Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những vấn đề đặt ra cho ngân hàng nhà nước việt nam trước sự phát triển của fint...

Tài liệu Những vấn đề đặt ra cho ngân hàng nhà nước việt nam trước sự phát triển của fintech trong lĩnh vực thanh toán

.DOCX
19
1
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NHÓM 5 TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH TRONG LĨNH VỰC THANH TOÁN 0 TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NHÓM 5 TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH TRONG LĨNH VỰC THANH TOÁN NHÓM 5: TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 1 0 MỤC LỤC Tóm tắt 1. Giới thiệu 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Thanh toán di động 2.2 Ví điện tử 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả và thảo luận 4.1 Tiềm năng 4.2 Tác động tích cực 4.2.1 Người tiêu dùng và cộng đồng 4.2.2 Nền kinh tế 4.3 Những vấn đề đặt ra cho Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 4.3.1 Quan điểm của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 4.3.2 Nhận thức và sự chấp nhận của cộng đồng 4.3.3 Những rủi ro công nghệ, an ninh và bảo mật thông tin. 4.3.4 Các vấn đề về an ninh tiền tệ 4.4.5 Sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech 5. Kết luận 1 TÓM TẮT Số hóa các dịch vụ tài chính hay có thể nói ứng dụng những công nghệ thông tin và truyền thông mới vào lĩnh vực tài chính đang là một trong những vấn đề nóng được đề cập trong và ngoài nước suốt thời gian vừa qua. Do đó thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng việc thu thập các dữ liệu thứ cấp nhóm đã khái quát những tiềm năng và lợi ích nhằm chứng minh cho sự phát triển trong mảng thanh toán ở thị trường Việt Nam trước những đổi mới về công nghệ và hạ tầng kỹ thuật. Để từ đó nhóm có những nhận định một số vấn đề được đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trong thời điểm hiện tại bao gồm: thứ nhất là nhận thức và sự chấp nhận về thanh toán điện tử vẫn chưa trở thành lợi thế cho sự phát triển của fintech khi một bộ phận lớn người dân vẫn còn sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt; thứ hai là những vấn đề về rủi ro an ninh mạng; thứ ba là vấn đề về an ninh tiền tệ và cuối cùng là những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng và các công ty Fintech thuộc lĩnh vực thanh toán. Từ khóa: NHNNVN, thanh toán di động, ví điện tử, fintech. 1. Giới thiệu Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ứng dụng công nghệ số hiện đại vào ngành tài chính là một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống tài chính ngân hàng. Một trong những định hướng chính của Chính phủ là thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2016-2020 trong việc thanh toán qua lại giữa người tiêu dùng với các nhà cung cấp hàng hóa. Nhưng để thực hiện được đề án trên cần có sự phối hợp các thành phần kinh tế trong xã hội và người tiêu dùng. Bài viết này, thể hiện rõ sự thuận lợi, khó khăn trong nhận thức và sự chấp nhận thanh toán điện tử chưa khả thi ở người dân trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử; các vấn đề rủi ro về an ninh mạng trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân tham gia vào đề án; những vấn đề về an ninh tiền tệ đối với NHNNVN và hệ thống tài chính, rủi ro trong hoạt động của các công ty fintech trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Lãm rõ các khái niệm về thanh toán di động, ví điện tử trong hoạt động kinh tế giao dịch thanh toán. 2 Từ đó, nhóm đi đến những vấn đề đang đặt ra và cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Giải quyết và quan trọng nhất là làm sao cho phần lớn người dân, các tổ chức kinh tế để chấp nhận sự thay đổi trong thói quen dùng tiền mặt chuyển dần qua các công cụ thanh toán hiện đại nhanh chóng. Song bên cạnh đó, cần có những chính sách, cơ chế, quy định của Chính phú, của NHNNVN đặt ra để kiểm soát, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán tài chính an toàn, hiệu quả theo đúng định hướng đề án đã đặt ra. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Thanh toán di động Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đó là sự xuất hiện những cách tiếp cận hay truy cập mới đến tài khoản thanh toán và thực hiện các dịch vụ thanh toán thông qua điện thoại di động hay các thiết bị kết nối không dây. Như vậy những thanh toán được thực hiện thông qua điện thoại di động hoặc các thiết bị tương tự thì được định nghĩa là thanh toán di động (Hartmann, 2006). Committee on Payment and Settlement Systems – CPSS (2012) cũng đưa ra khái niệm tương tự thanh toán di động có thể được hiểu chính là những thanh toán được thao tác và luân chuyển bằng các thiết bị mà các thiết bị này được kết nối tới mạng lưới di động truyền thông như điện thoại di động, máy tính bảng hay máy tính để bàn và máy tính xách tay. Mặt khác thanh toán di động còn được xem là bước phát triển mới nhất của thanh toán điện tử và nó được định nghĩa là bất cứ thanh toán nào phát sinh mà các thiết bị di động được sử dụng để thực hiện, giám sát và xác nhận việc mua bán, chi trả hàng hóa dịch vụ (Omarini, 2018). Như vậy nói tóm lại thanh toán di động là việc khách hàng chi trả cho một dịch vụ hay hàng hóa bằng các phương tiện di động có kết nối mạng viễn thông. 2.2 Ví điện tử Ví điện tử là một dịch vụ được truy cập bằng một thiết bị điện tử chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính bảng hay điện thoại di động cho phép chủ ví truy cập vào ứng dụng ví điện tử để quản lý và sử dụng các dịch vụ trong đó bao gồm cả dịch vụ tài chính như thanh toán (European Payment Council, 2014). 3 Ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về chiếc ví điện tử mà khái niệm này được NHNNVN đề cập ví điện tử theo cụm “dịch vụ ví điện tử”. Vậy “Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính, v.v.), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt” (NHNNVN, 2014) 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và để làm rõ những lập luận cũng như đưa ra những bằng chứng cụ thể cho các vấn đề trong bài nhóm đã tiến hành thu thập thông tin và số liệu thứ cấp từ các báo cáo quốc tế được công bố những năm gần đây. Ngoài ra nhóm cũng tham khao thêm định nghĩa, mô hình và các kết quả từ những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước. Đồng thời những văn bản luật như Nghị định, Thông tư, Dự thảo sửa đổi bổ sung thông tư được nhóm lấy từ các trang mạng điện tử của chính phủ để làm rõ hơn những vấn đề trong bài. 4. Kết quả và thảo luận 4.1 Tiềm năng Những năm vừa qua làn sóng Fintech đã và đang phát triển không ngừng trên toàn thế giới từ những ông lớn như Trung Quốc, Mỹ, Thụy Điển hay đến những quốc gia như Nigeria, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam cũng nằm trong số điểm đến đầy tiềm năng trước những sự đổi mới trong lĩnh vực tài chính nói chung và mảng thanh toán nói riêng. Vậy vì sao nói là tiềm năng? Thứ nhất, về mặt nhân khẩu học dân số Việt Nam đạt khoảng 96.96 triệu dân tính đến tháng 1 năm 2019, độ tuổi bình quân là 31 tuổi và dân số ở độ tuổi 25 đến 29, 30 đến 34 chiếm tỷ lệ cao nhất với 4.6% và 4.3% (Hootsuite & We Are Social (2019), Dân số Việt Nam (2019), Population Pyramids of the World (2019)). Thêm vào đó dân số trên 15 tuổi được ghi nhận là khoảng trên 70 triệu 4 dân theo PPRO (2018). Với dân số đông và trẻ cho thấy khả năng tiếp cận và thích ứng những công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán sẽ dễ dàng hơn. Năm 2019, theo khảo sát của Cimigo (2019) thì tỷ lệ người lớn trên 15 tuổi ở Việt Nam dùng điện thoại thông minh chiếm đến 85%. Song song đó là mức độ tiếp cận mạng Internet ở Việt Nam trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng có thể nói là khả quan với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm vào khoảng 7% giai đoạn 2013 - 2016 (Solidiance, 2018). Cũng là chỉ số về độ phổ biến của mạng Internet thì trong một báo cáo khác năm 2019 là có đến 64 triệu người dùng truy cập mạng Internet tương đương 66% dân số Việt Nam vào thời điểm tháng 1 năm 2019 (Hootsuite & We Are Social, 2019).Ngoài ra, báo cáo của Hootsuite & We Are Socia (2019) đã cụ thể hóa những con số về thuê bao di động ở Việt Nam qua con số 143.3 triệu thuê bao so với dân số là 96.9 triệu dân. Như vậy với những dữ liệu được đưa ra như trên cho thấy được khả năng để phát triển mảng thanh toán được ứng dụng những sự phát triển của công nghệ như thanh toán di động là khả quan ở thị trường Việt Nam. Thứ ba, dư địa phát triển của những chiếc ví điện tử ở Việt Nam là khá lớn bởi lần lượt chỉ có 50% và 39% người dùng Internet sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và thanh toán di động. Ở một phương diện khác số liệu về người trên 15 tuổi có tài khoản trong các định chế tài chính được ghi nhận vào đầu năm 2019 là 31%. (Hootsuite & We Are Social, 2019). Tương tự, báo cáo của PPRO (2018) cũng cho thấy những kênh thanh toán mà người Việt Nam hay sử dụng là tiền mặt, ví điện tử, chuyển khỏa ngân hàng, thẻ mà trong đó tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn vào khoảng 51% và người dùng ví điện tử chỉ chiếm khoảng 6%. Về cơ bản thị trường cho các dịch vụ về thanh toán di động hay ví điện tử vẫn còn những khoảng trống khá lớn ở Việt Nam. Quan trọng hơn là NHNNVN và Chính phủ cũng có những nhìn nhận đối với sự phát triển lĩnh vực Fintech và các dịch vụ thanh toán được áp dụng công nghệ mới như trong dự thảo sửa đổi bổ sung thông tư 39/2016/TT-NHNN đã có những bổ sung cụ thể hơn đối với dịch vụ ví điện tử như những ràng buộc những hành vi bị cấm trong hoạt động dịch vụ ví điện tử, các hạn mức giao dịch theo 5 ngày và theo tháng, v.v. Ở một khía cạnh bao quát hơn, văn bản 2198/NHNN-TT được ban hành gần đây 29/03/2019 nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực công cho thấy quan điểm ủng hộ của NHNNVN về việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thanh toán mới này. Bên cạnh đó, trong Nghị định 101/2012/NĐ-CP được đề nghị bởi Thống đốc NHNNVN đã khẳng định một trong những trụ cột để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán điện tử. (NHNNVN (2019a), NHNNVN (2019b), Chính Phủ (2012)). 4.2 Tác động tích cực Số hóa dịch vụ thanh toán không chỉ mang lại những lợi ích đối với bản thân người tiêu dùng, người dân, xã hội mà còn tác động tích cực lên nền kinh tế. 4.2.1 Người tiêu dùng và cộng đồng Quan điểm của World Bank (2014) về lợi ích của thanh toán điện tử được nêu như sau “Sự dịch chuyển từ thanh toán dựa trên nền tảng là tiền mặt sang thanh toán số mang lại những lợi ích đó chính là làm cho sự thanh toán trở nên hiệu quả hơn bằng việc giảm chi phí cho phân phối và nhận thanh toán”. Visa (2016) cũng đưa ra những mặt tích cực của thanh toán điện tử so với việc sử dụng tiền mặt là đối với khách hàng thì giờ đây không phải mất thời gian để tìm một trụ ATM để rút tiền hay trong trường hợp cần một lượng lớn tiền mặt thì cần phải mất một lượng thời gian để lấy số, xếp hàng và thực hiện các giao dịch ở các trung gian tài chính truyền thống như ngân hàng. Thương mại điện tử và thanh toán di động giờ đây có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào khách hàng phát sinh nhu cầu. Mặt khác, mọi thanh toán được tích hợp chỉ trên một chiếc điện thoại thì nhu cầu mang theo tiền mặt bên người hoặc tích trữ tiền mặt tại nhà, cơ sở kinh doanh sẽ girm dần. Điều này làm giảm rủi ro có thể phát sinh như tiền giả và trộm cướp (Thông tấn xã Việt Nam (2019), Visa (2017)). Bên cạnh đó, chương trình dịch chuyển từ sử dụng tiền mặt sang hệ thống thanh toán số (EBT) đã cho thấy mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ tội phạm ở Mỹ, cụ thể là về tổng quan thì tỷ lệ phạm tội giảm 9.8 % trong mối quan hệ với chương trình EBT (Wright at al., 2017). Hay theo như nghiên cứu của Trần Thị Khánh Trâm (2019) đã đưa ra những lợi ích của dịch vụ ví điện tử khi khảo sát trên 480 người tiêu dùng đang sinh sống 6 ở thành phố Huế gồm tiết kiếm thời gian và chi phí đi lại, có được thêm những ưu đãi và chương trình khuyến mãi, khách hàng có thể thực hiện được giao dịch mọi lúc mọi nơi và khả năng kiểm soát giao dịch thanh toán trực tuyến được dễ dàng hơn. 4.2.3 Nền kinh tế Báo cáo Visa (2017) đã chia mức độ phát triển công nghệ số ra năm mức, trong đó những thành phố ở mốc thấp nhất là mốc 1 trong đó có thành phố Hà Nội – Việt Nam mang những đặc điểm như khả năng tiếp nhận thấp, mức độ sử dụng thanh toán điện tử thấp và có tỷ lệ dân số không có tài khoản ngân hàng cao. Theo đánh giá của báo cáo này thì nếu Hà Nội giảm được việc sử dụng tiền mặt và chuyển sang hệ thống thống thanh toán giống như các thành phố dẫn đầu thì có thể sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng GDP tăng khoảng 36.4 điểm hằng năm từ 2017 đến 2032, về tỷ lệ lao động sẽ có thêm được 67 ngàn công việc mới tính đến 2032 và năng suất lao động sẽ tăng bình quân 0.23% hằng năm từ 2017 đến 2032. So với sử dụng tiền mặt thì thanh toán di động hay ví điện tử sẽ giúp minh bạch hóa các giao dịch, càng ít tiền mặt thì tỷ lệ tham nhũng cũng sẽ giảm. Vấn đề này được mình chứng trong báo cáo của Capgemini (2018) các quốc gia như Hàn Quốc, Thụy Điển, Mỹ, Anh, v.v có số lượng giao dịch bằng tiền mặt trên đầu người khoảng 400 đến 500 thì tỷ lệ mức tham nhũng ở các quốc gia này giảm dần. Ngược lại các quốc gia có số giao dịch bằng tiền mặt thấp thì lại cho thấy tỷ lệ tham nhũng cao điển hình là Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn ở góc độ khác, việc gia tăng sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử thay cho tiền mặt còn mang lại lợi ích cho chủ thể là chính phủ. Trung bình chính phủ được kỳ vọng có thể tiết kiệm đến 710 triệu USD mỗi năm cho việc in ấn tiền và quản lý tiền mặt, 53 triệu USD sẽ được tiết kiệm cho việc xử lý hậu quả từ các hành vi phạm tội và nguồn thu thuế cũng sẽ tăng hằng năm ở mức 534 triệu USD (Visa, 2017) Xét trong hệ sinh thái Fintech thì sự phát triển của lĩnh vực đã mang lại một phương thức thanh toán tiện lợi và thân thiện hơn với khả năng tiết kiệm chi phí cao vô hình chung đã đặt ra một áp lực lên các định chế tài chính truyền thống phải 7 đổi mới sáng tạo những sản phẩm dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh và hướng đến thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. 4.3 Những vấn đề đặt ra cho NHNNVN 4.3.1 Quan điểm của NHNNVN Qua những chứng minh bên trên cho thấy xu hướng phát triển của Fintech nói chung và những thay đổi cốt lõi trong lĩnh vực thanh toán nói riêng mang trong mình những tiềm năng và tác động tiêu cực rất lớn đối với những người tiêu dùng, nền kinh tế và các định chế tài chính truyền thống. Liên quan đến đề tài này, nhóm ủng hộ quan điểm của NHNNVNhiện tại khi nhận định một là những sáng tạo đổi mới được áp dụng trong lĩnh vực công nghệ tài chính là xu hướng tất yếu qua việc Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính đã được thành lập dựa trên quyết điịnh 328/QĐ-NHNN được được ban hành ngày 16/03/2017 (NHNNVN, 2017). Ngoài ra, những ứng dụng như ví điện tử hay thanh toán di động được xem là mối nối từ ngân hàng đến những tầng lớp chưa có điều kiện tiếp xúc với những dịch vụ tài chính ngày nay và đây cũng được xem như một trong những trụ cột để đi đến tài chính toàn diện. 4.3.2 Nhận thức và sự chấp nhận của cộng đồng Đề cập một cách chính xác hơn thì đây chính là thói quen sử dụng tiền mặt trong mọi thanh toán mà đã ăn sâu và tồn tại trong văn hóa của cộng đồng người Việt Nam. Từ bài học các quốc gia trên thế giới như Thụy Điển hay Hàn Quốc thì để có một động lực cũng như nền tảng phát triển Fintech lĩnh vực thanh toán vững mạnh thì hệ sinh thái thanh toán không sử dụng tiền mặt là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đặc biệt là khi lĩnh vực thanh toán được áp dụng những công nghệ sáng tạo mới. Mặc dù Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg và đang tiến dần đến những giai đoạn chạy nước rút nhưng tỷ lệ tiền mặt trong nền tế vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn khi ở Malaysia tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt đạt đến 89% hay ở Thái Lan là 59.7% thì ở Việt Nam tỷ lệ này chỉ đạt 4.9% (Lê Huy Khôi, 2018). Mặc dù thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá là có tăng trưởng tích cực 8 nhưng về hình thức thanh toán thì vẫn là tiền mặt chiếm đa số khi có tới 80% khách hàng chi trả bằng hình thức thanh toán tiền mặt (Q&Me, 2018) khi nhận hàng. Song song đó là văn bản 2198/NHNN-TT đã được NHNNVN ban hành nhằm đẩy mạnh và khuyến khích người dân thay đổi thói quen thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí. Các dịch vụ này cũng được mở rộng và phát triển trên nền tảng ví điện tử nhưng cho đến nay là giữa năm 2019 những tiện ích này vẫn ít được người dùng ví điện tử sử dụng mà thực trạng chủ yếu là phần lớn khách hàng mang tiền mặt đến ngân hàng để tiến hành thanh toán. Ngoài ra thách thức cũng đến từ quy định về việc ví điện tử phải kết nối với tài khoản ngân hàng (NHNNVN, 2014). Điều này cũng có nghĩa là những người sử dụng ví điện tử bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng nhưng trên thực tế tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại các ngân hàng ở Việt Nam lại chỉ đang chiếm số ít so với tổng dân số và sự tiếp cận này còn khó khăn hơn đặc biệt là dân cư ở những vùng nông thôn. Từ năm 2011 cho đến năm 2017 mặc dù tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản thanh toán ở ngân hàng tăng từ 21% lên 31% nhưng nhìn chung vẫn còn thấp (Worldbank, 2018). Buzzmetrics (2018) cũng cung cấp thêm 49% tức chiếm gần nửa khách hàng đang sử dụng dịch vụ ví điện tử thể hiện sự không hài lòng đối với dịch vụ mà họ đang sử dụng trong đó phần lớn phản hồi tiêu cực liên quan đến việc các thao tác kết nối với tài khoản ngân hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ và nhận mã xác nhận. Như vậy việc triển khai các phương tiện thanh toán tiên tiến như thanh toán điện tử, thanh toán di động hay ví điện tử cho cộng đồng vẫn còn là thách thức đối với NHNVN. Không những vậy việc nhận thức và chấp nhận một hệ thống thanh toán mới không qua tiền mặt còn liên quan đến nhiều yếu tố không chỉ dừng lại ở việc thay đổi thói quen mà còn là mức độ phổ biến của các dịch vụ sản phẩm trong người dân, những vấn đề liên quan đến an ninh, tạo sự tin tưởng đối với các sản phẩm dịch vụ mới lạ so với sự hiểu biết của cộng đồng và cuối cùng là tính minh 9 bạch để người dân có thể tự tin vào sản phẩm mà mình đang dùng. (Lim Choon Seng, 2008) 4.3.3 Những rủi ro công nghệ, an ninh và bảo mật thông tin. Các hoạt động tài chính có mức độ số hóa càng cao và phụ thuộc vào nền tảng điện tử và công nghệ thông tin thì sẽ có nguy cơ bị tấn công bởi chính những cuộc tấn công mạng. Rủi ro này được xếp vào loại rủi ro hoạt động mà không loại trừ bất cứ nạn nhân nào cho dù có là doanh nghiệp có nền tảng công nghệ vững mạnh mà nó có thể xảy ra đối với bất kỳ hệ thống tài chính nào mang tính số hóa. Rebecca Moody (2019) đã có những đánh giá chung về an ninh mạng trên toàn cầu mà Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có mức độ an toàn mạng thấp nhất các quốc gia khảo sát. Trong đó chỉ số về những phòng ngừa cho việc bị tấn công mạng được đánh giá thâp nhất là 0.245 điểm so với các nước trong khu vực là Indonesia 0.424 điểm, Philippines 0.594 điểm thâm chí Singapore còn đứng đầu danh sách với 0.925 điểm. Năm xu hướng về an toàn, an ninh mạng trong năm 2019 được khối An toàn thông tin thuộc bộ thông tin truyền thông đưa ra trong đó có các vấn đề tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính ngân hàng với mục tiêu là đánh cắp thông tin và dữ liệu của người sử dụng. Trước những những tác động tiêu cực từ những rủi ro về công nghệ, an ninh và bảo mật thông tin NHNNVN cũng ban hành quyết định 630/QĐ-NHNN (NHNNVN, 2017b) để tăng cường các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng. Những nội dung trong quyết định này được xem là những giải pháp tăng khả năng chống chịu cho hệ thống thanh toán nhưng chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán trực tuyến của ngân hàng và hệ thống các ứng dụng của ngân hàng trên di động chứ chưa khái quát được những vấn đề về an ninh trong dịch vụ thanh toán có ứng dụng công nghệ mới như ví điện tử. Bên cạnh đó hiện nay chưa có những quy định rõ ràng về bảo vệ quyền lợi của người dùng hay những khung pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên bao gồm 10 khách hàng, ngân hàng liên kết hay bên cung cấp dịch vụ thanh toán khi có những rủi ro về bảo mật hay an ninh mạng xảy ra. 4.3.4 Các vấn đề an ninh tiền tệ Khách thanh toán qua ví điện tử hoặc quét mã qua ứng dụng Alipay, Wechat Tiềền được chuyển đềến tài khoản thanh toán của người bán được mở ở ngân hàng nước ngoài Sau đó mới được chuyển lại điểm bán hàng tại Việt Nam Bên trên là dòng tiền của những du khách Trung Quốc được nhóm tự tổng hợp khi thực hiện mua sắm các sản phẩm dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam cụ thể là các địa phương du lịch như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Bình, v.v. nhưng điều đáng nói ở đây là dòng tiền đi trực tiếp trong nội địa đến thẳng tài khoản thanh toán của người cung cấp (người bán) mở ở ngân hàng Trung Quốc. Xét ở một khía cạnh nào đó thực trạng này một hình thức sử dụng hệ thống thanh toán nước ngoài ở ngay trên lãnh thổ quốc gia. Đây là một bức tranh khá phổ biến được ghi nhận trên các phương tiện báo chí truyền thông trong năm 2017 và điều này này ảnh hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước khi không thu được thuế từ các giao dịch bất hợp pháp này do dòng thông tin và dòng luân chuyển tiền không được kiểm soát. Vấn đề được đặt ra ở đây đối với NHNNVN là về mặt pháp lý cần cân nhắc có nên ban hành một khung quy định về điều khoản ràng buộc trong lĩnh vực thanh toán thông qua dịch vụ ví điện tử nước ngoại tại Việt Nam hay không?. Từ đây cho thấy khung khổ luật pháp ở Việt Nam vẫn còn chậm nhịp so với sự phát triển của công nghệ tài chính. Chỉ khi thực trạng dòng tiền chảy thẳng từ Việt Nam về Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều và lượng ngân sách bị thất thu có thể lên nhiều con số thì NHNNVN mới bắt đầu quan tâm đến việc ban hành các quy định luật định về thanh tra, giám sát và kiểm soát. Điển hình là vai trò thanh kiểm tra các 11 hoạt động về dịch vụ ví điện tử hay đối tượng áp dụng của thông tư mới chỉ được dự thảo chứ chưa được ban hành một cách chính thức. 4.4.5 Sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech Trên thực tế sự hợp tác này đối với hai chủ thể chính là các ngân hàng truyền thống và các công ty Fintech cung cấp các dịch vụ thanh toán mới đều có lợi khi bù trừ khuyết điểm của nhau. Báo cáo PwC (2017) cho thấy xu hướng hợp tác diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu là những dịch vụ sản phẩm thuộc lĩnh vực thanh toán. Nhưng làm thế nào để việc liên kết hay sáp nhập giữa hai đối tượng này đạt hiệu quả và tạo sự lành mạnh cho những hoạt động thuộc lĩnh vực thanh toán là một trong những vấn đề được đặt ra cho NHNNVN. Cốt lõi là những sản phẩm được cung cấp bởi các công ty Fintech đa số đều là những sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông mới do đó còn tồn tại những mặt chưa hoàn thiện. Khi một công ty Fintech cung ứng các dịch vụ tài chính giữ tiền của người sử dụng dịch vụ (như thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền gửi) bị đổ vỡ hoặc yếu kém thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lan truyền tới các tổ chức tài chính khác, cũng như ảnh hưởng tới sự an toàn, ổn định của cả hệ thống tài chính của một quốc gia. Vì vậy NHNNVN cần nhanh chóng đẩy mạnh Đề án Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory Sandbox) tạo một môi trường cho những sản phẩm của Fintech được hoàn thiện hơn nữa. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ mới tạo ra những cơ hội cho khách hàng tự động thay đổi các tài khoản tiết kiệm hay quỹ hỗ tương nhằm tăng thu lợi nhuận, nhưng cũng tác động đến mức độ trung thành của khách hàng và làm tăng bất ổn về tiền gửi, ảnh hưởng tiêu cực đến tính thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp các ứng dụng hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng cũng tiềm ẩn rủi ro trực tiếp đối với sự lành mạnh, an toàn của ngân hàng thương mại sử dụng dịch vụ. Cụ thể sự gia tăng các sản phẩm và dịch vụ mới có thể làm tăng tính phức tạp trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, gây khó khăn cho quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động, hệ thống lõi của ngân hàng không đáp ứng đầy đủ các thay đổi và có thể không thích hợp. Vì vậy, các ngân hàng sẽ kết nối với các công ty Fintech nên làm gia tăng rủi ro an toàn dữ liệu, bảo vệ khách hàng, thông tin mật và an 12 ninh mạng. Từ đó, có thể làm tăng mức độ tổn thương cho hệ thống ngân hàng, đòi hỏi phải có thêm nhiều lớp dữ liệu để ngăn ngừa những vi phạm tiềm tàng. Mặt khác, sự thiếu minh bạch trong các hoạt động của các công ty fintech trong việc kêu gọi huy động vốn, quản lý tài khoản, giữ tiền của người sử dụng để phục vụ cho các mục đích khác với những cam kết khi sử dụng vốn của người tiêu dùng. Dẫn đến việc khi công ty Fintech không đủ khă năng tài chính để chi trả lại những món tiền đầu tư nhận của khách hàng (tiền gửi hoặc tiền của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền). 5. Kết luận Từ những nội dung nghiên cứu trên ta rút ra được các vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần làm sao để các thành phần kinh tế xã hội và đặc biệt là bộ phận người tiêu dùng từ bỏ thói quen thanh toán tiền mặt chuyển qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ứng dụng các dịch vụ thanh toán tài chính hiện đại trong giao dịch hàng ngày. Thứ hai, những lợi ích đem lại từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu được rủi ro trong đời sống hằng ngày và hướng tới một xã hội số hóa toàn diện trong thời đại công nghệ số. Thứ ba, những đóng góp to lớn của thanh toán điện tử với nền kinh tế như việc tăng được sự minh bạch khi dùng ví điện tử, giảm được tỷ lệ tham nhũng, dân trí người dân được nâng cao, tốc độ tăng trưởng GDP được cải thiện, giảm được các chi phí in ấn và quản lý tiền mặt. Thứ tư, những vấn đề cần đặt ra cho NHNNVN trong việc thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán điện tử nói riêng và sự phát triển của các công ty Fintech theo xu hướng toàn cầu. Những thông tư, nghị định, dự thảo,.. cần được đưa ra thực hiện nhằm đảm bảo cho việc phát triển của các dịch vụ công nghệ tài chính vững mạnh, an toàn trong hệ thống thị trường tài chính. Chính phú, NHNNVN cần can thiệp kịp thời và hành động ngay với sự phát triển tốc độ của công nghệ tài chính để đảm bảo hệ thống tài chính ổn định, tránh gặp khó khăn trong việc thanh khoản thị trường, những rủi ro tiềm ẩn nguy cơ làm tan vỡ hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung. 13 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO BuzzMetrics (2018), Thị trường ví điện tử - Công thức thành công và cơ hội tiềm ẩn do người dùng cung cấp, Việt Nam. Capgemini (2018), World Payments Report 2018, France. Chính Phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012. Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016. Cimigo (2019), E-payments, e-wallet and the future of payments, Ho Chi Minh city. Committee on Payment and Settlement Systems (2012), Innovations in Retail Payments, Germany. Dân số Việt Nam (2019), truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ https://danso.org/viet-nam/ European Payment Council (2014), White Paper Mobile Wallet Payments, Cours Saint. Hartmann, M. E. (2006), “E-Payments Evolution”, Handbuch E-Money, EPayment & M-Payment, 7-18. Hootsuite & We Are Social (2019), Digital 2019, USA. Lê Huy Khôi (2018), “Phát triển thanh toán di động tại Việt Nam: Hiện trạng và thách thức”, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-thanh-toan-di-dong-tai-vietnam-hien-trang-va-thach-thuc-300485.html. Lim Choon Seng, V. (2008), “The Development of E-payments and Challenges for Central Banks in the SEACEN Countries”, Research Studies. NHNNVN (2014), Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2014. NHNNVN (2017a), Quyết định số 328/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính, ban hành ngày 16 tháng 03 năm 2017. NHNNVN (2017b), Quyết định số 630/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch áp dụng các giải pháp an toàn về bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2017. 15 NHNNVN (2019a), “Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung và thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán”, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ https://napas.com.vn/Ti%20liu %20vn%20bn%20php%20quy/(2)%20TT20_2016_Sua %20doi_bo_sung_TT39_(Trung_gian_thanh_toan)_va_TT36.doc NHNNVN (2019b), Văn bản số 2198/NHNN-TT về việc đẩy mạnh thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ công, ban hành ngày 29 tháng 03 năm 2019. Omarini, A. E. (2018), “Fintech and the Future of the Payment Landscape: The Mobile Wallet Ecosystem-A challenge for Retail Banks?”, International Journal of Financial Research, 9 (4), 97-116. Population Pyramids of the World (2019), truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ https://www.populationpyramid.net/viet-nam/2019/ PPRO (2018), Payment & E-commerce Report, United Kingdom. PwC (2017), Global Fintech Report 2017, England. Q&Me (2018), Vietnam EC Report, Ho Chi Minh City. Rebecca Moody (2019), “Which countries have the worst (and best) cybersecurity?”, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ https://www.comparitech.com/blog/vpn-privacy/cybersecurity-by-country/ Solidiance (2018), Unlocking Vietnam’s Fintech Growth Potential, Singapore. Thông Tấn Xã Việt Nam (2019), “9 lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt”, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ https://plo.vn/video-photo-hihoa/infographic/9-loi-ich-cua-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-815050.html Trần Thị Khánh Trâm (2019), “Thực trạng sử dụng dịch vụ ví điện tử tại TP. Huế”, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ http://tapchitaichinh.vn/nganhang/thuc-trang-su-dung-dich-vu-vi-dien-tu-tai-tp-hue-302823.html. Visa (2016), Are Cashless payments good for business?, USA. Visa (2017), Cashless Cities: Realizing the Benefits of Digital Payments, USA. World Bank (2014), The opportunities of digitizing payments, USA. World Bank (2018), “Global Financial Inclusion (Global Findex) Database”, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 06 năm 2019, từ cơ sở dữ liệu của World Bank Wright, R., Tekin, E., Topalli, V., McClellan, C., Dickinson, T., & Rosenfeld, R. (2017), “Less cash, less crime: Evidence from the electronic benefit transfer program”, The Journal of Law and Economics, 60 (2), 361-383. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất