Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nội dung pháp lý về tiền ảo – thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệ...

Tài liệu Những nội dung pháp lý về tiền ảo – thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
89
1
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG DUNG NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG DUNG LUẬT KINH TẾ NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO – THỰC TIỄN PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ KHÓA 30 TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO – THỰC TIỄN PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 18300710077 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thủy Học viên: Nguyễn Trần Phương Dung Lớp: Cao học Luật Kinh tế Khóa: 30 Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Trần Phương Dung là học viên Cao học Khóa 30 của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nghiên cứu trình bày trong luận văn này. Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn “Những nội dung pháp lý về tiền ảo – Thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” do chính tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu được trình bày là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2022 Người thực hiện đề tài Nguyễn Trần Phương Dung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BTC ETH USD VNĐ AUD EURO P2P ICO EU ECB IRS FATF ATO PSA MiCa CEX DEX KYC AML CFT Nội dung đƣợc viết tắt Bitcoin Ethereum United States Dollar Tiền tệ chính thức của Mỹ Việt Nam Đồng Australian Dollar Tiền tệ chính thức của Úc Đồng tiền chung châu Âu Peer – to – Peer Hệ thống mạng ngang hàng Initial Coin Offering Phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng European Union Liên minh châu Âu European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu Internal Revenue Service Sở thuế vụ Hoa Kỳ Financial Action Task Force Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế Australian Taxation Office Sở thuế vụ Úc Payment Services Act Đạo luật dịch vụ thanh toán Nhật Bản Market in Crypto – Assets Dự luật các thị trường tài sản ảo Centralized Exchange Sàn giao dịch tập trung Decentralized Exchange Sàn giao dịch phi tập trung Know Your Customer Định danh khách hành Anti Money Laundring Chống rửa tiền Counter-Financing Terrorist Chống tài trợ khủng bố MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN ẢO ................................................................ 8 1.1. Khái quát sự ra đời của tiền ảo............................................................................................. 8 1.2. Khái niệm, đặc điểm tiền ảo ................................................................................................ 10 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm tiền ảo .................................................................................................................... 13 1.2.3. Đặc điểm tiền điện tử ............................................................................................................. 18 1.3. Vai trò của tiền ảo ................................................................................................................ 19 1.4. Phƣơng thức giao dịch ......................................................................................................... 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................................... 31 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÊ TIỀN ẢO VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.............................................................................................. 32 2.1. Quy định pháp luật của một số quốc gia về tiền ảo .......................................................... 32 2.1.1. Nhóm các quốc gia cấm tiền ảo trên toàn lãnh thổ ............................................................... 32 2.1.2. Nhóm quốc gia cho phép sử dụng, giao dịch tiền ảo, có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoặc hướng dẫn và quản lý chặt chẽ ...................................................................................... 33 2.1.3. Một số quy định về tiền ảo trong pháp luật Nhật Bản ........................................................... 35 2.1.4. Liên minh Châu Âu và Dự luật Các thị trường trong ngành tài sản ảo - MiCa (Markets in Crypto - Assets) ................................................................................................................................ 47 2.2. Hoạt động giao dịch, đầu tƣ tiền ảo tại Việt Nam ............................................................. 57 2.3. Một số vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam .................................................................. 61 2.3.1. Pháp luật Dân sự ................................................................................................................... 61 2.3.2. Pháp luật về thuế ................................................................................................................... 63 2.3.3. Pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư ........................................................................................ 65 2.3.4. Pháp luật về chứng khoán...................................................................................................... 67 2.3.5. Pháp luật hình sự ................................................................................................................... 67 2.4. Một số kinh nghiệm về tiền ảo cho Việt Nam .................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng 4.0 đã đem đến cho thế giới những sản phẩm, dịch vụ mới, những khái niệm mới trên nhiều lĩnh vực ở phạm vi toàn cầu như tài sản ảo, tiền ảo, các tài sản phi truyền thống. Sự xuất hiện của tiền ảo, điển hình là Bitcoin đã gây ra một cơn sốt thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức kể từ phiên giao dịch đầu tiên vào năm 2010. Tiền ảo ngày càng phát triển, sức lan truyền ngày càng mạnh mẽ, việc mua bán, trao đổi loại tiền ảo này bắt đầu từ một vài cộng đồng nhỏ nhưng dần phát triển trên phạm vị toàn thế giới như một phương thức thanh toán khác bên cạnh các phương thức thanh toán truyền thống. Tiền ảo dần nhận được sự ủng hộ từ một số sàn giao dịch lớn tại một số nước như Nhật Bản, Canada và Mỹ. Trên thực tế, tại Việt Nam, “cơn sốt” tiền ảo thời gian gần đây vẫn chưa hạ nhiệt; các giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo diễn ra thường xuyên với lưu lượng lớn trên một số nền tảng giao dịch tiền ảo như Remitano, Binance, Coinbase. Về khía cạnh pháp lý, hiện nay việc đưa ra một khung pháp lý về giao dịch và quản lý các giao dịch tiền ảo cũng như những vấn đề phát sinh từ các hoạt động đó vẫn còn nhiều bất cập. Công văn số 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo khẳng định: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Đối với hoạt động đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư”. Như vậy, Việt Nam không công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán hợp pháp; việc phát hành, tàng trữ hay sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, công văn trên của Ngân hàng nhà nước hay trong một số văn bản quy phạm pháp luật không đề cập đến vấn đề “cấm giao dịch tiền ảo” giữa các bên thông qua sàn giao dịch hay trực tiếp giữa các cá nhân. Do đó việc giao dịch tiền ảo này vẫn diễn ra thường xuyên và sôi động không chỉ trong nước mà còn trong phạm vi quốc tế. Tiền ảo là một sản phẩm công nghệ mới do đó nó chứa đựng nhiều tiềm năng mang tính đột phá nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro trong quá trình phát triển. Mặc dù vậy, tiền ảo và công nghệ Blockchain đứng sau nó là một sản phẩm của thời đại mới, mang lại nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng vào các lĩnh vực khác trong đời sống như Y tế, giáo dục, ngân hàng, logistic, thậm chí là Nông nghiệp. Do đó bước 2 đầu cần phải đánh giá khách quan những tiềm năng bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát triển của tiền ảo để góp phần cho quá trình nghiên cứu, định hướng một khung pháp lý phù hợp trong việc quản lý, kiểm soát các vấn đề về tiền ảo. Để làm rõ các khía cạnh pháp lý về tiền ảo và tìm hiểu những nguyên nhân vướng mắc từ thực tiễn liên quan đến tiền ảo trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra hướng giải quyết, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Những nội dung pháp lý về tiền ảo - Thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” với hi vọng đề tài là nguồn tài liệu tham khảo các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến điều hoạt động giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, từ đó nhìn nhận những thiếu sót của pháp luật quy định về vấn đề này và đề xuất biện pháp khắc phục. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu về tiền ảo, tác giả tìm được một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể: Về sách chuyên khảo có Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Sách chuyên khảo, Nxb Tư Pháp, của tác giả Nguyễn Minh Oanh (2019). Về nội dung tác giả đã gần như đề cập đến tất cả vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo. Một số vấn đề được tác giả đặt ra như ưu, nhược điểm của tiền ảo, cơ chế “sở hữu”, lưu thông đối với tiền ảo, thực tiễn các hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu “máy đào” tiền ảo, sử dụng tiền ảo, việc thu thuế đối tiền ảo và về các sàn giao dịch tiền ảo đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào cụ thể quy định của pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới chia theo khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Á cũng như Việt Nam để có thể so sánh, phân tích với mục đích học hỏi kinh nghiệm cũng như đề xuất một số chính sách phù hợp cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiền ảo tại Việt Nam. Dựa trên những nội dung từ bài viết sẽ là nguồn tài liệu và nền tảng để tác giả tham khảo khi nghiên cứu và phát triển đề tài của mình. Trên tạp chí tài chính điện tử của Bộ tài chính, tác giả Nguyễn Thị Hiền (Viện chiến lược ngân hàng) có bài viết “Một số khuyến nghị hoàn thiện khung pháp lý các loại tiền ảo, tiền điện tử”, ở bài viết này, tác giả chủ yếu đi vào các vấn đề: phân tích khái niệm tiền ảo, tiền điện tử theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Hội đồng châu Âu (EC) cũng như khái niệm về tiền ảo, tiền điện tử trong pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, tác giả so sánh những khác biệt giữa tiền ảo và tiền điện tử, giới thiệu và phân loại khung pháp lý tiền điện tử và tiền ảo tại một số quốc gia thành 03 nhóm: (i) nhóm quan điểm thân thiện, (ii) nhóm quan điểm khách quan và (iii) nhóm hạn chế tiền ảo. Bài viết của tác giả đưa ra một số khái quát về tiền ảo, về 3 hoạt động quản lý, kiểm soát giao dịch tiền ảo, vấn đề về đánh thuế thu nhập từ tiền ảo tại một số quốc gia. Tác giả cũng đưa ra quan điểm của Việt Nam về tiền ảo và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam dựa trên tình hình kinh tế, xã hội hiện tại cũng như tham khảo một số kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới nhằm đưa ra những đề xuất phù hợp trong việc quản lý, kiểm soát các hoạt động hoạt động mua bán, trao đổi hay đầu tư tiền. Những nội dung từ bài viết sẽ là nguồn tài liệu để tác giả tham khảo khi nghiên cứu đề tài của mình. Tạp chí điện tử của Tòa án nhân dân tối cao, tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải (Sở Tư pháp Ninh Bình) với bài viết: “Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong thời đại công nghiệp 4.0”. Với bài viết này, tác giả đã đặt ra những khái quát chung về tiền ảo, cụ thể là định nghĩa tiền ảo tại một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển, Liên Minh châu Âu nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bài viết với nội dung quy định của pháp luật về tiền ảo, tác giả chủ yếu đi tìm hiểu định nghĩa về tiền ảo trong Bộ luật dân sự 2015 và các quy định về giao dịch pháp lý liên quan đến tiền ảo hay các hoạt động khác liên quan đến tiền ảo trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật giao dịch điện tử 2005, Pháp luật tín dụng – ngân hàng 2005 và Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam trên phương diện là một phương thức thanh toán hợp pháp hay không. Bên cạnh đó, tác giả bài viết còn đề cập đến quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo như thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng trên phương diện tiền ảo có phải là đối tượng chịu thuế. Tác giả cũng đặt ra một số vấn đề về tiền ảo theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính trong việc xử phạt hành chính các hành vi vi phạm hay trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi bất hợp pháp liên quan đến tiền ảo. Mặc dù tác giả đã có những kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo, cụ thể tác giả đề xuất Chính phủ nên nghiên cứu việc quản lý, xử lý tiền ảo theo hướng cấm sử dụng giao dịch hàng hóa dưới bất cứ phương thức nào như dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hay dưới dạng là các phương tiện thanh toán. Tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải không công nhận Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung là một loại tiền tệ và không là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, “Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam”, Nghiêm Thị Thùy Trang (2018). Tác giả đã đưa ra định nghĩa, phân loại tiền ảo cũng như thực trạng thị trường tiền ảo tại thị trường Việt Nam; đưa ra một số khuyến nghị trong việc quản lý, kiểm soát tiền ảo tại Việt Nam từ kinh nghiệm đức kết thực tiễn pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù tác giả đã nêu đặc điểm của tiền ảo nhưng việc dùng thuật gữ tiền kỹ thuật số đối với tiền ảo là không chính xác. Ngoài ra, tác giả tập trung phân tích tiền ảo Bitcoin trong khi trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều loại tiền ảo được xây dựng từ các công nghệ khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong quá trình lưu thông, sử dụng của người dùng. Mặc dù vậy, tác giả đã phân tích khá đầy đủ quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế giới về tiền ảo cũng như đưa ra những đề xuất mang tính cấp thiết trong việc xây dựng khuôn khô pháp lý cho 4 Việt Nam. Vì vậy, luận văn là nguồn tài liệu có ý nghĩa khoa học trong quá trình nghiên cứu đề tài của học viên. Luận văn thạc sĩ Luật học, “Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam”, Đoàn Phương Thảo (2019). Tác giả đã phân tích khái niệm tiền ảo cũng như những vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật của nước ngoài trong việc nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo. Tác giả đã đưa ra tên gọi chính xác đúng với bản chất của tiền ảo và công nghệ đứng sau; bên cạnh đó, tác giả đã có những phân tích, đánh giá cụ thể đối với pháp luật của các quốc gia trên thế giới về tiền ảo thông qua pháp luật Nhật Bản và quy định pháp luật của Canada; từ đó đã có một số kiến nghị phù hợp nhằm mục đích góp phần nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam để theo kịp với xu hướng của thế giới. Luận văn sẽ nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài của học viên. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các bài viết, công trình có liên quan đến các nội dung pháp lý về tiền ảo, tác giả nhận thấy có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đã phân tích chung về vấn đề pháp lý xoay quanh các hoạt động liên quan đến tiền ảo cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới điều chỉnh các hoạt động về tiền ảo. Tuy nhiên, tiền ảo vẫn là đề tài khá mới mẻ, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự phổ biến của mạng internet, tác giả mong rằng đề tài “Những nội dung pháp lý về tiền ảo – Thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ là cơ hội để tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng hơn về khái niệm mới này. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu một cách khái quát về tiền ảo cũng như các giao dịch về tiền ảo và các hoạt động liên quan đến tiền ảo điển hình là huy động vốn đầu tư theo hình thức ICO. Cụ thể luận văn nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, đặc điểm, tính chất của loại đối tượng này dựa trên quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Thứ hai, luận văn nghiên cứu nhằm tìm hiểu quan điểm về tiền ảo của các một số nhóm quốc gia trên thế giới, chia thành các nhóm quốc gia: ủng hộ - hạn chế/ cấm (Ví dụ: nhóm ủng hộ Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU); nhóm cấm, không công nhận tiền ảo như Trung Quốc). Đề tài còn nghiên cứu những điều kiện, yêu cầu trong việc thực hiện các giao dịch tiền ảo trên các sàn giao dịch tiền ảo đang hoạt động phổ biến tại Việt Nam như sàn tập trung và sàn phi tập trung. Về đối tượng nghiên cứu, tác giả đi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến loại đối tượng này ở các khía cạnh về quy định của pháp luật về thuế, quy định của pháp luật về quản lý thông tin, pháp luật về đầu tư trong các hoạt động liên quan đến tiền ảo. 5 Thứ ba, đề tài phân tích những bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam. Đưa ra những những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật Việt Nam để điều chỉnh những vấn đề phát sinh quá trình trao đổi, mua bán, đầu tư tiền ảo. Tác giả hi vọng đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật về tiền ảo. Bổ sung thêm một số quy định về điều kiện để ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào thị trường tiền ảo nhằm hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình tham gia giao dịch, đầu tư vào tiền ảo, từ đó đảm bảo được tối đa quyền lợi các cá nhân, tổ chức cũng như đảm bảo quyền lợi của Nhà nước trong lĩnh vực này. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu các các khía cạnh pháp lý liên quan đến tiền ảo. Các đối tượng khác không chỉ mang tính chất tham khảo, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các hoạt động giao dịch tiền ảo thông qua các nền tảng giao dịch mà cụ thể là các sàn giao dịch tiền ảo; và thực tiễn pháp luật nước ngoài với mục đích làm kinh nghiệm cho Việt Nam. Về Pháp luật áp dụng, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của 02 nhóm quốc gia với những quan điểm khác nhau về tiền ảo, bao gồm: (i) nhóm các quốc gia cấm tiền ảo trên toàn lãnh thổ; (ii) nhóm quốc gia cho phép sử dụng, giao dịch tiền ảo, có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoặc hướng dẫn và quản lý chặt chẽ như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU). Đối với pháp luật Việt Nam, tác giả chủ yếu nghiên cứu Bộ luật dân sự 2015, Luật thuế 2014, Luật giao dịch điện tử 2005, Luật đầu tư 2014 và các văn bản pháp luật liên quan bên cạnh việc nghiên cứu quy định của pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó tác giả có thể sử dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực có liên quan đến nội dung đang nghiên cứu để làm tư liệu so sánh với các quy định của pháp luật hiện hành nhằm có cái nhìn đánh giá khách quan nhất. Đối với thực tiễn, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những bất cập liên quan đến vấn đề quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với các hoạt động giao dịch tiền ảo (quản lý nền tảng giao dịch tiền ảo, xác minh danh tính khi tham gia giao dịch, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia vào hoạt động giao dịch) cũng như xử lý những vi phạm, giải quyết những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền ảo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng phần nhỏ để có cái nhìn rõ hơn, đầy đủ hơn về đối tượng nghiên cứu. Đối với đề tài này, phương pháp phân tích nhằm mục đích làm rõ các quy định của pháp luật đối với các khía cạnh pháp lý liên quan đến tiền ảo, cụ thể phân tích những nguyên nhân và thực tiễn dẫn tới những bất cập này. Phương pháp tổng hợp: liên kết, xâu chuỗi từng phần của thông tin đã được phân tích ở trên nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết mới hoàn chỉnh, thống nhất và logic nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, tăng thêm tính thuyết phục cho đề tài. Đối với phương pháp này tác giả sử dụng ở chương 2 và chương 3. Phương pháp thu thập thông tin: tìm kiếm, thu thập, chọn lọc các thông tin liên quan đến nội dung của đề tài từ các quy định của pháp luật trong sách báo, tạp chí, các bài nghiên cứu của các tác giả nhằm có được nguồn thông tin khách quan, chính xác làm cơ sở để tham khảo nội dung, quan điểm từ các bài viết của các tác giả khác để từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân nhằm làm rõ hơn đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Đối với phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng trong cả ba chương của đề tài nghiên cứu. Tại Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích thu thập thông tin thực tiễn qua các bài báo, tạp chí, bản án có hiệu lực của tòa án, nhằm làm rõ những bất cập trong thực tiễn đang diễn ra, từ đó đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành đang có những vướng mắc gì cần điều chỉnh. Phương pháp lịch sử: đi tìm nguồn gốc hình thành đối tượng cần nghiên cứu, quá trình thay đổi và phát triển cũng như những quy định pháp luật về vấn đề tiền ảo, giao dịch tiền ảo. Từ đó có thể đánh giá vấn đề này theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu sự ra đời của thuật ngữ “tiền ảo”, giao dịch liên quan và những quy định của pháp luật xoay quanh các giao dịch tiền ảo từ khi thuật ngữ này xuất hiện. Phương pháp so sánh, đánh giá: mục đích so sánh quy định của pháp luật qua các thời kỳ liên quan đến đề tài, là cơ sở để đánh giá quy định của pháp luật. So sánh một số quy định, cách tiếp cận về tiền ảo, giao dịch tiền ảo, các hoạt động liên quan đến tiền ảo của Việt Nam và một số quốc gia như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), úc và Trung Quốc. So sánh quan điểm của các tác giả trong sách chuyên khảo, báo hay tạp chí chuyên ngành. Từ việc áp dụng phương pháp so sánh để tiếp tục áp dụng phương pháp đánh nhằm giá quy định của pháp luật hiện hành có những khía cạnh tích cực và tiêu cực 7 nào, đã phù hợp với thực tiễn hay chưa và cần có những phương án xây dựng, thay đổi nào cho phù hợp với tình thực tiễn. Đối với phương pháp này tác giả sử dụng ở cả ba chương để nhằm làm rõ mục đích của bài nghiên cứu mà tác giả định hướng thực hiện, cụ thể chương 1 phương pháp so sánh đánh giá sẽ giúp tác giả so sánh khái niệm về tiền ảo của các quốc gia trên thế giới về Việt Nam, từ đó có những đánh giá khách quan về khái niệm này. 8 CHƢƠNG 1. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN ẢO Khái quát sự ra đời của tiền ảo Vào đầu những năm 1980, nhà mật mã học David Chaum người Mỹ đã tạo ra tiền kỹ thuật số sử dụng mật mã để bảo mật và xác minh các giao dịch. Tuy nhiên, phải đến thời điểm đầu những năm 1990, công nghệ phần mềm và giao thức mật mã mới phát triển để có thể tạo ra một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung thực sự. Tháng 10 năm 2008, một bài viết được đăng ẩn danh dưới cái tên Satoshi Nakamoto với tiêu đề “Bitcoin - A Peer-to-Peer Electronic Cash System” giới thiệu về một hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào1 và Bitcoin (gọi tắt là BTC) là đại diện đầu tiên sử dụng hệ thống thanh toán ngang hàng (peer-to-peer) này. Theo Satoshi, hệ thống này giúp “những giao dịch giữa các bên được thực hiện trực tiếp và không cần phải phụ thuộc vào các định chế tài chính. Hệ thống được thiết kế để có thể hoàn toàn phân quyền/phi tập trung, nghĩa rằng người sử dụng đồng tiền ấy sẽ không cần phải đặt niềm tin vào các thể chế trung ương, như giới ngân hàng truyền thống2”. Satoshi cũng là người đầu tiên đào được 50 đồng Bitcoin đầu tiên trên nền tảng blockchain và 50 đồng Bitcoin đặc biệt này được lập trình để không thể sử dụng được. Ngày 12 tháng 1 năm 2009, giao dịch Bitcoin đầu tiên diễn ra giữa Nakamoto và Hal Finney nhưng mãi đến tháng 2 năm 2010, Bitcoin mới được biết đến nhiều hơn thông qua sự kiện một người trả 10.000 BTC cho 02 chiếc pizza Papa’s John và được chấp nhận. Vào đầu năm 2010, Bitcoin là đồng tiền ảo duy nhất trên thị trường. Bước nhảy đầu tiên của Bitcoin bắt đầu với mức giá 0.09$ vào tháng 7 năm 2010, để rồi đạt mốc 1$ vào tháng 4 năm 2011 và thật sự “bùng nổ” vào năm 2017 khi giá Bitcoin chạm ngưỡng 19.000$ vào tháng 12 cùng năm 3. Cùng với sự ra đời và bùng nổ của Bitcoin, chỉ trong vòng vài năm, hàng loạt đồng ảo mới dựa trên nền tảng blockchain gia nhập thị trường mà các đại diện nổi bật như Litecoin (ra mắt năm 2011) và Ethereum (xuất hiện vào năm 2015) và giá của các đồng tiền ảo này tăng giảm cùng với giá trị của Bitcoin. 1 Nour, “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System - Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng”, https://tapchibitcoin.io/white-paper-bitcoin-sach-trang-bitcoin.html, truy cập ngày 15/9/2022. 2 Song Song, “Coin68 Blog: Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và sự ra đời của Bitcoin”, https://coin68.com/coin68-blog-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau-2008-va-su-ra-doi-cua-bitcoin/, truy cập ngày 15/9/2022. 3 Megan DeMatteo, “Bitcoin price history: 2009 to 2022”, https://time.com/nextadvisor/investing/cryptocurrency/bitcoin-price-history/, truy cập ngày 04/10/2022. 9 Hiện nay, có hàng nghìn loại tiền ảo đang được lưu hành nhưng Bitcoin vẫn là đại diện nổi bật nhất. Theo dữ liệu trên Coinmarketcap tính đến thời điểm tháng 11/2021 cho thấy, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử chạm mức cao nhất là 3000 tỷ USD4 (riêng Bitcoin ở thời điểm đỉnh cao được định giá gần 1000 tỷ USD và nhiều người cho rằng nó sẽ sớm trở thành một loại tài sản thay thế) dẫn đến việc ngày càng nhiều người tin vào tương lai tiền ảo sẽ được công nhận và được sử dụng, giao dịch rộng rãi trên toàn thế giới. Hình 1. Biểu đồ thể hiện tổng vốn hóa thị trường tiền ảo từ 30/4/2013 19/10/2022 Nguồn: Coinmarketcap Bên cạnh đó, tính ẩn danh và dễ dàng giao dịch xuyên biên giới cũng như giá trị tăng một cách phi mã nên tiền ảo đã thu hút nhiều người dùng tham gia vào cộng đồng tiền điện tử này bao gồm các thợ đào, người dùng với các mục đích tìm kiếm lợi nhuận, thậm chí là sử dụng tiền điện tử vào các giao dịch “đen” như rửa tiền, buôn 4 Global Cryptocurrency Charts, https://coinmarketcap.com/charts/, truy cập ngày 19/10/2022. 10 bán vũ khí. Nhiều người mong rằng tiền ảo sẽ là một loại hình tiền tệ trong tương lai và là phương tiện thanh toán thay thế vì các ưu điểm nó mang lại. Theo thông tin công bố vào ngày 25 tháng 3 năm 2014, sàn giao dịch tiền ảo đầu tiên tại Việt Nam được thành lập và bắt đầu hoạt động dưới sự hợp tác giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Bitcoin Việt Nam và công ty trách nhiệm hữu hạn Bit2C (Tel Aviv, Israel) cho phép mua bán không giới hạn Bitcoin (BTC)5. Năm 2014, một quán cafe tại Hà Nội chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho dù đồng tiền ảo này vẫn là khái niệm mới mẻ tại thời điểm đó 6. Một số quán cafe tại TP. Hồ Chí Minh cũng bắt đầu chấp nhận tiền ảo như một hình thức thanh toán. Năm 2017, một trường Đại học có tiếng về công nghệ cho phép nộp học phí bằng Bitcoin7. Ngày 7 tháng 9 năm 2021, El Salvador ban hành Luật Bitcoin, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng tiền mã hóa làm tiền tệ quốc gia 8. Đi cùng với những sự kiện trải dài từ khi Bitcoin ra đời và giá trị tăng phi mã của tiền ảo càng làm cho người dùng thế giới nói chung và người dùng tại Việt Nam nói riêng tin tưởng và lao vào công cuộc đầu cơ tiền ảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có rất nhiều người hoài nghi về việc liệu tiền ảo có thể đáp ứng các điều kiện về chức năng của tiền tệ hay không. 1.2. Khái niệm, đặc điểm tiền ảo 1.2.1. Khái niệm Tiền ảo (virtual currency), tiền kỹ thuật số (digital currency), tiền mã hóa (cryptocurrency) là các khái niệm đang được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đang sử dụng khi nhắc đến Bitcoin hay các đồng tiền tương tự Bitcoin nhưng thuật ngữ được nhiều người sử dụng vẫn là “tiền ảo”. Hiện nay, thế giới chưa thống nhất khái niệm về tiền ảo”; tuy nhiên, đã có những cá nhân, tổ chức có những bài viết nghiên cứu, phân tích và đề cập tiền ảo dưới nhiều góc độ. Do đó, có thể kể đến một số quan điểm về tiền ảo như sau: “Tiền ảo” là ý nghĩa phiên dịch Anh – Việt của cụm từ “virtual currency” hoặc “virtual money”. Bản thân “virtual currency” hiện nay chưa phải là ngôn ngữ pháp lý mà cụm từ này được xem như sản phẩm phái sinh từ “virtual” theo ngôn ngữ lập trình máy tính, có nghĩa là không tồn tại dưới dạng 5 PHONG VÂN - A.H - C.V.K, “"Sàn giao dịch" tiền Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam có hợp pháp?”, https://congnghe.tuoitre.vn/san-giao-dich-tien-bitcoin-dau-tien-tai-viet-nam-co-hop-phap-599977.htm, truy cập ngày 10/10/2022. 6 “ Hà Nội có quán cà phê đầu tiên nhận thanh toán bằng Bitcoin”, https://zingnews.vn/ha-noi-co-quan-ca-phe-dau-tien-nhan-thanh-toan-bang-bitcoin-post393786.html, truy cập ngày 10/10/2022. 7 Nguyễn Hà, “Đại học FPT cho nộp học phí bằng Bitcoin”, https://vnexpress.net/dai-hoc-fpt-cho-nop-hoc-phi-bang-bitcoin-3661877.html, truy cập ngày 10/10/2022. 8 Bảo Lâm (Theo Rolling Stone), “Quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin giờ ra sao”, https://vnexpress.net/quoc-gia-dau-tien-chap-nhan-bitcoin-gio-ra-sao-4506096.html, truy cập ngày 10/10/2022. 11 thức vật lý mà chỉ hiện diện dưới dạng ứng dụng phần mềm9. Đối với định nghĩa này, có thể hiểu cụm từ “virtual currency” được hiểu là một loại tiền tệ hoặc một phương thức thanh toán trên môi trường mạng, được chấp nhận và sử dụng bởi một cộng đồng trực tuyến với mục đích nhất định. Vào năm 2012, Đề án về tiền ảo của Ngân hàng Trung ương châu Âu European Central Bank (ECB) định nghĩa như sau: “Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương; được phát hành và kiểm soát bởi chính nhà phát triển của nó; được sử dụng và được chấp nhận giữa các thành viên của cộng đồng ảo nhất định10”. Theo định nghĩa này thì tiền ảo sẽ có các đặc tính: (i) là một dạng tiền kỹ thuật số tồn tại trên môi trường mạng, (ii) không bị điều chỉnh bởi ngân hàng trung ương hay nói cách khác tiền ảo (virtual currency) không được công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp như tiền giấy, tiền xu của một quốc gia; (iii) được phát hành và kiểm soát bởi nhà phát triển của nó; (iv) và được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên trong cộng đồng ảo nhất định. Trong đề án nghiên cứu tiếp theo vào năm 2015 nhằm mục đích phân tích sâu hơn về tiền ảo, ECB đã đưa ra khái niệm hoàn thiện hơn để phù hợp sự phát triển của tiền ảo. Trong nghiên cứu này, ECB đưa ra định nghĩa: “Tiền ảo không phải là tiền hay tiền tệ dưới góc độ pháp lý. Tiền ảo được định nghĩa là một đại diện kỹ thuật số có giá trị; không phải do ngân hàng trung ương, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính phát hành; và trong một số trường hợp có thể được sử dụng để thay thế tiền thật11”. So với khái niệm được ra tại nghiên cứu năm 2012, nghiên cứu mới này có một số điểm thay đổi sau đây: (i) Tiền ảo được coi là một đại diện kỹ thuật số có giá trị, nghĩa là ECB đã thừa nhận giá trị của tiền ảo khi được mang ra để trao đổi hoặc định giá cho các loại tài sản, hàng hóa khác; (ii) ECB đã bỏ đi đặc tính “được phát hành và kiểm soát bởi nhà phát triển”, điều này phù hợp với bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến việc ngày càng có nhiều loại tiền ảo ra đời cùng với công nghệ đứng sau, đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều cách thức kiểm soát khác nhau (kiểm soát dưới dạng tập trung hoặc phi tập trung, tức là do chủ thể phát hành kiểm soát hoặc do chính cộng đồng người dùng nắm quyền quyết định); (iii) Đặc tính “được cộng đồng ảo cụ thể chấp nhận và sử dụng” đã được thay thế bởi việc cho rằng tiền ảo có thể sử dụng thay thế tiền thật trong một số trường hợp. 9 Đoàn Phương Thảo (2018), Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, trang 15. 10 “A virtual currency can be defined as a type of unregulated, digital money, which is issued and usually controlled by its developers, and used and accepted among the members of a specific virtual community.”, EUROPEAN CENTRAL BANK - EUROSYSTEM (October 2012), Virtual Currency Schemes, Germany, page 5. 11 “Virtual currency is also not money or currency from a legal perspective. For the purpose of this report, it is defined as a digital representation of value, not issued by a central bank, credit institution or e-money institution, which in some circumstances can be used as an alternative to money.”, EUROPEAN CENTRAL BANK - EUROSYSTEM (February 2015), Virtual currency schemes - a further analysis, Germany, page 4. 12 Điều này có thể hiểu rằng ECB thừa nhận tiền ảo không chỉ dừng lại ở cộng đồng mạng mà đã lấn sang cộng đồng thật; thừa nhận dạng kỹ thuật số có giá trị dùng để trao đổi, thanh toán được chấp nhận sử dụng trong cả hai cộng đồng đều là tiền ảo. Năm 2014, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã ban hành thông báo số 2014-21, 2014-16 I.R.B.938 PDF, giải thích rằng “tiền ảo là một đại diện kỹ thuật số của giá trị, có chức năng như một đơn vị tài khoản, một kho lưu trữ giá trị, và là một phương tiện trao đổi”12. Như vậy, IRS sử dụng thuật ngữ "tiền ảo" để mô tả nhiều loại tiền ảo có thể chuyển đổi, được sử dụng làm phương tiện trao đổi, chẳng hạn như tiền kỹ thuật số (digital currency) và tiền mã hóa (cryptocurrency). Dù với tên gọi nào thì một tài sản có các đặc điểm của tiền ảo sẽ được coi là tiền ảo cho mục đích về thuế thu nhập của Liên bang. Định nghĩa về tiền ảo của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ chưa thật đầy đủ vì không khẳng định tiền ảo có được phát hành bởi ngân hàng trung ương hay không, và có được sử dụng trong cộng đồng thật hay không. Nhật Bản là quốc gia chấp nhận sớm nhất các giao dịch tiền ảo khi công nhận Bitcoin là phương thức thanh toán hợp lệ. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là quốc gia tiên phong trong việc ban hành các quy phạm pháp luật về tiền ảo. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Đạo luật tiền ảo Nhật Bản 13 có hiệu lực từ ngày 1/4/2017, khái niệm “tiền ảo” được chia ra làm 02 loại như sau: (i) Giá trị giống như tài sản (được ghi lại bởi cách thức điện tử, bằng thiết bị điện tử hoặc thiết bị khác, không bao gồm tiền tệ của Nhật Bản hoặc các quốc gia khác và các tài sản được xác định bởi các đơn vị tiền tệ đó) được sử dụng để thanh toán chi phí cho một hoặc nhiều đối tượng không cụ thể khi mua, thuê hoặc các dịch vụ khác, được chuyển bằng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử”; (ii) Giá trị giống như tài sản có thể được sử dụng để trao đổi với một hoặc nhiều đối tượng không xác định đối với những giá trị tài sản được đưa ra trong mục (i) và có thể được chuyển giao thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử”. Như vậy, tiền ảo được đưa ra trong pháp luật Nhật Bản có các đặc điểm tương đồng với định nghĩa được ECB đưa ra, theo đó phải thỏa mãn các điều kiện: (i) có giá trị như tài sản; (ii) không là đồng tiền pháp 12 “Virtual currency is a digital representation of value, other than a representation of the U.S. dollar or a foreign currency (“real currency”), that functions as a unit of account, a store of value, and a medium of exchange.”, Internal Revenue Service, “Frequently Asked Questions on Virtual Currency Transactions”, https://www.irs.gov/individuals/international-taxpayers/frequently-asked-questions-on-virtual-currencytransactions, truy cập ngày 25/10/2022. 13 “Act on Financial Transactions, Article 2, Section 5 Virtual currency as described in this Act refers to: 1. Asset-like values (limited to those items electronically recorded by electronic or other equipment and excluding Japanese currency, foreign currency, and currency-denominated assets; the same applies to the item below) usable as payment to indefinite parties for the cost of purchase or rent of items or receipt of services and which can be transferred by means of electronic data processing systems; 2. Asset-like values that can be used in exchange with indefinite parties for those items described in the preceding item and which can be transferred by means of electronic data processing systems.” 13 định do chính phủ ban hành; (iii) có thể được dùng để trao đổi, mua bán đối với tài sản, hàng hóa trong thế giới thực. Đến thời điểm hiện tại đã tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về tiền ảo. Tuy nhiên, dựa theo các định nghĩa nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về tiền ảo như sau: tiền ảo là một dạng tiền kỹ thuật số, được phát hành bởi một cá nhân hoặc tổ chức; không phải là đồng tiền pháp định do chính phủ của một quốc gia phát hành, có giá trị sử dụng trong cộng đồng mạng hoặc có thể sử dụng để thực hiện việc trao đổi, thanh toán các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Với cách hiểu trên, tiền ảo không có dạng vật chất như tiền giấy, chúng cũng khác các đại diện kỹ thuật số của tiền tệ do ngân hàng trung ương phát hành; không phải là đồng tiền quy đổi bằng điểm thưởng đạt được trong quá trình tham gia trò chơi hoặc được quy đổi từ chính đồng tiền pháp định theo một bảng quy đổi cố định do nhà đơn vị phát hành trò chơi trực tuyến quy ước được thực hiện thông qua các hình thức nạp tiền bằng thẻ game, thẻ cào điện thoại và chỉ sử dụng trong chính trò chơi trực tuyến đó, không được quy đổi ngược lại và cũng không có sự liên kết trong thế giới thực, không có chức năng thanh toán đúng nghĩa cho nên khái niệm “tiền ảo” được nhiều người tiếp cận hiện nay bản chất chính là đồng tiền mã hóa (cryptocurrency). Tại Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền đã và đang có các quyết định, chỉ thị về hoạt động liên quan đến tiền ảo, cụ thể: (i) Ngày 21 tháng 8 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; (ii) Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 10/CTTTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác (mà gọi tắt là tiền ảo); (iii) Ngày 13/4/2018, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Như vậy, từ tiêu đề của 03 văn bản trên có thể thấy cơ quan có thẩm quyền xác định loại “tiền ảo” cần xây dựng khung pháp lý cũng như tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tại Việt Nam hiện nay chính là tiền mã hóa. Điều này cũng xác nhận rằng tiền mã hóa tách biệt tiền điện tử, nghĩa là tiền điện tử không được xem là tiền ảo. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa hay tài sản mã hóa sẽ được thống nhất gọi bằng thuật ngữ “tiền ảo”, “tài sản ảo”. Vì vậy, khi đối chiếu quan điểm pháp lý giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới, dù tên gọi khác nhau nhưng mục đích đều nhắm đến đồng tiền mã hóa, tài sản mã hóa như đã phân tích ở trên. 1.2.2. Đặc điểm tiền ảo 14 Dưới góc độ công nghệ, tiền ảo hiện nay được hình thành dựa trên nền tảng công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT) hay còn gọi là Blockchain. Đúng như tên gọi, cấu trúc của Blockchain được chia thành block (khối) và chain (chuỗi). Tức là, mạng lưới Blockchain được tạo thành bởi rất nhiều khối và những khối này liên kết lại với nhau tạo thành chuỗi và tạo thành chuỗi khối (Blockchain). Mỗi một khối (block) bao gồm 03 thành phần: (i) Dữ liệu (Data) là các bản ghi dữ liệu được xác thực qua cơ chế đồng thuận và đã được bảo vệ bởi thuật toán mã hoá phù hợp với từng Blockchain; (ii) Mã hàm băm (Hash) là một chuỗi bao gồm các ký tự và số được tạo một cách ngẫu nhiên và không giống nhau. Mỗi block sẽ có một Hash riêng và nó được mã hoá bằng thuật toán mã hoá. Tác dụng của mã Hash là để phát hiện các thay đổi trong các khối; (iii) Mã hàm băm của khối trước đó (Previous Hash): được dùng để nhận biết vị trí trước sau của các khối liền kề và liên kết với nhau14. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain có thể được xem là một cuốn sổ cái điện tử được phân tán trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi bởi bất kỳ hình thức nào. Mọi thông tin được lưu trữ sẽ được xác nhận bởi các máy tính tham gia vào mạng lưới (cơ chế đồng thuận); đồng thời cũng bởi cơ chế này mà một khi dữ liệu đã được chấp nhận và ghi vào Blockchain sẽ không thể thay đổi được, cũng không thể viết đè lên hay xóa bỏ. Đây là một hệ thống ngang hàng (P2P), giảm thiểu sự tham gia của các khâu trung gian, tăng cường bảo mật, tính minh bạch và sự ổn định; từ đó giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra. Blockchain bao gồm 02 loại chính là Blockchain công khai (Public blockchain) và Blockchain riêng tư (Private blockchain). Thứ nhất, Blockchain công khai (Public blockchain) hay còn gọi là Blockchain mở, theo đó bất kỳ người nào có quyền truy cập internet đều có thể: (i) Tham gia vào nền tảng Blockchain và trở thành một nút (node); (ii) Được cấp phép và trở thành một phần của mạng lưới Blockchain mà không cần sự bất cứ sự chấp thuận từ một thực thể quản lý trung tâm; và (iii) Được phép truy cập vào các bản ghi hiện tại và quá khứ, xác minh giao dịch hoặc thực hiện khai thác. Blockchain công khai thường được dùng để khai thác (mining) và trao đổi (exchange) tiền ảo. Phần lớn, các loại tiền ảo đang được lưu hành dựa trên Blockchain công khai, ví dụ như Bitcoin, Etherium, Litecoin… Các Blockchain 14 “Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào?”, Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào?, truy cập ngày 25/10/2022. 15 công khai hầu hết đều an toàn nếu người dùng tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và phương pháp bảo mật15. Thứ hai, blockchain riêng tư (Private Blockchain) hay còn gọi là Blockchain đóng, theo đó một Blockchain riêng tư là một blockchain chỉ cho phép hoạt động trong một mạng lưới đóng. Loại blockchain này thường được sử dụng trong tổ chức hoặc doanh nghiệp nơi mà các thành viên được chọn hoặc chỉ định mới có thể tham gia mạng lưới. Mức độ bảo mật, quyền hạn, sự cho phép, khả năng truy cập sẽ được kiểm soát bởi quản trị viên (là người tạo ra các nguyên tắc của sổ cái)16. Điều này giúp cho các thành viên trong mạng lưới có thể dễ dàng xác minh danh tính của người tham gia. Tương tự như blockchain mở với quy mô nhỏ hơn và hạn chế hơn, các giao dịch trên blockchain đóng có thể được thực hiện và xác nhận mà không cần có sự tham gia của người thứ ba, điều khác biệt là nó chỉ giới hạn quyền tạo ra và cập nhật các giao dịch mới cho người quản trị hoặc thanh viên tham gia mạng lưới17. Các mạng blockchain riêng tư thường được triển khai để quản lý chuỗi cung ứng, nhận dạng kỹ thuật số, bỏ phiếu, v.v... Một số loại tiền ảo như Ripple, NEO được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain đóng. Về mặt lý thuyết, các nút trong mạng lưới Blockchain có thể đề xuất bổ sung thông tin mới cho mạng lưới hiện tại. Nhưng để xác thực các thông tin này có phù hợp hay không, các nút trong mạng lưới cần đạt tới một thỏa thuận nhất định - gọi là cơ chế đồng thuận (consensus mechanism). Thuật toán đồng thuận đóng vai trò cốt lõi giữ Blockchain hoạt động một cách phi tập trung và bảo mật. Có nhiều các thức khác nhau để thiết lập cơ chế đồng thuận; ở thời điểm ban đầu, cơ chế đồng 15 “1. Public Blockchain A public blockchain is a non-restrictive, permission-less distributed ledger system. Anyone who has access to the internet can sign in on a blockchain platform to become an authorized node and be a part of the blockchain network. A node or user which is a part of the public blockchain is authorized to access current and past records, verify transactions or do proof-of-work for an incoming block, and do mining. The most basic use of public blockchains is for mining and exchanging cryptocurrencies. Thus, the most common public blockchains are Bitcoin and Litecoin blockchains. Public blockchains are mostly secure if the users strictly follow security rules and methods. However, it is only risky when the participants don’t follow the security protocols sincerely.”, “Types of Blockchain - Decide which one is better for your Investment Needs”, https://data-flair.training/blogs/types-of-blockchain/#:~:text=There%20are%20primarily%20two%20 types,like%20 Consortium%20and%20 Hybrid%20 blockchains., truy cập ngày 25/10/2022. 16 “2. Private Blockchain A private blockchain is a restrictive or permission blockchain operative only in a closed network. Private blockchains are usually used within an organization or enterprises where only selected members are participants of a blockchain network. The level of security, authorizations, permissions, accessibility is in the hands of the controlling organization. Thus, private blockchains are similar in use as a public blockchain but have a small and restrictive network. Private blockchain networks are deployed for voting, supply chain management, digital identity, asset ownership, etc.”, tlđd số 16, truy cập ngày 25/10/2022. 17 Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú (8/2019), Một số vấn đề pháp lý về tài sản mã hóa và tiền mã hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, tr. 37.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan