Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Quản trị mạng Part 49 upgrade server 2008 terminal services__www.key4vip.info...

Tài liệu Part 49 upgrade server 2008 terminal services__www.key4vip.info

.PDF
26
142
65

Mô tả:

“Chuyên trang dành cho kỹ thuật viên tin học” CHIA SẺ - KINH NGHIỆM - HỌC TẬP - THỦ THUẬT Part 49 - Upgrade Server 2008 - Terminal Services Trong Windows Server 2008 các công cụ Remote Desktop đã có một số cải tiến mới rất mạnh và linh hoạt. Các máy truy cập từ xa vào có thể chạy các ứng dụng đã cài đặt trên máy Remote thông qua các giao diện như Share, Web... Trong mô hình này tôi sử dụng 2 máy trong đó: - Máy PC01 là máy Server 2008 đã cài đặt một số chương trình như Adobe Acrobat, WinRAR... - Máy PC02 là chạy Vista đóng vai trò là máy Client không cài thêm bất cứ chương trình nào khác Cấu hình IP các máy như sau: Máy Đặc tính PC01 PC02 IP Address 192.168.1.1 192.168.1.2 Subnet Mask 255.255.255.0 255.255.255.0 Card Lan Default gateway Preferred DNS IP Address Subnet Mask Card Cross Default gateway Preferred DNS Card Lan: nối gián tiếp 2 máy PC01 & PC02 với nhau thông qua Switch Card Cross: nối trực tiếp các cặp máy PC01 với PC02 Tại máy Server (PC01) tôi tạo 2 User là gccom1 và gccom2 Double click vào User gccom1 và chọn Tab Dial-in tiếp tục click chọn Allow access trong phần Network Access Permission để gán quyền truy cập từ xa cho User này Làm tương tự cho gccom2 1 of 26 Tiếp tục vào System Properties chọn Remote settings Chọn Tab Remote và click chọn Allow connections from computers running any version of Remote Desktop để gán quyền cho phép các truy cập từ xa truy cập vào hệ thống 2 of 26 Mặc định trong Server 2008 khi bạn bật tính năng Allow connections from computers running any version of Remote Desktop thì các truy cập từ xa vào hệ thống chỉ có thể truy cập dưới quyền Admin mà thôi còn các User vẫn không thể truy cập được mà đòi hỏi bạn phải Add các User đã bật tính năng Allow access lên vào trong Group Remote Desktop Users Tại Tab Remote bạn chọn Select Users 3 of 26 Add gccom1 và gccom2 vào Bật lại màn hình Local Users and Groups chọn Group Remote Desktop Users để kiểm tra lại Nhận thấy hệ thống tồn tại 2 Users là gccom1 và gccom2 4 of 26 Tại máy PC02 (Windows Vista) bạn vào Start -> Programs -> Accessories -> Remote Desktop Connection để truy cập từ xa vào máy Server 5 of 26 Nhập IP của máy Server vào và nhấp Connect Màn hình đăng nhập hiện ra tất cả User trong Group Remote Desktop Users của PC01 6 of 26 Màn hình khi tôi đăng nhập dưới quyền Administrator của máy PC01 Khi đó tại màn hình hiển thị của PC01 hệ thống sẽ tự động Lock lại Như vậy nếu ta truy cập dưới quyền Admin thì tại mỗi phiên làm việc (Session) chỉ có duy nhất một máy được thực thi mà thôi 7 of 26 Tại máy Vista bạn Logoff khỏi Remote Desktop và truy cập lại dưới quyền gccom1 Màn hình khi tôi đăng nhập dưới quyền gccom1 của máy PC01 8 of 26 Trong khi đó màn hình hiển thị của PC01 sẽ không bị Lock lại Như vậy nếu ta truy cập dưới quyền Remote Desktop User thì tại mỗi phiên làm việc các máy làm việc là độc lập với nhau 9 of 26 Như vậy đến đây ta vừa khảo sát sơ lượt về Remote Desktop của Server 2008 và nhận thấy không có thay đổi quá nhiều trong phần này Tiếp đến ta sẽ đi vào tìm hiểu một số tính năng mới của Remote Desktop trong Server 2008 Tại máy PC01 bạn vào Server Manager chọn Roles -> Add Roles Tiếp tục chọn Terminal Services trong Select Server Roles 10 of 26 Trong màn hình Select Role Services chọn 2 mục là: - Terminal Server: Chạy các ứng dụng thông qua giao diện File Sharing - TS Web Access: Chạy các ứng dụng thông qua giao diện Web 11 of 26 Chọn Do not require Network Level Authentication trong màn hình Specify Authentication Method for Terminal Server Màn hình Specify Licensing Mode chọn Configure later 12 of 26 Mặc định trong này chỉ duy nhất có Group Administrators được Add mà thôi bạn Add thêm 2 User là gccom1 & gccom2 vào Giữ nguyên giá trị mặc định trong màn hình Select Role Services 13 of 26 Màn hình Confirm Installation Selections Windows thông báo cho ban biết dịch vụ TS Web Access sẽ chạy trên địa chỉ tương ứng là http://[tên Server]/TS. Trong ví dụ này là http://server/ts 14 of 26 Sau khi cài đặt hoàn tất bạn vào Start -> Programs -> Administrative Tools -> Terminal Services -> TS RemoteApp Manager để tiến hành quá trình cấu hình cho Terminal Services Trong màn hình TS RemoteApp Manager bạn nhấp phải vào vùng trống bên dưới chọn Add RemoteApp Programs 15 of 26 Add các chương trình màn bạn muốn chia sẻ cho các Client vào Trong bài tôi chọn Adobe Acrobat Reader & WinRAR 16 of 26 Màn hình sau khi hoàn tất 17 of 26 Tiếp tục nhấp phải vào Adobe Reader 7.0 chọn Create .rdp File để tạo các file Remote Application Windows sẽ tự động tạo các file .rdp trong thư mục C:\Program Files\Packaged Programs bạn có thể thay đổi đường dẫn này tuy nhiên trong bài tôi sẽ sử dụng đường dẫn mặc định của Windows Làm tương tự cho WinRAR Sau khi hoàn tất bạn vào thư mục C:\Program Files\Packaged Programs sẽ thấy các file .rdp 18 of 26 Với các file .rdp này người dùng từ máy Client tuy không có cài đặt các chương trình này nhưng vẫn có thể mở các tập tin có định dạng mà các chương trình trên hỗ trợ Tuy nhiên mỗi lần muốn chạy ứng dụng từ Server người dùng phải truy cập Remote Desktop Connection để cho tiện Windows còn hỗ trợ ta tạo các File .msi để cài đặt lên máy Client khi cần dùng đến người dùng chỉ cần chọn các Shortcut đã được cài đặt vào máy mình Trở lại màn hình TS RemoteApp Manager bạn nhấp phải Adobe Reader 7.0 chọn Cerate Windows Install Package Màn hình Configure Distribution Package bạn chọn Desktop & Start menu folder để hệ thống tự tạo các Shortcut của ứng dụng ra màn hình Desktop và Start Menu 19 of 26 Làm tương tự cho WinRAR Sau khi hoàn tất bạn vào thư mục C:\Program Files\Packaged Programs sẽ thấy xuất hiện thêm các file .msi Hệ thống sẽ tự động Share thư mục Packaged Programs trong C:\Program Files 20 of 26
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan