Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ...

Tài liệu Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng

.PDF
114
1
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH HÃI NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG ĐỐI TRỌNG VỀ LỢI ÍCH GIỮA TÁC GIẢ, CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG CHÚNG KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH HÃI NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG ĐỐI TRỌNG VỀ LỢI ÍCH GIỮA TÁC GIẢ, CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG CHÚNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THÁI CƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin được cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thái Cường, giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận này đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả thực hiện khóa luận Nguyễn Thanh Hãi LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thái Cường, giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh – người thầy đã hướng dẫn tác giả thực hiện khóa luận này. Dù rất bận rộn với công việc nhưng thầy vẫn luôn dành thời gian để hỗ trợ, chỉ dẫn nhiệt tình và truyền đạt những kinh nghiệm để giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất. Em xin chúc thầy có nhiều sức khỏe, hoàn thành thật tốt công việc của mình và gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới. Tiếp theo, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Huỳnh Quang Thuận, giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh – người thầy cố vấn học tập đã đồng hành với lớp Dân sự 43.1 trong suốt 04 năm qua. Tác giả cũng xin cảm ơn những Quý thầy, cô đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để chúng em có được hành trang vững chắc trên con đường sắp tới. Tác giả cũng xin cảm ơn Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tạo những điều kiện thuận lợi để các bạn sinh viên tiếp cận được nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của mình. Và lời cuối, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn yêu thương và hỗ trợ để tác giả hoàn thành trọn vẹn khóa học của mình. Tác giả cũng xin cảm ơn những người bạn đã luôn đồng hành với mình, xin chúc mọi người có nhiều sức khỏe và thành công. Xin cảm ơn vì tất cả! Tác giả thực hiện khóa luận Nguyễn Thanh Hãi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT Nxb Nhà xuất bản SHTT Sở hữu trí tuệ TP Thành phố Công ước Berne 1886 Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Hiệp định CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Hiệp định EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam Hiệp định TRIPS 1994 Hiệp định TRIPS ngày 15 tháng 4 năm 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ Hiệp ước WCT 1996 Hiệp ước về Quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 1996 BLDS 1995 Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Quốc hội Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................9 4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................10 5. Bố cục tổng quát của khóa luận ....................................................................11 CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG ĐỐI TRỌNG VỀ LỢI ÍCH GIỮA TÁC GIẢ, CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG CHÚNG ................................................................................................12 1.1. Mối tương quan về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng .....................................................................................................................12 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả ................................................. 12 1.1.2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả – chủ thể của quyền tác giả ........ 14 1.1.3. Quyền nhân thân và quyền tài sản – hai quyền luật định thể hiện lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ...................................................... 19 1.1.4. Công chúng và lợi ích của công chúng trong khía cạnh quyền tác giả ........................................................................................................................... 25 1.1.5. Sự mâu thuẫn trong quan hệ về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng....................................................................................... 27 1.2. Tổng quan về nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng...................................................................28 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành của nguyên tắc ........................................ 29 1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc ................................................ 30 1.2.3. Quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong việc cụ thể hóa nguyên tắc ......................................................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................60 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THỰC THI NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG ĐỐI TRỌNG VỀ LỢI ÍCH GIỮA TÁC GIẢ, CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ..................................................................................................61 2.1. Thực thi nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng thông qua các trường hợp sử dụng hợp pháp tác phẩm ......................................................................................................................61 2.1.1. Tiêu chí xác định việc sử dụng hợp pháp tác phẩm .......................... 61 2.1.2. Một số trường hợp minh họa cho việc thực thi nguyên tắc nhằm cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng ............ 62 2.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm hướng đến việc thực thi có hiệu quả nguyên tắc trên.......................................73 2.2.1. Hoàn thiện quy định về các điều kiện chung cần đáp ứng đối với các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 ................................................................................................ 74 2.2.2. Hoàn thiện quy định về trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ............................................................................................ 75 2.2.3. Hoàn thiện quy định về trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 ................................................................................................................... 78 2.2.4. Bổ sung ngoại lệ đối với quy định về hành vi hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình tại khoản 12 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 ....................................................... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn, thì con người cũng dần quan tâm nhiều đến nhu cầu tiếp cận các tác phẩm để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập hay giải trí… của bản thân. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các tác phẩm như các chương trình máy tính cũng hỗ trợ chúng ta giải quyết công việc trở nên nhanh chóng và về tính hiệu quả thì không cần phải bàn cãi. Có thể nói, chính những ưu điểm nổi trội đó đã khẳng định được vai trò của các tác phẩm đối với đời sống của con người. Khi một tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, thì làm phát sinh mối quan hệ về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả – nhóm chủ thể tạo ra tác phẩm, và công chúng – chủ thể tiếp cận tác phẩm. Xuất phát từ lý do tác phẩm có khả năng mang lại giá trị lớn, nên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng đều mong muốn khai thác tác phẩm nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, nếu mỗi bên đều quá chú trọng lợi ích của mình đối với tác phẩm mà không quan tâm đến lợi ích của bên còn lại, thì không sớm thì muộn cũng phát sinh sự mâu thuẫn trong quan hệ về lợi ích giữa các bên. Khi đó, nhà nước với pháp luật là công cụ đắc lực để thực hiện quyền lực của mình, cần đề ra những quy định để giải quyết mâu thuẫn trên nhằm hướng đến sự hài hòa, cân bằng về lợi ích giữa các bên. Và “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” được xem là cơ sở để nhà nước xây dựng, hoàn thiện những quy định của pháp luật cũng như đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên. Bởi nếu chúng ta chỉ nghiêng về lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quy định nhiều độc quyền dành cho họ, thì công chúng sẽ gặp trở ngại trong việc tiếp cận tác phẩm. Còn nếu quy định cho công chúng được tự do khai thác tác phẩm mà không có sự kiểm soát, thì quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị ảnh hưởng và họ sẽ không còn động lực để tiếp tục tạo ra những tác phẩm cho xã hội. Đất nước Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức ở phía trước. Có thể kể đến một số điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng như quyền tác giả mà Việt Nam đã gia nhập như Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Công ước Berne 1886); Hiệp định TRIPS ngày 15 tháng 4 năm 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS 1994); Hiệp ước về Quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 1996 (Hiệp 1 ước WCT 1996); và hai Hiệp định đã có hiệu lực ở nước ta trong thời gian gần đây đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (Hiệp định EVFTA). Khi đã tham gia vào “sân chơi quốc tế”, thì việc thực hiện đúng các cam kết và tiến hành hoàn thiện pháp luật trong nước cho phù hợp với các điều ước quốc tế là việc làm mang tính cấp thiết. Tại Hội nghị góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức vào ngày 12/4/2022, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã khẳng định: “Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đáp ứng các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp và yêu cầu mới đề ra”1. Và mới đây, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 16 tháng 6 năm 2022 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn ở nước ta. Đối với quyền tác giả, thì việc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng được xem là vấn đề cần nhận được sự quan tâm và từ đó hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên cũng như đáp ứng yêu cầu mà các điều ước quốc tế đã đặt ra. Do đó, việc nghiên cứu “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” cũng mang ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở để hoàn thiện quy định của pháp luật và đưa ra các chính sách, giải pháp có liên quan. Và khi đó, mong rằng chúng ta có thể đạt được mục tiêu kép đó là thúc đẩy hoạt động sáng tạo ra tác phẩm thông qua cơ chế bảo hộ quyền tác giả phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc khai thác giá trị của tác phẩm nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng nhu cầu tiếp cận tác phẩm của cộng đồng. Từ những lý do đã được nêu và phân tích ở trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tác giả cũng mong rằng khóa luận này sẽ trở thành một tài liệu có giá trị bổ ích nhằm phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu và xa hơn là góp một phần nhỏ cho quá trình hoàn thiện pháp luật Trịnh Dũng, “Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để phát triển và hội nhập”, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/suadoi-luat-so-huu-tri-tue-de-phat-trien-va-hoi-nhap-692888/, truy cập ngày 17/4/2022. 1 2 Sở hữu trí tuệ ở nước ta liên quan đến vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Với đề tài “Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”, tác giả nhận thấy đây là một đề tài khá thú vị và cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Điều đó được thể hiện qua việc có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên đã được thực hiện trên thực tế. Trong bối cảnh nước ta bước vào thời kỳ hội nhập và gia nhập các điều ước quốc tế, thì việc nghiên cứu vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng để thực hiện hoàn thiện pháp luật trong nước cho phù hợp với các điều ước quốc tế là điều mang tính cấp thiết.  Về sách và giáo trình có liên quan: Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) do Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang làm chủ biên (xuất bản năm 2021). Liên quan đến quyền tác giả, quyển giáo trình này đã cung cấp những vấn đề mang tính cơ bản về lý luận cũng như quy định của pháp luật, để từ đó có được nền tảng kiến thức chung phục vụ cho việc nghiên cứu sâu hơn về “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”. Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng và Nguyễn Phương Thảo (xuất bản năm 2019). Quyển sách này sẽ cung cấp cho chúng ta một cách nhìn tổng quan nhất về thực tiễn xét xử của Tòa án thông qua việc phân tích, bình luận các vấn đề pháp lý có liên quan đến các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đối tượng quyền tác giả nói riêng. Những vấn đề được trình bày trong quyển sách trên sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn các quy định của pháp luật cũng như cách thức áp dụng các quy định đó trên thực tế thông qua hướng giải quyết của Tòa án. Sách Bình luận bản án Quyền tác giả của tác giả Nguyễn Thái Cường (xuất bản năm 2020). Đây là tài liệu cung cấp những bản án đã được chọn lọc có liên quan đến đối tượng quyền tác giả nhằm giúp chúng ta có cách tiếp cận gần hơn với thực tiễn xét xử về các tranh chấp điển hình về quyền tác giả. Thông qua việc phân tích, bình luận theo quy định của pháp luật trong nước, thì tài liệu trên cũng có liên hệ với pháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tạo cách nhìn toàn diện về các vấn đề pháp lý được đặt ra. 3  Về khóa luận tốt nghiệp có liên quan: Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử dụng tác phẩm trong quan hệ quyền tác giả” của tác giả Võ Hoàng Yến, được thực hiện vào năm 2002. Có thể thấy, đề tài trên có nhiều điểm tương đồng với đề tài “Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” mà chúng ta đang nghiên cứu. Theo đó, tác giả Võ Hoàng Yến đã trình bày các vấn đề mang tính khái quát chung về quyền tác giả và sau đó là các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử dụng tác phẩm trong quan hệ quyền tác giả. Về cơ sở pháp lý, tác giả đưa ra các quy định về trường hợp được sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả tiền thù lao theo hướng liệt kê các trường hợp chứ chưa đi vào phân tích sâu hơn để làm rõ từng trường hợp cụ thể. Trong khi vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả cũng thể hiện cho việc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử dụng tác phẩm, nhưng tác giả chưa đề cập đến vấn đề này. Tiếp theo đó, tác giả đã nêu quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng tác phẩm trong quan hệ quyền tác giả trên thực tế thông qua tình hình sử dụng tác phẩm cũng như những vướng mắc còn tồn tại, và từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục vướng mắc, nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, các quy định của pháp luật được viện dẫn trong khóa luận ở thời điểm hiện tại đã hết hiệu lực, nên một số vấn đề có liên quan đến cơ sở pháp lý cần được cập nhật theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019). Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Nguyên tắc cân bằng - đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” của tác giả Dương Thị Hải Lê, được thực hiện vào năm 2007. Ở chương thứ nhất của khóa luận, tác giả Dương Thị Hải Lê đã nêu khái quát chung về nguyên tắc trên thông qua các vấn đề như: Các khái niệm về quyền tác giả và sự ra đời của nó, bảo hộ quyền tác giả và “nguyên tắc cân bằng – đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”. Tiếp theo, tác giả đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành nguyên tắc và ý nghĩa của nguyên tắc trên. Ở chương thứ hai, khóa luận trình bày nội dung nguyên tắc trên theo quy định của pháp luật. Cụ thể, khóa luận đề cập đến giới hạn quyền tác giả thông qua các quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, 4 không phải trả tiền bản quyền và trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền. Đối với trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, thì tác giả theo hướng liệt kê các trường hợp ở Điều 25 Luật SHTT năm 2005 và tập trung phân tích trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm mà chưa làm rõ các trường hợp còn lại. Và sau đó, tác giả đề cập quy định đặc biệt dành cho các nước đang phát triển theo phụ lục II, Công ước Berne 1886. Còn ở chương thứ ba, khóa luận tập trung phân tích thực trạng thực hiện nguyên tắc và nguyên nhân của sự mất cân bằng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ở trên thế giới và Việt Nam, và từ đó đưa ra các giải pháp. Việc thực hiện lại đề tài đã được một tác giả khác nghiên cứu trước đó cũng tạo thuận lợi cho việc học hỏi, tiếp thu những kiến thức bổ ích, nhưng cũng đặt ra những thử thách nhất định trong việc cần tiếp cận theo hướng mới phù hợp với bối cảnh hiện tại và bổ sung những vấn đề mà công trình nghiên cứu trước đó chưa đề cập. Với khoảng thời gian gần 15 năm kể từ khi tác giả Dương Thị Hải Lê thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, thì việc nghiên cứu lại đề tài trên ở thời điểm hiện tại cũng mang ý nghĩa thiết thực. Bởi đến nay, Luật SHTT năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung đến hai lần (năm 2009 và 2019) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT cũng vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua mới đây vào ngày 16 tháng 6 năm 2022. Và kết hợp với thực tiễn Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng thông qua việc gia nhập các điều ước quốc tế, nổi bật là hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA cũng đặt ra yêu cầu pháp luật SHTT nước ta cần có sự sửa đổi, bổ sung để tương thích với các điều ước quốc tế này, và trong đó cũng có vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng trong lĩnh vực quyền tác giả. Tác giả nghĩ rằng việc thực hiện lại đề tài này cũng là cơ hội để bản thân tiếp cận theo hướng phù hợp với thực tiễn hiện tại và từ đó có thể hoàn thiện cũng như bổ sung những vấn đề mới nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài trở nên toàn diện hơn.  Về luận văn thạc sĩ có liên quan: Luận văn thạc sĩ Luật học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Giới hạn quyền tác giả theo Hiệp định TRIPS và pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga, được thực hiện vào năm 2012. Trong luận văn, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga đã nêu cơ sở lý luận về giới hạn quyền tác giả thông qua một 5 số vấn đề như quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả và giới hạn quyền tác giả. Tiếp theo, tác giả đã tiếp cận quy định của Hiệp định TRIPS 1994 về giới hạn quyền tác giả, nổi bật là vấn đề “phép thử ba bước” đối với giới hạn quyền tác giả theo Hiệp định này. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề cập đến thực trạng áp dụng giới hạn quyền tác giả theo Hiệp định trên và đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Đối với quy định của pháp luật Việt Nam về giới hạn quyền tác giả, luận văn đã nêu quy định về trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Luận văn thạc sĩ Luật học tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế với đề tài “Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp ngoại lệ” của tác giả Đặng Hữu Tuấn, được thực hiện vào năm 2018. Liên quan đến quyền tác giả, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về quyền tác giả, và trong đó có đưa ra cơ sở lý luận quy định về khai thác quyền tác giả trong các trường hợp ngoại lệ. Sau đó, tác giả đã đề cập quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả trong các trường hợp ngoại lệ như quy định trong Công ước Berne 1886, quy định trong pháp luật của một vài nước thành viên của Công ước Berne 1886 và quy định của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn cũng phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật và đưa ra các giải pháp thực hiện và thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả trong các trường hợp ngoại lệ tại Việt Nam.  Về luận án tiến sĩ có liên quan: Luận án tiến sĩ Luật Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) với đề tài “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của tác giả Võ Trung Hậu, được thực hiện vào năm 2020. Liên quan đến việc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng trong thời đại công nghệ phát triển, tác giả đề cập đến những vấn đề Internet đặt ra đối với ngoại lệ quyền tác giả. Tiếp đó, tác giả cũng nêu ra thực trạng pháp luật Việt Nam về ngoại lệ quyền sao chép nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy trực tuyến cũng như mục đích lưu trữ thư viện điện tử, và từ đó đưa ra một số kiến nghị. Ngoài những vấn đề trên, luận án cũng đề cập đến quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ, trong đó có nêu thực trạng pháp luật Việt Nam về ngoại lệ quyền tự bảo vệ tác phẩm bằng biện pháp công nghệ và những đề xuất hoàn thiện pháp luật. 6  Một số bài viết có liên quan trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp trường “Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 09/10/2021: Bài viết “Quyền sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép trong trường hợp học tập của cá nhân (Sửa đổi Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ)” của nhóm tác giả Nguyễn Thái Cường và Trần Thị Thu Thủy. Có thể nói, vấn đề sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép trong một số trường hợp luật định đã phần nào thể hiện “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”. Trong bài viết này, các tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quyền sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép. Về cơ sở pháp lý, bài viết nêu ra giới hạn của khung pháp luật quốc tế (Công ước Berne 1886, Hiệp định TRIPS 1994, Hiệp ước WCT 1996) và pháp luật một số quốc gia về quyền sử dụng tự do tác phẩm. Tiếp theo đó, các tác giả đề cập về thực tiễn quyền sử dụng tự do tác phẩm trong trường hợp phục vụ học tập của cá nhân qua hành vi sao chép và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật. Bài viết “Bảo vệ quyền tiếp cận tác phẩm cho người khiếm thị theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Lê Nhật Hồng. Tác giả đã nêu khái quát quyền tiếp cận tác phẩm của người khiếm thị và sau đó tiếp cận vấn đề này dưới góc độ luật quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật; Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố; Công ước Berne 1886; Hiệp định TRIPS 1994; Hiệp định CPTPP. Tiếp đó, bài viết nêu ra phương thức bảo vệ quyền tiếp cận tác phẩm của người khiếm thị đó là việc cân bằng sự xung đột lợi ích giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người và phương thức thực hiện quyền tiếp cận tác phẩm có bản quyền của người khiếm thị, người khuyết tật đọc. Và cuối cùng, bài viết đề cập đến quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận tác phẩm của người khiếm thị, người khuyết tật đọc, bên cạnh đó có liên hệ với pháp luật Hoa Kỳ và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.  Một số bài viết có liên quan được đăng trên tạp chí: Bài viết “Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội” của tác giả Lê Thị Nam Giang được đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý Việt 7 Nam số 02 (51) năm 2009. Bài viết đã cung cấp cho chúng ta những vấn đề khái quát nhất về nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội – nguyên tắc cơ bản của hệ thống SHTT. Liên quan đến quyền tác giả, bài viết đã nêu ra một số nội dung thể hiện cho nguyên tắc trên, đó là quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ; quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao; quy định về trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập những thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích xã hội. Bài viết “Giới hạn quyền tác giả trong việc sao chép và trích dẫn tác phẩm dưới góc nhìn luật so sánh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyền được đăng trên Tạp chí Công thương số 10 năm 2018. Việc đặt ra giới hạn quyền tác giả thông qua việc sao chép và trích dẫn tác phẩm cũng là một cách thức thể hiện vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng. Tác giả đã nêu khái quát quy định về giới hạn quyền tác giả trong việc sao chép và trích dẫn tác phẩm thông qua một số vấn đề như: Điều kiện áp dụng giới hạn này; giới hạn quyền tác giả trong trường hợp sao chép tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lưu trữ trong thư viện và giới hạn quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích trích dẫn hợp lý tác phẩm. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật. Bài viết “Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục” của tác giả Nguyễn Trọng Luận được đăng trên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 46 năm 2021. Vấn đề quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục được đặt ra nhằm hướng đến lợi ích của người học như học sinh, sinh viên. Tác giả đã tiến hành phân tích các quy định trong Luật SHTT hiện hành liên quan đến quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm. Cụ thể, đó là trường hợp “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”; trường hợp “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”, và trường hợp “trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”. Trong quá trình phân tích, tác giả cũng tham khảo kinh nghiệm trong pháp luật của một số quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ… để đưa ra một số đề xuất khắc phục những bất cập đang tồn tại. 8 Trên đây là một số công trình nghiên cứu điển hình đã được thực hiện, và ngoài ra cũng còn rất nhiều những bài viết có liên quan ít hoặc nhiều đến đề tài “Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một hoặc một số khía cạnh có liên quan đến nguyên tắc trên chứ chưa nghiên cứu một cách bao quát nhằm làm rõ nguyên tắc này. Tác giả nghĩ rằng những công trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu rất có giá trị để bản thân trên cơ sở kế thừa, học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” thông qua một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật SHTT Việt Nam đã cụ thể hóa cho nguyên tắc này. Bên cạnh đó, khóa luận cũng sẽ nghiên cứu vấn đề thực thi nguyên tắc trên thông qua việc tiếp cận thực tiễn xét xử của Tòa án về các tranh chấp phát sinh có liên quan đến việc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Có thể nói “Nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” là một đề tài khá thú vị để nghiên cứu, nhưng đây cũng là đề tài có phạm vi rộng với nhiều vấn đề pháp lý cần được làm rõ. Do có sự giới hạn về thời gian nên tác giả xin được nghiên cứu một số vấn đề mang tính trọng tâm nhất liên quan đến đề tài trên. Cụ thể, liên quan đến "nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng", đầu tiên tác giả nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản nhằm giúp chúng ta có sự hiểu biết ban đầu về nguyên tắc trên, và từ đó phục vụ cho việc tìm hiểu các vấn đề tiếp theo. Trên cơ sở các vấn đề lý luận, tác giả sẽ tập trung làm rõ một số quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam, cụ thể là Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và một số văn bản pháp luật có liên quan. Khi nêu ra các quy định, tác giả sẽ cố gắng phân tích cụ thể từng trường hợp có liên quan đến nguyên tắc trên. Do theo quy định thời gian thực hiện đề tài khóa luận diễn ra từ ngày 14/3/2022 đến ngày 24/6/2022, nên tác giả xin phép được tập trung nghiên cứu các quy định của Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, và do đó không đề cập quá nhiều đến các quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT đã được Quốc hội biểu quyết thông qua mới đây vào ngày 16 tháng 6 năm 2022. Bên cạnh việc nghiên 9 cứu các vấn đề trên, tác giả cũng tiếp cận thêm hai vấn đề mới chưa được đề cập trong Luật SHTT hiện hành đó là vấn đề “cạn quyền” và cho phép “nhập khẩu song song” đối với quyền tác giả. Tiếp theo đó, tác giả đề cập một cách tổng quan việc thực thi nguyên tắc thông qua việc nghiên cứu các bản án nhằm hiểu rõ hơn thực tiễn xét xử của Tòa án trong việc xem xét, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hợp pháp tác phẩm cũng như vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng trong các tranh chấp. 4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài Về mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Tác giả nghiên cứu đề tài này với mục đích làm rõ những vấn đề về lý luận, các quy định của pháp luật SHTT Việt Nam liên quan đến “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng” cũng như phân tích, bình luận về thực tiễn xét xử của Tòa án để có cách nhìn tổng quan nhất về nguyên tắc trên. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề đã nêu, tác giả cũng mong muốn đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm giúp việc thực thi nguyên tắc đạt được hiệu quả trên thực tế. Do đề tài trên cũng đã được tác giả Dương Thị Hải Lê thực hiện trong khóa luận tốt nghiệp vào năm 2007, nên việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả tiếp cận theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn ở thời điểm hiện tại cũng như bổ sung một số vấn đề để việc nghiên cứu thêm hoàn thiện hơn. Về phương pháp nghiên cứu đề tài: Tác giả đã tiếp cận và áp dụng một số phương pháp dưới đây để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình: Thứ nhất, phương pháp lịch sử. Phương pháp này được khóa luận sử dụng để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lịch sử hình thành của “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”. Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp. Đây là phương pháp sẽ được tác giả sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Cụ thể, phương pháp sẽ phục vụ cho việc phân tích những quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam đã cụ thể hóa cho “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”, để từ có cái nhìn tổng quát nhất về từng trường hợp thể hiện cho vấn đề cân bằng lợi ích giữa các bên. Ngoài ra, phương pháp này cũng được áp dụng để phân tích một số vấn đề liên quan đến thực tiễn xét xử của Tòa án nhằm làm rõ thực trạng của việc thực thi nguyên tắc trên thực tế. Trên cơ sở phân tích, phương 10 pháp này cũng giúp hệ thống lại những vấn đề pháp lý cơ bản về nguyên tắc trên đã được trình bày trước đó. Thứ ba, phương pháp so sánh. Trong quá trình phân tích những quy định của pháp luật SHTT Việt Nam biểu hiện cho nguyên tắc trên, tác giả sẽ dùng phương pháp này để so sánh, đối chiếu với quy định trong các điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia nhằm tạo cách nhìn rộng hơn về vấn đề đang nghiên cứu. Qua việc so sánh như trên cũng giúp chúng ta học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài nhằm phục vụ cho việc đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong nước. Thứ tư, phương pháp bình luận. Bên cạnh những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật, thì việc nghiên cứu những bản án cũng cần được thực hiện để làm rõ hơn “nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng”. Do đó, phương pháp trên sẽ phục vụ cho việc tìm hiểu, bình luận những vấn đề pháp lý được đặt ra trong bản án cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án về những vấn đề có liên quan đến nguyên tắc trên. 5. Bố cục tổng quát của khóa luận Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục từ viết tắt, Phần mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, thì khóa luận này được tác giả trình bày với hai chương chính đó là: Chương thứ nhất: Quy định của pháp luật về nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng. Chương thứ hai: Vấn đề thực thi nguyên tắc cân bằng đối trọng về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật. 11 CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG ĐỐI TRỌNG VỀ LỢI ÍCH GIỮA TÁC GIẢ, CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG CHÚNG 1.1. Mối tương quan về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả Quyền tác giả là một trong các bộ phận của quyền SHTT, và việc tạo ra khung pháp lý cho vấn đề này đã được thể hiện trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về quyền tác giả là Nghị định số 142/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay gọi là Chính phủ) được ban hành vào ngày 14 tháng 11 năm 1986 với những nội dung cơ bản như: Tác giả và đối tượng quyền tác giả; nội dung của quyền tác giả; công bố và sử dụng tác phẩm; xử lý vi phạm. Và sau đó là sự lần lượt ra đời của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả số 38-L/CTN ngày 02 tháng 12 năm 1994 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Quốc hội (BLDS 1995); Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội; Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và một số văn bản pháp luật có liên quan. Có quan điểm cho rằng, việc ban hành Nghị định quy định quyền tác giả ngày 14/11/1986 đã bước đầu đặt cơ sở cho việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả; bước đầu mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả, được nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan tâm giúp đỡ, phối hợp cùng Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo về quyền tác giả, quyền kề cận; giúp ta đào tạo cán bộ2. Có thể thấy, việc xây dựng và hoàn thiện những quy định về lĩnh vực quyền tác giả ở mỗi thời kỳ đều mang những ý nghĩa thiết thực, và trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay thì lại mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Liên quan đến khái niệm, theo quy định của pháp luật hiện hành tại khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 đã nêu quyền tác giả là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Qua khái niệm trên, có thể thấy được quyền tác giả sẽ có phạm vi đó là: (i) Quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc (ii) quyền đối với tác phẩm do mình sở hữu. Thông qua việc đưa ra khái niệm, chúng ta đã phần nào có cái nhìn bao quát về quyền tác giả, và tiếp theo chúng ta cùng làm rõ một số đặc điểm sau đây: 2 Thượng Thuận (1998), Thường thức về quyền tác giả, Nxb. Thanh Niên, tr. 63. 12 Thứ nhất, quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo. Theo đó, chỉ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì quyền tác giả mới phát sinh. Còn ý tưởng sẽ không được bảo hộ quyền tác giả bởi vẫn còn nằm trong suy nghĩ, nhận thức của con người nên dễ bị thay đổi theo thời gian, không gian. Ví dụ, một nhà thơ đang ấp ủ ý tưởng sáng tác một bài thơ nhằm ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của những lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Việt Nam, thì bài thơ sẽ được bảo hộ quyền tác giả khi nhà thơ thể hiện ý tưởng đó dưới một hình thức vật chất nhất định, chẳng hạn như viết trên giấy. Khi quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo thì việc các tác giả trùng ý tưởng sáng tạo là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, những ý tưởng có thể tương tự nhau nhưng nếu khác nhau về cách thức thể hiện, sự sắp xếp ngôn từ để biểu đạt ý tưởng thì sẽ tạo nên những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả3. Với cùng một ý tưởng, nhưng mỗi tác giả bằng tri thức, sự trải nghiệm của bản thân... kết hợp với cách thức thể hiện riêng thì sẽ tạo ra những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân và được bảo hộ quyền tác giả. Thứ hai, quyền tác giả bảo hộ theo cơ chế tự động. Theo đó, tại khoản 1 Điều 6 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, thì quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào thủ tục đã đăng ký hay chưa đăng ký quyền tác giả. Và việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả4 và điều này đã thể hiện pháp luật SHTT Việt Nam bảo hộ quyền tác giả theo cơ chế tự động. Việt Nam là thành viên của Công ước Berne 1886, nên việc ghi nhận cơ chế bảo hộ tự động quyền tác giả đã thể hiện sự cụ thể hóa pháp luật quốc tế vào pháp luật trong nước. Có thể thấy, trong trường hợp không thực hiện thủ tục đăng ký, tác giả có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền của mình đối với tác phẩm5. Còn khi đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ khi có chứng cứ ngược lại 6. Ngoài ra, một lợi ích mà việc đăng ký quyền tác giả mang lại đó là tạo sự thuận lợi cho hoạt động chuyển giao quyền tác giả. Cụ thể, việc đăng ký còn là một sự đảm Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang, Nxb. Hồng Đức, tr. 63. 4 Xem thêm khoản 2 Điều 49 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019. 5 Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng và Nguyễn Phương Thảo (2019), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr. 120-121. 6 Xem thêm khoản 3 Điều 49 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019. 3 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan