Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của bộ luật tố tụng d...

Tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

.PDF
113
184
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HUỲNH VĂN PHÚ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004 Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Công Bình HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Huỳnh Văn Phú MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................ 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................. 4 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ................................ 5 6. Tính mới, những đóng góp của đề tài và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài ................................................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ ................................... 7 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ ................................................ 7 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự ................ 7 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự .............. 9 1.2. CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ............................................................................. 11 1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự........ 11 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự ... 14 1.3. VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ .............................................. 17 1.3.1. Vị trí của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong hệ thống nguyên tắc của luật tố tụng dân sự ...................................... 17 1.3.2. Các mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự với các nguyên tắc khác của luật tố tụng dân sự ................ 18 1.4. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY ......................................................................................... 25 1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 .............................................. 25 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 .............................................. 27 1.4.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay......................................................... 29 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 30 Chương 2: NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2004 VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .......................32 2.1. BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ BẢO VỆ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ..... 32 2.1.1. Bảo đảm quyền đƣa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu và quyền chấp nhận, bác bỏ yêu cầu của ngƣời khác của đƣơng sự trong tố tụng dân sự ...................................................................... 32 2.1.2. Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của đƣơng sự............................................................................................. 38 2.1.3. Bảo đảm quyền tham gia hòa giải và quyền tự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự của đƣơng sự ............................... 42 2.1.4. Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng và quyền nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự ........................................................................ 43 2.1.5. Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đƣơng sự ......... 46 2.1.6. Bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và khiếu nại các hành vi tố tụng trái pháp luật trong tố tụng dân sự ..... 48 2.2. BẢO ĐẢM QUYỀN ỦY QUYỀN CHO LUẬT SƢ HAY NGƢỜI KHÁC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐƢƠNG SỰ ............. 50 2.2.1. Bảo đảm quyền ủy quyền cho luật sƣ hay ngƣời khác tham gia tố tụng của đƣơng sự .............................................................................. 50 2.2.2. Bảo đảm quyền nhờ luật sƣ hay ngƣời khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự ................................................. 59 2.3. TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ CỦA TÒA ÁN ............................................................................. 64 2.3.1. Trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho các đƣơng sự thực hiện đƣợc các quyền tố tụng ....................................................... 64 2.3.2. Tòa án phải thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự ................................ 65 2.3.3. Tòa án phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm đến các quyền tố tụng dân sự của đƣơng sự ............................................................... 69 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 71 Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ......................................................................... 72 3.1. YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ .... 72 3.1.1. Yêu cầu bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động tƣ pháp............... 72 3.1.2. Yêu cầu cải cách hành chính tƣ pháp hiện nay .................................... 73 3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự ....................................... 74 3.1.4. Yêu cầu của việc giải quyết các vụ việc dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay ........................................................ 75 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ....................................................................................... 76 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống nguyên tắc của luật tố tụng dân sự...................... 76 3.2.2. Hoàn thiện các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền tự bảo vệ của đƣơng sự trong tố tụng dân sự......................................... 80 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về việc đƣơng sự uỷ quyền hoặc nhờ luật sƣ hay ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự ................... 90 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của Toà án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự ......................................................... 93 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BLDS : Bộ luật dân sự 2 BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 3 BPKCTT : Biện pháp khẩn cấp tạm thời 4 HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 5 LSĐBSBLTTDS 6 NLHVDS 7 PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 8 QTBV : Quyền tự bảo vệ 9 TAND : Tòa án nhân dân 10 TTDS : Tố tụng dân sự STT : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 : Năng lực hành vi dân sự DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Tên bảng Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án nhân dân (Từ năm 2005 đến năm 2011). Tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm dân sự bị hủy, sửa của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam (Từ năm 2005 đến năm 2011). Tỷ lệ bình quân luật sƣ trên tổng số dân. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự (TTDS) Việt Nam là những nguyên lý, những tƣ tƣởng chỉ đạo, định hƣớng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật TTDS và thể hiện những đặc trƣng cơ bản của ngành luật TTDS [15, tr.37]. Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) đƣợc Quốc hội nƣớc Chủ nghĩa xã hội Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, đƣợc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (LSĐBSBLTTDS) sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định những nguyên tắc cơ bản trong TTDS tại Chƣơng 2 gồm 23 nguyên tắc. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau và làm nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật TTDS. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ cải cách tƣ pháp là phải “tiếp tục hoàn thiện thủ tục TTDS”[6]. Để thực hiện đúng tinh thần cải cách tƣ pháp của Đảng trƣớc hết và quan trọng nhất cần phải hoàn thiện, bổ sung các nguyên tắc cơ bản của TTDS. Tiếp đến, cần phải thực hiện một cách nhất quán các nguyên tắc cơ bản của TTDS vào việc giải quyết các vụ việc dân sự. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTDS đƣợc quy định tại Điều 9 BLTTDS thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành TTDS đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Trong TTDS, đƣơng sự chỉ có thể bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa vụ TTDS của họ. Vì vậy, việc hiểu và thực hiện đúng nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự là một yêu cầu của việc giải quyết các vụ việc dân sự hiện nay. Tại tỉnh Quảng Nam, với các đặc thù về điều kiện tự nhiên, tình hình 1 kinh tế xã hội, trình độ dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế thì việc thực hiện đúng các nguyên tắc của luật TTDS nói chung và nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự nói riêng càng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm tổng kết khoá học và đóng góp vào lý luận nguyên tắc cũng nhƣ góp phần vào công tác thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự tƣ̀ trƣớc đế n nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố . Về giáo trình, có Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tƣ pháp do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuấ t bản năm 2007, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2011, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2012. Về luâ ̣n án , luâ ̣n văn, có luận văn thạc sĩ luật học “Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự Việt Nam“ của tác giả Nguyễn Văn Cung bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 1997, luận văn thạc sĩ luật học "Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong Tố tụng dân sự Việt Nam“ của tá c giả Nguyễn Công Bình bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 1998, luâ ̣n án tiế n si ̃ “Bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam“ của tác giả Nguyễn Công Bình bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2006. Về các bài báo, tạp chí chuyên ngành , có bài “Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự“ của tiến sĩ Nguyễn Công Bình và tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên trang website Viê ̣n kiể m sát Bắ c Giang (http://kiemsatbacgiang.vn), 2 bài “Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trƣng trong Bộ luật Tố tụng dân sƣ̣“ của tiến sĩ Nguyễn Ngo ̣c Khánh đăng trên Ta ̣p chí Viê ̣n kiể m sát số 2/2005; ... Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cung nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của TTDS Việt Nam thì còn mang tính chung chung khi đề cập đến nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự. Luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề về khái niệm, đặc điểm, mối liên hệ giữa các nguyên tắc mang tính chung nhất. Luận văn tha ̣c si ̃ và luận án tiến sĩ luâ ̣t ho ̣c của tác giả Nguyễn Công Bình đã giải quyết đƣợc những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự nhƣng công trình này ở tầm vĩ mô, không đi sát vào thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Nam. Còn các bài báo, tạp chí chuyên ngành về nguyên tắc trong TTDS thì còn chung chung, tản mạn và mang quan điểm cá nhân. Mặt khác các công trình nghiên cứu này đều đƣợc thực hiện trƣớc khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật là chủ yếu hoặc đƣợc thực hiện sau khi BLTTDS đƣợc ban hành nhƣng trƣớc khi LSĐBSBLTTDS đƣợc ban hành nên nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện hiện tại. Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Nam thì chƣa có đề tài nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm các vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS, nội dung các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về nguyên tắc, những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nguyên tắc, đặc biệt là việc thực hiện chúng tại tỉnh Quảng Nam và qua đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. 3 3.1. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đƣợc xác định là: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong pháp luật TTDS; - Phân tích và làm rõ các nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành; - Khảo sát thực tiễn thực hiện nguyên tắc này tại các TAND nói chung, TAND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng, qua đó phát hiện đƣợc những vƣớng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nguyên tắc, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS, các quy định hiện hành của pháp luật TTDS về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. 4.2. Phạm vi Đề tài nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài làm luận văn thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự nhƣ khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc, cơ sở của việc quy định nguyên tắc, mối liên hệ của nguyên tắc này với các nguyên tắc khác trong luật TTDS Việt Nam và các nội dung cơ bản của nguyên tắc, thực tiễn thực hiện nguyên tắc tại một số TAND ở Việt Nam và thực tiễn thi hành chúng tại các TAND trong tỉnh Quảng Nam trong 05 năm trở lại đây. 4 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nƣớc, cải cách hành chính xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nêu trên, việc nghiên cứu đề tài còn đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu lịch sử... 6. Tính mới, những đóng góp của đề tài và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học toàn diện, có hệ thống và mới nhất ở cấp độ luận văn thạc sĩ về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS Việt Nam. Luận văn có những điểm mới sau: - Hoàn thiện khái niệm, xác định rõ ý nghĩa, mối liên hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự với các nguyên tắc khác trong pháp luật TTDS; - Phân tích làm rõ nội dung cụ thể của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành; - Đánh giá đúng thực trạng thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong thực tiễn xét xử tại các TAND Việt Nam và tại các TAND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Đƣa ra đƣợc một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong bối cảnh cải cách tƣ pháp hiện nay. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự Chương 2: Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự theo quy định của BLTTDS 2004 và thực tiễn thực hiện Chương 3: Nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự “Nguyên tắc”trong tiếng Việt đƣợc hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo” [32, tr.893]. Nếu xem xét khái niệm “nguyên tắc” từ phƣơng diện lý luận về nhận thức thì “nguyên tắc” là “kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu” và “nguyên tắc không phải là được áp dụng vào giới tự nhiên và lịch sử loài người. Không phải giới tự nhiên và lịch sử loài người thích ứng với các nguyên tắc, mà ngược lại nguyên tắc chỉ đúng khi nó phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử” [15, tr.56]. Mặt khác, nguyên tắc là kết quả của quá trình nhận thức, nghiên cứu thực tiễn khách quan, là sự phản ánh của các quy luật, bản chất của thực tiễn khách quan. Nguyên tắc chính là những tƣ tƣởng mang tính chất xuất phát điểm thể hiện bản chất của một lĩnh vực hoạt động nhất định và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của lĩnh vực đó. Do vậy, “nguyên tắc” trở thành những yêu cầu bắt buộc, chỉ đạo một lĩnh vực hoạt động nhất định của con ngƣời. Trong khoa học pháp lý, hầu hết các nhà khoa học pháp lí xã hội chủ nghĩa đều coi bản chất của nguyên tắc pháp luật nói chung và nguyên tắc cơ bản của TTDS nói riêng là những tƣ tƣởng pháp lý chỉ đạo cho việc xây dựng và thi hành pháp luật. Giáo trình Luật TTDS Việt Nam năm 2012 của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã trình bày một định nghĩa về nguyên tắc của Luật TTDS Việt Nam nhƣ sau: “Nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự 7 và được ghi nhận trong các văn bản tố tụng dân sự” [33, tr.37]. Trong luận văn thạc sĩ “Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn Cung cũng đƣa ra khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật TTDS Việt Nam, đó là: “Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo mang tính chất xuất phát điểm, phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bản chất và những đặc trưng cơ bản của Tố tụng dân sự, được quán triệt trong nội dung của các chế định, quy phạm pháp luật Tố tụng dân sự, quy định kết cấu của toàn bộ quy trình tố tụng dân sự và thể hiện phương hướng và cách thức thực hiện mục đích nhiệm vụ của Tố tụng dân sự Việt Nam” [4, tr.13]. “Quyền” trong tiếng Việt là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [32, tr.1049]. Theo khoa học pháp lý “quyền công dân được hiểu là những khả năng mà nhà nước cho phép công dân hành động hay không hành động hoặc được hưởng những lợi ích chính đáng trong xã hội” [34, tr.85]. “Lợi ích” là “điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy” [32, tr.753]. Quyền và lợi ích là một phạm trù mang tính xã hội và cũng mang tính pháp lý. Nó thể hiện bản chất của nhà nƣớc và mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân. Trong đó, nhà nƣớc ghi nhận các quyền công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật và đảm bảo cho các quyền này đƣợc thực hiện trên thực tế. “Bảo vệ” là “chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn” [32, tr.53]. “Bảo đảm” trong tiếng Việt là “tạo điều kiện để chắc chắn giữ gìn được, hoặc thực hiện được, hoặc có được những gì cần thiết” [32, tr.51]. Vì vậy, bảo đảm là điều kiện cần phải có để thực hiện đƣợc một điều gì, một công việc gì hay là điều kiện để thực hiện đƣợc quyền, nghĩa vụ nào đó. Bảo đảm cũng có ý nghĩa nhƣ một cơ chế cần thiết phải có để thực hiện những 8 quyền, nghĩa vụ hay công việc nhất định. Trong những trƣờng hợp cụ thể, nếu không có sự bảo đảm thì các quyền, nghĩa vụ hay công việc sẽ không đƣợc thực hiện. Nhƣ vậy, bảo đảm quyền bảo vệ trong TTDS là làm cho chủ thể có đủ những điều kiện cần thiết để chắc chắn họ thực hiện đƣợc các quyền bảo vệ quyền và lợi ích của họ trƣớc Tòa án. Đƣơng sự đƣợc hiểu là “người, là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết” [32, tr.468]. Theo pháp luật TTDS, khái niệm đƣơng sự đƣợc quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS 2004: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Theo giáo trình Luật TTDS của trƣờng Đại học Luật Hà Nội 2012 định nghĩa thì: “Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự” [33, tr.105]. Nhƣ vậy, có thể thấy thành phần đƣơng sự trong vụ việc TTDS bao gồm tất cả những ngƣời có quyền, nghĩa vụ đƣợc xem xét trong vụ việc vì có liên quan đến vụ việc. Do đó, thành phần đƣơng sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, ngƣời yêu cầu, ngƣời bị yêu cầu, ngƣời có liên quan trong việc dân sự. Từ những vấn đề nêu trên có thể kết luận: “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là một nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS Việt Nam, thể hiện tư tưởng pháp lý chỉ đạo là trong TTDS Tòa án phải làm cho đương sự có đủ những điều kiện cần thiết để đương sự chắc chắn thực hiện được các quyền TTDS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.” 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự là một trong những nguyên tắc cơ bản đƣợc ghi nhận trong BLTTDS nên ngoài những ý nghĩa 9 chung của các nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS nhƣ là cơ sở cho xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự, thì nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự còn có những ý nghĩa khác, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS thực chất là thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho tất cả các đƣơng sự thực hiện đƣợc các quyền TTDS của họ và tạo điều kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì vậy, đảm bảo quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện dân chủ trong TTDS. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS yêu cầu Tòa án phải có trách nhiệm bảo đảm cho đƣơng sự có thể thực hiện đầy đủ các quyền của họ trƣớc Tòa, nhƣ quyền tự bảo vệ hoặc quyền nhờ luật sƣ hay ngƣời khác có đủ điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Nhƣ vậy, nguyên tắc này đƣợc thực hiện một cách đầy đủ thì quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc bảo đảm trong mọi giai đoạn của TTDS. Ngoài ra, bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS giúp đƣơng sự bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của họ trƣớc Tòa án nên góp phần thực hiện thắng lợi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thứ hai, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó yêu cầu mọi cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên nhà nƣớc, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác; các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn đƣợc tôn trọng và bảo vệ. TTDS là một quá trình phức tạp, trong đó Tòa án có vai trò trung tâm trong 10 việc giải quyết các vụ việc dân sự. Trên thực tế, khi giải quyết vụ việc dân sự một số Tòa án vì lý do nào đó mà không vô tƣ khách quan làm cho các quyền tố tụng của đƣơng sự không đƣợc thực hiện trên thực tế. Việc thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS thì các quyền tố tụng của đƣơng sự đƣợc thực hiện đầy đủ và nhƣ vậy đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự yêu cầu: “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”[24]. Nguyên tắc này đƣợc quán triệt trong mọi giai đoạn TTDS và là nguyên tắc cơ bản đƣợc ghi nhận trong BLTTDS. Nếu Tòa án không bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự hay nói cách khác là vi phạm nguyên tắc này thì bị xem là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và có thể là cơ sở để Tòa án cấp trên xem xét sửa án hoặc hủy án. Trong trƣờng hợp, quyền bảo vệ của đƣơng sự không đƣợc bảo đảm bởi Tòa án thì đƣơng sự có quyền khiếu nại, tố cáo. Chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật và phải bồi thƣờng thiệt hại. Chính vì vậy, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS. 1.2. CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ 1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS đƣợc quy định dựa trên những cơ sở lý luận sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ cơ sở Hiến định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự dựa trên cơ sở quy 11 định của Điều 132 Hiến pháp 1992: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” [17] và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án quy định tại Điều 9, Luật Tổ chức TAND năm 2002: “Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” [20]. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp về tổ chức luật sƣ đƣợc thành lập để giúp các đƣơng sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì BLTTDS quy định về quyền nhờ luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự; Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì BLTTDS quy định về trách nhiệm của Tòa án phải bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền bảo vệ của họ. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ giữa việc công nhận các quyền tố tụng dân sự và thực thi các quyền tố tụng dân sự của đương sự Ngoài việc công nhận các quyền TTDS của đƣơng sự trong BLTTDS Nhà nƣớc còn phải bảo đảm cho các đƣơng sự thực hiện đƣợc các quyền này trên thực tế. Vì vậy, xét về mặt lý luận thì bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS trƣớc hết xuất phát từ mối quan hệ giữa những quyền TTDS đƣợc pháp luật công nhận và việc bảo đảm thực hiện các quyền này của các chủ thể trên thực tế. Pháp luật quy định cho đƣơng sự có các quyền mà không có cơ chế để bảo đảm cho việc thực thi chúng thì việc quy định cũng chỉ là hình thức. Các quyền TTDS chỉ đƣợc thực hiện một cách đầy đủ nếu đƣơng sự đƣợc ghi nhận quyền tự bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, pháp luật còn phải quy định biện pháp cƣỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không đảm bảo cho đƣơng sự thực hiện các quyền TTDS của mình. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan