Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch covid...

Tài liệu Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch covid 19

.PDF
111
1
64

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƢỚC ------ ----- HUỲNH THỊ MỸ THỌ MSSV: 1853801014157 NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƢỚC ------ ----- HUỲNH THỊ MỸ THỌ MSSV: 1853801014157 NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2018 - 2022 Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Huỳnh Thị Hồng Nhiên - Giảng viên khoa Luật Hành chính - Nhà nước đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em cách làm đề cương, thu thập tài liệu cũng như cách trình bày, bố cục và ngôn ngữ sử dụng trong khóa luận, từ đó tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tác giả khoá luận cam đoan: khoá luận tốt nghiệp “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19” là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Nhiên - Giảng viên khoa Luật Hành chính - Nhà nước, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung khoá luận có sự tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích minh bạch, rõ ràng, có tính kế thừa, phát triển từ các Tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu đã được công bố. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả khoá luận HUỲNH THỊ MỸ THỌ DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT Tên đầy đủ Chữ viết tắt UDHR ICCPR Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights – UDHR) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm ICESCR 1966 (International Covenant on Economic, Social and Culture Rights - ICESCR) UBTVQH CHLB Ủy ban thường vụ Quốc hội Cộng hòa Liên bang MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN ....................................................11 1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ...................................................................................................................................11 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân .................11 1.1.2. Đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ..................20 1.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ...................................................................................................................................26 1.2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ..............................................................................................26 1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ..............................................................................................39 1.3. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ...................................................................................................................................45 Kết luận chương 1 .....................................................................................................49 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..........................50 2.1. Một số thực trạng quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 .....................................50 2.1.1. Ưu điểm trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam .................50 2.1.2. Hạn chế trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam .................61 2.2. Một số thực trạng thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ....................................................................70 2.2.1. Ưu điểm khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam .......................................................70 2.2.2. Hạn chế khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam .......................................................76 2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hoàn thiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam .....................85 Kết luận chương 2 .....................................................................................................90 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU..........................................................................................94 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền con người, quyền công dân từ lâu vốn được xem là giá trị cao quý, là kết tinh từ quá trình đấu tranh gian nan của các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới. Việc ghi nhận, đảm bảo quyền con người, quyền công dân luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, vấn đề này trở thành nội dung cơ bản quan trọng của lịch sử lập hiến. Bằng công cụ pháp lý cao nhất của quốc gia, Hiến pháp ra đời để thực hiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người nói chung, quyền công dân nói riêng, giúp mọi thành viên trong xã hội được thụ hưởng quyền lợi chính đáng của mình mà không bị bất kỳ chủ thể nào xâm phạm. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta vẫn đang nổ lực tham gia, học hỏi, kế thừa các Điều ước quốc tế để hướng đến xây dựng các quy định bảo vệ nhân quyền một cách tiến bộ và hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý sự thay đổi tích cực trong tư duy của các nhà lập hiến Việt Nam về những quy định liên quan đến quyền con người. Theo đó, việc tập trung hiến pháp hóa quyền con người dù cụ thể đến đâu thì cũng sẽ bị mất ý nghĩa nếu như những quyền này bị các văn bản dưới Hiến pháp“cắt xén” một cách tùy tiện. Vì vậy, nhằm ngăn ngừa sự tùy tiện của Nhà nước thì lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được ra đời, nội dung đó được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Nguyên tắc này đóng vai trò là kim chỉ nam tư tưởng chủ đạo trong định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ở đó, pháp luật không phải là các quy định tùy tiện mà phải thể hiện giá trị như công lý (justice), lẽ công bằng (fairness), lẽ phải (reason) và tính hợp lý (reasonable)1. Bên cạnh đó, nguyên tắc hạn chế quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân được tốt hơn. Như vậy, có thể thấy rằng Hiến pháp năm 2013 đã hiện thực hóa nguyên tắc hạn chế quyền từ việc tiếp thu, kế thừa những chuẩn mực có chọn lọc của các Điều ước quốc tế (ĐƯQT) cũng như 1 Bùi Tiến Đạt (2017), Nguyên tắc giới hạn quyền con người: Ý nghĩa, nhu cầu giải thích và định hướng áp dụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19, tr. 14. 2 tinh thần tiến bộ của thế giới về quyền con người. Trong đó nổi bật là văn kiện quốc tế Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human Rights), được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Cộng hòa Pháp đã quy định ở Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu đảm bảo sự thừa nhận và tôn trọng quyền và quyền tự do của những người khác, cũng như những thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Thêm vào đó, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng quyền để giới hạn quyền tùy tiện, tại Điều 30 cũng tuyên bố rằng: “Không một điều nào trong bản Tuyên ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm triệt tiêu quyền và tự do được thừa nhận ở đây”. Vào ngày 23 tháng 01 năm 2020, được xem là sự kiện nổi bật đánh dấu mốc khi Việt Nam phát hiện ca nhiễm virus COVID-19 (SARS-CoV-2) lần đầu tiên tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh2. Để đối phó trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp chưa từng có tiền lệ, Đảng và Nhà nước Việt Nam trong tư thế sẵn sàng quyết tâm đưa ra các quyết sách, chiến lược với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Trong tình trạng đó, Việt Nam đã hạn chế các quyền con người, quyền công dân nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng và lợi ích của mọi người xung quanh. Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh COVID-19 là điều cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và các quy định pháp luật quốc tế. Tuy vậy, vì các biện pháp đưa ra mang tính khẩn cấp nên đã có nhiều dấu hiệu vi phạm các quy định về quyền con người, quyền công dân, mà cụ thể ở đây là quy định về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận. Theo đó, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc được đặt ra, không phải vì Việt Nam mới ban hành quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân nên chưa kịp điều chỉnh, hoàn thiện vấn đề này trong khuôn khổ pháp luật mà còn xuất phát từ thực tiễn lần đầu tiên Việt Nam, cũng như trên thế giới phải đối mặt với “kẻ thù vô hình” – đại dịch COVID-19. 2 Báo Tiền Phong, “Chuyện ít biết về ca mắc COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam”, [https://tienphong.vn/chuyen-it-biet-ve-ca-mac-COVID-19-dau-tien-tai-viet-nam-post1308021.tpo], truy cập ngày 30/04/2022. 3 Từ lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19” là vấn đề mang tính cấp thiết cao, đang được quan tâm hết sức rộng rãi. Do đó, ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp, tác giả quyết định chọn nội dung này làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, các đề tài nghiên cứu hạn chế quyền con người, quyền công dân được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều hình thức và khía cạnh khác nhau như: luận văn, bài báo khoa học, sách chuyên khảo,...có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Các công trình nghiên cứu ở phạm vi ngoài nước như: Aharon Barak, Proportionality: Constituitional Rights and Their Limitations – Tính tương xứng: Các quyền hiến pháp và giới hạn của chúng (Doron Kalir trans, Cambridge University Press, 2012); Gudmundur Alfresson & Asbjorn Eide (2010), Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người năm 1948, Nxb. Lao động – Xã hội; Jack Donnelly, Universal Human Rights in Theory and Practice – Lý luận và thực tiễn về Nhân quyền toàn cầu (2nd edn, Manas Publications 2005); John Stuart Mill (2005), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội; Richard Clayton and Hugh Tomlinson (eds), The Law of Human Rights, 2nd edn, Oxford University Press 2009; Robert Alexy, A Theory of Constituitional Rights – Học thuyết về các quyền Hiến định, Julian Rivers dịch (Oxford: Clarendon Press, 2002). Đa phần các công trình này tập trung nghiên cứu về học thuyết, triết lý về tư tưởng hạn chế quyền con người được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật của các quốc gia. Làm cơ sở để Việt Nam kế thừa vận dụng nguyên tắc này vào trong Hiến pháp của quốc gia mình. Ở phạm vi trong nước, giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí của một số học giả uy tín như: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Hồng Đức. Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công 4 dân được phân tích với các nội dung được ghi nhận tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thể hiện tại giáo trình này nhằm mục đích phục vụ việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nội dung của quyền con người trong giáo trình được phân tích khá toàn diện với các vấn đề liên quan đến quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (chủ biên) (2019), Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Nxb. Tư pháp. Quyển sách đề cập các nội dung của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam được tác giả nghiên cứu, phân tích và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Lưu Đức Quang (2016), Nguyên tắc Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. Tác giả đã giới thiệu các nguyên tắc của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân. Qua đó, nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân được tác giả giới thiệu và phân tích dựa trên các nội dung của nguyên tắc. Bùi Tiến Đạt (chủ biên) (2021), Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng và hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. Tác giả phân tích nội dung của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được phân tích từ pháp luật quốc tế và quy trình lập pháp tại pháp luật Việt Nam. Trong đó, tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên thực tiễn thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân tại pháp luật Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân, khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 và chính trị (ICCPR 1966), Nxb. Hồng Đức. Các nội dung được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tại cuốn sách này được dịch và phân tích cụ thể nội dung từng điều khoản hạn chế quyền con người, quyền công dân, cũng như các điều kiện áp dụng được quy định tại Công ước này. 5 Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. Đây là quyển sách viết về các quan điểm trong quá trình biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thành Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân với những quan điểm khác nhau trong quá trình lập hiến được phân tích cụ thể. Bài viết Nhận diện các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 – Kỷ yếu Hội thảo Triển khai thi hành chế định “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 2013 –Khoa Luật hành chính, Trường Đại học Luật TP. HCM tổ chức – ngày 28/8/2015 của Tác giả Luận văn. Bài viết phân tích và bình luận liên quan đến nội dung nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp năm 2013. Bùi Tiến Đạt (2015), Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng chưa đủ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 06, tr. 03-11. Tác giả phân tích nguyên tắc giới hạn quyền con người theo Luật Nhân quyền quốc tế, kinh nghiệm từ một số quốc gia, đề xuất áp dụng phương pháp phân tích cân xứng nhằm bảo đảm tính hợp hiến trong việc giới hạn các quyền con người trong quá trình thực hiện Hiến pháp năm 2013. Lê Thị Thu Hằng (2019), Hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Khoa học Kiếm sát, số 04, tr. 50-57. Tác giả tập trung phân tích về quy định của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và việc thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn tại Việt Nam. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong pháp luật Việt Nam. Nguyễn Tiến Đức (2018), Giới hạn quyền con người trong Công ước Nhân quyền Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 04, tr. 60-69. Bài viết nghiên cứu quyền con người trong Công ước Nhân quyền châu Âu năm 1950 đồng thời đối chiếu với Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, từ đó đưa ra một số đề xuất về vấn đề giới hạn quyền con người ở Việt Nam. Trương Hồng Quang (2018), Nhu cầu giải thích quy định về hạn chế quyền 6 con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 03, tr.03-13. Bài viết đánh giá nhu cầu cần thiết khi giải thích quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân trong thực tế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cụ thể trong quy định. Nguyễn Thị Thu Trang (2020), Quyền con người trong đại dịch COVID-19, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 07, tr. 50-62. Bài viết phân tích, đánh giá lý luận về quyền con người – quyền tự nhiên mang tính xã hội và lý giải quyền cá nhân phải hài hòa với quyền tập thể, từ đó phân tích những chính sách của Việt Nam trong đại dịch COVID-19 để thấy được Việt Nam tôn trọng quyền con người. Tác giả tiếp thu những kiến thức lý luận cũng như mở rộng thêm những vấn đề liên quan đến thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 mà tác giả đang nghiên cứu. Đinh Thế Hưng (2020), Nguyên tắc hoàn thiện cơ chế liên quan đến hạn chế quyền con người ở Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 và bình luận, đưa ra một số ý kiến bổ sung, hoàn thiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong pháp luật Việt Nam. Có thể khẳng định, nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân là nội dung đã được nghiên cứu từ lâu ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Vì nó liên quan đến vấn đề nhân quyền được xem là “xương sống”, linh hồn trong các bản Hiến pháp nên thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và xã hội. Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại việc lý luận nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân nhưng chưa nghiên cứu thực tiễn áp dụng nguyên tắc hạn chế quyền trong đại dịch COVID-19. Do đó, đề tài “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19” là đề tài mới nên đảm bảo đem lại tính mới về khoa học của bài khóa luận này. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, tác giả hướng đến mục tiêu đưa ra giải thích các khái niệm pháp lý và phân tích nội dung nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Vì nếu không hiểu 7 đúng quy định trong Hiến pháp thì sẽ dễ dẫn đến việc quy định một cách tuỳ tiện, xâm phạm lợi ích quyền con người, quyền công dân. Từ đó, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng pháp luật quy định nguyên tắc và thực tiễn áp dụng nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam như thế nào. Qua đó đưa ra những nhận xét đánh giá ưu điểm và hạn chế trong việc ghi nhận nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân ứng với bối cảnh COVID-19. Đồng thời từ các kết quả đánh giá trên, trong bài khóa luận này tác giả mong muốn đưa ra những đóng góp ý kiến đề xuất hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện việc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh COVID-19 tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam, các công trình nghiên cứu, các bài viết, tham luận, tài liệu khoa học pháp lý liên quan đến nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân và việc vận dụng nguyên tắc trong bối cảnh COVID-19 hiện nay. 4.2. Về phạm vi nghiên cứu Thứ nhất: Dưới góc độ lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được quy định trong pháp luật quốc tế và trong Hiến pháp năm 2013 ở Việt Nam. Thứ hai: Dưới góc độ thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như việc thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để hoàn thiện, nâng cao việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân tránh bị cắt xén quyền một cách tùy tiện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về khung pháp lý bảo đảm việc hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Qua đó góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng tại Việt Nam. 8 Với đề tài khóa luận “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, tác giả không chỉ đơn thuần sử dụng duy nhất một phương pháp nào, mà dựa theo nội dung của từng chương có sự kết hợp chọn lọc các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh để nhằm làm rõ toàn diện vấn đề trong việc thi hành nguyên tắc quyền con người, quyền công dân hướng đến mục tiêu bảo đảm nhân quyền. Cụ thể: Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khoá luận. Tác giả vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Mặt khác, tác giả còn sử dụng phương pháp này để phân tích những ưu điểm, nhược điểm, vướng mắc khi áp dụng nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân xảy ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, từ đó có những nhận xét đúng đắn về việc thực thi nguyên tắc hạn chế quyền, góp phần đưa ra những kiến nghị nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên thực tế. Phương pháp tổng hợp: Tác giả tổng hợp những nội dung đã phân tích, triển khai trước đó trong các phần kết luận chương và kết luận chung, nhằm giúp người nghiên cứu hiểu được vấn đề cần hướng đến. Đề tài này có sự tham khảo, nhận xét và kiến nghị trong các công trình trước đó. Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm của mình về quy định hiện hành và đề xuất kinh nghiệm trong việc thực hiện nguyên tắc. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc tìm kiếm, lựa chọn tài liệu, thông tin phù hợp với đề tài nghiên cứu. Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu nhằm đối chiếu những nội dung được ghi nhận về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân qua các văn bản pháp luật quốc tế và Hiến pháp Việt Nam. Qua đó, đánh giá được tầm quan trọng và ý nghĩa của nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt khi nguyên tắc hạn chế quyền được vận dụng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam. Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giúp sáng tỏ đối tượng cần nghiên cứu, nó có ý nghĩa rất lớn để giải quyết các bất cập, mâu thuẫn và những 9 quy định chưa rõ của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân, đây là mong muốn lớn nhất của tác giả hướng đến để hoàn thành khóa luận. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Ý nghĩa khoa học: Khóa luận giải quyết một cách có hệ thống và cơ bản những vấn đề mang tính lý luận, pháp lý, thực tiễn về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Khóa luận sẽ làm rõ mối liên hệ liên quan giữa các quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, từ đó xây dựng những kiến nghị có cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả, bảo đảm thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Giá trị ứng dụng: Khóa luận hoàn thành có thể được dùng để làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, học tập, phổ biến, nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về nội dung nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Hơn hết bài khóa luận có tính thực tế vì nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân được áp dụng ngay trong bối cảnh COVID-19. 7. Bố cục của Khoá luận Đề tài “Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19” có kết cấu gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung của đề tài gồm 2 chương: CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN 1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân 1.1.2. Đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân 1.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân 1.2.1.Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân 10 1.2.2.Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân 1.3. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân Kết luận chƣơng 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.1. Một số thực trạng quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 2.1.1. Ưu điểm trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam 2.1.2. Hạn chế trong quy định của pháp luật về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam 2.2. Một số thực trạng thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 2.2.1. Ưu điểm khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam 2.2.2. Hạn chế khi thực hiện nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam 2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hoàn thiện nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam Kết luận chƣơng 2 KẾT LUẬN 11 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN 1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân Khái niệm quyền con người, quyền công dân Trước khi đi vào nghiên cứu về khái niệm nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân, tác giả mong muốn tìm hiểu sự khác biệt về khái niệm quyền con người và quyền công dân. Trước hết là khái niệm quyền con người, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người nhưng chưa có một khái niệm thống nhất. Theo kết luận của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (United Nations High Commissioner for Human Rights – UNHCHR) có đưa ra định nghĩa quyền con người như sau: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ tất cả các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản của con người (fundamental freedoms)”3. Một định nghĩa khác được nêu ra: “Quyền con người là những sự cho phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”4. Ngoài ra quyền con người còn được khái quát như sau: “Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thế sống như một con người”5. Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra rất nhiều cách diễn giải khác nhau về thuật ngữ này, theo đó, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn 3 Đại học Luật Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41. 4 Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2009), chú thích số 4, tr. 41. 5 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 21. 12 có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế6. Trên cơ sở những định nghĩa về quyền con người có thể rút ra kết luận chung: quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan của con người, là những đặc quyền “bẩm sinh” mà trời phú cho, miễn là con người được sinh ra thì đương nhiên sẽ được hưởng các quyền này, không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, giới tính hay bất kỳ hình thức nào và không ai có thể xem thường hay xâm phạm. Do đó, Nhà nước không được quyền chối bỏ mà phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo quyền con người. Không làm được điều này tức là Nhà nước đã không coi người dân quốc gia mình đang được hưởng tư cách là một con người. Tiếp đến là định nghĩa về quyền công dân, quyền công dân có thể hiểu là những quyền con người được Nhà nước thừa nhận và áp dụng cho những người có quốc tịch của nước mình7. Cũng có một định nghĩa khác cho rằng, khác với quyền con người, các quyền thuộc nhóm quyền công dân chỉ được Nhà nước đặt ra đối với công dân mang quốc tịch của quốc gia mình, khi đó công dân được tự do thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm với ý chí của mình và Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân được thụ hưởng quyền theo ý chí của họ8. Theo đó, quyền công dân được xác định có mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với nhà nước cụ thể, Nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ phải ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền công dân của mỗi cá nhân mang quốc tịch nước mình, song công dân cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ này thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước mình. Như vậy, quyền công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch, trong Điều 17 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Nếu công dân mang quốc tịch Việt Nam thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật do Nhà nước Việt Nam quy định, và 6 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 37. 7 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. Trích theo Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (chủ biên) (2019), Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Nxb. Tư Pháp, tr. 12. 8 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr. 146. 13 ngược lại những người không mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ có một số quyền và nghĩa vụ của họ bị hạn chế. Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản quan trọng trong Hiến pháp các quốc gia. Tuy khái niệm giữa quyền con người, quyền công dân có phạm trù rất gần gũi nhau là đều ghi nhận quyền của cá nhân và được ghi nhận, bảo đảm thực hiện bằng các quy định của pháp luật. Song, không thể đồng nhất hai quyền này khi xét đến hai phương diện về mặt chủ thể và nội dung của quyền, cụ thể là: Thứ nhất, về chủ thể của quyền, chủ thể quyền con người ngoài những cá nhân được xác định là công dân gắn liền với nhà nước cụ thể, còn bao gồm những người không phải là công dân như người nước ngoài, người không quốc tịch, người bị pháp luật quốc gia tước quyền công dân,… Những người này tuy không được xác định là công dân nhưng vẫn có quyền tự nhiên vốn có của một con người như quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm... Như vậy, vì quyền con người không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước nên quyền con người vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính địa phương và nội dung quyền được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người trong cộng đồng nhân loại thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền9. Trong khi đó, chủ thể của quyền công dân phải là những người có mối liên hệ pháp lý với quốc gia, có tác động trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia được Nhà nước thừa nhận và áp dụng cho người có quốc tịch nước mình được hưởng, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước… Đồng thời các cơ chế bảo vệ, thúc đẩy việc thực hiện các quyền công dân sẽ được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia. Vì vậy, về mặt chủ thể, quyền công dân có phạm vi tác động hẹp hơn so với quyền con người. Thứ hai, về nội dung của quyền, quyền công dân là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật quốc gia đối 9 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 30.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan