Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở việt nam luận văn ths. luật...

Tài liệu Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở việt nam luận văn ths. luật

.PDF
105
128
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TUYỀN PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TUYỀN PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 603850 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thu Hạnh HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội, các Quý Thầy, Cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới PGS. TS Vũ Thu Hạnh đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á CDM Cơ chế phát triển sạch CERs Chứng chỉ giảm phát thải đã đƣợc công nhận EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FIT Biểu giá ƣu đãi GDP Tổng thu nhập quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế UNFCCC Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu QCN Quyền con ngƣời VBA Hiệp hội khí sinh học Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 5. Dự kiến tính mới và những đóng góp của đề tài ....................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH, PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH .................................... 7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƢỢNG XANH ................... 7 1.1.1. Khái niệm năng lƣợng xanh ............................................................ 7 1.1.2. Các nguồn năng lƣợng xanh ......................................................... 11 1.1.3. Vai trò của năng lƣợng xanh đối với phát triển kinh tế - xã hội ... 14 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH ............................................................................. 20 1.2.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển pháp luật năng lƣợng xanh .............................................................................................. 20 1.2.2. Khái niệm pháp luật phát triển năng lƣợng xanh .......................... 21 1.2.3. Nguyên tắc chủ yếu trong pháp luật phát triển năng lƣợng xanh . 23 1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lƣợng xanh ................................... 25 1.2.5. Nội dung pháp luật phát triển năng lƣợng xanh............................ 27 1.2.6. Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh ......................... 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM ................................. 35 2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH ..................................................... 35 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH ........................................ 39 2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển nguồn năng lƣợng mặt trời .......................................................................................... 39 2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng gió ................................................................................................. 52 2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng sinh khối .................................................................................................. 59 2.2.4. Nguyên nhân thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý phát triển năng lƣợng xanh thiếu và yếu ................................................................. 69 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 72 3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH ........................ 72 3.1.1. Những định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển năng lƣợng xanh ...................................................................................... 72 3.1.2. Khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh nhằm đảm bảo quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ...................................................................... 77 3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH ............................................................................. 81 3.2.1. Đề xuất một số kiến nghị về lý luận pháp luật khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh ............................................................................. 81 3.2.2. Một vài đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật phát triển năng lƣợng xanh .............................................................................................. 83 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Năng lƣợng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng lƣợng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lƣợng quan trọng nhất, và chƣa có dạng năng lƣợng nào có thể thay thế đƣợc. Nhƣng đây là dạng năng lƣợng không tái tạo, dù trữ lƣợng có lớn đến đâu rồi thì cũng sẽ đến lúc cạn kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ra ô nhiễm. Bên cạnh đó, có thể thấy việc sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch trong nhiều thập kỷ qua đã gây ra những hậu quả về biến đổi khí hậu ngày nay. Đây thực sự là mối đe dọa với nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chƣa từng có trong vòng 12.000 năm qua. Chính hiện tƣợng này đã gây nên tình trạng trái đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây. Các nhà khoa học đã cho rằng: Thế kỷ vừa qua nhiệt độ của Trái đất đã tăng thêm 1 0C do việc tích lũy các chất Cácbon điôxít (CO2 ), mêtan (CH4), và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí( nhƣ N2O, HFCs, PFCs, SF6)- sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phƣơng tiện giao thông và các nguồn khác, những hiện tƣợng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu đƣợc coi là toàn cầu vì nó diễn ra ở hầu nhƣ trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nƣớc bị ảnh hƣởng bởi khí hậu toàn cầu. Do đó, nếu không có những biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu thì hậu quả sẽ khó lƣờng. Hơn nữa, nhiên liệu hóa thạch theo tính toán của các nhà khoa học và môi trƣờng học sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm nữa nếu cứ sử dụng với tốc độ hiện nay. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc 30% nhu 1 cầu tiêu thụ năng lƣợng trong nƣớc và tƣơng lai, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu năng lƣợng. Trƣớc tình hình trên, phƣơng thức chuyển đổi từ năng lƣợng hóa thạch sang năng lƣợng xanh ngày càng trở nên cấp bách Năng lƣợng xanh là một khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta, đó là khái niệm để chỉ những nguồn năng lƣợng sạch có trữ lƣợng gần nhƣ vô tận và thân thiện với môi trƣờng. Trong hoàn cảnh năng lƣợng hóa thạch đang cạn kiệt dần, chất thải từ việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch gây ô nhiễm môi trƣờng, làm thay đổi khí hậu, đe dọa cuộc sống của chúng ta thì vấn đề thay thế dần năng lƣợng hóa thạch bằng năng lƣợng xanh là vấn đề rất cấp bách. Việt Nam là nƣớc có rất nhiều ƣu thế về năng lƣợng mặt trời, về năng lƣợng gió, có một nền nông nghiệp phong phú với rất nhiều phụ phẩm có thể sử dụng để làm ra năng lƣợng sạch. Phát triển năng lƣợng sạch thành công hay không, vấn đề còn lại phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế, chính sách, quyết tâm của chính phủ và nhận thức của cộng đồng về tính cấp thiết trong bảo vệ môi trƣờng, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu nhằm đem lại lợi ích tổng thể trong chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của các nguồn năng lƣợng sạch trong chiến lƣợc quốc gia về an ninh năng lƣợng và phát triển bền vững, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam” để làm luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói những năm trƣớc đây, lĩnh vực năng lƣợng xanh ít đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu thƣờng chỉ tập trung vào những vấn đề nhƣ: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tình hình biến đổi khí hậu… Hiện nay, trƣớc tình hình nguồn nhiên liệu hóa thành đang dần cạn kiệt, việc cần phải tìm ra nguồn năng lƣợng mới thay thế đã trở nên vô 2 cùng cấp thiết. Đó là những nguồn năng lƣợng có khả năng tái tạo, thân thiện với môi trƣờng. Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu, ứng dụng về năng lƣợng xanh nhƣ: Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế-kỹ thuật của “ Trương Công chí, Nghiên cứu máy phát điện bằng năng lượng gió”; Luận văn thạc sĩ Thạc sĩ Phạm Quang Minh, “Năng lượng mặt trời – Công nghệ dẫn và chiếu sáng bằng cable quang”… Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở vấn đề nghiên cứu, phát minh ra những mô hình phát điện để thay thế các nhà máy thủy điện hiện nay chứ không phân tích và đi sâu về quy định của pháp luật về năng lƣợng xanh. Gần đây nhất có luận văn thạc sĩ luật học của Phan Duy An “Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay” đã bƣớc đầu xây dựng, đặt nền móng cho pháp luật về khuyến khích phát triển nguồn năng lƣợng tái tạo, thân thiện với môi trƣờng; Đào Khắc An – Trần Mạnh Tuấn “ Vấn đề an ninh năng lượng & các giải pháp khai thác năng lượng mặt trời từ vũ trụ truyền về trái đất” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2012; Ngô Đăng Nghĩa “ Năng lượng xanh” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2011; Đỗ Văn Phú “ Năng lượng xanh – Nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững”, năm 2012 của Tạp chí Khoa học Công nghệ & Môi trƣờng công an. Các nghiên cứu này mặc dù đã nêu lên lợi ích của việc phát triển năng lƣợng xanh và đề xuất một số kiến nghị hợp lý đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mang tính định hƣớng mà chƣa có tính hệ thống về các chế định, quy định của pháp luật trong phát triển năng lƣợng xanh. Do đó, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả chính là đề tài mang tính khoa học, chuyên sâu đầu tiên về việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện quy định pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam hiện nay. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất một hƣớng tiếp cận mới về chính sách phát triển nguồn năng lƣợng xanh. Đƣa ra những giải pháp, định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng. 3.2. Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về phát triển năng lƣợng xanh. Trong đó làm rõ các quy định của pháp luật về thị trƣờng năng lƣợng; bảo vệ môi trƣờng; hậu quả biến đổi khí hậu do khai thác quá mức các nguồn năng lƣợng hóa thạch; quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Phát hiện những mâu thuẫn, bất cập và khoảng trống của quy định pháp luật hiện hành về phát triển năng lƣợng xanh trong đời sống thực tiễn. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá đƣợc các khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn. Luận văn bƣớc đầu tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ các dự án năng lƣợng xanh. - Nghiên cứu các nguồn năng lƣợng xanh, và mối liên hệ giữa năng lƣợng xanh với biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề pháp lý về năng lƣợng xanh, các nguồn năng lƣợng xanh, thực trạng pháp luật và thực tiễn 4 pháp lý về năng lƣợng xanh trƣớc tình hình năng lƣợng hóa thạch ngày càng cạn kiệt và thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do khai thác tài nguyên gây ra. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh với tƣ cách là một bộ phận của pháp luật môi trƣờng, trong mối liên hệ trực tiếp với biến đổi khí hậu, và giới hạn ở các nguồn năng lƣợng phù hợp với đặc thù về điều kiện khí hậu của Việt Nam, gồm năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng sinh khối. 5. Dự kiến tính mới và những đóng góp của đề tài - Hiện nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về pháp luật phát triển năng lƣợng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề tài sẽ đƣa ra một hƣớng tiếp cận mới trong chính sách pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Những giải pháp đƣợc đƣa ra có tác dụng khuyến khích các cơ quan hữu quan trong việc phát hiện và phát triển các nguồn năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng. - Những luận cứ khoa học và thực tiễn đƣợc trình bày có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy kiến thức về môi trƣờng; những kết luận, khuyến nghị có thể đƣợc tham khảo trong việc thực thi và ban hành các chính sách pháp luật về phát triển nguồn năng lƣợng xanh. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài trình bày trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, đề tài sử dụng các 5 phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích định tính, định lƣợng và khái quát hóa, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp suy luận logic. Thêm vào đó, đề tài đã kết hợp phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực Kinh tế, Năng lƣợng, Môi trƣờng tại Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Trƣờng Đại học Tây Nguyên, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật. Từ những tài liệu thu thập đƣợc và trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ đƣa ra ý kiến riêng về pháp luật pháp triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận năng lƣợng xanh, pháp luật phát triển năng lƣợng xanh. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam. Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH, PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƢỢNG XANH 1.1.1. Khái niệm năng lượng xanh Theo lý thuyết tƣơng đối của Albert Einstein năng lƣợng là một thƣớc đo khác của lƣợng vật chất đƣợc xác định theo công thức liên quan đến khối lƣợng toàn phần E = mc². Nó là khối lƣợng nhân với một hằng số có đơn vị là vận tốc bình phƣơng, nên đơn vị đo năng lƣợng trong hệ đo lƣờng quốc tế là kg (m/s)². Hiểu theo nghĩa thông thƣờng, năng lƣợng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất. Vậy, năng lƣợng đƣợc định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng lƣợng nhƣ: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể, vv… Trong thời kỳ sơ khai của loài ngƣời, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí chỉ đƣợc sử dụng trực tiếp vào việc nấu nƣớng và sƣởi ấm. Sau đó, nhiệt đƣợc dùng để chạy máy móc và xe cộ. Ngày nay, trong xã hội hiện đại việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu, khí đốt tự nhiên…là yếu tố quan trọng tạo ra và duy trì sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, cùng với cuộc “cách mạng công nghiệp” diễn ra từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đến nay, việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn nhiên liệu hóa thạch và đang đẩy Hành tinh xanh của chúng ta đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng. 7 Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, trong 1 – 2 thế kỷ nữa, nhân loại sẽ phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng năng lƣợng và môi trƣờng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, năng lƣợng xanh đƣợc coi là sự lựa chọn hợp lý nhất cho sự phát triển bền vững của trái đất. Năng lƣợng xanh là một khái niệm rộng, mang tính mới và hiện nay xung quanh khái niệm này trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau. Theo quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới cho rằng năng lƣợng xanh chính là một khái niệm hẹp trong năng lƣợng tái tạo, và nó biểu thị về các nguồn năng lƣợng tái tạo và các công nghệ chế tạo năng lƣợng có lợi nhất cho môi trƣờng. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ định nghĩa năng lƣợng xanh là năng lƣợng điện đã đƣợc chế tạo từ năng lƣợng mặt trời, gió, địa nhiệt, khối lƣợng sinh học, và các trạm thủy điện nhỏ có tác động thấp tới môi trƣờng. [43. Tr 6]. Còn tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu lại chia làm hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng, năng lƣợng xanh để chỉ năng lƣợng đƣợc sinh ra từ các nguồn năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng hơn là các nguồn năng lƣợng hóa thạch. Năng lƣợng xanh bao gồm các nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, thủy năng. Đồng thời các nhà khoa học theo quan điểm này cũng cho rằng thuật ngữ năng lƣợng xanh đồng nghĩa với năng lƣợng tái tạo. [23. Tr 111] Quan điểm thứ hai thì cho rằng, năng lƣợng xanh bao gồm những nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo [23. Tr 113]. Tức là khái niệm năng lƣợng xanh lớn hơn, khái quát hơn năng lƣợng tái tạo hay năng lƣợng sạch. Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng: Khái niệm tái tạo nghĩa là nguồn năng lƣợng đó có thể đƣợc bù đắp trong tự nhiên và hầu nhƣ không 8 thay đổi nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, hay năng lƣợng từ sức nƣớc. Nhƣng tái tạo chƣa đủ để là năng lƣợng xanh. Ví dụ các nhà máy thủy điện lớn gây ảnh hƣởng lớn lao đến môi trƣờng và hiện nay có nhiều nƣớc đang dỡ bỏ các đập thủy điện lớn. Do đó xu thế phát triển thủy điện nhỏ đƣợc cho là “xanh hơn’ và đƣợc khuyến khích hơn. Bên cạnh đó, cũng theo quan điểm này khái niệm năng lƣợng xanh không chỉ dùng cho các nguồn năng lƣợng tái tạo mà còn mở rộng cho việc tồn trữ năng lƣợng. Ví dụ các tòa nhà đƣợc cấu trúc sao cho mát mẻ vào ban ngày và ấm vào ban đêm do các đặc điểm kiến trúc của nó thay vì dựa vào máy điều hòa không khí hay máy sƣởi. Qua những quan điểm trên, tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai. Theo tác giả khái niệm năng lƣợng xanh là khái niệm rộng bao gồm cả năng lƣợng tái tạo, thêm vào đó việc khuyến khích sử dụng năng lƣợng xanh không chỉ là việc sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lƣợng tái tạo mà còn thể hiện ở việc cải tiến phƣơng thức sử dụng các nguồn năng lƣợng hóa thạch sao cho “xanh hơn” và ít chất thải (nhƣ các công nghệ than sạch). Mặc dù có những quan điểm khác nhau nhƣ trên, nhƣng khi đƣa ra liệt kê các nguồn năng lƣợng xanh, các nguồn năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng sạch thì tất cả các nhà khoa học đều thống nhất đó là những nguồn năng lƣợng mặt trời; năng lƣợng gió; năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng sinh khối; năng lƣợng sức nƣớc và các dạng năng lƣợng khác. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp luật về môi trƣờng của Việt Nam mới chỉ sử dụng thuật ngữ “năng lƣợng tái tạo” mà chƣa đề cập tới thuật ngữ“ năng lƣợng xanh”, nhƣ: Bách khoa toàn thƣ Việt Nam có định nghĩa: Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn 9 mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt trời. Khoản 1 Điều 33 Luật môi trƣờng năm 2005 (quy định về phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng) có định nghĩa nhƣ sau: Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác. Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 (có hiệu lực thi hành 01/01/2011) định nghĩa: “1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. 2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. 3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo” Khoản 13 Điều 2 Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008, ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo của Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng có định nghĩa: Năng lượng tái tạo là năng lượng được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học. 10 Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ có định nghĩa : Sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là việc sản xuất năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt. Hơn nữa, có thể thấy những định nghĩa theo pháp luật hiện hành đều mang tính chất liệt kê, vì thế khi áp dụng trong thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu phát sinh một dạng năng lƣợng tái tạo mà Luật không ghi nhận và không lƣờng trƣớc đƣợc. Do đó, trong trƣờng hợp Nhà đầu tƣ quyết định thực hiện một số dự án về khai thác, sử dụng năng lƣợng xanh hay năng lƣợng tái tạo sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí phải xin cơ chế đặc thù từ phía cơ quan nhà nƣớc. 1.1.2. Các nguồn năng lượng xanh Năng lƣợng xanh bao gồm các nguồn năng lƣợng có khả năng tái tạo, không xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ: Năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng sinh khối, thủy triều, hydro… Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những dạng năng lƣợng mà theo tác giả là phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên cũng nhƣ thổ nhƣỡng của Việt Nam. 1.1.2.1. Năng lượng mặt trời Năng lƣợng mặt trời là năng lƣợng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lƣợng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ mặt trời. Đây là nguồn năng lƣợng phong phú nhất, dồi dào nhất trong tất cả các nguồn năng lƣợng có sẵn trong tự nhiên. Ánh sáng mặt trời là một nguồn năng lƣợng dồi dào. Mặt trời truyền đến cho ta một năng lƣợng khổng lồ vƣợt ra ngoài sự tƣởng tƣợng của mọi ngƣời. Trong 10 phút truyền xạ, trái đất nhận một năng lƣợng khoảng 5 x 1020J, tƣơng đƣơng với lƣợng 11 tiêu thụ của toàn thể nhân loại trong vòng một năm. Trong 36 giờ truyền xạ, mặt trời cho chúng ta một năng lƣợng bằng tất cả những giếng dầu của quả đất. Năng lƣợng mặt trời có những ƣu điểm nhƣ: sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dƣỡng thấp, an toàn cho ngƣời sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lƣợng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc coi là nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Hiện nay năng lƣợng mặt trời đang đƣợc các nƣớc tập trung nghiên cứu, ứng dụng trong đời sống thực tiễn, nhƣng do vẫn còn đang trong thời kỳ đầu của những ứng dụng, vì vậy chi phí đầu tƣ lớn cho thiết bị, dẫn tới số lƣợng thành phần sử dụng trực tiếp năng lƣợng mặt trời phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ đời sống sinh hoạt thƣờng ngày vẫn còn hạn chế. 1.1.2.2. Năng lượng gió Vào đầu thế kỷ 21, năng lƣợng gió đƣợc xem là nguồn năng lƣợng tái tạo có nhiều triển vọng nhất. Tiềm năng của năng lƣợng gió là rất lớn, theo ƣớc tính, sản lƣợng điện gió có thể đạt 20.000 - 50.000 tỷ kWh/năm. Hiện nay, sức gió đang đƣợc ứng dụng để chuyển hóa thành điện năng phục vụ đời sống con ngƣời, thông qua những máy quay gió (tuabin gió). Loại hình này cũng không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trƣờng, vì vậy việc tận dụng lợi thế tại những khu vực có lƣu lƣợng gió ổn định để phát triển các nhà máy phong điện sẽ là lời giải cho bài toán năng lƣợng và môi trƣờng trong thời gian tới. Tuy nhiên, giống nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió cũng đòi hỏi vốn đầu tƣ khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên, nên nhiều nhà đầu tƣ vẫn còn rụt rè khi đầu tƣ vào dạng năng lƣợng này. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan