Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật trung quốc về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và bài học kinh nghiệm ...

Tài liệu Pháp luật trung quốc về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
94
309
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TÙNG THƢ PH¸P LUËT TRUNG QUèC VÒ DOANH NGHIÖP 100% VèN N¦íC NGOµI Vµ BµI HäC KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TÙNG THƢ PH¸P LUËT TRUNG QUèC VÒ DOANH NGHIÖP 100% VèN N¦íC NGOµI Vµ BµI HäC KINH NGHIÖM CHO VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Tác giả Nguyễn Tùng Thƣ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC ............................................................................................................. 7 1.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Trung Quốc ................................................................................... 8 1.2. Khái niệm, đặc điểm của mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Trung Quốc ................................................................. 12 1.3. Điều kiện gia nhập thị trường của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo pháp luật Trung Quốc ............................................. 15 1.4. Chế độ vốn, cơ cấu tổ chức và quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .................................................................................. 22 1.5. Vấn đề thời hạn hoạt động, chấm dứt và giải thể doanh nghiệp nước ngoài .......................................................................................... 30 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 36 Chƣơng 2: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA TRUNG QUỐC TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ CỦA VIỆT NAM............... 37 2.1. Thành tựu đạt được của Trung Quốc trong thu hút FDI sau 35 năm cải cách mở cửa .......................................................................... 37 2.2. Những hạn chế, bất cập trong pháp luật về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. ................................................................................. 43 2.3. Quan điểm của Trung Quốc về hoàn thiện pháp luật đầu tư ............. 54 2.4. Một số so sánh với pháp luật đầu tư của Việt Nam ........................... 61 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 65 Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HÌNH THỨC THU HÚT ĐẦU TƢ QUA MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƢỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............. 66 3.1. Đánh giá về hình thức thu hút đầu tư qua mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Trung Quốc ............................................. 66 3.2. Kinh nghiệm cho Việt nam ................................................................ 71 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHCĐ: Đại hội cổ đông HĐQT: Hội đồng quản trị HĐTV: Hội đồng thành viên TNHH: Trách nhiệm hữu hạn XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Quố c hô ̣i Viê ̣t Nam thông qua Luâ ̣t Đầ u tư nước ngoài (tháng 12 năm 1987), đầ u tư trực tiế p nước ngoài (FDI) vào Việt Nam luôn tăng trưởng một cách mạnh mẽ và trở thành khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quố c tế . Theo báo cáo của Cu ̣c Đầ u tư nước ngoài - Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư , tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2014, FDI ta ̣i Viê ̣t Nam hiê ̣n có 16.589 dự án còn hiệu lực , với số vố n đăng ký trên 239 tỷ USD, vố n thực hiện trên 81 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã có những đóng góp to lớn và tr ở thành một trụ cột trong sự phát triể n kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với Trung Quốc, sau khi kết thúc thời kỳ Cách mạng văn hóa năm 1976, vấn đề cải cách mở cửa, phát triển kinh tế đã trở thành quốc sách hàng đầu của nước này và lần đầu tiên được đưa ra thảo luận, thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (tháng 12/1978), trong đó nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược cải cách mở cửa của Trung Quốc. Cụ thể hóa chủ trương này, tháng 07 năm 1979 “Luật Doanh nghiệp hợp vốn kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài” của Trung Quốc đã ra đời, đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình xây dựng pháp luật về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở thành một động lực phát triển kinh tế quan trọng của Trung Quốc, góp phần giải quyết hàng triệu việc làm, mở rộng xuất khẩu, nâng cao trình độ quản lý và khoa học công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng GDP. Số liệu thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc (năm 2013) cho thấy, tính lũy kế từ năm 1979 đến hết năm 2012, Trung Quốc có 763.398 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước 1 ngoài, tổng vốn thực hiện đạt 1.352,916 tỉ USD. Trong bối cảnh đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật Trung Quốc về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu vì những lý do sau: Thứ nhất, mong muốn được nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp luật đầu tư của Trung Quốc qua một mô hình thu hút đầu tư nước ngoài cụ thể; Thứ hai, Trung Quốc là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, thể chế kinh tế - chính trị giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng, tiến trình cải cách mở cửa của bạn đi trước tiến trình đổi mới của nước ta khoảng 10 năm, vì vậy việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn pháp lý của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư có thể rút ra những bài học và kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam nhằm hoàn thiện pháp luật, tránh vấp phải những sai lầm tương tự và nâng cao năng lực quản lý của nhà nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Thứ ba, Trung Quốc là láng giềng gần gũi của Việt Nam đồng thời là đối tác kinh tế quan trọng của nước ta, giữa hai nước có mối quan hệ truyền thống mật thiết “sông núi tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng và vận mệnh tương quan”. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước, bên cạnh hoạt động thu hút đầu tư vào trong nước thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu thế phát triển, mở rộng. Nghiên cứu này có thể hữu ích cho các doanh nhân Việt Nam có ý định đầu tư, mở rộng thị trường sang Trung Quốc dưới hình thức doanh nghiệp. Cuối cùng, đề tài được lựa chọn trên cơ sở “Danh mục gợi ý đề tài luận văn Cao học” của Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội dành cho lớp Cao học luật kinh tế khóa 20, có tính đến điều kiện và khả năng thực hiện của bản thân học 2 viên mong muốn thực hiện đề tài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến thời điểm hoàn thành luận văn này, tác giả chưa thấy có một nghiên cứu nào ở Việt Nam về Pháp luật đầu tư của Trung Quốc qua mô hình công ty 100% vốn nước ngoài. Quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu, tác giả thấy có một vài nghiên cứu về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc của các tác giả khác nhưng chủ yếu trên góc độ kinh tế, không phải dưới góc độ nghiên cứu pháp luật, như: “Thu hút FDI tại Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hảo (luận văn cử nhân Ngoại thương năm 2003), “Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đỗ Nhật Trang, Đào Thị Thu, Đàm Thị Thanh Huyền, Lê Ánh Dương (năm 2011),… Xét thấy đây là một đề tài mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi có thể chế chính trị tương đồng, có quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư sôi động, mặt khác Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và luôn là bạn hàng quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế Việt Nam nên tôi quyết định chọn thực hiện đề tài này. Đề tài “Pháp luật Trung Quốc về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu về những vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng hình thức công ty TNHH 100% vốn nước ngoài theo pháp luật Trung Quốc: chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư FDI, đặc điểm của hình thức thu hút đầu tư FDI dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, chính sách bảo hộ và ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài, những điểm hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật và những rủi ro 3 tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, trong chừng mực có thể, tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về cùng đối tượng nghiên cứu, chỉ ra các điểm giống và khác nhau, những thuận lợi, khó khăn của Trung Quốc trong quá trình áp dụng pháp luật. Thứ ba, góp ý, gợi mở hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các vấn đề pháp lý cơ bản về pháp luật đầu tư của Trung Quốc qua mô hình Công ty 100% vốn nước ngoài. Tìm hiểu các kỹ thuật xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ ra các ưu nhược điểm hoặc những hạn chế, bất cập trong pháp luật về đầu tư hiện hành của Trung Quốc trong chừng mực có thể, phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân, từ đó rút ra những bài học cụ thể, thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật đầu tư Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đưa ra những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về những vấn đề cơ bản trong pháp luật đầu tư hiện hành của Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản trong pháp luật đầu tư của Trung Quốc đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; kiến thức thu được sau quá trình nghiên cứu có khả năng áp dụng vào thực tiễn. - Trong khả năng của mình, rút ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề pháp lý cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc qua hình thức Công ty 100% vốn nước ngoài: chủ trương, chính sách của Trung Quốc trong thu hút FDI, điều kiện thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, qui trình, thủ tục triển khai dự án đầu tư, các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư, … 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, luận văn không đặt vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong pháp luật Trung Quốc mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các khía cạnh pháp lý liên quan tới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp cái nhìn tổng quan về pháp luật đầu tư của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, rút ra những kinh nghiệm nhằm hoàn thiện luật đầu tư trong nước và nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tương quan với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp; khái quát hóa, so sánh pháp luật… để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đưa lại các đóng 5 góp mới như sau: - Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp lý về pháp luật đầu tư nước ngoài (Trung Quốc); hiểu được bản chất, nội dung, đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài qua mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo pháp luật Trung Quốc. - Đánh giá khách quan về thực trạng và hiệu quả thực thi pháp luật về công ty nói chung và công ty 100% vốn nước ngoài nói riêng của Trung Quốc. - Trong chừng mực có thể phù hợp với khả năng của học viên, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế. - Làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hợp tác làm ăn hoặc đầu tư sang thị trường Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo pháp luật Trung Quốc. Chương 2. Thành tựu, hạn chế của Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài và một số so sánh với pháp luật đầu tư của Việt Nam. Chương 3. Một số đánh giá về hình thức thu hút đầu tư qua mô hình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế, là “chìa khóa” của sự tăng trưởng kinh tế. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật qui định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác. Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 định nghĩa, “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân chia đầu tư thành các loại khác nhau nhằm lựa chọn các giải pháp kinh tế và pháp lý thích hợp để thúc đẩy và tăng cường hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư. Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, hoạt động đầu tư được chia thành: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư. Khác với đầu tư gián tiếp, trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư (tư bản) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. 7 Đầu tư trực tiếp thường tồn tại dưới các hình thức cơ bản là: đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn), đầu tư theo hợp đồng (BCC, BOT, BTO, BT), đầu tư phát triển kinh doanh hoặc đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp. Luận văn này nghiên cứu về hình thức đầu tư trực tiếp thông qua thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và Luật Công ty của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 1.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo pháp luật Trung Quốc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, cùng tham gia đầu tư hoặc độc lập tạo lập một trong các loại hình doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Trung Quốc, trên lãnh thổ Trung Quốc. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một loại hình doanh nghiệp, mang các đặc điểm, tính chất tương tự các doanh nghiệp trong nước khác, tuy nhiên trong quá trình thành lập, hoạt động và quản lý do có yếu tố liên quan đến nước ngoài nên từ góc độ pháp lý nó cũng có những tính chất đặc thù riêng. Một là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp quốc tế. Việc tổ chức mô hình Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phương thức nhằm tranh thủ dòng vốn đầu tư trực tiếp của tư bản tư nhân quốc tế, là vấn đề thuộc phạm trù đầu tư quốc tế. Trong hai hình thức thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp thì Trung Quốc luôn đặt trọng điểm vào thu hút đầu tư trực tiếp. Vì nó đáp ứng được nhu cầu về vốn và không làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài cho Nhà nước, đồng thời lại có thể thu hút được trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ và thiết bị 8 hiện đại, kinh nghiệm quản lý. Với quan điểm đó, pháp luật Trung Quốc về đầu tư cũng ghi nhận rõ việc khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước này. Hai là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế đặc biệt. Theo Hiến pháp Trung Quốc, đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp Trung Quốc có 4 loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp liên kết và doanh nghiệp tư nhân, trong đó 3 loại hình đầu là doanh nghiệp công hữu và giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò là lực lượng bổ sung trong giai đoạn phát triển hiện nay. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nằm trong cả 4 loại thành phần kinh tế nói trên, không thuộc hình thức công hữu, mà cũng không thuộc hình thức tư hữu. Ngay cả trong hai hình thức hợp tác kinh doanh và hợp vốn kinh doanh thì phía Trung Quốc tham gia vào quan hệ này chủ yếu là vốn thuộc sở hữu nhà nước. Tính chất sở hữu của hai loại hình này vẫn là sở hữu nhà nước. Còn trong loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì mang tính chất sở hữu tư bản tư nhân. Nếu hợp tác kinh doanh và hợp vốn kinh doanh diễn ra giữa doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân của phía Trung Quốc kết hợp với tư bản tư nhân nước ngoài thì nó mang tính chất sở hữu tư nhân hỗn hợp. Tính đặc thù của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện rõ ở vai trò và địa vị pháp lý của nó, loại hình này là một thành phần kinh tế phi nhà nước, được nhà nước cho phép tồn tại và bảo vệ trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Ba là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước mang tính chất kinh doanh xuyên quốc gia. Kinh doanh xuyên quốc gia tức là việc nhà đầu tư của một nước đầu tư tạo lập các thực thể kinh doanh hoặc hoạt động thương mại ở hai quốc gia trở lên đồng thời trực tiếp quản lý hoặc kiểm soát các hoạt động kinh tế đó. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Trung Quốc đa phần 9 đều là những doanh nghiệp đã có nền tảng vững chắc ở nước mình hoặc nước khác và hoạt động đầu tư vào Trung Quốc chỉ mang tính tìm kiếm thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc thành lập doanh nghiệp tại Trung Quốc là nhằm tiếp tục nắm giữ quyền quản lý, kiểm soát doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào việc phân phối lợi nhuận và gánh vác trách nhiệm từ hiệu quả hoạt động kinh doanh ở thị trường Trung Quốc. Do vậy, có thể nói doanh nghiệp có vốn đầu tư nước mang tính chất xuyên quốc gia. Bốn là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước là doanh nghiệp hoạt động có thời hạn. Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước thường đều bị hạn chế bởi thời hạn hoạt động. Đây là đặc điểm xuất phát từ nhu cầu của nước nhận đầu tư và cũng là bản chất của người đi đầu tư. Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài là nhằm thúc đẩy hiện đại hóa đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, còn nhà đầu tư nước ngoài và vốn tư bản khi tham gia vào phân công kinh tế của Trung Quốc là nhằm tìm kiếm các lợi ích kinh tế hoặc phi kinh tế như khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa, tìm kiếm lợi nhuận,... Do vậy, trong suốt một thời gian dài dù Trung Quốc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc nhưng không cho phép chúng tồn tại vĩnh viễn mà sẽ bị hạn chế bởi thời hạn hoạt động khi đăng ký tạo lập. Đây cũng là lý do mà nhiều tài liệu nghiên cứu về Luật Công ty của Trung Quốc xếp loại hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài này vào nhóm các công ty đặc biệt. Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa có Luật đầu tư chung hay Luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh mọi hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, mà từng hình thức đầu tư sẽ được điều chỉnh bởi các đạo luật riêng, mỗi đạo luật điều chỉnh một hình thức đầu tư cụ thể. Hiện tại, với hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trung Quốc sử dụng 3 đạo luật khác nhau tương ứng với 3 phương thức thu hút FDI là: “Luật Doanh nghiệp hợp vốn kinh doanh Trung 10 Quốc và nước ngoài” có đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp hợp vốn kinh doanh (Việt Nam gọi là công ty liên doanh); “Luật Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài” điều chỉnh đối tượng đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác BCC (hình thức này ở Trung Quốc có thể thành lập pháp nhân hoặc không thành lập pháp nhân); và “Luật Doanh nghiệp vốn nước ngoài” có đối tượng điều chỉnh là Công ty 100% vốn nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập xong, quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi Luật Công ty. “Công ty TNHH và công ty cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh bởi luật này. Trường hợp pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài có qui định khác thì áp dụng theo qui định đó” (Điều 217, Luật Công ty Trung Quốc). Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc bao gồm: Về văn bản luật: Luật Công ty (luật chung); Luật Doanh nghiệp hợp vốn kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài (điều chỉnh đối tượng là công ty liên doanh); Luật Doanh nghiệp vốn nước ngoài (điều chỉnh đối tượng là công ty 100% vốn nước ngoài. Dưới đây để tránh gây hiểu lầm, sẽ viết là Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài); Luật Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài (điều chỉnh đối tượng đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, BCC); Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài; Luật bảo hộ đầu tư đối với đồng bào Đài Loan;... Về văn bản hướng dẫn thi hành: Điều lệ thi hành Luật Doanh nghiệp hợp vốn kinh doanh Trung Quốc – nước ngoài; Qui định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài; Qui định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; và các qui định liên 11 quan của Quốc vụ viện như: Qui định quản lý doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông; Điều lệ quản lý các tổ chức tín dụng nước ngoài; Qui định chi tiết thi hành Luật bảo hộ đầu tư đối với đồng bào Đài Loan; … 1.2. Khái niệm, đặc điểm của mô hình doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ở Trung Quốc Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Trung Quốc thông qua việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ phải trải qua 2 bước cơ bản: bước một là, chuẩn bị dự án đầu tư và xin chấp thuận chủ trương đầu tư; và bước 2 là, đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin các giấy phép con (nếu có). Ở bước 1, Nhà đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh bởi Luật Đầu tư (ở Trung Quốc là Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), còn ở bước 2 thì Nhà đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh bởi Luật Công ty và pháp luật chuyên ngành có liên quan. Khái niệm “doanh nghiệp vốn nước ngoài” (còn gọi là Doanh nghiệp độc vốn nước ngoài) theo pháp luật Trung Quốc là chỉ doanh nghiệp có 100% vốn của Nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn, được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc, theo pháp luật Trung Quốc, không bao gồm chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế nước ngoài khác đặt tại Trung Quốc. Khoản 1, Điều 19 Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài qui định, hình thức tổ chức của doanh nghiệp vốn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu được phê chuẩn thì có thể có hình thức tổ chức khác. Điều này có nghĩa là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn là mô hình mặc định mang tính phổ thông của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Trung Quốc. Qui định này tiếp tục được cụ thể hóa tại văn bản hướng dẫn “Qui định chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp vốn nước ngoài” của Chính phủ Trung Quốc tại Điều 18, Chương 3 – Hình thức tổ chức và vốn đăng ký. Trường hợp nhà đầu tư muốn 12 thành lập doanh nghiệp bằng các loại hình khác thì phải xin phép riêng và phải được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định phê chuẩn đề nghị của nhà đầu tư nước ngoài (nếu pháp luật không có qui định khác). Theo lý luận pháp lý của Trung Quốc, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có các đặc điểm sau: Thứ nhất, là doanh nghiệp được tạo lập theo pháp luật của Trung Quốc, hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc nhưng không mang quốc tịch Trung Quốc. Doanh nghiệp vốn nước ngoài là một tổ chức kinh tế, được thành lập trên cơ sở các qui định pháp luật của Trung Quốc có liên quan, thực hiện đăng ký vốn đầu tư, đặt trụ sở chính và có các hoạt động sản xuất kinh doanh chính đều diễn ra trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng không mang quốc tịch Trung Quốc. Đây là sự khác biệt về bản chất so với doanh nghiệp trong nước. Thứ hai, toàn bộ vốn đầu tư của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp. Khác với những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, theo pháp luật Trung Quốc thì doanh nghiệp vốn nước ngoài là chỉ doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đứng ra thành lập công ty có thể là doanh nghiệp, công ty, các tổ chức kinh tế khác hoặc tham gia với tư cách cá nhân, có thể tự đầu tư một cách độc lập hoặc hợp tác với nhau cùng đầu tư, nhưng toàn bộ vốn góp vào công ty phải có nguồn gốc từ nước ngoài. Thứ ba, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự một cách độc lập. Doanh nghiệp vốn nước ngoài cũng khác với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Tuy cả 2 đối tượng này đều được thành lập trên lãnh thổ Trung Quốc, theo pháp luật Trung Quốc và có toàn bộ vốn thuộc sở hữu của phía 13 nước ngoài nhưng từ góc độ kinh tế và pháp lý chúng vẫn có tính độc lập với nhau. Về góc độ pháp lý, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên danh nghĩa của công ty mẹ, trách nhiệm của doanh nghiệp cuối cùng do công ty mẹ gánh chịu. Về góc độ kinh tế, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không hạch toán độc lập, các rủi ro, lỗ lãi đều thuộc trách nhiệm của công ty mẹ đã thành lập ra nó. Ngược lại, doanh nghiệp vốn nước ngoài là tổ chức kinh tế hoạt động dưới danh nghĩa của chính mình, hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là một doanh nghiệp độc lập và về phương diện pháp lý thì nó không thuộc bất cứ chủ thể kinh tế nào khác. Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Trung Quốc tại Điều 8 qui định, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đáp ứng được các điều kiện chủ thể theo qui định của pháp luật Trung Quốc thì được hưởng tư cách pháp nhân Trung Quốc. Điều kiện về pháp nhân được qui định tại Điều 37, Bộ luật dân sự Trung Quốc, bao gồm: được thành lập theo qui định của pháp luật; có tài sản hoặc kinh phí cần thiết; có tên gọi, cơ cấu tổ chức và trụ sở hoạt động; có năng lực trách nhiệm dân sự độc lập; Doanh nghiệp nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện về pháp nhân theo pháp luật Trung Quốc thì được coi là pháp nhân Trung Quốc. Khi có được pháp nhân Trung Quốc thì doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có địa vị pháp lý bình đẳng, quan hệ giữa hai loại hình doanh nghiệp này là quan hệ pháp luật trong nước, được điều chỉnh bởi pháp luật Trung Quốc. Lúc này doanh nghiệp nước ngoài có tư cách pháp nhân Trung Quốc vừa chịu quyền tài phán của nước sở tại, vừa chịu quyền tài phán của nước mà nó mang quốc tịch. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp nước ngoài có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân cũng khác nhau. Doanh nghiệp nước ngoài có tư 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan