được bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Thông qua việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động”, người lao động và người sử dụng lao động cũng như các chủ thể trong xã hội sẽ có thêm góc nhìn cũng như những phân tích liên quan đến bí mật thông tin, có cơ sở góp phần thay đổi nhận thức xã hội về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Thứ hai, pháp luật lao động cần có sự nhìn nhận lại và thay đổi, bổ sung nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của xã hội về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Thực tế, pháp luật được cố định trong các văn bản quy phạm nhưng xã hội lại vận động không ngừng. Chính vì thế, nếu không đặt vấn đề và nghiên cứu, định hướng thay đổi các quy định pháp luật, câu chuyện bảo vệ bí mật thông tin của người lao động sẽ bị bỏ lùi so với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, kéo theo sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Thứ ba, nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động” là cơ sở góp phần hoàn thiện tính công bằng và tiến bộ của thị trường lao động tại Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, cần tiến tới hoàn thiện các cam kết về tạo dựng hành lang pháp lý an toàn xuyên quốc gia trong lĩnh vực lao động nói chung và bảo vệ bí mật thông tin của người lao động nói 2 riêng. Thông qua việc xây dựng đãi ngộ và cơ chế đảm bảo quyền lợi một cách tối đa cho người lao động, thị trường lao động tại Việt Nam có cơ hội mở rộng, thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng cơ hội trở thành một trong những thị trường lao động được quan tâm trên thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bảo vệ các yếu tố riêng tư của cá nhân nói chung và người lao động nói riêng không phải vấn đề quá mới mẻ trong môi trường pháp lý Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích cụ thể vấn đề pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động vẫn chưa nhận được nhiều quan tâm. Đối với câu chuyện bảo vệ các yếu tố riêng tư, quyền riêng tư của cá nhân hay cụ thể của người lao động, đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và đem lại nhiều giá trị lý luận sâu sắc. Một số bài viết đã sớm nghiên cứu đến các quyền có liên quan đến bí mật và riêng tư như “Quyền riêng tư của người lao động” của Đỗ Hải Hà được đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (52) năm 2009; “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin” của Thái Thị Tuyết Dung được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9 (217) năm 2012. Những bài viết này đã phân tích được các khía cạnh của quyền riêng tư nói chung, đưa ra được định nghĩa về quyền riêng tư của cá nhân, xây dựng nền tảng của quyền riêng tư của người lao động. Tuy nhiên, các bài viết này không hướng đến phân tích chuyên sâu, đặc thù đối với quyền lợi dành cho người lao động cũng như chưa tiếp cận cụ thể, rõ ràng vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Trong phạm vi trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số công trình nghiên cứu liên quan. Năm 2017, Thạc sĩ Đặng Lê Phương Uyên đã hướng dẫn bài nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả Hồ Kim Tiền, Ngô Khánh Tùng và Nguyễn Thị Phương Trinh mang tên “Quyền riêng tư của người lao động tại nơi làm việc theo pháp luật Việt Nam”. Công tình nghiên cứu này đề cập đến quyền riêng tư về thông tin cá nhân, dữ liệu trong hộp thư điện tử của người lao động và quyền giám sát lao động của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, bí mật thông tin của người lao động trong công trình này không được nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể mà nhóm tác giả chỉ tập trung đến quyền riêng tư của người lao động một cách bao quát nhất. Đến năm 2021, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành luật Quốc tế của Nguyễn Phương Như thực hiện đề tài “Quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật 3 Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid – 19” dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Đức Phương. Tuy nhiên, cũng tương tự những công trình nghiên cứu được đề cập ở trên, những vấn đề hướng tới đối tượng cụ thể là người lao động cũng như liên quan đến các yếu tố bí mật thông tin của họ chưa được tập trung làm rõ. Trên thế giới tồn tại nhiều bài viết, bài nghiên cứu liên quan đến bí mật thông tin của người lao động. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu xoay quanh quyền riêng tư của cá nhân nói chung và của người lao động nói riêng. Một số bài viết nghiên cứu đề tài liên quan có thể kể đến như: “Workplace privacy: Employee relations and legal implications of monitoring employee e-mail use” của Friedman, BA, & Reed, LJ được đăng tải trên Tạp chí Trách nhiệm và Quyền của Nhân viên số 19 (2) năm 2007; “The Personal Information and Privacy Protection of Employees in China” của Kungang Li tại Hội thảo So sánh luật Lao động về “Bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư của người lao động” do Viện Chính sách Lao động và Đào tạo Nhật Bản tổ chức ngày 03 và 04/3/2014 tại Tokyo, v.v… Tuy nhiên, điểm chung của các công trình này là dù nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của người lao động nhưng cũng không tiếp cận cũng như đề cập cụ thể đến bí mật thông tin của người lao động. Mặt khác, các công trình nghiên cứu nước ngoài mang giá trị lý luận và tham khảo lớn, nhưng lại khó có thể sử dụng trực tiếp để hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, chưa có một công trình đi trước nghiên cứu trực tiếp đề tài “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động”. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài này là câu chuyện cần thiết trong thời điểm hiện tại. Dựa trên những “bức tường” được xây dựng bởi các bài nghiên cứu có liên quan trước đó, tác giả tin rằng bản thân có thể góp phần xây thêm phần “mái nhà” để tiến tới hoàn thiện nghiên cứu bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và bảo vệ bí mật thông tin của người lao động nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, tác giả tập trung vào nghiên cứu bản chất của “bí mật thông tin của người lao động” để từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về hành vi xâm phạm bí mật thông tin của người lao động. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các dạng xâm phạm bí mật thông tin của người lao động hiện có, bao gồm các hành vi xuất phát từ người sử dụng lao động và những người lao động khác trong môi trường 4 làm việc. Thông qua những nhìn nhận thực tế đó để nghiên cứu giải pháp pháp lý khả thi nhất nhằm bảo vệ bí mật thông tin của người lao động một cách hiệu quả. Về phạm vi nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động”, tác giả tập trung nghiên cứu trên 03 (ba) phương diện, bao gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. + Cơ sở lý luận: Bài khóa luận tiến hành nghiên cứu từ lý luận về khái niệm, đặc điểm của “bí mật” và “thông tin”, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin lương, thưởng và thông tin sức khỏe. Trên cơ sở đó đi đến phân tích, đưa ra các khái niệm về bí mật thông tin của người lao động cũng như tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. + Cơ sở pháp lý: Tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động, bao gồm các quy định chung được ghi nhận tại Hiến pháp, tại Bộ luật Dân sự (BLDS) và các quy định cụ thể được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như pháp luật y tế, pháp luật doanh nghiệp và đặc biệt là các quy định của pháp luật lao động. Vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động là việc đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của người lao động, thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của Bộ luật Lao động (BLLĐ) nói riêng và pháp luật lao động nói chung. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động điều chỉnh vấn đề này là điều cần thiết. Đồng thời, để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt cũng như có giá trị thực tiễn cao hơn, tác giả tiến hành nghiên cứu pháp luật quốc tế, cụ thể là pháp luật của Cộng đồng chung Châu Âu và pháp luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với vấn đề liên quan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và tiến tới kiến nghị hoàn thiện một cách phù hợp cho pháp luật Việt Nam. + Cơ sở thực tiễn: Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động vẫn còn là một vấn đề ít được quan tâm, mặc dù thực tiễn đã tồn tại nhiều dạng hành vi xâm phạm khác nhau. Chính vì vậy, các tranh chấp cũng như các bản án, quyết định liên quan đến bảo vệ bí mật thông tin của người lao động tính đến thời điểm nghiên cứu không tồn tại. Để có góc nhìn khách quan và thực tế nhất về vấn đề này, tác giả tiếp cận thực tiễn xâm phạm bí mật thông tin của người lao động thông qua các bài viết, bài báo cũng như những bài chia sẻ phổ biến trên các trang thông tin điện tử. Từ đó đưa ra những phân tích các thực trạng phổ biến một cách rõ ràng, làm cơ sở đáng 5 tin cậy cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật được đưa ra trong phạm vi bài khóa luận này. 4. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động” hướng đến những mục đích chính sau: + Làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động và tầm quan trọng của nó đối với bản thân người lao động cũng như người sử dụng lao động. Đồng thời nghiên cứu tính những quy định trong pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động cũng như những quy định pháp luật nước ngoài liên quan đến vấn đề này. + Phân tích, bình luận một số hành vi xâm phạm bí mật thông tin của NLĐ nhằm có một cái nhìn thực tế cũng như nhìn nhận được sự cần thiết của việc bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của các hành vi xâm phạm, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật đã tạo điều kiện cho hành vi xâm phạm được thực hiện một cách phổ biến. + Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật, chú trọng trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động Việt Nam nhằm bảo vệ có hiệu quả bí mật thông tin của người lao động, đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thị trường lao động tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu, hướng đến hiệu quả hoàn thành mục đích nghiên cứu, tác giả tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: + Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ được tác giả sử dụng xuyên suốt khóa luận. Từ việc phân tích các vấn đề lý luận chung về bí mật, thông tin để tìm ra khái niệm phù hợp cho bí mật thông tin của người lao động cho đến những yếu tố thể hiện tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Đồng thời, phương pháp phân tích, tổng hợp còn được sử dụng nhằm làm rõ những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật thông tin của người lao động trong thực tế. + Thứ hai, phương pháp nghiên cứu tình huống được tập trung sử dụng trong phần thực trạng của hành vi xâm phạm bí mật thông tin của người lao động để đưa ra 6 những đánh giá khách quan về thực tiễn xâm phạm cũng như rút ra những nguyên nhân thực tế dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật thông tin của người lao động. + Bên cạnh đó, mặc dù không được sử dụng xuyết suốt trong bài khóa luận, tuy nhiên, phương pháp so sánh và phương pháp lịch sử cũng giữ một vị trí quan trọng. Phương pháp lịch được sử dụng để chỉ ra các bước hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh các quy định bảo vệ bí mật thông tin của người lao động trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó nhìn nhận được sự vận hành cũng như sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của xã hội đối với vấn đề này. Phương pháp so sánh với quy định pháp luật nước ngoài được vào sử dụng khi trình bày các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Điều này góp phần định hướng hoàn thiện pháp luật được thuận lợi hơn, những kiến nghị đưa ra được đánh giá có căn cứ và có sự phù hợp nhất định với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài khóa luận tốt nghiệp được chia thành 02 (hai) chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ bí mật thông tin của người lao động. Chương 2. Thực trạng về vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người lao động và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Quyền con người với những cơ sở xã hội và ý nghĩa to lớn của nó luôn là một trong những vấn đề được Nhà nước quan tâm, chú trọng bảo vệ. Các nhà cầm quyền lừng lẫy luôn khẳng định con người là vốn quý nhất của xã hội, vì vậy, dù trong những giai đoạn lịch sử, thể chế chính trị khác nhau, quyền con người vẫn luôn được ghi nhận và được đảm bảo thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả bằng quyền lực nhà nước. Một trong những quyền con người được coi trọng là quyền bảo vệ bí mật thông tin. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, khi gần như tất cả thông tin, tài liệu được lưu trữ, chuyển dịch trên hệ thống dữ liệu mềm, quyền bảo vệ bí mật thông tin lại càng bộc lộ rõ tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động, hầu hết NLĐ phải chấp nhận, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, với NSDLĐ về việc cho phép NSDLĐ thu thập, quản lý, sử dụng thông tin của mình. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin về NLĐ dễ xảy ra tình trạng xâm phạm quyền được bảo vệ bí mật thông tin của họ. Do đó, để làm rõ hơn vấn đề này, Chương 1 hướng tới làm rõ những lý luận chung liên quan đến bảo vệ bí mật thông tin của NLĐ. 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến bảo vệ bí mật thông tin của người lao động 1.1.1. Bí mật 1.1.1.1. Khái niệm bí mật Hàng trăm năm về trước, tại quốc gia láng giềng rộng lớn ở phía Bắc Việt Nam ta, câu chuyện về việc xây dựng lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên nước Trung Hoa Tần Thuỷ Hoàng đã khiến người đời xôn xao, tò mò với tin đồn “Tần Thủy Hoàng để đảm bảo bí mật đã ra lệnh đóng cửa hầm mộ chôn sống những người thợ tham gia xây dựng”2. Ngay từ khi mới ngồi lên ngai vàng, Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ của mình, đến nay đã hơn 2.000 năm, khu mộ của ông vẫn chứa Phóng viên Tri thức Trẻ (2021), “Tần Thủy Hoàng giết sạch người xây mộ, vì sao 100 năm sau Tư Mã Thiên vẫn biết?”, nguồn: https://danviet.vn/tan-thuy-hoang-giet-sach-nguoi-xay-mo-vi-sao-100-nam-sau-tu-mathien-van-biet-20210528132443299.htm , truy cập ngày 23/4/2022. 2 8 đựng nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp hết. Trong “Sử ký Tư Mã Thiên” có nói, Tần Thủy Hoàng điều 700.000 người đến núi Lệ để đào và tiến hành xây dựng lăng mộ3. Công trình được xây dựng ròng rã suốt 38 năm với cái chết của hàng trăm ngàn người. Theo ghi chép của trang thông tin điện tử “Nghiên cứu lịch sử”, phía ngoài lăng mộ là khu vực chôn những người tham gia xây dựng lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. “Di tích nghĩa địa của thợ xây dựng nằm phía Tây của khu vực lăng Mộ Tần Thủy Hoàng, cách lăng mộ khoảng 1km. Khu vực này có diện tích khoảng 8100m2, chứa khoảng 114 mộ, gồm 106 mộ thời Tần và một số khu mộ mộ thời Hán và Đường… Mỗi hố mộ chứa đến 100 bộ xương. Vị trí và vết tích trên các bộ xương cho thấy sự chôn cất vội vàng và họ bị giết tàn bạo sau khi xây dựng lăng mộ”4. Không có một bằng chứng rõ ràng nào về việc Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh giết những người thợ xây dựng để giữ bí mật về cấu trúc công trình này, tất cả hiện còn là một tin đồn. Thế nhưng, điều này vẫn được coi là một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ nhất, nhắc nhở về nhu cầu được bảo vệ bí mật của mỗi cá nhân. Bảo vệ bí mật cá nhân là một vấn đề quan trọng, là một phần thiết yếu của quyền nhân thân. Tuy nhiên, trên thực tế, “bí mật” của từng cá nhân khác nhau, dựa trên nhu cầu cũng như môi trường sống khác nhau, đòi hỏi về phạm vi “bí mật” thường không thống nhất. Là một trong những quyền quan trọng gắn liền với yếu tố nhân thân, “bí mật” được các nhà làm luật quan tâm và ghi nhận từ rất sớm trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như trong nước, điển hình như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngay từ bản Hiến pháp năm 1959 cho đến các bản Hiến pháp sau này, hay như Luật Bảo vệ Dữ liệu Hesse năm 1970 của Cộng hoà Liên bang Đức (The Hesse Data Protection Law of 1970), Đạo luật Bảo vệ dữ liệu Liên bang của Cộng đồng chung Châu Âu năm 1977 (The Federal Data Protection Act of 1977), v.v… Mặc dù sớm xuất hiện trong các văn bản pháp lý trên thế giới nhưng thuật ngữ “bí mật” không chịu sự ràng buộc nhất định bởi một định nghĩa cụ thể nào. Điều này có thể lý giải rằng, ở mỗi giai đoạn xã hội khác nhau, nhu cầu của con người về phạm vi, tính chất của bí mật sẽ có thay đổi nhất định. Thiên Hy - Phương Mai (2022), “Điều gì khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng trở nên bất khả xâm phạm? (Kỳ 1): Những bí ẩn ngàn năm chưa tìm ra lời giải”, nguồn: https://baophapluat.vn/dieu-gi-khien-lang-mo-tan-thuyhoang-tro-nen-bat-kha-xam-pham-ky-1-nhung-bi-an-ngan-nam-chua-tim-ra-loi-giai-post430640.html , truy cập ngày 23/4/2022. 4 Đặng Tú (2018), “Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc”, nguồn: http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=9185&Itemid=153, truy cập ngày 23/4/2022. 3 9 Theo Từ điển Tiếng Việt, “bí mật” được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”5 hay có thể hiểu là những điều cần được giữ kín trong một phạm vi nhất định, một nhóm đối tượng nhất định và không thể tiết lộ ra ngoài. Theo cách hiểu này, bí mật thuộc sở hữu của một người hoặc một nhóm người cụ thể và không thể chuyển giao nội dung đến bên thứ ba nếu không được sự đồng ý. Cách giải thích này thống nhất với định nghĩa “bí mật” trong tiếng Anh - “secret”, được Từ điển tiếng Anh Cambridge định nghĩa như sau: “bí mật là một phần thông tin chỉ được biết bởi một người hoặc một nhóm người nhất định”6. Đây là cách giải thích sát với cách hiểu thông thường trong thực tiễn xã hội, thể hiện được đặc trưng cơ bản của bí mật. Trong pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “bí mật” được đề cập đến cùng với cụm từ “bí mật đời tư”7, “bí mật nhà nước”8 và tiếp đó là các thuật ngữ “thông tin bí mật”9, “bí mật kinh doanh”10, v.v... Mặc dù Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2008 cũng như BLDS năm 2015 không có bất cứ định nghĩa cụ thể nào đối với cụm từ “thông tin bí mật”, “bí mật đời tư” hay “bí mật nhà nước”, tuy nhiên, khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có sự giải thích định nghĩa cho thuật ngữ “bí mật kinh doanh” như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Cách giải thích này cũng đã đề cập đến yếu tố “chưa được bộc lộ” của những yếu tố được coi là “bí mật kinh doanh”. Nhìn chung, có thể hiểu rằng, thuật ngữ “bí mật” được sử dụng trong khái niệm pháp lý là các vấn đề đảm bảo yếu tố phạm vi sở hữu hẹp, được giới hạn trong một cá nhân hoặc một nhóm người nhất định. Việc tiếp cận những vấn đề bảo mật này cần có sự chấp nhận một cách hoàn toàn tự nguyện của những chủ thể sở hữu bí mật. Mọi hành vi tiếp cận mà không có sự đồng ý của chủ thể sở hữu hoặc không được pháp luật ghi nhận đều được xem là hành vi xâm phạm bí mật của chủ sở hữu. Trên quan điểm của tác giả, để hạn chế một cách tối đa những tranh cãi cũng như những phạm vi giải thích khác nhau, việc định nghĩa “bí mật” một cách thống Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 61. Từ điển Tiếng Anh Cambiride, nguồn: https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/secret , truy cập ngày 23/4/2022. 7 khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 số 51/2005/QH11. 8 Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước năm 2018 số 29/2018/QH14. 9 Khoản 2 Điều 387 BLDS năm 2015. 10 Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 số 50/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 số 36/2009/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 số 42/2019/QH14. 5 6 10 nhất trong cách văn bản pháp lý là điều cần thiết. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, dựa trên nhu cầu và môi trường phát triển khác nhau, cách hiểu “bí mật” của mỗi chủ thể tại mỗi giai đoạn sẽ có những khác biệt nhất định. Tác giả cho rằng, chỉ nên đưa ra cách hiểu thuật ngữ bí mật một cách khái quát mà không quá ràng buộc, giới hạn nội hàm của thuật ngữ này. Từ những lý luận trên, có thể giải thích khái niệm “bí mật” như sau: “Bí mật là những vấn đề, những nội dung có tính riêng tư, không được công khai với đông đảo công chúng và được đảm bảo biết bởi một hoặc một số cá nhân nhất định”. Cách lý giải này mang tính khái quát nhưng không làm mất đi bản chất vốn có của “bí mật”, có thể linh hoạt áp dụng giải thích đối với nhiều trường hợp khác nhau. 1.1.1.2. Đặc điểm của “bí mật” Mặc dù không tồn tại một khái niệm chung thống nhất cho thuật ngữ này, thế nhưng, dựa trên những định nghĩa “bí mật” như đã nêu ở trên, có thể nhìn nhận tổng quan “bí mật” gồm 03 (ba) đặc điểm cơ bản, bao gồm: (i) có thể tồn tại ở hình thức vật chất và phi vật chất; (ii) hầu hết có tính chất nhạy cảm đối với bản thân chủ sở hữu; và (iii) được giới hạn phạm vi đối tượng tiếp cận. Thứ nhất, bí mật có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả vật chất và phi vật chất. Xuất phát từ những khác biệt trong nhu cầu, quan điểm của mỗi cá nhân về bí mật, do đó, không có bất kỳ một ràng buộc nào đối với hình thức của bí mật. Bí mật có thể là những thông tin truyền miệng, là những vật dụng cá nhân hoặc là những văn bản mật trong một nhóm, một tổ chức cụ thể, v.v... Tuy nhiên, một câu chuyện, một văn bản hay một đồ vật không thể tự quyết định tính bí mật của chúng mà cần được chúng ta xem xét nội dung, bản chất vấn đề. Chẳng hạn, một con dao có thể được một cá nhân xem là bí mật, muốn giấu kín và không muốn người thứ hai biết đến bởi con dao đó là hung khí phạm tội của cá nhân đó. Nhưng cũng là con dao tương tự, đối với một người bình thường, nó chỉ là một vật dụng nhà bếp mà không có tính bí mật. Như vậy, bí mật được xác định ở nội dung, bản chất của vấn đề mà không phụ thuộc vào hình thức thể hiện của nó. Thứ hai, bí mật là một vấn đề có tính chất nhạy cảm đối với bản thân người sở hữu. Tính chất nhạy cảm có thể được giải thích ở nhiều phạm vi khác nhau với mỗi đối tượng khác nhau, tuy nhiên, điểm chung ở tính nhạy cảm của “bí mật” là vấn đề thuộc phạm vi riêng tư, được giữ kín. Bất kỳ một hành vi tiết lộ và sử dụng nào nằm 11 ngoài ý chí của chủ sở hữu bí mật đều ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là tài sản của chủ sở hữu bí mật đó. Để làm sáng tỏ khía cạnh này, có thể xem xét câu chuyện liên quan đến “bí mật kinh doanh”. Mọi hành vi tiết lộ, tiếp cận, sử dụng bí mật kinh doanh đều buộc có sự đồng ý của doanh nghiệp, bởi đây là hành vi nhạy cảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như tồn vong của chính doanh nghiệp đó. Thứ ba, bí mật nằm trong một phạm vi giới hạn những đối tượng tiếp cận cụ thể. Đây chính là đặc điểm nổi bật và đặc trưng nhất của bí mật. Một vấn đề được coi là bí mật khi và chỉ khi vấn đề này được biết bởi một số lượng rất nhỏ các cá nhân có liên quan và được đảm bảo tính “không công khai” bởi chính nhóm người đó. Quay lại câu chuyện xây dựng lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được đặt ra ở phần đầu, chỉ những cá nhân trực tiếp tham gia xây dựng mới có thể biết cách thức xây dựng cũng như cấu trúc lăng mộ. Đây là những vấn đề mà Tần Thuỷ Hoàng không muốn để cho các chủ thể khác, ngoài hơn 700.000 người tham gia xây dựng lăng mộ biết, dẫn đến tin đồn thảm sát toàn bộ thợ xây dựng lăng Tần Thuỷ Hoàng làm xôn xao dư luận. Đặc điểm này của “bí mật” có mối quan hệ mật thiết với đặc điểm thứ hai - tính nhạy cảm của “bí mật”. Vì tính chất nhạy cảm của mình nên “bí mật” được giới hạn đối tượng tiếp cận cụ thể, và ngược lại, vì được biết trong một phạm vi rất nhỏ các chủ thể nhất định, tính nhạy cảm của “bí mật” càng rõ ràng và cần được quan tâm hơn. Thực tế cho thấy, mỗi chủ thể khác nhau có nhu cầu bảo vệ bí mật không giống nhau. Nhu cầu của cá nhân không giống với nhu cầu của pháp nhân hoặc tổ chức và đồng thời, nhu cầu bảo vệ bí mật của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Nhìn chung, các chủ thể trong xã hội đều có mong muốn chung được bảo đảm bí mật về thông tin, hình ảnh cũng như các giá trị trí tuệ, giá trị phi vật chất của mình. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin dần được ứng dụng rộng rãi, những dữ liệu về thông tin, hình ảnh, các sản phẩm trí tuệ dễ dàng được lưu trữ và trao đổi hơn, yêu cầu về quyền được bảo vệ bí mật càng được quan tâm và chú trọng ở tất cả các nhóm đối tượng. 1.1.2. Thông tin Dưới góc độ ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt được chủ biên bởi GS. Hoàng Phê giải thích từ “thông tin” theo hai lớp nghĩa, danh từ và động từ. Theo đó, “thông tin” có thể là hoạt động “truyền tin cho nhau để biết” hoặc là từ đề cập đến một sự 12 vật là “điều được truyền đi cho biết”11. Trong phạm vi của khóa luận này, “thông tin” được đề cập đến với ý nghĩa như một danh từ. Tuy nhiên, cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt còn đặt “thông tin” dưới dạng trừu tượng và vô hình. Trên thực tế, những tin tức được gọi dưới dạng thông tin có thể hiện diện ở một số trạng thái như tri thức, đoạn hội thoại, hình ảnh, v.v… Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Anh Cambridge, “thông tin”- “information” được hiểu là “sự thật về một tình huống, một con người, một sự kiện…”12. Cách giải thích này cũng không đưa ra giới hạn về hình thức thể hiện của “thông tin” mà chỉ cung cấp đặc điểm về nội dung của thuật ngữ này. Trên cơ sở đó, những câu chuyện, những tin tức được lưu truyền bằng miệng cũng được coi là “thông tin”. Tuy nhiên, nếu tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ, phạm vi của “thông tin” rất rộng và khó xác định để bảo vệ. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đã đưa ra cách giải thích cụ thể, quy định rõ ràng hình thức thể hiện của “thông tin”. Theo định nghĩa pháp lý được ghi nhận tại khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, “thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra”. Việc tạo ra thông tin của cơ quan nhà nước trong định nghĩa này cũng được quy định rõ tại khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, theo đó, “Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.” Như vậy, nếu căn cứ trên quy định của pháp luật về định nghĩa thông tin, một tin tức, một “điều” để có thể được coi là thông tin cần đáp ứng đồng thời 02 (hai) yếu tố: (i) Là tin tức, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn; (ii) Tồn tại dưới hình thức bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các thông tin liên quan đến NLĐ có phạm vi rất rộng, tuy nhiên, từ thực tiễn doanh nghiệp, tác giả nhận thấy thông tin về NLĐ có thể bao gồm: Thông tin cá nhân (tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, v.v...); Thông tin về sức khỏe (nhóm máu, hồ sơ bệnh Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 953. Từ điển Tiếng Anh Cambridge, nguồn: https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/information , truy cập ngày 24/4/2022. 11 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan