Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những vấn đề liên quan đến việc phát triển ngân hàng số...

Tài liệu Những vấn đề liên quan đến việc phát triển ngân hàng số

.PDF
22
1
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT – ĐHQG TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG *** BÀI TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ MÔN: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1 TÓM TẮT Sự phát triển của khoa học máy tính đã đưa con người tiệm cận với thế giới tương lai mà ta hằng tưởng tượng. Với sự giúp sức này, các hoạt động của con người ngày càng được tự động hóa, con người sẽ chủ động về mọi mặt với mọi ngành nghề, ngành Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Ngân hàng Số chính là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài phân tích dựa trên các quan điểm từ các chuyên gia phân tích, là tổng hợp những ý kiến chung nhất, từ đó, làm rõ Ngân hàng Số là gì, quá trình phát triển và ra đời như thế nào, chức năng và vai trò của Ngân hàng Số đối với đời sống xã hội, đối với kinh tế quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bài phân tích cũng nêu ra cơ hội và thách thức với việc phát triển Ngân hàng Số tại Việt Nam, đồng thời, đưa ra những giải pháp từ các bài học kinh nghiệm rút ra được từ các quốc gia triển khai thành công Ngân hàng Số 2 MỤC LỤC TÓM TẮT………………………………………………………………………………..1 DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………………………3 DANH SÁCH HÌNH…………………………………………………………………….3 CHƯƠNG 1 – SƠ LƯỢC CHUNG VỀ NGÂN HÀNG SỐ..………………………….4 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. Định nghĩa Ngân hàng Số……………………………………………………………4 Nguồn gốc ra đời……………………………………………………………………… 4 Quá trình hình thành và phát triển………………………………………………….4 Sự khác biệt giữa Ngân hàng Số và Ngân hàng điện tử………………………….5 Lợi ích Ngân hàng Số mang lại cho nền kinh tế - xã hội………………………… 6 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ…………………..7 2.1. Các giai đoạn phát triển……………………………………………………………..7 2.2. Thực trạng phát triển Ngân hàng Số tại các quốc gia và Việt Nam……………..8 CHƯƠNG 3 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM…………………………………………………………………………………….13 3.1. Cơ hội…………………………………………………………………………………..13 3.2. Thách thức……………………………………………………………………………..14 CHƯƠNG 4 – NHỮNG BẤT CẬP TRONG DỮ LIỆU CÔNG BỐ VỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ……………………………………………………………..16 4.1. Các chỉ số ẩn………………………………………………………………………….17 4.2. Dữ liệu phân tích……………………………………………………………………..18 CHƯƠNG 5 – GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ……………………………………………………………………………………19 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..21 3 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Sự khác biệt giữa Ngân hàng Số và Ngân hàng điện tử Bảng 2: Các Ngân hàng đã thành công trong triển khai Ngân hàng Số Bảng 3: Tình hình triển khai Ngân hàng Số tại Việt Nam DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Ngân hàng thông minh tập trung hài lòng khách hàng Hình 2: Mức độ số hóa của các Ngân hàng ở Châu Âu Hình 3: Số liệu kĩ thuật số dựa trên các báo cáo hàng năm và báo cáo của NĐT Hình 4: Mười số liệu kĩ thuật được hầu hết các ngân hàng dùng làm thước đo chuyển đổi kĩ thuật số 4 CHƯƠNG 1 - SƠ LƯỢC CHUNG VỀ DIGITAL BANKING (NGÂN HÀNG SỐ) 1.1 – Định nghĩa Digital banking (được dịch ra là ngân hàng số), là sự dịch chuyển các hoạt động của ngân hàng truyền thống vốn chỉ được thực hiện thông qua các chi nhánh sang các dịch vụ được cung cấp nhờ vào internet. Từ đó, mọi hoạt động giao dịch không cần phải đến chi nhánh và được thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ thuộc vào thời gian, không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động. 1.2 – Nguồn gốc: Các hình thức đầu tiên của ngân hàng số theo dõi sự ra đời của máy ATM và thẻ được ra mắt vào những năm 1960. Khi internet xuất hiện vào những năm 1980 với băng thông rộng sớm, các mạng kỹ thuật số bắt đầu kết nối các nhà bán lẻ với nhà cung cấp và người tiêu dùng để phát triển nhu cầu cho các danh mục trực tuyến và hệ thống phần mềm kiểm kê trực tuyến sớm. 1.3 – Quá trình hình thành và phát triển : Đến thập niên 1990, Internet trở nên phổ biến rộng rãi và ngân hàng trực tuyến bắt đầu trở thành chuẩn mực. Sự cải tiến của hệ thống băng thông rộng và thương mại điện tử vào đầu những năm 2000 đã dẫn đến những gì giống với thế giới ngân hàng số hiện đại ngày nay. Sự phổ biến của điện thoại thông minh trong thập kỷ tới đã mở ra cơ hội cho các giao dịch vượt ra ngoài các máy ATM. Hơn 60% người tiêu dùng hiện sử dụng điện thoại thông minh của họ như là phương thức ưa thích cho ngân hàng số. Thách thức đối với các ngân hàng hiện nay là tạo điều kiện cho các nhu cầu kết nối các nhà cung cấp với tiền thông qua các kênh được xác định bởi người tiêu dùng. Động lực này định hình nền tảng của sự hài lòng của khách hàng, có thể được nuôi dưỡng bằng phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Do đó, CRM phải được tích hợp vào hệ thống ngân hàng số, vì nó cung cấp phương tiện để các ngân hàng giao tiếp trực tiếp với khách hàng của họ. Có nhu cầu về tính nhất quán từ đầu đến cuối và cho các dịch vụ, được tối ưu hóa về sự thuận tiện và trải nghiệm người dùng . Thị trường cung cấp các giao diện đa nền tảng, 5 cho phép quyết định mua hàng dựa trên công nghệ có sẵn như thiết bị di động, với máy tính để bàn hoặc Smart TV tại nhà. Để các ngân hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, họ cần tiếp tục tập trung vào cải tiến công nghệ kỹ thuật số mang lại sự nhanh nhẹn , khả năng mở rộng và hiệu quả. 1.4 - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DIGITAL BANKING VÀ E-BANKING (NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ): 1.4.1 – Điểm giống nhau: Ngân hàng điện tử hay còn gọi dưới tên Internet Banking khá quen thuộc với người dùng. Ngân hàng điện tử cũng giống ngân hàng số với việc cung cấp đa dịch vụ tài chính liên quan đến quản lý tài khoản, thanh toán online và giao dịch chuyển tiền. Ngoài ra, 02 mô hình đều hoạt động dưới nền tảng công nghệ với giao diện app hoặc website. 1.4.2 – Điểm khác nhau: Nói về điểm khác nhau, dễ dàng thấy chính là các dịch vụ mà mỗi bên cung cấp. Trong khi ngân hàng điện tử chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến quản lý và giao dịch tài khoản. Còn ngân hàng số ngoài những dịch vụ tương tự ngân hàng điện tử lại có thêm nhiều dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính. Và tất cả hỗ trợ giải đáp thắc mắc sẽ được liên hệ trực tiếp và xử lý từ xa. Người dùng sẽ không cần phải di chuyển đến các hệ thống ngân hàng để nhận hỗ trợ. Bảng 1: Sự khác biệt giữa Ngân hàng Số và Ngân hàng điện tử Định nghĩa Phương tiên hoạt động Chức năng Ngân hàng số (Digital Banking) Digital Banking là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống Hoạt động trọn gói trên website hoặc thiết bị di động  - Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp - Chuyển tiền trong hệ và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế - Vay nợ ngân hàng - Gửi tiền tiết kiệm - Tham giá các dạng dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, đầu tư,... Ngân hàng điện tử (Internet Banking) Internet Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử của các ngân hàng Thiết bị được sử dụng cho dịch vụ này là điện thoạt laptop, máy tính bàn có kết nối internert Mua sắm và thanh toán dịch vụ ăn uống giải trí. Chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng Nạp/rút tiền từ tài khoản điê ̣n tử giúp cho viê ̣c giao dịch mua sắm trở nên an toàn, đơn giản hơn. 6 1.5. Những lợi ích Ngân hàng Số mang lại cho nền kinh tế - xã hội: Hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam. Đây là yêu cầu của Chính phủ đối với ngành ngân hàng trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 986/QĐTTg. Trong các nội dung triển khai của Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số (digital banking) là một trong những nội dung quan trọng được đề cập vì đây được xem là tương lai tất yếu của hoạt động ngân hàng. Ngân hàng số là mô hình hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) kéo theo xu hướng phát triển ngân hàng số đã mang lại nhiều tiện ích cho cả ngân hàng và khách hàng. So với ngân hàng truyền thống, ngân hàng số giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức khi thanh toán tiền điện, tiền nước trực tiếp, mua sắm trực tuyến mà không phải đến tận nơi. Digital banking cung cấp sự tiện lợi cho cả ngân hàng và khách hàng của mình. Đối với khách hàng, họ có thể tiết kiệm thời gian xử lý những vấn đề liên quan đến các giao dịch mọi lúc mọi nơi. Đối với ngân hàng, họ tiết kiệm nhiều hơn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân viên khi tất cả giao dịch đều thông qua trực tuyến. Những lợi thế của Digital banking là làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cải thiện mức độ dịch vụ, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng cũng như nhân viên của ngân hàng. Là sự sẵn có của dịch vụ 24 giờ, kể cả ngày lễ và dễ dàng kiểm soát các hoạt động giao dịch của mình. – Tiết kiệm công sức và thời gian mà khách hàng có thể thực hiện các hoạt động ngân hàng khi không cần phải đến trụ sở ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện chúng ở bất kì đâu, bất kì khi nào họ muốn. – Sự dễ dàng của các giao dịch trong Digital banking và tốc độ thực hiện chúng nhanh 7 hơn rất nhiều so với các ngân hàng truyền thống. – Được tích hợp với nhiều công nghệ mới như Blockchain, giúp bảo mật cao hơn, giảm mức độ rủi ro bị đánh cắp dữ liệu tài khoản của khách hàng. – Tất cả giao dịch được thực hiện thông qua trực tuyến, giúp giảm chi phí vận hành cho các ngân hàng, từ đó giảm chi phí cho khách hàng phải trả cho các giao dịch đó. Đồng thời, với sự hỗ trợ từ công nghệ, dịch vụ ngân hàng số còn có thể phục vụ tốt hơn nhiều đối tượng khách hàng, thậm chí cả những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, giúp ngân hàng nâng cao lợi thế cạnh tranh hiệu quả so với đối thủ. Ngân hàng số cũng giúp tạo ra sản phẩm độc đáo, giá trị cao, đáp ứng được đa dạng đối tượng khách hàng. Việc phát triển và đưa vào sử dụng ngân hàng số mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho ngân hàng. Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng ngày càng giảm, phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng nâng tỷ trọng nguồn thu trong tổng lợi nhuận chung. CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ 2.1 – Các giai đoạn phát triển: Ngành ngân hàng toàn cầu đang trải qua biến đổi chưa từng thấy và đang phải thay đổi để đáp ứng với những biến đổi này. Theo Lê Nhân Tâm (2018), sự phát triển các ngân hàng trên thế giới hiện nay đang trải qua ba giai đoạn chính: - Giai đoạn số hóa (digitization): Đây là giai đoạn mà các ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách áp dụng công nghệ vào các dữ liệu, tài nguyên hoặc vào các quy trình riêng lẻ trong hoạt động. Ở giai đoạn này, các ngân hàng sẽ thay đổi các dịch vụ, quy trình thủ công, truyền thống sang các quy trình số, trực tuyến hoặc qua máy tính. - Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation): Đây là giai đoạn các ngân hàng bắt đầu thực hiện số hóa toàn bộ hoạt động ngân hàng tạo nên trải nghiệm khách hàng, hỗ trợ nhu cầu khách hàng những gì họ mong muốn. Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số ở các ngân hàng bao gồm việc tích hợp và kết nối các quy trình số ở giai đoạn 1 với nhau để mang đến trải nghiệm khách hàng có tính cá nhân. 8 Ví dụ các sáng kiến bán hàng đa kênh, hay xem các thông tin từ một nơi duy nhất. - Giai đoạn tái tạo số (Digital reinvention): Đây là giai đoạn các ngân hàng kết hợp công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để tạo ra doanh thu và kết quả thông qua các chiến lược sản phẩm và trải nghiệm sáng tạo. Tái tạo số trong ngân hàng yêu cầu các ngân hàng xác định lại căn bản cách thức mà ngân hàng tương tác với khách hàng và các bên liên quan. Ví dụ: xây dựng các mối quan hệ tổng thể chuyên sâu với khách hàng để có thể quản lý toàn bộ các dịch vụ tài chính của khách hàng đi kèm với các dịch vụ khác nhằm đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đang ở trạng thái chuyển đổi kỹ thuật số, nghĩa là tích hợp nhiều quy trình số khác nhau để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm có tính “cá thể hóa”. Trong khi đó, ngân hàng toàn cầu đang đi trước trong hành trình này vì họ đang ở trong trạng thái tái tạo số, nghĩa là xác định lại căn bản cách thức mà ngân hàng tương tác với khách hàng và các bên liên quan khác. Việc tái tạo số hướng đến hình thành các ngân hàng thông minh với một hệ sinh thái mạnh mẽ và làm hài lòng khách hàng Hình 1: Ngân hàng thông minh tập trung hài lòng khách hàng 2.2 - THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI CÁC QUỐC GIA VÀ VIỆT NAM: 2.2.1 – Thực trạng Ngân hàng Số tại các quốc gia: Theo Citigroup (2018), một số yếu tố hay công cụ mà các ngân hàng/tổ chức tài chính phải xem xét trong chiến lược phát triển ngân hàng số trong thời gian tới phải kể đến là: 9 (i) (ii) (iii) (iv) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); Sự tham gia của các công ty công nghệ lớn (Big Tech) trong cung ứng dịch vụ ngân hàng; Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core Banking) Số hóa tài sản (Digital Assets). Có thể thấy, các ngân hàng trên thế giới để thành công trong việc ứng dụng công nghệ mới, đều chuyển đổi mô hình kinh doanh, hỗ trợ giao dịch với khách hàng ( tiếp xúc khách hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng) và thay đổi quản trị vận hành. Một số ngân hàng đã có những thành công trong việc triển khai ngân hàng số được thống kê trong bảng dưới đây Bảng 2: Các Ngân hàng đã thành công trong triển khai Ngân hàng Số Tiêu chí đánh giá Thay đổi mô hình kinh doanh Hỗ trợ giao dịch khách hàng Quản trị, vận hành Ngân hàng My Bank (Alibaba); Webank (Tencent) Bank of American, Wells Fargo (Mỹ); BBVA (Tây Ban Nha); Credit Suisse, Skandiabanken (Thụy Điển); Webank (Trung Quốc), HSBC (Anh), DBS, UOB (Singapore) Hong Leong BHD-Malaysia, Siam Bank, Krung Thai Bank (Thái Lan), NAB (Australia) Well Fargo, ICICI, JP Morgan, Bank of American (Mỹ), OCBC, HSBC, MUFJ (Singapore), NAB (Australia), Santander, Barclays (Anh) 2.2.1.1 – Ngân hàng Số ở Châu Âu và Bắc Mỹ: Trong năm 2013, Công ty tư vấn AT.Kearney đã tiến hành khảo sát một số ngân hàng đầu để khảo sát thực trạng số hóa ngân hàng của một số quốc gia trên và thế giới và tìm hiểu kinh nghiệm chuyển đổi số hóa ngân hàng của một số quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, Tây Âu, Nam Âu và Bắc Mỹ. Theo AT.Kearney, trong lĩnh vực ngân hàng số, Mobile banking đang làm thay đổi cuộc chơi với số lượng khách hàng sử dụng ngày càng gia tăng, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến kênh mobile banking. Các ngân hàng được khảo sát trong nghiên cứu của AT. Kearney đã: (i) thay đổi mô hình kinh doanh trong thời đại số; (ii) nâng cao vai trò của chi nhánh trong việc tư vấn cho khách hàng theo hướng cải tiến kỹ năng phục vụ khách hàng số; (iii) chuyển đổi linh hoạt hơn về công nghệ; (iv) thay đổi mô hình tổ chức như hình thành các bộ phận gồm cả nghiệp vụ và trung tâm công nghệ để đảm bảo phát triển nhanh sản phẩm dịch vụ. Theo khảo sát của Delloit vào năm 2017, mức độ số hóa các ngân hàng ở Châu Âu được phản ánh qua hình sau. 10 Hình 2: Mức độ số hóa của các Ngân hàng ở Châu Âu 2.2.1.2 – Ngân hàng Số tại Singapore: Ngân hàng DBS được thành lập năm 1968 tại Singapore. Đây được xem là ngân hàng số đầu tiên trên thế giới. DBS được đánh giá tốt nhất trong số các ngân hàng số khác hiện nay. Ưu điểm nổi trội của DBS đó chính là ứng dụng công nghệ thông minh, khả năng bảo mật chắc chắn đem lại sự an tâm cho người dùng. Đặc biệt khách hàng không cần phải nhất thiết tải ứng dụng ngân hàng DBS về điện thoại của mình. Thay vào đó, chỉ cần sử dụng nó thông qua Wechat hoặc Whatsapp kết nối với ngân hàng. Bằng cách trực tiếp đưa ra những câu lệnh như kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn, DBS sẽ tự động thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ giao dịch một cách nhanh chóng nhất. Ngân hàng UOB là một tổ chức ngân hàng đa quốc gia Singapore có trụ sở tại Singapore với các chi nhánh chủ yếu được tìm thấy ở hầu hết các nước Đông Nam Á. UOB được thành lập vào năm 1935 với tư cách là Ngân hàng Trung Hoa. Đây là ngân hàng lớn thứ ba trong Đông Nam Á tính theo tổng tài sản” (“United Overseas Bank,” n.d). Mặc dù UOB không đặt vấn đề ngân hàng số 100% qua kênh mobile như DBS, tuy nhiên, UOB có cách đặt vấn đề toàn diện hơn về ngân hàng số, đó là, chi nhánh được thiết kế và xây dựng theo mô hình tích hợp với công nghệ. Thiết kế không gian theo hướng hỗ trợ đào tạo khách hàng về kênh giao dịch tự động trong khi vẫn phục vụ khách hàng qua các quầy giao dịch truyền thống. Có thể nhận thấy cả hai ngân hàng trên đều đầu tư nguồn lực tài chính và nhân sự để phát triển ngân hàng số, bộ phận ngân hàng số được thành lập đầy đủ với các cán bộ nghiệp vụ và công nghệ thông tin, tương tự một công ty Fintech. Ngoài ra, cả hai ngân hàng trên đều xây dựng hệ sinh thái bao gồm ngân hàng làm đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bên thứ ba phối hợp với ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác mà khách hàng DBS và UOB đều ưu tiên tích hợp đa kênh để đảm bảo quá trình giao dịch và trải nghiệm của khách hàng là giống nhau ở bất cứ kênh cung cấp dịch vụ nào. Mặt khác, DBS và UOB đều nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ cụ thể là phần mền lớp giữa với sự linh hoạt, dễ dàng tích hợp với các kênh phân phối. 2.2.1.3 – Ngân hàng Số tại Thái Lan: Siam Bank và Krung Thai Bank là hai trong số các ngân hàng ở Thái Lan đang từng bước ứng dụng công nghệ để số hóa ngân hàng. Siam Bank Thailand cho phép khách hàng tạo lệnh sẵn từ kênh Mobile, đến quầy giao dịch viên có thể scan QR code để thực 11 hiện giao dịch mà không phải nhập lại thông tin. Ngoài ra, ngân hàng này đặt vấn đề giao dịch không giấy với khách hàng. Krung Thai Bank đã thực hiện chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng số gồm các hệ thống: Hệ thống quản lý tích hợp đa kênh, hệ thống quản lý thẻ, hệ thống Internet Banking, hệ thống Mobile Banking và hệ thống giao dịch tại chi nhánh. Thời gian chuyển đổi là 3 năm. Năm 2015, ngân hàng trang bị giải pháp quản lý tích hợp đa kênh (Omni-Channel) và một giải pháp quản lý thẻ độc lập. Hệ thống quản lý thẻ được tích hợp với hệ thống OmniChannel. Năm 2016, ngân hàng tích hợp hệ thống Internet banking và Mobile banking vào hệ thống Omni-channel. Năm 2017, ngân hàng đã tích hợp hệ thống giao dịch tại chi nhánh (Branch teller) vào hệ thống Omni-channel (Vũ Hồng Thanh,2016) 2.2.1.4 – Ngân hàng Số tại Ấn Độ: Để tạo môi trường thuận lợi cho mục tiêu số hóa ngân hàng Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI), cung cấp mã số định danh công dân (Aadhaar), phát triển ví điện tử dựa trên cổng thanh toán hợp nhất UPI (LBP Resarch, 2018) Theo LBP Reasearch (2018), Công ty thanh toán quốc gia (NPCI) được thành lập bởi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ và Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ. Đây là cơ quan chủ quản trong việc vận hành các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Ấn Độ. NPCI đã tiếp quản hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia từ Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng. Công ty đang từng bước chuẩn hóa hoạt động thanh toán bán lẻ, mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) là hệ thống thanh toán số được thiết lập bởi Công ty Thanh toán Quốc gia vào tháng 8/2016 với mục tiêu đơn giản hóa các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động. UPI cho phép tích hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử, từ đó gia tăng tiện ích cho khách hàng. Địa chỉ ảo (Virtual address) trên các phần mềm ứng dụng di động giúp khách hàng thay thế và bảo mật các thông tin cá nhân như số thẻ, số tài khoản. Sử dụng UPI, khách hàng có thể chuyển tiền 24/7, liên tục trong 365 ngày chỉ thông qua chiếc điện thoại thông minh, giúp các hoạt động thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng và nhiều tiện ích đi kèm khác. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã khởi động nền tảng BHIM Aadhaar (Bharat Interface for Money) - là hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ sinh trắc học, cho phép người sử dụng chuyển tiền qua scan dấu vân tay. Đây là hệ thống ID sinh trắc học lớn nhất thế giới với dữ liệu của 1,19 tỷ người đến thời điểm 30/11/2017. Hệ thống này được kết nối với hệ thống thanh toán số, các tài khoản ngân hàng nhằm tạo sự tiện lợi trong giao dịch, tăng cường tính bảo mật và tạo môi trường sinh thái cho sự phát triển của ngân hàng số. Ấn Độ cũng triển khai dự án số hóa nhận diện séc ngân hàng CTS (Cheque Truncation System) nhằm xác nhận séc một cách nhanh chóng dựa trên nền tảng hệ thống lưu trữ thông tin tài khoản bằng hình ảnh – nơi ảnh chụp séc thanh toán và dữ liệu nhận diện bằng mực in từ tính (MICR) được ghi lại ở ngân hàng thu hộ và truyền dữ liệu điện tử tới ngân hàng phát hành. “Cheque truncation” nghĩa là chấm dứt việc chuyển séc dạng vật 12 chất giữa các ngân hàng. Cùng với các chính sách thiết lập hạ tầng kĩ thuật cho thanh toán điện tử, Chính phủ Ấn Độ cũng ban hành nhiều cơ chế khuyến khích khác như giảm thuế 2% cho thu nhập được thanh toán điện tử thay vì chi trả trực tiếp, có hiệu lực từ 01/04/2017; chuyển tiền từ thiện, chi mua sắm tài sản và các khoản chi hoạt động khác vượt quá một mức nhất định cần phải có chứng từ thanh toán điện tử thì mới được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/04/2018. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ còn cấm tuyệt đối việc trao đổi tiền mặt giữa các cá nhân có giá trị từ 300.000 Rupee trở lên trong một ngày/một giao dịch/tổng giá trị các giao dịch liên quan đến một sự kiện kinh tế. (LBP Reasearch, 2018). 2.2.2 – Thực trạng Ngân hàng Số tại Việt Nam: Tại Việt Nam, ngân hàng số được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây và trong chiến lược phát triển của mình, nhiều ngân hàng cũng đề ra mục tiêu phát triển ngân hàng số, thậm chí còn có những ngân hàng coi đó là mảng kinh doanh cốt lõi, là mục tiêu phát triển trọng yếu. Theo kết quả khảo sát của NHNN, đến tháng 4/2018, có 94% ngân hàng trong nước đang tiến hành chuyển đổi số, trong đó, có khoảng 42% tổ chức tín dụng coi ngân hàng số là chiến lược kinh doanh. 5 năm vừa qua, thanh toán qua mobile banking đã tăng trưởng rất mạnh, đạt mức 144%/năm. Trong khi đó, các hình thức thanh toán truyền thống khác chỉ tăng trưởng 40% (Phạm Tiến Dũng, 2018). Một số ngân hàng Việt Nam đã thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, số hoá như sử dụng các giải pháp e-banking để chuyển tiền qua mạng xã hội, rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ (Techcombank), ứng dụng ứng dụng ngân hàng điện tử My Ebank (Sacombank); ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu (VPBank). Hay một số ngân hàng đã thử hiện mô hình kinh doanh số như không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab (Vietcombank); dự án ngân hàng số Timo (VPBank); dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử hiện đại EZone (BIDV); nền tảng hợp kênh (Omni Chanel -OCB). Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam được phản ánh qua bảng 2 Bảng 3: Tình hình triển khai Ngân hàng Số tại Việt Nam Ngân hàng 7 NHTM NN (gồm cả 3 NH mua lại 0 đồng) 6 NHTM 100% vốn nước 3 NH Liên doanh 27 NHTMCP Internet Mobile Banking Banking Có Có, trừ NH Xây dựng Mạng xã hội (facebook/twitter) Có, trừ GP Bank Có Có Có Có Có Có Có trừ NH Sài Gòn Công Thương Chưa có Có trừ NH Sài Gòn Công Thương Không gian giao dịch số BIDV-Smartbanking VCB-Digital Lab Vietinbank eFAST & Ipay Citibank số hóa xác thực giọng nói (đầu năm 2017) Chưa có VPBank-TIMO TPBank-Livebank CHƯƠNG 3 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG SỐ TẠI 13 VIỆT NAM: 3.1. Cơ hội: Đầu tiên, DB làm chi phí giao dịch thấp hơn và tăng lợi nhuận. Trong các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, DB giúp giảm 30-80% chi phí giao dịch. Tuy nhiên, khi các ngân hàng sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, chi phí tăng 25-28%, nhưng lợi nhuận tăng 35-48%, dẫn đến tăng 10 - 15% lợi nhuận ròng. DB cung cấp cho khách hàng cơ hội gia tăng để tiếp cận nhiều dịch vụ ngân hàng, phạm vi sản phẩm đa dạng và tăng khả năng cạnh tranh. Nó cũng cho phép các NHTM tham gia tích hợp hệ thống với nhiều dịch vụ bao gồm tài chính, y tế, bảo hiểm và du lịch. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu triển khai các hệ thống ngân hàng lõi kỹ thuật số để phù hợp với các dịch vụ thanh toán ngân hàng Internet và thanh toán kỹ thuật số. Một số ngân hàng có thanh toán được ủy quyền qua mã QR trên các ứng dụng thiết bị di động, thanh toán qua mạng xã hội và rút tiền mặt từ ATM mà không cần thẻ. Hiện nay, một số ngân hàng Việt Nam đang sử dụng phân tích dữ liệu để đồng bộ hóa dữ liệu và hỗ trợ phân tích hành vi của khách hàng. Đây là những phát triển rất tích cực cho thấy lĩnh vực ngân hàng đang phát triển kỹ thuật số. Theo một nghiên cứu của IDG Vietnam năm 2015 cho thấy chỉ có 21% khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, nhưng đến năm 2017 cho thấy có tới 81% khách hàng đã sử dụng dịch vụ này, điều này khích lệ các ngân hàng nhằm mục đích trở nên “số hóa”. Theo Khảo sát người tiêu dùng ngân hàng số toàn cầu năm 2018 của PwC, 15% người tham gia sử dụng điện thoại di động của họ làm thiết bị chính để giao dịch với các ngân hàng (tăng từ 10% trong năm 2017). Một khảo sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2017 tiếp tục cho thấy số lượng giao dịch tài chính qua thiết bị di động tăng 81%, trong khi giao dịch ngân hàng Internet tăng 67% so với năm trước. Mặc dù thực tế là nhiều khách hàng vẫn gắn bó với ngân hàng truyền thống, các dịch vụ ngân hàng số đã phát triển nhanh chóng và dự kiến sẽ thay thế ngân hàng truyền thống dần dần. Theo số liệu công bố năm 2018 của Cục Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 94% ngân hàng trong hệ thống đã nghiên cứu và có kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số, trong khi 35% trong số đó đang phát triển chiến lược riêng cho dịch vụ kỹ thuật số. Một số ngân hàng đã ra mắt dịch vụ ngân hàng sáng tạo mới. 14 Chẳng hạn, TPBank có dịch vụ ngân hàng tự động có tên LiveBank. Vietuite có một không gian kỹ thuật số cho các giao dịch được gọi là Digital Lab và nó cũng có một kế hoạch quy mô lớn để chuyển sang kỹ thuật số với sự tư vấn và hỗ trợ từ công ty tư vấn quốc tế PwC. Amybank có Corebank thuộc thế hệ mới, với mạng lưới tích hợp đa dịch vụ và kho dữ liệu hiện đại (EDW). VPBank có ứng dụng tên Timo, trong khi Ngân hàng Quân đội (MB) có ứng dụng trợ lý ảo có tên ChatBot để cung cấp dịch vụ trực tuyến 24/7. Gần đây, cuộc đua này ngày càng dữ dội hơn khi các ngân hàng liên tục giới thiệu các dịch vụ đặc biệt mới. Đầu năm 2019, VIB đã giới thiệu trang web kỹ thuật số mới với các ứng dụng dịch vụ tốt hơn phiên bản cũ. Dịch vụ mới bao gồm dịch vụ cung cấp liên lạc trong vòng năm phút. Vào tháng 4/2019, OCB chính thức ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử OCB có tên OMNI, được phát triển với các dịch vụ mở tài khoản, mở tài khoản thẻ, vay vốn thông qua cho vay Robo, mua bảo hiểm và đầu tư trực tuyến. MB gần đây đã giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử cho các doanh nghiệp có tên MB App Business & eMB mới, cung cấp một loạt các giao dịch, đa kênh và dịch vụ đa ngôn ngữ bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, xu hướng số hóa dự kiến sẽ tiếp tục vì ngân hàng điện tử vẫn đang trong giai đoạn đầu tiên tại Việt Nam. Các ngân hàng lớn và nhỏ đã nói rằng họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển DB bằng cách tham khảo ý kiến các cố vấn nước ngoài. 3.2. Thách thức Theo các chuyên gia của IBM, DB có thể được phân thành 4 dạng. Đầu tiên, một ngân hàng thành lập một DB mới, sử dụng các nguồn lực tốt nhất của ngân hàng mẹ như cơ sở hạ tầng, văn phòng hỗ trợ và kênh phân phối của ngân hàng mẹ như Frank của OCBC (Singapore) và LKXA của CaixaBank (Tây Ban Nha). Thứ hai, ngân hàng xây dựng và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của mình trên giao diện tối ưu, hoàn toàn khác với các dịch vụ hiện tại, tạo ra một kênh phân phối như Simple và Moven (Hoa Kỳ). 15 Thứ ba, nó thành lập một công ty con như một ngân hàng độc lập, tách biệt với ngân hàng mẹ, như Hello Bank of BNP Paribas hoặc First Direct của HSBC. Thứ tư, nó là một ngân hàng kỹ thuật số, hoàn toàn dựa trên công nghệ kỹ thuật số, không có bất kỳ chi nhánh nào. Khách hàng của nó tương tác với ngân hàng thông qua các kênh kỹ thuật số. Fidor của Đức và Tangerine của Canada là những ví dụ điển hình. Dựa trên bốn hình thức này, các chuyên gia tài chính tin rằng các ngân hàng Việt Nam có thể đang trong một cuộc đua khá khốc liệt trong phát triển DB, nhưng thực tế họ vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên hoặc hình thức đầu tiên. Từ cơ sở hạ tầng đến hoạt động và kênh phân phối, DB vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống ngân hàng truyền thống. Các sản phẩm và dịch vụ mới chỉ được thiết kế lại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xu hướng sử dụng cũng như phân khúc khách hàng công nghệ. Cho đến nay, chỉ có VPBank đã biến các kênh phân phối của mình thành một chi nhánh độc lập hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số. Các sản phẩm, dịch vụ và chính sách bán hàng độc lập của nó đã được chuyển thành DB gọi là Timo (hình thức thứ ba). Các ngân hàng khác vẫn đang trên đà thay đổi và phát triển Các ngân hàng đã rất thận trọng cho đến nay vì vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển DB tại Việt Nam. Vấn đề lớn nhất là thiếu tài năng, nguồn nhân lực có trình độ để quản lý và hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh số hóa dịch vụ, chưa thực sự thúc đẩy cho phát triển ngân hàng số, thanh toán số. Đặc biệt, hành lang pháp lý cho những vấn đề mới như bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng, chuẩn kết nối mở, chia sẻ dữ liệu, nhận biết khách hàng điện tử (eKYC)… vẫn chưa được ban hành để tạo cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán an tâm đầu tư. Một vấn đề khác là vấn đề vốn và ngân sách hạn chế cho số hóa, việc đầu tư và ứng dụng các giải pháp và công nghệ mới. Chỉ có một vài ngân hàng đã đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này trong khi hầu hết các ngân hàng khác đang thực hiện thận trọng, tùy thuộc vào ngân sách phân phối hàng năm. Mặc dù vậy, muốn DB phát triển ổn định tại Việt Nam là một bài toán khó. Các ngân hàng Việt Nam vẫn đang chuẩn bị cho việc số hóa và ứng dụng công nghệ số, hợp tác để 16 mở đại lý ngân hàng, e-KYC (Hiểu khách hàng của bạn), tiền điện tử và mở Giao diện lập trình ứng dụng (API). Mặt khác, một DB tốt không chỉ có thể đáp ứng các yêu cầu tài chính hàng ngày mà còn phải đáng tin cậy trong mắt khách hàng. Khi được số hóa, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro an ninh mạng như gian lận, lừa đảo, tấn công mạng và nguy cơ rò rỉ thông tin người dùng. Vấn đề khó khăn khi chuyển sang giao dịch qua môi trường số là việc xác thực người dùng, bởi sử dụng ngân hàng số sẽ hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng nên để xác thực đòi hỏi nền tảng công nghệ đặc thù như hệ thống xác thực sinh trắc học, chứng minh thư điện tử, chữ ký số cũng như các vấn đề pháp lý liên quan mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Do đó, khách hàng vẫn thận trọng khi sử dụng DB, điều này cũng làm chậm sự phát triển của phân khúc này. Do đó, ngoài kế hoạch số hóa dịch vụ tài chính tại ngân hàng, còn có những thách thức lớn trong việc tạo ra các quy định quản lý đầy đủ, tạo điều kiện phát triển, duy trì sự cân bằng tốt trong việc thúc đẩy các tiến bộ sáng tạo và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, cũng như ngăn ngừa rủi ro trong tài chính thị trường. CHƯƠNG 4 – NHỮNG BẤT CẬP TRONG DỮ LIỆU CÔNG BỐ VỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ Theo RFi Group, sự phát triển kỹ thuật số thực sự không chỉ là về công nghệ, mà còn là việc các tiêu chí có ý nghĩa như thế nào trong đo lường tiến trình chuyển đổi kinh doanh để thích ứng với những biến động của thị trường. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường, các ngân hàng đang tận dụng các khoản đầu tư kỹ thuật số để cạnh tranh thị phần, nhưng họ có các mô hình và số liệu phù hợp để ước tính lợi nhuận của các khoản đầu tư này không? Nói cách khác, các ngân hàng có các tiêu chí nào để đo lường tiến trình của chiến lược áp dụng kỹ thuật số bằng cách đo lường hiệu suất tương tác kỹ thuật số của nó hay không? Dựa theo phân tích của Moneythor liên quan đến mức độ tương tác kỹ thuật số có phải là thước đo ưu tiên của các ngân hàng hay không và tìm hiểu thêm về các số liệu mà các ngân hàng báo cáo để theo dõi hiệu quả và năng suất nền tảng ngân hàng số của họ. Với quy mô phân tích 54 ngân hàng ở 13 quốc gia trên thế giới. 4.1. Các chỉ số ẩn: 17 Hình 3: Số liệu kĩ thuật số dựa trên các báo cáo hàng năm và báo cáo của NĐT (Nguồn: Finextra) Trong số 54 ngân hàng mà Moneythor đã phân tích, chỉ có 24 ngân hàng (46%) phác thảo rõ ràng kết quả của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của họ bằng cách dành một phần báo cáo của họ cho kết quả của các số liệu kỹ thuật số và so sánh với các báo cáo trước đó. Tuy nhiên, số liệu kỹ thuật số của 54% ngân hàng còn lại nằm rải rác trong các phần khác nhau của báo cáo và số liệu chỉ mang tính chất tương đối và không được so sánh kết quả của các năm trước. 4.2. Dữ liệu phân tích không chỉ là số người dùng và lượng giao dịch Hình 4: Mười số liệu kĩ thuật được hầu hết các ngân hàng dùng làm thước đo chuyển đổi kĩ thuật số 18 (Nguồn: Finextra) Trong đó: - Tỉ lệ nguồn khách hàng kĩ thuật số (67%) - Tỉ lệ tăng nguồn khách hàng kĩ thuật số (65%) - Khối lượng giao dịch kĩ thuật số (48%) - Tỉ lệ tăng khối lượng giao dịch kĩ thuật số (48%) Kết quả cho thấy phần lớn các ngân hàng đang báo cáo tiến trình áp dụng kỹ thuật số của họ chủ yếu dựa trên "các chỉ số phù phiếm" như số lượng khách hàng sử dụng nền tảng kỹ thuật số của họ và số lượng giao dịch được chuyển qua nền tảng. Tuy nhiên, mặc dù quan trọng, các chỉ số này quá phổ biến để đại diện cho việc sử dụng các ứng dụng và trang web ngân hàng và không đủ để cung cấp cho ngân hàng hoặc nhà đầu tư sự hiểu biết sâu sắc về tình cảm của khách hàng đối với các kênh kỹ thuật số. Các số liệu kỹ thuật số phổ biến như số lượng người dùng hoạt động được coi là số liệu phù phiếm vì nó không tạo thêm được nhiều giá trị cho ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng không nên chỉ dựa vào và chỉ báo cáo về các phân tích mô tả. Họ nên thu thập số liệu thực tế về mức độ tương tác của người dùng đối với các nền tảng kỹ thuật số của ngân hàng và các hoạt động của người dùng kỹ thuật số trên các nền tảng này, để từ đó đo lường chính xác liệu nền tảng kỹ thuật số của họ có đủ sức ảnh hưởng và có ý nghĩa để giữ khách hàng gắn bó với họ hay không. 19 CHƯƠNG 5 - GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN DIGITAL BANKING TẠI VIỆT NAM: Nhìn lại sự chuyển đổi kỹ thuật số thành công của một số ngân hàng trong khu vực, chẳng hạn như việc thay đổi nhân khẩu học, công nghệ tốt hơn và rẻ hơn, cần tối ưu hóa lợi tức đầu tư, hệ thống pháp lý và linh hoạt. Đây sẽ là những động lực cốt lõi để các ngân hàng chuyển đổi hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng phức tạp và đa dạng hơn. Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các chuyển đổi ngân hàng số. Để đạt được điều này, các ngân hàng nên bắt đầu bằng cách xây dựng các chiến lược và tầm nhìn kỹ thuật số của họ. Sau đó, họ có thể đánh giá trạng thái kỹ thuật số hiện tại của mình và chọn cách tiếp cận phù hợp để chuyển đổi kỹ thuật số với các mục tiêu rõ ràng phù hợp với hiệu quả tài chính. Ba cách tiếp cận chính dựa theo PwC Việt Nam trong việc cung cấp các dự án chuyển đổi kỹ thuật số. Cách tiếp cận đầu tiên là thành lập một nhóm chuyên kỹ thuật số báo cáo cho CEO và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi. Với những lợi thế của sự tham gia trực tiếp và hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cách tiếp cận này đặt khách hàng vào trung tâm và mang đến cho họ những trải nghiệm kỹ thuật số mới. Cách tiếp cận thứ hai là thành lập một thực thể tách biệt với ngân hàng truyền thống. Với sự tách biệt như vậy, thực thể sẽ tập trung vào khả năng sáng tạo và thử nghiệm để tạo ra những ý tưởng mới có thể được thực hiện tại ngân hàng ban đầu ở quy mô lớn hơn nhiều. Cách tiếp cận thứ ba là xây dựng một nhóm chuyển đổi tích hợp có nhiệm vụ giải quyết các nhu cầu hiện tại của khách hàng với các giải pháp số hóa. Với cách tiếp cận này, các ngân hàng có thể tập trung vào khách hàng, nhu cầu của mình hoàn toàn và hình thành mối quan hệ đối tác với các công ty khởi nghiệp fintech để thực hiện các giải pháp hiệu quả. Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, đây là ba phương pháp đã mang lại thành công cho nhiều ngân hàng trên thế giới trong thực tế. Các ngân hàng Việt Nam, theo đặc điểm riêng của họ, nên nghiêm túc xem xét một trong ba cách tiếp cận này để bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, phát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất