Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 77201901 dethi vandap moi

.DOC
11
585
130

Mô tả:

dethi vandap moi
HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN Câu hỏi vấn đáp : 1. Định nghĩa hệ tin học và hệ tin học phân tán. Cho biết vai trò, vị trí và ý nghĩa của hệ phân tán trong việc phát triển Công nghệ Thông tin đương đại. Hệ tin học Là hệ thống bao gồm hai phần cơ bản là phần cứng và phần mềm gắn bó hữu cơ với nhau và có khả năng xử lý thông tin. Hệ tin học phân tán là hệ thống xử lý thông tin với nhiều bộ xử lý / vi xử lý khác nhau, nằm ở các vị trí khác nhau được điều hành bởi các HĐH thành phần khác nhau, được mắc nối với nhau thông qua đường truyền và hoạt động dưới sự điều khiển của một thống nhất chung. Vai trò, ý nghĩa: Hệ tin học phân tán đã tạo ra bước ngoặc vĩ đại so với hệ tập trung và hệ kháchchủ. Việc tính tóan phân tán về cơ bản giống với việc tính tóan của hệ khách chủ trên phạm vi rộng lớn. Dữ liệu được chứa trên nhiều máy chủ ở tại nhiều vị trí địa lý khác nhau kết nối thông qua mạng diện rộng. Hệ phân tán là phân tán hóa các quá trình xử lý thông tin và thực hiện công việc đó ở các trạm xa nhau. Đó là cơ sở căn bản cho việc xây dựng các ứng dụng lớn như thương mại điện tử, chính phủ điện tử… 2. Hãy cho biết các đặc điểm chủ yếu của hệ tập trung và hệ phân tán. Các thực thể của hệ tin học.  Hệ tập trung - Có 1 hoặc nhiều bộ vi xử lý có chung 1 bộ nhớ trong. - Được điều khiểu bởi 1 hệ điều hành duy nhất và giao tiếp với các thành phần khác bằng đường truyền hạn chế, về khoảng cách. - Hệ tin học tập trung bao gồm một hệ thống máy đơn (phần cứng) được điều khiển bởi một hệ điều hành duy nhất (phần mềm) và quản lý toàn bộ thông tin trên thiết bị nhớ cục bộ của mình (dữ liệu).  Hệ phân tán Trang 1 - Thời gian truyền thông tin trong hệ không giống nhau, các thông điệp có thể bị mất trong quá trình truyên tải, các thông điệp có thể được truyền kép và hệ thống có thể rơi vào sự cố. - Một hay nhiều máy tính cấu thành của hệ phân tán có thể bị sự cố và hoạt động của toàn hệ có thể trở nên kém hiệu quả. - Gồm các hệ tập trung kết nối với nhau bằng hệ thống truyền thông khoảng cách xa và được xây dựng dựa trên nguyên tắc Chia sẻ tài nguyên (Một trạm nào đó có thể yêu cầu được cung cấp tài nguyên dùng chung ở 1 trạm khác). - Ngoài hệ thống phần cứng, phần mềm, dữ liệu giống như hệ tập trung thì hệ phân tán còn có thêm hệ thông truyền thông. Nhưng trong hệ phân tán, cấu hình cứng của mạng có thể bao gồm các bộ vi xử lý có cấu tạo khác nhau về khả năng, tốc độ ..  Các thực thể của hệ tin học: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu 3. *** Trình bày những hiểu biết của bạn về vấn đề gắn bó dữ liệu (Coherence). (trang 69) Gắn bó dữ liệu: Trạng thái dữ liệu tại các server giống nhau ở mọi thời điểm, phải khớp với nhau trong cùng một khoảng thời gian. Vấn đề gắn bó dữ liệu là vấn đề cơ bản của các hệ thống đa người dùng có độ trễ về truyền thông như hệ client/server hoặc hệ phân tán. Vấn đề này đề cập tới sự chính xác của thông tin khi thông tin đến với người dùng. 5. Bạn hãy trình bày một cách cơ bản nhất những hiểu biết của mình về giao thức. - Giao thức là tập hợp những quy tắc thống nhất, cần thiết cho các dịch vụ tầng có thể thực hiện được để trao đổi và xử lý thông tin trong hệ - Là tập hợp các quy tắc cho phép thiết lập sự liên lạc giữa các thực thể. Trong tin học, giao thức đựợc đưa ra để liên lạc được giữa hai hoặc nhiều máy tính. - Là tập hợp các qui định mà cả máy khách lẫn máy chủ đều phải thực hiện trong quá trình trao đổi các tập tin. Máy khách phải thông qua thủ tục yêu cầu truyền tập tin để có được các yêu cầu cụ thể về tên tập tin và các thuộc tính của nó. Máy chủ trên cở sở giao thức chuẩn kiểm tra sự tồn tại của tập tin, các yêu cầu của client và trả về mã lỗi nếu có. Các tín hiệu về bắt đầu và kết thúc truyền tập tin cũng được qui định rất chặt chẽ trong giao thức. Trang 2 7.. *** Hãy mô tả một ví dụ ứng dụng đặc trưng cho hệ tin học phân tán. Một ví dụ của hệ thống phân tán là World Wide Web. Khi bạn xem một trang web trên một site, thực ra bạn đang sử dụng một hệ thống phân tán có chứa site đó. Khi bạn duyệt web, trình duyệt của bạn chạy trên máy tính của bạn giao tiếp với những máy chủ web khác nhau và cung cấp cho bạn các trang web mà bạn yêu cầu. Rất có thể trình duyệt của bạn dùng qua một máy chủ proxy để truy cập đến nội dung các trang web chứa trên máy chủ web nhanh chóng và an toàn hơn. Để có thể xác định những máy chủ này, trình duyệt phải dùng hệ thống tên miền phân tán DNS. Trình duyệt có thể truy cập tới tất cả những máy chủ này trên Internet thông qua hệ thống các router mà chính bản thân chúng cũng tạo nên một hệ thống phân tán khổng lồ. 8. Bạn hãy giải thích phương pháp chung nhất cho việc truy cập thông tin (dựa theo hình vẽ trình bày trong giáo trình, trang 62). Mỗi một hệ cục bộ đều có một CSDL riêng của mình và có khả năng quản lý nó. Muốn truy vấn thông tin nằm trong CSDL nào thì thông qua hệ thống viễn thông sẽ truy vấn tại chính CSDL cục bộ chứa nó. Việc truy cập thông tin được thực hiện trong khi các hệ thống của CSDL phân tán phải kết nối với nhau thông qua hệ thống viễn thông nhờ đảm bảo 2 điều kiện cơ bản: - Bất kì một hệ thống thành phần nào (hệ cục bộ) đều có thể liên lạc thông suốt với các thành phần khác. - Mỗi một hệ thống cục bộ được đặc trưng bằng một tên duy nhất và tên này có thể được nhận biết bởi các hệ thống viễn thông. Mỗi khi có truy vấn thông tin có liên quan đến CSDL cục bộ thì hệ thống cục bộ đó phải đáp ứng được 10. *** Hãy trình bày các đặc điểm của yêu cầu từ xa và đăng ký từ xa trong hệ phân tán. Nêu đặc điểm kỹ thuật cơ bản của đường truyền. Đặc điểm của yêu cầu từ xa trong HPT: - Hệ phải có khả năng nhận biết được vị trí của thông tin cần thiết cho việc trả lời Vấn đề trỏ thông tin. Trang 3 - Hệ phải có khả năng tiếp nhận và ghi lại các yêu cầu chỉ dẫn sau khi trỏ đúng vào vị trí chứa thông tin. - Hệ biên dịch các yêu cầu này thành lệnh  truy tìm thông tin. - Thực hiện các công việc (cục bộ): kiểm tra quyền truy cập, thống kê, lập hóa đơn thnah toán dịch vụ - Hệ gửi trả lại thông tin tìm được cho hệ thống yêu cầu. Đặc điểm của đăng ký từ xa: - Hệ tìm trong CSDL của nơi chứa dữ liệu cần đăng ký có thể đề nghị nó thực hiện công việc đăng ký hay không. - Hệ xác nhận đề nghị đăng ký và lập danh sách các dữ liệu cho phép liên quan đến thong tin đăng ký từ CSDL được yêu cầu. - Hệ xem xét thông tin đăng ký trong danh sách đề nghị hay không, nếu có thì tiếp tục cho đăng ký. - Hệ áp dụng nguyên lý loại trừ tương hỗ (thủ tục then_cài và mở_then_cài) để tránh đăng ký khác chèn vào tại cùng một thời điểm (danh sách hàng hóa đăng ký tưởng là chính thức nhưng lại là ảo). đặcđiểm kỹ thuật cơ bản của đường truyền hay điểm chung nhất của 2 đường truyền này là. - phát hiện xung đột trong hệ - loại bỏ ra khỏi quá trình thực hiện các chương trình thực hiện các chương trình phát sinh xung đột - cho phép tái lập lại việc thực hiện các chương trình bị loại bỏ xung đột - để phòng một trường hợp nào đó phải chờ vô hạn mà không được đáp ứng 22. Cho một hệ thống CSDL phân tán bao gồm 5 tập tin thường xuyên phải cập nhật với số lượng cập nhật đủ lớn. Bạn hãy mô hình hóa môi trường phân tán này bằng sơ đồ hoạt động. Trang 4 Hệ CSDL phân tán là hệ phải có dữ liệu giống nhau hoàn toàn trên mỗi trạm. Khi đó, từng hệ thống cục bộ đều lưu trữ một bản sao của tất cả các thông tin liên quan đang có ở tất cả các hệ cục bộ khác.Ưu điểm nổi bật của cách tổ chức này là: - Dễ dàng thực hiện việc truy cập thông tin cần thiết cho các yêu cầu ngay tại hệ thống cục bộ của mình - Cho kết quả truy cập một cách nhanh chóng. Tuy nhiên kiểu truy vấn này chỉ cho kết quả tương đối chính xác và phụ thuộc nhiều vào phương pháp và thời hạn cập nhật thông tin trong các CSDL cục bộ. 23.*** Vai trò của trật tự hóa với vấn đề gắn bó dữ liệu. Việc truy cập vào bất kỳ máy tính client nào vào bất kỳ server nào của hệ thống cũng cho thông tin như nhau, ta nói rằng hệ đó đảm bảo trạng thái gắn bó. Hiển thị thông tin thật: Trong trường hợp có tiến trình bắt đầu vào miền găng, thông tin sẽ chuyển tức thời các người dùng đang truy cập, nếu có trường hợp đang truy cập vào tài nguyên thì khoá lại và chuyển sang chế độ chờ. Nếu cả hai truy cập đồng thời và đăng ký tài nguyên găng thì dựa vào mức độ ưu tiên của mỗi tiến trình, phụ thuộc bộ tuần tự, đánh dấu, đồng hồ, ... sẽ ưu tiên đến tiến trình nào được đăng ký trước, tiến trình kia sẽ bị huỷ và buộc đăng ký lại. Trật tự hoá: Hệ thống phân tán nào cũng được cấu tạo từ n thành phần, trong quá trình hoạt động các thành phần đó có thể là các chương trình, trong đó bao gồm các tiến trình có yêu cầu tài nguyên dùng chung và phần lớn các yêu cầu đó đều được gửi từ xa đến. Các thành phần không sử dụng bộ nhớ chung và liên lạc với nhau bằng cách trao đổi thông điệp. Việc xác định trật tự trên hệ thống đa bộ xử lý là vấn đề rất phức tạp. Trước hết chúng liên quan đến những khó khăn trong việc duy trì một thời gian tuyệt đối gắn bó. Trong thực tế, đối với nhiều ứng dụng phức tạp, các sự kiện không cần được lập lịch hay đồng bộ theo chế độ thời gian mà chỉ cần sắp xếp thứ tự các sự kiện là đủ. Bởi vì đồng hồ thời gian thực của hệ thống sẽ có điểm thời gian khác nhau, điều này gây khó khăn đối với việc đồng bộ hoá hệ thống. Trang 5  Tóm lại, vai trò của trật tự hoá với vấn đề gắn bó dữ liệu là rất quan trọng. Nếu một hệ thống không có trật tự thì dữ liệu sẽ bị ách tắc, không hoạt động được. 24.*** Trình bày thuật toán gắn bó trên cơ sở dấu. 26. Mô tả bài toán người sản xuất - người tiêu thụ (trang 162). Rút ra kết luận cần thiết. Người sản xuất sản xuất ra sản phẩm với số lượng không vượt qua số lượng tiêu thụ 1 giá trị > N. Người sx P và người tiêu thụ C là 2 người nằm trên 2 trạm cách xa nhau. Giả sử: tại thời điểm khởi sự: NP là số lượng sx, NC là số lượng tiêu thụ. C chỉ tiêu thụ 1 sp khi sản phẩm đó đã được xuất ra: NP – NC >0. (1) Tương tự, P chỉ sx 1 sp nếu NP – NC < N. (2) Hai quan hệ (1), (2) thể hiện các điều kiện của việc đồng bộ hoá. Mô tả: Khi quá trình sx-tiêu thụ diễn ra đồng thời sẽ đặt ra vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình. Trog hệ phân tán, đồng bộ hóa được giải quyết thông qua trật tự giữa các sự kiện. Giữa các trạm khác nhau, trật tự đó được thể hiện thông qua việc trao đổi thông điệp. Trạm P: biến NP thể hiện số lượng sx (đã có) Trạm C: biến NC thể hiện số lượng tiêu thụ (đã thực hiện) Ở trạm P, biến NP và NC’- ảnh của NC (Mỗi lần P nhận thông điệp từ C báo 1 sp đã được tiêu thụ, P sẽ tăng NC’ lên 1). Ở trạm C, ta đưa vào biến NC và NP’- ảnh của NP (mỗi lần C nhận thông điệp từ P báo 1 sp đã được sx, C sẽ tăng NP’ lên 1). Trang 6 Như vậy, đồng bộ hóa sẽ được đảm bảo bằng việc xác nhận trên trên trạm sx: NP’NC>0 , trên trạm tiêu thụ:NP-NC’=0) NC=NC’+nc (nc: slượng thông tin đã tiêu thụ bởi C mà P ko biết, nc>=0)  Tóm lại, vấn đề đồng bộ hóa trong bài toán người sản xuất-tiêu thụ trên hệ phân tán chỉ đặt ra duy nhất vấn đề thiết lập 1 trật tự giữa các sự kiện, Giữa các trạm khác nhau, trật tự đó được thể hiện thông qua việc trao đổi thông điệp. Ở đây, ta chỉ cần sử dụng trật tự này để đồng bộ hóa các bản sao của các biến trạng thái gần đúng là đủ. 25.Mô tả bài toán bãi đổ xe. Rút ra kết luận cần thiết. Có một bãi đỗ xe rộng, bài toán đặt ra là làm sao cho các xe vào bến mà có đủ chỗ để đậu . Bài toán được phát biểu như sau: - Tình huống 1: Ta giả sử rằng bãi đậu xe ô tô là một bãi lớn chỉ có một cổng vào dưới sự kiểm soát của người bảo vệ (NBV) duy nhất. Người bảo vệ chỉ biết được một phần trạng thái của bãi để xe. Trong khi anh ta nghĩ rằng bãi xe đã bị đầy, khi đó có nhiều lái xe đang cho xe chạy ra cổng. Vì suy nghĩ như vậy, trong trường hợp này, anh ta không giải quyết cho các xe khác tiếp tục vào bãi nữa, mặc dù lúc này trong bãi đang có chổ trống. Như vậy, người bảo vệ không nắm được trạng thái hiện hành của bãi - Tình huống 2: Nếu ta có bãi để xe với nhiều cổng vào và tại mỗi cổng vào có một người bảo vệ thì mỗi người bảo vệ chỉ có thể biết được trạng thái với độ trể nhất định và điều đó dẫn đến tình huống thứ 2. Đó là tình huống có nhiều trung tâm ra quyết định. Trên thực tế một người bảo vệ tin rằng không còn chổ trống nữa, trong khi người bảo vệ khác lại vừa mới cho ra khỏi bãi một số xe mà anh ta chưa kịp báo cho các người bảo vệ giải quyết các xe vào cùng một vị trí trong bãi do vì nhiều thiếu thông tin. Như vậy, các người bảo vệ phải hợp lực với nhau để phân phối chính xác các chổ trong bãi, đặc biệt số lượng chổ còn trống càng ít thì vai trò của hợp lực càng quan trọng. Kết luận: Như vậy có xảy ra sự tranh chấp tài nguyên (vị trí đỗ xe) giữa các xe và để giải quyết vấn đề đó thì các bảo vệ phải có sự hợp lực, trao đổi thông tin qua lại với nhau để vị trí đỗ xe luôn được cập nhật. Trang 7 26.Vấn đề gắn bó dữ liệu trong bài toán bãi đổ xe. Vì lý do hiệu quả mà ta phải phân tán chức năng cung cấp trên nhiều trạm khác nhau. Sự hoạt động gắn bó với nhau giữa các chương trình cung cấp là rất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động cung cấp được chính xác. Đối với bài toán bãi đổ xe thì người bảo vệ có vai trò như là một chương trình cung cấp chỗ của bãi để xe, chỗ để xe chính là tài nguyên của hệ thống còn các ô tô là các tiến trình của hệ. Ở trạng thái ban đầu, khi bãi đổ xe bắt đầu đi vào hoạt động thì tất cả các bảo vệ đều có cùng một thông tin như nhau về tài nguyên của hệ thống và khi đó trạng thái của hệ là trạng thái gắn bó. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của hệ thống, nếu ta không có ràng buộc nào đối với trình tự xử lý các thông điệp nhận được của các người bảo vệ thì các bảo vệ này sẽ có số lượng chỗ trống khác nhau. Do đó để đảm bảo cập nhật giống nhau thì các trình tự cập nhật nhất thiết phải giống nhau trên tất cả các trạm.  Như vậy để gắn bó dữ liệu trong bài toán bãi đổ xe thì các bảo vệ bắt buộc phải thực hiện cùng 1 giải thuật, đều nhận tất cả các thông điệp phát đi từ ô tô và các thông điệp phải được xử lý cùng một trật tự như nhau trong các người bảo vệ. 27.Trình bày sự tương đồng giữa điều khiển bãi đổ xe và các đặc điểm của hệ phân tán. Đặc điểm cơ bản của HPT bao gồm các thực thể cơ bản thì trong bài toán bãi đỗ xe cũng tương tự như vậy HPT Bãi đỗ xe - Hệ thống phần cứng  Bảo vệ tại các cổng (các máy trạm) - Hệ điều hành  Cách thức hoạt động của hệ thống bãi đỗ xe - Hệ thống dữ liệu  Dữ liệu về tài nguyên (vị trí để xe trong bãi) - Hệ thống truyền thông  Truyền thông tin (vô tuyến, hữu tuyến) giữa các bảo vệ - Chương trình cung cấp  Các bảo vệ là chương trình cung cấp vị trí để xe - Tài nguyên hệ thống  Vị trí để xe được xem tài nguyên của hệ thống - Tiến trình của hệ thống  Các ô tô chính là các tiến trình Các điểm tương đồng:  Dữ liệu: Trang 8 Trong hệ phân tán dữ liệu được sao thành nhiều bản lưu tại các trạm khác nhau. Các bản sao này phải đồng nhất thông tin nếu có sự thay đổi. Trong bãi đỗ xe, dữ liệu về vị trí đổ xe trong bãi cũng được sao cho các cổng ra vào khác nhau, và cũng cần gắn bó thông tin với nhau.  Tài nguyên dùng chung: Trong hệ phân tán, tài nguyên mà các máy dùng chung, thì tại mỗi thời điểm chỉ có một trạm sử dụng, các trạm khác phải chờ. Trong bài đổ xe, tài nguyên chính là các vị trí đổ xe, tại 1 thởi điểm xác đinh chỉ có 1 xe đỗ tại vị trí đó. Nếu một cổng đã cấp thì các cổng khác phải chờ.  Xử lý. Quá trình xử lý thông tin trên mỗi máy trạm trong hệ phân tán là độc lập mặc dù có sử dụng các tài ngyên dùng chung. Trong bãi đỗ xe, mỗi cổng cũng có quyền quyết định độc lập việc cấp hoặc giải phóng vị trí mặc dù vị trí đó được dùng chung cho tất cả các cổng.  Truyền thông: Để hệ phân tán hoạt động được thì phải có quá trình trao đổi giữ các máy trạm. Trong bãi đổ xe, cũng cần liên lạc để thông báo về các vị trí trong bãi. 28.Trình bày ý tưởng cơ bản của thuật toán Lamport. - Giả thiết thông điệp truyền theo trật tự FIFO Pi gửi thông điệp yêu cầu (ti,i) đến các tiến trình khác và cả chính nó. Khi Pj nhận một yêu cầu từ Pi , nó gửi thông điệp trả lời tới Pi và đặt yêu cầu vào hàng đợi. Thông điệp từ tiến trình gửi được nhận tại tất cả các trạm theo thứ tự đã gửi. Các thông điệp không bị mất Một tiến trình Pi thực hiện đoạn găng (1 đoạn code) khi và chỉ khi: Pi nhận được thông điệp trả lời có nhãn thời gian lớn hơn t i từ các tiến trình khác. Yêu cầu của chính nó ở đầu hàng đợi. Tiến trình thoát khỏi đoạn găng: Khi thực hiện xong, tiến trình xóa yêu cầu của nó ra khỏi hàng đợi và gửi thông điệp thoát (release) đến tất cả các tiến trình. Lúc nhận được thông điệp release từ P i , các tiến trình xóa yêu cầu của P i ra khỏi hàng đợi. 29.Hãy trình bày những hiểu biết của bạn về trật tự từng phần.  Trật tự từng phần Trang 9 Trong hệ tập trung, vấn đề đồng bộ hóa được giải quyết thông qua cơ chế loại trừ tương hỗ. Cơ chế này cho phép sắp đặt hoàn toàn các sự kiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn, có 1 số hệ thống vấn đề đồng bộ hóa chỉ đòi hỏi trật tự từng phần. Trong hệ phân tán, đồng bộ hóa chỉ đặt ra vấn đề duy nhất là thiết lập 1 trật tự giữa các sự kiện. Giữa các trạm khác nhau, trật tự đó chỉ có thể được thể hiện thông qua việc trao đổi thông điệp. Giả sử ta có thể xác định 1 trật tự giữa các sự kiện của hệ phân tán nhờ vào quan hệ ‘có trước’ được ký hiệu là ‘’. Quan hệ này tối thiểu phải thỏa mãn được các ràng buộc sau: - Nếu A và B là 2 sự kiện của cùng 1 trạm và nếu A được thực hiện trước B thì theo trật tự cục bộ của trạm, ta có: A B - Nếu A là phát thông điệp bởi 1 trạm nào đó và B là thu của thông điệp này thì ta có A B 30.Hãy trình bày những hiểu biết của bạn về đồng bộ hóa theo trật tự tổng quát chặt chẽ. Nguyên lý của đồng bộ hóa theo trật tự tổng quát chặt chẽ được khái quát như sau: 1 tiến trình nào đó gửi thông điệp để y/c sử dụng tài nguyên, 1 tiến trình sử dụng xong tài nguyên nào đó truyền 1 thông tin giải phóng khi nó ngừng chiếm dụng.  Cung cấp tập trung Trog hệ tập trug, mỗi tài nguyên của hệ được quản lý bởi bộ cung cấp tài nguyên. Chương trình này tiếp nhận tất cả các y/c, khuyến nghị giải phóng và sắp xếp chúng trong 1 hàng đợi xử lý theo kiểu loại trừ tương hỗ. Trg hệ phân tán, chương trình cung cấp nằm trên 1 trạm và các tiến trình đề nghị lại ở trên các trạm khác. Các y/c và khuyến nghị giải phóng được truyền cho chương trình cung cấp thông qua hình thức truyền thông điệp. Chính vì vậy, nhu cầu sắp xếp các yêu cầu này theo 1 trật tự nhất định nào đó luôn được đặt ra. Nếu chỉ có 1 thông điệp đến chương trình cung cấp thì trật tự đến thể hiện 1 trật tự chặt chẽ. Ngược lại, nếu có nhiều thông điệp đến cùng l lúc thì việc sxếp chúng fải theo kiểu loại trừ tương hỗ trong hàng đợi cục bộ của trạm chứa chương trình cung cấp. Điều này cũng cho phép ta có được 1 trật tự chặt chẽ.  Cung cấp phân tán Vì lý do ổn định và hiệu quả mà ta fải phân tán chức năng cung cấp trên nhiều trạm khác nhau. Sự hoạt động gắn bó với nhau giữa các chương trình cung Trang 10 cấp là rất cần thiết để bảo đảm cho hoạt động cung cấp được hoàn toàn chính xác. Sự gắn bó đó chỉ đạt được nếu tuân thủ các quy tắc sau, ở đây thông điệp được hiểu là các y/c hay khuyến nghị giải phóng tài nguyên. - Các bộ cung cấp bắt buộc fải thực hiện cùng 1 giải thuật - Các bộ cung cấp đều nhận tất cả các thông điệp phát đi từ các tiến trình - Các thông điệp phải được xử lý cùng 1 trật tự như nhau trong các chương trình cung cấp. 12,13,14,19,23,25, 33, 34. 42,55,56,57,58 Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan