Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự...

Tài liệu Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

.PDF
126
1
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ YẾN VY NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ YẾN VY NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Em tên Hồ Thị Yến Vy, sinh viên lớp QT43.4, khoa Luật Quốc tế, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý lãnh đạo khoa Luật Quốc tế và khoa Luật Dân sự đã tạo điều kiện cho em được thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp khoa Luật Dân sự. Đặc biệt, em trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Th.S Nguyễn Trần Bảo Uyên trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin được tham khảo được đảm bảo trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. Các quan điểm được thể hiện trong Khóa luận xuất phát từ quá trình tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu của em. Em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này. Tác giả Hồ Thị Yến Vy DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự TAND Tòa án nhân dân TTDS Tố tụng dân sự VADS Vụ án dân sự VVDS Vụ việc dân sự MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ...................................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .........................................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .........................7 1.1.2. Đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự....................9 1.1.3. Vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ......................13 1.2. Cơ sở xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .......................................................................................................................15 1.2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................16 1.2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................20 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ..............................................21 2.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ...21 2.1.1. Điều kiện để cá nhân trở thành người đại diện theo ủy quyền .......................21 2.1.2. Điều kiện để pháp nhân trở thành người đại diện theo ủy quyền ...................23 2.2. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .......................................................................................................................28 2.3. Căn cứ phát sinh, căn cứ chấm dứt quyền đại diện của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ...............................................................................32 2.3.1. Căn cứ phát sinh quyền đại diện của người đại diện theo ủy quyền ...............32 2.3.2. Căn cứ chấm dứt quyền đại diện của người đại diện theo ủy quyền ..............33 2.4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ...................................................................................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................37 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG, BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN ......................................................................................38 3.1. Về việc ủy quyền khởi kiện ..............................................................................38 3.2. Về những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền .......46 3.3. Về hình thức của văn bản ủy quyền tham gia tố tụng dân sự .....................53 3.4. Về độ tuổi của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ............57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................61 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đời sống xã hội không ngừng luân chuyển, đó cũng là lý do mà quy phạm pháp luật không ngừng đổi mới để bắt kịp những sự thay đổi đó. Mục đích cuối cùng của sự thay đổi này chính là để đảm bảo sự cân bằng, bình đẳng cho mọi chủ thể trong các quan hệ pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể đều được pháp luật bảo vệ như nhau. Đối với một quan hệ dân sự, nếu như phát sinh những tranh chấp, mâu thuẫn quyền lợi mà các bên trong quan hệ không thể tự mình giải quyết được thì lúc này Tòa án là cơ quan đứng ra giải quyết vấn đề này, đó cũng là cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Cũng như quan hệ dân sự, quan hệ tố tụng dân sự được quy phạm điều chỉnh cũng phải hướng đến tạo sự công bằng, bình đẳng cho mọi chủ thể tham gia quan hệ. Do đó mà quy định của pháp luật tố tụng dân sự phải hướng đến việc bảo đảm quyền, lợi ích tốt nhất cho cả người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết mọi vụ việc dân sự. Xã hội vốn không thể công bằng và bình đẳng nên pháp luật cần thiết phải điều chỉnh theo hướng giảm bớt sự bất công này. Trong suốt quá trình hình thành và đổi mới, nhà làm luật luôn hướng đến việc tìm kiếm các công cụ pháp lý nhằm nâng đỡ cho mọi chủ thể yếu thế hơn trong xã hội, giúp đỡ họ thực hiện những quyền lợi chính đáng của mình. Cả trong quan hệ dân sự hay tố tụng dân sự, chế định đại diện nói chung và đại diện theo ủy quyền nói riêng có thể nói là một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ những chủ thể yếu thế, những chủ thể không đủ khả năng tham gia quan hệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Trong chế định đại diện theo ủy quyền thì người đại diện theo ủy quyền chính là người giữ vai trò quan trọng khi thay mặt đương sự thực hiện những quyền lợi, nghĩa vụ của chủ thể này. Việc tham gia tố tụng dân sự của các đương sự là một phần trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, do đó mà sự tham gia, không tham gia hay ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với việc ủy quyền tham gia tố tụng, việc ủy quyền có đúng đối tượng, đúng thủ tục hay không là những vấn đề mà Tòa án quan tâm nhằm xác định quan hệ ủy quyền tham gia tố tụng có thực sự tồn tại. Bởi khi xác định đúng người đại diện theo ủy quyền thì quyền, nghĩa vụ của người được đại diện mới thực sự được đảm 2 bảo. Bên cạnh đó, xác định phạm vi ủy quyền cũng là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo ý chí của đương sự trong việc nhờ người khác tham gia tố tụng cho mình. Trong tiến trình đổi mới của pháp luật, chế định đại diện cũng được quan tâm và trải qua nhiều lần sửa đổi để đi đến hoàn thiện. Minh chứng rõ ràng nhất là sự ra đời của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã có những thay đổi liên quan chế định đại diện, Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành cũng có những đổi mới tích cực nhằm hòa hợp với quy định của pháp luật hình thức. Tuy nhiên, liên quan đến chế định đại diện, đặc biệt là người đại diện theo ủy quyền, vẫn còn những khe hở mà pháp luật hiện hành vẫn chưa thể lấp đầy. Chẳng hạn quy định về việc ủy quyền cho người đại diện khởi kiện, về vấn đề hình thức của văn bản khởi kiện, hay cũng đáng kể đến là về những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền. Chính vì thế mà thực tiễn xét xử liên quan đến người đại diện theo ủy quyền vẫn phát sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập. Vai trò của người đại diện theo ủy quyền có thể nói là mang tầm ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự, do đó mà việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích các quy định pháp luật và đưa ra những giải pháp hoàn thiện những bất cập liên quan đến người đại diện theo ủy quyền là một vấn đề cần thực hiện. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự” làm đề tài nghiên cứu cho Khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm mục đích thực hiện những công việc trên. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hiện hành và pháp luật nước ngoài, tác giả sẽ chỉ ra những điểm mới, những ưu điểm của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 khi quy định về người đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó, từ những cơ sở đó mà cũng chỉ ra những quy định chưa thực sự thống nhất và cần được thay thế, sửa đổi để hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Chính vì tầm quan trọng của người đại diện theo ủy quyền trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự mà vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm và thể hiện cách nhìn trong nhiều loại tài liệu nghiên cứu khác nhau.  Giáo trình, sách chuyên khảo: - Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), NXB Hồng Đức; Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), NXB Công an nhân dân; Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt 3 Nam, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), NXB Chính trị quốc gia Sự thật; Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Trường đại học Kinh tế - Luật (2016), NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các giáo trình này có sự tương đồng nhau khi quy định về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Các quy định về người đại diện theo ủy quyền đều được phân tích tại mục người tham gia tố tụng trên cơ sở so sánh với các chủ thể tham gia tố tụng khác và so sánh với người đại diện theo pháp luật để chỉ ra đặc điểm riêng của người đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó cũng phân tích cơ bản những quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng. Tuy nhiên những giáo trình này chỉ mới phân tích những quy định cơ bản mà chưa có sự đánh giá và so sánh các quy định pháp luật nên chỉ mang tính khái quát chung. - Đặng Thanh Hoa (Chủ biên) (2020), Pháp luật tố tụng dân sự (phần chung) - Tình huống và phân tích, NXB Hồng Đức. Cuốn sách này phân tích nhiều bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế để chỉ ra nhiều quan điểm khác nhau trong việc giải quyết một vấn đề, trong đó có phân tích vấn đề “Trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền” có liên quan trực tiếp đến đề tài Khóa luận này. Vấn đề được nhóm tác giả nghiên cứu thông qua việc phân tích hai tình huống trên thực tế, từ đó chỉ ra cách hiểu chưa thống nhất của các cấp Tòa và kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định về các trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền. - Đặng Thanh Hoa (Chủ biên) (2020), Pháp luật tố tụng dân sự (phần thủ tục giải quyết vụ án dân sự ) - Tình huống và phân tích, NXB Hồng Đức. Cuốn sách này đồng chủ biên với cuốn sách “Pháp luật tố tụng dân sự (phần chung) - Tình huống và phân tích” kể trên nên cách tiếp cận của hai cuốn sách này tương đồng nhau. Cuốn sách này tập trung phân tích phần thủ tục giải quyết vụ án dân sự, trong đó có phân tích vấn đề “cá nhân ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện”. Đây là một trong những vấn đề gây nên nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết vụ án dân sự trên thực tế, tác giả phân tích tính hợp lý và bất hợp lý trong từng quan điểm và đề xuất bổ sung văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này. - Nguyễn Thanh Hải, Châu Thanh Quyền (Chủ biên) (2020), Cẩm nang nghiệp vụ dành cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư (trong lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự), NXB Chính trị quốc gia Sự thật. Trong cuốn sách này có đề cập về các vấn đề nghiệp vụ khi giải quyết các yêu cầu liên quan đến người tham gia tố tụng, trong đó có các giải thích về các quy định pháp luật liên quan đến người đại diện theo ủy quyền như: Người đại diện theo ủy quyền có được đại diện cho đương sự ở nước ngoài 4 kháng cáo không? Trường hợp có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án có phải ủy thác tư pháp để tống đạt bản án cho đương sự ở nước ngoài không...  Luận văn, Khóa luận - Hoàng Anh Văn (2021), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn trình bày các vấn đề lý luận chung và quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng. Từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. - Vương Quốc Hải (2017), Người đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Sau khi tác giả trình bày thực trạng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về vấn đề này thì kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. - Ngô Thị Lộc (2016), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Khóa luận này đi vào trình bày những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về người đại diện của đương sự, bao gồm người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định và người đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó, phân tích thực tiễn áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 và chỉ ra những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, tác giả còn tham khảo nhiều Luận văn, Khóa luận khác nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.  Tài liệu điện tử, tạp chí - Đinh Duy Bằng (2019), “Có được nhận đơn khởi kiện do người đại diện theo ủy quyền ký tên”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2019. Bài viết này đề cập đến vấn đề Tòa án có chấp nhận đơn khởi kiện do người đại diện theo ủy quyền ký tên hay không. Tác giả đề cập hai quan điểm khác nhau và phân tích, đánh giá tính hợp pháp và hợp lý của từng quan điểm. - Bùi Thị Hà (2018), “Đánh giá quy định về người đại diện của đương sự theo pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí nghề luật, số 4/2018. Bài viết này phân tích những điểm tương thích giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự về 5 người đại diện của đương sự cùng với một số vướng mắc khi áp dụng các quy định này nhằm đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các nội dung liên quan đến vấn đề này. - Phạm Văn Lợi (2018), “Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là pháp nhân”, http://vksquangngai.gov.vn/index.php/vi/news/Trao-doi-phap-luat/Dai-dien-theouy-quyen-trong-to-tung-dan-su-la-phap-nhan-1883/. Bài viết này phân tích hai quan điểm khác nhau về việc pháp nhân làm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. - Ngọc Oanh (2021), “Ủy quyền trong vụ án hôn nhân, được hay không?”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/uy-quyen-trong-vu-an-hon-nhan-duoc-haykhong. Bài viết này phân tích một cách chi tiết các trường hợp không được ủy quyền trong vụ án hôn nhân. Tác giả phân tích trường hợp ủy quyền tham gia vụ án hôn nhân để yêu cầu chia tài sản vẫn được Tòa án chấp nhận. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, một số tác giả chỉ nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề này, một số khác lại phân tích dựa trên những quy định pháp luật có liên quan nhưng hiện nay đã không còn hiệu lực. Do đó, tác giả làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự dựa trên quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành và các quy định pháp luật khác liên quan đang có hiệu lực thông qua Khóa luận này. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận này là các quy định pháp luật hiện hành của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 liên quan đến người đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó, để làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu, tác giả còn nghiên cứu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoài quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến người đại diện theo ủy quyền, tác giả tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài cũng liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến như Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga, Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Toàn bộ Khóa luận được thống nhất bằng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng của học thuyết Mác – Lênin cùng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí 6 Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật. Bên cạnh đó mỗi chương trong Khóa luận được tác giả sử dụng những phương pháp sau: Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để lý giải những khái niệm, đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp lý luận để luận giải những cơ sở hình thành nên quy định người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Chương 2: Bên cạnh phương pháp phân tích và tổng hợp, trong chương 2 này còn vận dụng phương pháp lịch sử nhằm mục đích nêu lên những quy phạm pháp luật trong quá khứ đã hết hiệu lực, đã được sửa đổi, bổ sung. Từ đó, đánh giá tính khả thi, tính mới và tính hợp lý của các quy phạm hiện hành về vấn đề người đại diện theo ủy quyền. Chương 3: Trong chương này, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. Mặt khác, để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh và phân loại nhằm mục đích so sánh với các quy định của nước ngoài và các quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật khác, từ đó tìm ra những bất cập của pháp luật hiện hành và đưa ra giải pháp hoàn thiện. 5. Bố cục đề tài Đề tài được tác giả trình bày dưới dạng bài luận chia làm ba chương: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Chương 2. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về người đại diện theo ủy quyền Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về người đại diện theo ủy quyền Ba chương kể trên chưa bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Nhằm mục đích hiểu rõ khái niệm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự (TTDS), đầu tiên ta sẽ có cái nhìn sơ lược về khái niệm này theo một nghĩa chung nhất. Trước tiên, theo từ điển tiếng Việt, nghĩa của từ “đại diện” được hiểu là việc thay mặt cho cá nhân, tập thể làm việc gì đó; từ “ủy quyền” được hiểu rằng việc giao quyền cho ai đó thay mặt mình1. Như vậy, từ sự giải thích dựa trên mặt nghĩa đơn thuần của các từ này theo từ điển tiếng Việt, tác giả có thể hiểu “đại diện theo ủy quyền” là việc chủ thể được một chủ thể khác giao quyền để thay mặt làm việc gì đó. Tìm hiểu khái niệm người đại diện theo ủy quyền dưới góc độ pháp lý nói chung và trong TTDS nói riêng, ta có thể thấy khi quy định về định nghĩa này, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) không đưa ra định nghĩa chi tiết mà có sự dẫn chiếu đến quy định của pháp luật nội dung là Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), cụ thể là tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Theo quy định của BLDS năm 2015, “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”2. Quy định về đại diện của BLDS năm 2015 thừa nhận hai hình thức đại diện: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Trong phạm vi Khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hình thức đại diện theo ủy quyền. Như vậy, khái niệm “người đại diện theo ủy quyền” được hiểu là người được ủy quyền để xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự và người đại diện Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa Việt Nam, tr. 1203. 1 2 Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015. 8 này sẽ nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện để xác lập những giao dịch đó. Một thuật ngữ nữa cần được làm rõ trong phạm vi mục này, đó là khái niệm “tố tụng dân sự”. Theo từ điển luật học, khái niệm này là những trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ việc dân sự (VVDS) và thi hành án dân sự, bao gồm khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lý VVDS, giải quyết VVDS, giải quyết VVDS theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự3. Như vậy, “người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự” là cá nhân, pháp nhân (bên được ủy quyền) được một cá nhân, pháp nhân khác (bên ủy quyền) ủy quyền để tham gia tố tụng dân sự bao gồm quá trình từ khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự... cho đến khi giải quyết xong vụ án thay cho bên ủy quyền. Nói một cách cụ thể hơn, người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự4. Khác với người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền không tham gia tố tụng trên cơ sở là người được pháp luật ấn định trước hoặc theo quyết định của Tòa án mà việc tham gia tố tụng của họ lại dựa trên cơ sở tự định đoạt của đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của họ5. Qua khái niệm này, có một vấn đề tác giả quan tâm đó là từ “ủy quyền” trong khái niệm “người đại diện theo ủy quyền” được hiểu như thế nào, là quan hệ pháp luật hay hợp đồng dân sự? Thứ nhất, ủy quyền là một quan hệ pháp luật. Cũng như những quan hệ pháp luật khác, ủy quyền trong TTDS là một quan hệ pháp luật mà trong đó quan hệ giữa người được đại diện và người đại diện theo ủy quyền được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, theo đó các bên tham gia phải đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định, có những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật để người đại diện có nghĩa vụ thực hiện việc tham gia TTDS tại Tòa án 3 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa - NXB Tư pháp, tr. 833. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr. 119. 4 Trường Đại học kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên), NXB chính trị quốc gia sự thật, tr. 166. 5 9 nhân danh người được đại diện trong phạm vi ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trước Tòa án6. Xem xét ủy quyền là một quan hệ pháp luật thì cần chú ý các điều kiện pháp luật về mặt chủ thể và nội dung của quan hệ pháp luật để đảm bảo quá trình tham gia tố tụng đúng theo quy định pháp luật7. Thứ hai, ủy quyền mang bản chất là hợp đồng dân sự. Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền nhằm giao quyền cho bên được ủy quyền thay mặt bên kia tham gia vào các quan hệ pháp luật, ở đây là quan hệ TTDS tại Tòa án để thực hiện và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên ủy quyền. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này cũng cần dựa trên những quy định pháp luật về chủ thể, về hình thức của hợp đồng cũng như là phạm vi ủy quyền và các quy định khác trong hợp đồng. Bên cạnh đó, theo ý kiến của một số tác giả, ủy quyền là một chế định pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền, người được đại diện, cơ quan, người tiến hành tố tụng, đương sự khác và người tham gia tố tụng khác với nhau khi quan hệ ủy quyền trong TTDS được xác lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trước Tòa án8. Tác giả đồng quan điểm với ý kiến này, bởi chế định pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm, quy tắc pháp lý có đặc điểm giống nhau cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một hoặc nhiều ngành luật. Như vậy, xét các đặc điểm trên thì ủy quyền có thể được nhìn nhận là một chế định pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự So với BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, BLTTDS năm 2015 không có sự thay đổi đáng kể về người đại diện theo ủy quyền. Sự thay đổi đến từ quy định của pháp luật nội dung là BLDS năm 2015 mà BLTTDS năm 2015 đã có sự dẫn chiếu đến nên xét đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS theo quy định của pháp luật hiện hành có sự khác biệt so với pháp luật 6 Tô Ngọc Lâm (2016), Ủy quyền trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr. 12. Vương Quốc Hải (2017), Người đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr. 10, 11. 7 8 Tô Ngọc Lâm, tlđd (6), tr. 16, 17. 10 trước đây. Người đại diện theo ủy quyền trong pháp luật TTDS hiện hành mang những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. BLDS năm 2015 đã có sự mở rộng phạm vi về mặt chủ thể, bổ sung chủ thể là pháp nhân được làm người đại diện theo ủy quyền so với BLDS năm 2005 chỉ thừa nhận bên được ủy quyền là cá nhân9. Đây là điểm mới đáng ghi nhận, việc bổ sung này đã làm cho quy định về đại diện theo ủy quyền trở nên rõ ràng, chặt chẽ hơn về mặt chủ thể của quan hệ đại diện10. Pháp luật dân sự đã có những quy định về điều kiện để một cá nhân hoặc pháp nhân trở thành người đại diện theo ủy quyền. Trên thực tế, việc cá nhân, pháp nhân trong hoạt động sinh hoạt, lao động, sản xuất kinh doanh... nói chung hay trong việc tham gia tố tụng nói riêng đều có nhu cầu ủy quyền cho một pháp nhân khác xác lập, thực hiện là nhu cầu có thật. Việc ủy quyền cho một pháp nhân chuyên về hoạt động các lĩnh vực pháp luật còn tạo sự tin tưởng cho người ủy quyền về chuyên môn lẫn tác phong làm việc. BLTTDS Cộng hòa Pháp hiện hành (Code de procédure civile)11 khi quy định về người đại diện theo ủy quyền đề cập đến vấn đề chủ thể được ủy quyền tại khoản 8 Điều 414 như sau: “Une partie n'est admise à se faire représenter que par une seule des personnes, physiques ou morales, habilitées par la loi”. Quy định này được hiểu là một bên đương sự chỉ có thể nhờ một trong những người, thể nhân hoặc pháp nhân, có đủ tư cách theo quy định của pháp luật để đại diện cho mình tại Tòa án12. Theo đó, pháp luật TTDS Pháp từ lâu cũng đã công nhận tư cách đại diện của pháp nhân. Việc 9 Khoản 1 Điều 143 BLDS năm 2015 quy định: “1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Cao Đăng (2017), “Chế định đại diện theo Bộ luật Dân sự 2015”, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước, https://vksbinhphuoc.gov.vn/Tin-VKSND-tinh/CHE-DINH-DAI-DIEN-THEO-BOLUAT-DAN-SU-2015-390.html, truy cập ngày 16/5/2022. 10 “Code de procédure civile” https://www.legifrance.gouv.fr/codes/section_lc/LEGITEXT000006070716/LEGISCTA000006117236/#LE GISCTA000006117236, truy cập ngày 16/5/2022. 11 Nhà Pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, tr. 99. 12 11 BLDS năm 2015 bổ sung chủ thể pháp nhân không chỉ giúp khắc phục những thiếu sót mà còn góp phần làm cho pháp luật Việt Nam thay đổi theo hướng hòa hợp với pháp luật nước ngoài, giảm thiểu những quy định khác biệt và phù hợp với xu hướng “xích lại gần nhau” của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Thứ hai, người đại diện theo ủy quyền là người nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện. Trong quá trình đại diện theo ủy quyền cho chủ thể khác tham gia vào tố tụng dân sự, người đại diện theo ủy quyền sẽ luôn nhân danh bên ủy quyền và thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng mà vốn dĩ công việc này thuộc về bên ủy quyền. Thông qua việc ủy quyền, bên ủy quyền sẽ bàn giao việc tham gia vào các quy trình tố tụng lại cho bên được ủy quyền, việc tham gia một phần hay toàn bộ quá trình tố tụng tùy thuộc vào thỏa thuận ủy quyền giữa hai bên. Người đại diện sẽ không nhân danh chính mình để tham gia vào việc tố tụng đó trừ khi họ cũng là một bên đương sự. Như vậy, đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp từ bản án, quyết định của Tòa sau khi giải quyết VVDS sẽ là đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) chứ không bao gồm người đại diện theo ủy quyền13. Như đã đề cập, người đại diện theo ủy quyền sẽ nhân danh người được đại diện và không tự nhân danh chính mình để tham gia tố tụng. Tuy nhiên có trường hợp, người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng vừa là bên được ủy quyền tham gia, vừa là một bên đương sự trong VVDS. Trường hợp này, cần có sự tách bạch giữa hai vai trò, một là người đại diện theo ủy quyền sẽ không chịu tác động từ bản án, quyết định của Tòa, hai là đương sự nhân danh chính mình tham gia tố tụng thì chịu tác động từ phần bản án, quyết định liên quan đến đương sự đó. Chẳng hạn, trong tranh chấp giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị H, bà Bùi Thị M và bị đơn ông Bùi Văn H về tranh chấp quyền sử dụng đất14. Bà H ủy quyền cho bà M đại diện tham gia tố tụng. Như vậy ở đây bà M tham gia tố tụng với hai vai trò, vừa là nguyên đơn vừa là người đại diện theo ủy quyền của bà H. Theo đó, bà M sẽ chịu tác động từ phần bản án, quyết định liên quan. Còn việc bà M đại diện bà H tham gia tố tụng thì phần bản 13 Vương Quốc Hải, tlđd (7), tr. 14. 14 Phụ lục II - bản án 30/2020/DS-ST ngày 28/10/2020 của TAND tỉnh Hòa Bình. 12 án, quyết định liên quan đến bà H sẽ do chính bà H chịu trách nhiệm thi hành, bà M không chịu tác động từ phần bản án, quyết định này. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện theo ủy quyền so với việc chính chủ thể có quyền và nghĩa vụ tự mình thực hiện có hiệu lực như nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực như vậy thì cần lưu ý đến thỏa thuận ủy quyền giữa bên ủy quyền và bên người đại diện theo ủy quyền có đúng quy định pháp luật hay không. Việc quy định hiệu lực pháp lý như nhau khi tham gia tố tụng của hai chủ thể này cũng cho thấy quy định của pháp luật TTDS tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự có thể tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước Tòa, dù là trực tiếp tham gia hay thông qua người đại diện theo ủy quyền. Thứ ba, người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS của người được đại diện trong phạm vi ủy quyền. Trong thỏa thuận ủy quyền giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền, phạm vi ủy quyền có thể là một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền khi tham gia tố tụng dân sự. Trên cơ sở đó mà người đại diện theo ủy quyền sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS của người được đại diện trong phạm vi được ủy quyền. Dù trên lý thuyết thừa nhận quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong phạm vi ủy quyền của người được đại diện, tuy nhiên trên thực tế, dù đã được thỏa thuận ủy quyền nhưng có những quyền và nghĩa vụ TTDS không được thực hiện thông qua việc ủy quyền. Đó có thể là những thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật hoặc thỏa thuận những nghĩa vụ mà pháp luật không cho phép thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền. Tùy thuộc vào tính chất của việc giải quyết VVDS, sau khi ủy quyền cho người đại diện, đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người đại diện15. Trong trường hợp quan điểm của người đại diện theo ủy quyền và của người được đại diện không đồng nhất, lúc này Tòa án sẽ ưu tiên căn cứ vào ý chí của người được đại diện dựa trên nguyên tắc cơ bản của BLTTDS – Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự16. Như vậy, trong phạm vi ủy quyền của bên được đại diện Trường Đại học Kinh tế - Luật (2016), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ biên), NXB Đại học quốc gia THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tr.53. 15 16 Điều 5 BLTTDS năm 2015. 13 và theo phạm vi ủy quyền mà pháp luật TTDS cho phép thì người đại diện theo ủy quyền sẽ có những quyền và nghĩa vụ của người được đại diện trong phạm vi đó. Thứ tư, việc ủy quyền tham gia tố tụng được xác lập dựa trên cơ sở là sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Việc ủy quyền tham gia tố tụng nói riêng hay việc xác lập các giao dịch dân sự khác nói chung đều trên cơ sở là sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên bởi lẽ đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Việc thừa nhận nguyên tắc này cho thấy pháp luật dân sự đề cao ý chí tự do, tự quyết của công dân trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, mọi sự thỏa thuận phải đều xuất phát từ sự tự nguyện của các bên và trong khuôn khổ pháp luật, không được vi phạm điều cấm của luật. 1.1.3. Vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Trong TTDS, người đại diện theo ủy quyền có vị trí là người tham gia tố tụng17. Ứng với vị trí đó, người đại diện theo ủy quyền mang một vai trò quan trọng không kém những người tham gia tố tụng khác. Sự tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền mang lại nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý lẫn xã hội. Nếu như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng song song cùng với đương sự để hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về mặt pháp luật18 thì người đại diện theo ủy quyền sẽ là người trực tiếp tham gia TTDS để thay mặt đương sự thực hiện những quyền lợi, nghĩa vụ thuộc về đương sự. Việc tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền được cho là thuận lợi hơn và mang lại nhiều quyền lợi hơn cho cả đương sự và người được ủy quyền so với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự19. Thứ nhất, sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 17 Mục 2 Chương VI BLTTDS năm 2015. 18 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (4), tr. 123. Nguyễn Huy Hoàng (2019), “Những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền quy định tại Điều 87 BLTTDS năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-ykien/nhung-truong-hop-khong-duoc-lam-nguoi-dai-dien-theo-uy-quyen-quy-dinh-tai-dieu-87-blttds-nam2015, truy cập ngày 10/6/2022. 19 14 Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS Việt Nam - Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp20, đây là quyền dân sự cơ bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được BLTTDS năm 2015 quy định thành một nguyên tắc nhằm bảo đảm cho cá nhân, cơ quan, tổ chức được Nhà nước bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm21. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm cũng có thể tự mình tham gia TTDS để yêu cầu Tòa án bảo vệ cho mình, lúc này họ có thể ủy quyền lại cho người khác tham gia, việc ủy quyền này giúp cho chủ thể bị xâm phạm không bỏ lỡ quyền lợi của mình khi vướng bận những lý do cá nhân mà không thể tham gia được, đảm bảo được quyền lợi của mình luôn được Tòa án bảo vệ kịp thời. Đối với đương sự, việc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng giúp kịp thời thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS. Bên cạnh đó, sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền còn góp phần làm cho quá trình TTDS diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật, đảm bảo thực thi được những quyền lợi cơ bản mà pháp luật quy định để bảo vệ công dân. Không phải bất kỳ ai tham gia vào TTDS cũng có đủ hiểu biết về pháp luật nội dung cũng như pháp luật tố tụng để tự bảo vệ mình trước Tòa, đối với những người còn hạn chế về kiến thức pháp lý, họ hoàn toàn có thể chọn cách ủy quyền lại cho một người khác đủ chuyên môn, đủ kinh nghiệm, đủ hiểu biết để thay họ đứng ra thực hiện những quy trình tố tụng phức tạp. Người đại diện theo ủy quyền sẽ giúp cho đương sự thực hiện tốt hơn những quyền lợi TTDS mà lẽ ra đương sự phải tự mình thực hiện và mất rất nhiều thời gian, công sức hơn. Việc tham gia tố tụng thông qua người đại diện theo ủy quyền giúp cho đương sự đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời quyền và nghĩa tố tụng của mình. Thứ hai, người đại diện theo ủy quyền làm cho quá trình tố tụng dân sự diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đúng pháp luật. Như tác giả đã đề cập, chế định đại diện ra đời nhằm giúp cho một công việc nào đó được thực hiện một cách thuận lợi hơn thông qua việc ủy quyền cho một chủ thể khác. Trong TTDS cũng vậy, việc ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền tham gia TTDS giúp cho quá trình giải quyết VVDS diễn ra thuận lợi hơn khi mà chủ 20 Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, NXB Lao động, tr. 9. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan