Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại lệ của quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập...

Tài liệu Ngoại lệ của quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập

.PDF
79
1
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH HỒ BẢO NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM NHẰM MỤC ĐÍCH HỌC TẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM NHẰM MỤC ĐÍCH HỌC TẬP Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Định hướng nghiên cứu Mã số: 8380103 Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thái Cường Học viên : Hồ Bảo Lớp : 20CHDS_K34_NC, Khóa 33-34 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và thông tin nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác và đã được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc cho phép công bố. Các dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ, nếu không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi. Những kết luận khoa học trong luận văn là mới và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả Hồ Bảo DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 01 TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự Chỉ thị 2001/29/EC; Chỉ thị Infosoc Chỉ thị 2001/29/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu về sự hài hòa của một số khía cạnh thuộc quyền tác giả và các quyền liên quan trong xã hội thông tin năm 2001 03 Công ước Berne Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886 sửa chữa lần cuối tại Paris năm 1971 04 Công ước Rome Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng năm 1961 05 EU Liên minh Châu Âu 06 Hiệp định TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 07 Hiệp ước WTC; WTC Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả năm 1996 02 08 Luật SHTT; Luật SHTT Việt Nam Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010; Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019; Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 09 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 Nghị định số 131/2013/NĐ- tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định CP xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Nghị định số 22/2018/NĐCP Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2018/NĐCP Dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về quyền tác giả, quyền liên quan. 12 SHTT Sở hữu trí tuệ 13 WTO Tổ chức Thương mại thế giới 14 WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới 10 11 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 i) ii) Kết quả khảo sát lịch sử nghiên cứu đề tài ...................................................... 1 iii) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6 iv) Phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 6 v) Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 6 vi) Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận ................................ 6 CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM NHẰM MỤC ĐÍCH HỌC TẬP ................................................................................ 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về ngoại lệ của quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm ngoại lệ của quyền tác giả và các cách tiếp cận khái niệm học tập .............................................................................................................. 7 1.1.2. Cơ sở của ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập ................................................................................................. 9 1.2. Ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập trong pháp luật quốc tế ................................................................................... 18 1.2.1. Điều ước quốc tế về ngoại lệ quyền tác giả nhằm mục đích học tập ... 18 1.2.2. Pháp luật bản quyền một số nước về ngoại lệ quyền tác giả nhằm mục đích học tập....................................................................................................... 23 1.3. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về ngoại lệ của quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập .................................................... 28 1.3.1. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994........................................... 28 1.3.2. Bộ luật Dân sự năm 1995 .................................................................... 29 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM NHẰM MỤC ĐÍCH HỌC TẬP ............................................................................................................ 32 2.1. Ghi nhận ngoại lệ của quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ .................. 32 2.2. Đề cập đến mục đích học tập trong Luật Sở hữu trí tuệ ............................. 33 2.3. Các trường hợp ngoại lệ quyền tác giả nhằm mục đích học tập cụ thể ....... 33 2.3.1. Sao chép tác phẩm ............................................................................... 33 2.3.2. Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa ................................................ 44 2.3.3. Trích dẫn hợp lý tác phẩm ................................................................... 48 2.3.4. Nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng cá nhân ................................ 51 2.3.5. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả nhằm mục đích học tập dành cho người khuyết tật ............................................................ 53 2.4. Các điều kiện khi sử dụng tác phẩm trong các trường hợp ngoại lệ ........... 56 2.4.1. Tác phẩm được sử dụng phải là tác phẩm đã công bố ......................... 56 2.4.2. Thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm ............. 57 2.4.3. Sử dụng tác phẩm đúng mục đích........................................................ 58 2.4.4. Không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả .............................................................................................. 59 2.4.5. 2.5. Loại hình tác phẩm không áp dụng quy định về ngoại lệ quyền tác giả .. ............................................................................................................ 61 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật .............................. 61 2.5.1. Về thuật ngữ “ngoại lệ” không xâm phạm quyền tác giả..................... 61 2.5.2. Về ngoại lệ sao chép tác phẩm ............................................................ 62 2.5.3. Về sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa ........................................... 64 2.5.4. Về trích dẫn hợp lý tác phẩm............................................................... 65 2.5.5. Về nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng cá nhân ........................... 65 2.5.6. Về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật ................................................................................................ 66 2.5.7. phẩm Về nghĩa vụ phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác ............................................................................................................ 67 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 68 1 PHẦN MỞ ĐẦU i) Lý do chọn đề tài Bối cảnh hội nhập sâu rộng trên toàn cầu bắt buộc các quốc gia phải dành sự quan tâm đúng mức cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và quyền tác giả nói riêng. Việc này nhằm khuyến khích các tác giả tiếp tục có những đóng góp trí tuệ và sức sáng tạo của mình cho đời sống tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, một trong những nội dung cốt lõi của SHTT đó là nguyên tắc “Cân bằng lợi ích”, vốn được thiết kế nhằm bảo vệ quyền tiếp cận và sử dụng tác phẩm của xã hội và cộng đồng. Trong môi trường giáo dục ở các quốc gia tiên tiến, đặc biệt là các tác phẩm phục vụ cho việc học tập, tiếp thu tri thức của người học, nguyên tắc “Cân bằng lợi ích” đã đặt ra nhiều ngoại lệ đối với quyền tác giả. Nhờ đó, một mặt thỏa mãn được các quyền lợi cá nhân của tác giả, khuyến khích tác giả tiếp tục sáng tạo, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho người học được tiếp cận với các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, giúp cho nền giáo dục được phát triển lành mạnh, thông thoáng. Được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới với nhiều nỗ lực gia nhập các tổ chức quốc tế và ký kết các hiệp định song phương, đa phương, Luật SHTT Việt Nam là kết tinh của sự kế thừa, học hỏi các nước có nền lập pháp tiên tiến, mang nhiều tư tưởng và giá trị tiến bộ của thế giới. Trong đó, các quy định về ngoại lệ của quyền tác giả cũng được tiếp thu, tham khảo có chọn lọc và cập nhật phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Tuy vậy, mặc dù với lần sửa đổi mới nhất vào năm 2022, hiện nay pháp luật SHTT Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm tương xứng cho quyền sử dụng hợp lý tác phẩm nhằm mục đích học tập dẫn đến nội hàm các quy định về sao chép tác phẩm nhằm mục đích học tập vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến rủi ro trong việc áp dụng và thi hành pháp luật trên thực tiễn. Điều đó không những làm hạn chế quyền của người học trong việc tiếp cận với tri thức học thuật và sử dụng các tác phẩm vì mục đích học tập mà còn khiến cho việc bảo vệ quyền SHTT đối với các tác phẩm khoa học trong môi trường giáo dục gặp nhiều vướng mắc. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đang phát triển, mức thu nhập bình quân của đa số người học so với chi phí tài liệu học tập luôn đặt ra rào cản nhất định cho việc phát triển vốn con người – một trong những chủ trương được ưu tiên hàng đầu trong tiến trình xây dựng quốc gia công nghiệp, hiện đại, văn minh. Điều đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải nghiên cứu, đề xuất mở rộng ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập theo hướng cho phép người học được sử dụng hợp lý các tác phẩm phục vụ nhu cầu học tập trong khuôn khổ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả và chủ sở hữu. Do đó, người viết chọn đề tài “Ngoại lệ của quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập” để thực hiện Luận văn của mình. ii) Kết quả khảo sát lịch sử nghiên cứu đề tài Ngoại lệ của quyền tác giả nói chung và ngoại lệ của quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập từ lâu luôn được các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. 2 Ở nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu về ngoại lệ quyền tác giả nói chung và ngoại lệ quyền tác giả trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Có thể kể đến các công trình như: “Copyright Exceptions in the United States For Educational Uses of Copyrighted Works” (Các trường hợp ngoại lệ về bản quyền ở Hoa Kỳ đối với việc sử dụng tác phẩm có bản quyền cho mục đích giáo dục) của các tác giả June M. Besek, Jane C. Ginsburg, Philippa Loengard và Yafit Lev-Aretz (2013) thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Cải cách Luật pháp Úc về bản quyền và nền kinh tế kỹ thuật số, bài nghiên cứu mô tả các ngoại lệ chính của quyền tác giả của Hoa Kỳ liên quan đến việc sử dụng giáo dục các tài liệu được bảo vệ bản quyền. Khi bàn luận về học thuyết sử dụng hợp pháp của Hoa Kỳ, các tác giả đã liệt kê bốn yếu tố chủ yếu phải được quan tâm trong các trường hợp được coi là sử dụng hợp pháp các tác phẩm trong môi trường giáo dục, tuy vậy, các tác giả đã kết luận không có công thức (cố định) nào để xác định một trường hợp có phải là sử dụng hợp pháp hay không. Cuối cùng, các tác giả đưa ra các khuyến nghị trong trường hợp luật bản quyền Úc áp dụng học thuyết và quy định của Hoa Kỳ về ngoại lệ quyền tác giả trong giáo dục. Lawrence Liang (2010). Exceptions and Limitations in Indian Copyright Law for Education: An Assessment. The Law And Development Review, 3(2) (dịch: Các trường hợp ngoại lệ và hạn chế trong Luật Bản quyền của Ấn Độ dành cho giáo dục: Một đánh giá). Trong bài viết này, tác giả Lawrence Liang đã xem xét bản chất của các ngoại lệ trong luật bản quyền trong trường hợp sử dụng tác phẩm có bản quyền với mục đích giáo dục. Dựa trên các quy định về ngoại lệ quyền tác giả của Ấn Độ và quốc tế, tác giả trình bày lập luận về sự cần thiết của việc ngoại lệ quyền tác giả vì nhu cầu được tiếp cận thông tin học thuật của xã hội. Đồng thời, tác phẩm còn đề cập đến vấn đề bản quyền sẽ khiến cho chi phí học liệu cao, điều này ảnh hưởng đến tiến trình phát triển nền giáo dục của các quốc gia đang phát triển. “Intellectual Property “from Below”: Copyright and Capability for Education” (Sở hữu trí tuệ “từ bên dưới”: Quyền tác giả và khả năng dành cho giáo dục) của tác giả Margaret Chon. Trong bài báo, tác giả phê phán cách áp dụng thông dụng các quy tắc SHTT trên phạm vi toàn cầu hiện nay đa phần là "từ trên xuống", dựa trên lợi ích của các quốc gia có nhiều SHTT. Tác giả đề xuất một cách tiếp cận SHTT "từ bên dưới", liên kết SHTT với sự công bằng trong phân phối quyền lợi. Tác giả cho rằng cách tiếp cận này có thể tạo ra nhiều lợi ích cho việc xây dựng nền giáo dục ở các quốc gia thiếu khả năng tiếp cận đầy đủ với sách giáo khoa và các tài liệu giáo dục khác. Ngoài ra, tác giả còn đặt ra sự cần thiết của một nguyên tắc "Bình đẳng thực chất" trong việc thiết lập và giải thích các quy chuẩn về SHTT trên toàn cầu, trọng tâm của nguyên tắc này là hướng đến quyền truy cập vào các tài liệu giáo dục của các quốc gia đang phát triển. “Justifications for Copyright Limitations & Exceptions” (Biện minh cho các ngoại lệ và ngoại lệ về bản quyền) của tác giả Pamela Samuelson đã thảo luận về mười luận điểm biện minh cho các giới hạn của quyền tác giả với trọng tâm chính là luật về sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. Trong đó, tại phần III.B, tác giả trình bày các điều 3 khoản cho phép sao chép các tác phẩm nhằm mục đích sử dụng cá nhân của luật các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản với nỗ lực chứng minh các ngoại lệ quyền tác giả nằm mục đích sử dụng cá nhân, trong đó có quyền sao chép tác phẩm nhằm các mục đích như nghiên cứu, học tập luôn tồn tại trong luật pháp các nước tiên tiến trên thế giới. Công trình này này giúp người viết có thêm góc tiếp cận về đề tài dựa trên góc độ luật pháp các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ. “Copyright Limitations and Exceptions in an E-Education Environment” của tác giả Maria Daphne Papadopoulou trình bày các giới hạn của quyền tác giả và phân tích liệu rằng nên thiết kế các giới hạn này như thế nào để áp dụng cho môi trường giáo dục kỹ thuật số (giáo dục điện tử), ngoài ra, tác giả còn điểm qua những vấn đề cơ bản của những ngoại lệ và ngoại lệ được thiết kế đặc biệt cho mục đích học tập như ngoại lệ trích dẫn và ngoại lệ có lợi cho thư viện. Đồng thời, “bài kiểm tra ba bước” của giới hạn quyền tác giả sẽ được áp dụng để xem xét mục đích giáo dục có thể vượt qua được hay không. Nội dung này giúp cho người viết có được góc nhìn về giới hạn quyền tác giả trong môi trường giáo dục điện tử, đồng thời, kết quả của phép thử ba bước đối với giới hạn quyền tác giả trong môi trường giáo dục điện tử giúp tác giả củng cố cơ sở lập luận của mình. Aplin, T., & Bently, L. (2020). Global Mandatory Fair Use The Nature and Scope of the Right to Quote Copyright Works. New York: University of Cambridge ESOL Examinations (dịch: Sử dụng hợp lý bắt buộc trên toàn cầu: Bản chất và phạm vi của quyền trích dẫn tác phẩm có bản quyền). Mở đầu cuốn sách, Tanya Aplin và Lionel Bently phân tích toàn diện về lịch sử của các ngoại lệ trích dẫn trong luật bản quyền quốc tế và phê phán những nhận thức sai lầm về nội hàm của “trích dẫn”. Sau cùng, dựa trên sự phân tích Điều 10 của Công ước Berne quy định ngoại lệ trích dẫn, Tanya Aplin và Lionel Bently cho rằng quy định này được thiết kế nhằm hướng đến việc tạo ra một ngoại lệ quyền tác giả cho phép công chúng sử dụng hợp pháp tác phẩm mang tính bắt buộc trên toàn cầu. Cuốn sách này có nhiều đóng góp trong việc hình thành cơ chế đánh giá các tính hợp lý của các trích dẫn. Cơ chế này có thể được áp dụng bởi các cơ quan lập pháp và tòa án trong giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Aufderheide, P., & Jaszi, P. Reclaiming Fair Use: How to Put Balance Back in Copyright (2nd ed.). University of Chicago Press (dịch: Yêu cầu sử dụng hợp lý: Cách cân bằng bản quyền). Trong cuốn sách này, Aufderheide và Peter Jaszi biện minh cho quan điểm sử dụng hợp lý và trình bày chi tiết cách áp dụng quy định về sử dụng hợp lý tác phẩm để tránh vi phạm bản quyền dành người dân bình thường. Đồng thời, cuốn sách đề cập đến vấn đề mở rộng phạm vi của việc sử dụng hợp lý. Liu, J. (2012) Copyright Industries and the Impact of Creative Destruction (1st ed.). Routledge. Cuốn sách xem xét mối quan hệ giữa việc gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền (như một cách bảo vệ bản quyền lâu dài) và sự phát triển của ngành xuất bản sách ở Vương quốc Anh với tư cách là một ngành công nghiệp sáng tạo điển hình dựa vào bản quyền. Đồng thời, tác giả cũng phân tích tác động của luật và chính sách bản quyền đối với ngành sách và minh họa mối tương tác năng động giữa việc mở rộng bản quyền và sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng 4 tạo bên cạnh việc đánh giá quá trình phát triển lịch sử của việc mở rộng bản quyền của Vương quốc Anh và cũng xem xét bản quyền trong thời đại kỹ thuật số. Cuốn sách có đóng góp trong việc việc đề xuất những thay đổi đối với chính sách bản quyền nhằm tác động đến nền kinh tế thông qua sự đổi mới trong các ngành công nghiệp. Balganesh, S., Wee Loon, N., & Sun, H. (Eds.). (2021). The Cambridge Handbook of Copyright Limitations and Exceptions (Cambridge Law Handbooks). Cambridge: Cambridge University Press (dịch: Sổ tay Cambridge về Giới hạn và Ngoại lệ của bản quyền). Cuốn sách cung cấp các luận giải xoay quanh việc mặc dù luật bản quyền thường chủ yếu quy định độc quyền khai thác tác phẩm dành cho tác giả nhưng các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm bản quyền (ngoại lệ quyền tác giả) là một phần không thể thiếu trong luật bản quyền, nó giúp cân bằng lợi ích riêng cho tác giả (người sáng tạo) và rộng rãi công chúng. Tác giả cung cấp một nghiên cứu có hệ thống, kỹ lưỡng về các giới hạn và ngoại lệ bản quyền được áp dụng tại các khu vực pháp lý chính, bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Cuốn sách có đóng góp trong việc so sánh những điểm khác biệt và tương đồng tồn tại ở các khu vực pháp lý chính và đưa ra các đề xuất về cách cải thiện việc thực thi các giới hạn bản quyền trong nước và trên toàn cầu. Okediji Ruth L. (Ed.). (2017). Copyright Law in an Age of Limitations and Exceptions. Cambridge: Cambridge University Press (dịch: Luật bản quyền trong thời đại của sự giới hạn và các ngoại lệ). Cuốn sách là tập hợp bài viết của các học giả về bản quyền và xem xét vai trò quan trọng của luật bản quyền trong việc hình thành mối tương tác xã hội, kinh tế và chính trị phức tạp. Cuốn sách đề cập đến việc xác định các vấn đề mà luật bản quyền phải đối mặt ngày nay, bao gồm các biện minh cho các giới hạn và ngoại lệ của luật bản quyền thông qua việc lần lượt đề cập đến vai trò của tác giả, quyền của công chúng, sử dụng hợp lý và bài kiểm tra ba bước,… Cuốn sách này có đóng góp trong việc biện minh cho giới hạn và ngoại lệ bản quyền như một chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra còn một số sách, công trình, bài báo khoa học khác,... Tựu chung lại, các tác phẩm ngoài nước mặc dù có đề cập đến ngoại lệ quyền tác giả trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung chung về ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả hoặc ngoại lệ trong môi trường giáo dục với nhiều hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học mà không chuyên sâu vào mục đích học tập hoặc/và quyền sử dụng hợp lý của người học. Ở trong nước: Cho đến nay, Việt Nam có nhiều công trình, bài báo khoa học liên quan đến ngoại lệ quyền tác giả trong trường hợp sử dụng vì mục đích học tập. Có thể kể đến các công trình như: “Quyền sao chép của người học: nhìn từ góc độ quyền sử dụng hợp lý” của các tác giả Lê Thị Yến, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Vũ Văn Tuấn, Đỗ Thị Kim Hương dựa trên cơ sở lý thuyết về quyền tác giả, đặc biệt là quyền sử dụng hợp lý để đề xuất quyền sao chép đã đề cập nên được trao cho người học để mở rộng tiếp cận với tri thức khoa học, nâng cao hiệu quả đào tạo, từ đó thúc đẩy sáng tạo từ phía các 5 chủ thể này đối với kho tàng tri thức của xã hội. Ngoài ra, bài báo còn đặt ra các biện pháp kiểm soát vẫn phải được để tránh tổn hại đến lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Luận án “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của tác giả Võ Trung Hậu tại mục 3.3.1 có trình bày về thực trạng pháp luật về ngoại lệ quyền sao chép nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy trực tuyến và kiến nghị. Theo đó, tác giả cho rằng quyền sao chép và ngoại lệ của quyền sao chép trong môi trường Internet nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy trực tuyến sẽ đối diện nhiều vấn đề khác với môi trường vật chất hữu hình. Do đó, tác giả nêu một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ, trong đó kiến nghị mở rộng khái niệm sao chép và đề cập đến yếu tố phi thương mại cần phải được xem xét như là một trong những yếu tố để áp dụng các điều khoản về giới hạn quyền tác giả trong môi trường giáo dục. “Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục” của tác giả Nguyễn Trọng Luận (2021) phân tích những quy định của Luật SHTT Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục, đồng thời chỉ ra một số bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Tác giả đề xuất xem xét và ghi nhận việc cho phép sao chép một phần tác phẩm cho mục đích học tập của cá nhân với một tỷ lệ hợp lý. Ngoài ta, tác giả cho rằng một “trích dẫn” được coi là “trích dẫn hợp lý” khi nó thỏa mãn các căn cứ sau: (i) Mục đích của việc trích dẫn: nhằm giới thiệu, bình luận, làm sáng tỏ vấn đề hoặc nhằm mục đích thông tin về tác phẩm; (ii) Khối lượng phần trích dẫn: khối lượng phần trích dẫn là không đáng kể trong tổng thể tác phẩm gốc; (iii) Yêu cầu của việc trích dẫn: Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; (iv) Việc trích dẫn tác phẩm của người khác phải kèm theo việc chú thích rõ ràng nguồn trích dẫn; (v) Nguồn trích dẫn phải là hợp pháp (tức tác phẩm được sử dụng để trích dẫn phải được công bố một cách hợp pháp và không vi phạm quyền tác giả). “Ngoại lệ trong sao chép tác phẩm theo pháp luật Việt Nam” của các tác giả Bùi Thị Hằng Nga, Lê Thị Diễm đã làm rõ một số hạn chế, bất cập của các quy định về ngoại lệ quyền tác giả trong sao chép tác phẩm theo pháp luật Việt Nam khiến cho khả năng được tiếp cận tri thức, tiếp cận những tác phẩm phục vụ cho nhu cầu cá nhân, đặc biệt là học tập sẽ ngày hạn chế. Đồng thời, tác giả gợi mở những điều chỉnh, bổ sung quy định về SHTT theo hướng mở rộng các trường hợp ngoại lệ trong sao chép tác phẩm cho mục đích cá nhân và phục vụ học tập như quy định của đa số các quốc gia khác. Ngoài ra còn một số sách, công trình, bài báo khoa học khác,... Cũng như các công trình nghiên cứu nước ngoài, mặc dù có sự phân tích sâu sắc và phù hợp với bối cảnh thực tế tại Việt Nam hơn, song các công trình trong nước vẫn chưa có sự hệ thống, phân tích sâu sắc, đúc kết từ lý luận đến thực trạng pháp luật về ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập. 6 iii) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Các vấn đề cơ bản về ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập thông qua việc phân tích cơ sở lý thuyết và quy định pháp luật quốc tế. Trình bày thực trạng quy định pháp luật SHTT Việt Nam về các trường hợp ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập. Đồng thời phát hiện, trình bày một số bất cập trong các quy định về ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập. iv) Phạm vi nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu và làm rõ trọng tâm, đối tượng nghiên cứu, Luận văn ngoại lệ về phạm vi nghiên cứu như sau: Về nội dung: Trong phạm vi của Luận văn, người viết xác định trọng tâm nghiên cứu là ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập. Về phạm vi lãnh thổ: Luận văn nghiên cứu dựa trên phân tích các điều ước quốc tế về quyền tác giả như Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Hiệp ước WTC,…, pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam và tập trung vào các tiêu chí sử dụng hợp lý và xử sự hợp lý trong pháp luật một số quốc gia khác. v) Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp chính sau: Phương pháp so sánh pháp luật: Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh pháp luật của các quốc gia trong việc quy định về ngoại lệ quyền tác giả; so sánh và nghiên cứu tính phù hợp với các điều ước quốc tế của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, phương pháp này còn giúp người viết so sánh được vấn đề ngoại lệ quyền tác giả ở các thời kỳ phát triển khác nhau của Luật SHTT Việt Nam. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu xuyên suốt đề tài là phân tích và tổng hợp. Phương pháp phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của các vấn đề lý luận về ngoại lệ quyền tác giả, thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và phát hiện những bất cập cùng với đề xuất những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các vấn đề đã được phân tích. vi) Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận Luận văn có các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận trong việc xác định cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam về ngoại lệ và thiên hướng cho phép sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập trong pháp luật về quyền tác giả từ trước đến nay, bên cạnh việc giải thích cách thức quyền tự do ngôn luận tại Hiến pháp biện minh cho ngoại lệ quyền tác giả nhằm mục đích học tập trong luật về quyền tác giả. Đồng thời, Luận văn phân tích các yếu tố trong từng trường hợp ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập và chỉ ra các bất cập cùng với việc đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI LỆ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM NHẰM MỤC ĐÍCH HỌC TẬP 1.1. Những vấn đề cơ bản về ngoại lệ của quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập 1.1.1. Khái niệm ngoại lệ của quyền tác giả và các cách tiếp cận khái niệm học tập 1.1.1.1. Về khái niệm ngoại lệ của quyền tác giả Theo cách hiểu thông thường, “ngoại lệ” (exception) là những thứ “nằm ngoài cái chung”1. Ngoại lệ của quyền tác giả (exceptions to copyright) chỉ những trường hợp đặc thù mà ở đó, người khác được sử dụng tác phẩm mà không cần phải quan tâm đến ý chí của tác giả có đồng ý với việc sử dụng đó hay không. Từ đây, những hành vi sử dụng tác phẩm có dựa trên việc tác giả không có kiểm soát các quyền của mình đối với tác phẩm sau khi Nhà nước sử dụng quyền lực công cộng đặc biệt của mình giải phóng công chúng khỏi độc quyền khai thác tác phẩm của tác giả được gọi là “ngoại lệ” của quyền tác giả. Dưới một góc nhìn khác, việc sử dụng tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả vốn dĩ là trái phép, nhưng nó trở nên hợp pháp sau các đạo luật của nhà nước ban hành cho phép công chúng sử dụng tác phẩm trong một số trường hợp cụ thể đặc biệt, song song với việc bảo hộ quyền tác giả. Và do đó, nó được xem như các ngoại lệ của quyền tác giả. Dĩ nhiên, các ngoại lệ này chỉ được tiến hành trong một số trường hợp nhất định và theo quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Từ đó, có cơ sở cho rằng ngoại lệ của quyền tác giả là các quy định pháp luật cho phép công chúng sử dụng tác phẩm mà không cần sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Mặc dù cùng có chung cách hiểu này, song không phải pháp luật nước nào cũng sử dụng cụm từ “ngoại lệ”. Thuật ngữ “ngoại lệ” tồn tại trong pháp luật Bỉ, Úc nhưng tại Đức và Tây Ban Nha, nó được dùng chung với thuật ngữ “giới hạn” (limitation); trong khi Thụy Sĩ sử dụng thuật ngữ “hạn chế” (restriction) thì Vương quốc Anh gọi là “hành vi được phép” (authorized acts),... Sự đa dạng này còn xảy ra ở nhiều các quốc gia khác. Việt Nam có cách tiếp cận dung hợp giữa các khái niệm “ngoại lệ” và “giới hạn” (sẽ được phân tích chi tiết tại phần 1.3.1 dưới đây) thông qua việc xem “ngoại lệ” là một phần thuộc về “giới hạn”. Trong nghiên cứu, các học giả Việt Nam xem các khái niệm “ngoại lệ”, “hạn chế” hay “giới hạn” là tương đồng nhau, như Trần Văn Nam (2014) viết “các ngoại lệ của độc quyền hay còn gọi là các hạn chế của quyền tác giả”2. Tóm lại, ngoại lệ của quyền tác giả có nhiều cách biểu đạt về mặt ngôn từ, tùy theo văn hóa pháp lý của mỗi quốc gia nhưng về bản chất, nó vẫn đề cập đến hành vi sử dụng tác phẩm được thực hiện bởi những người không phải là tác giả hay Hoàng Phê và các tác giả khác (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr. 683 Trần Văn Nam và các tác giả khác (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam: Pháp luật và thực thi, NXB. Tư pháp, tr. 70 1 2 8 chủ sở hữu quyền. Trong các phần sau, người viết sử dụng duy nhất thuật ngữ ngoại lệ nhưng không vì thế mà các quy định có sử dụng các thuật ngữ giống hoặc tương tự về ngữ nghĩa (như đã liệt kê) bị bỏ qua. Một số tranh cãi xảy ra xung quanh việc liệu có nên dùng thuật ngữ “quyền của công chúng” thay cho “ngoại lệ”. Ý kiến này được đề xuất bởi những người ủng hộ việc mở rộng quyền của công chúng đối với việc sử dụng tác phẩm. Họ nhấn mạnh việc sử dụng tác phẩm không cần sự đồng ý của tác giả một cách hợp pháp chính là “quyền của công chúng” (rights of the public). Tuy vậy, lập luận của Burrell. R., & Coleman. A (2005) cho rằng cần xét đến mục đích ban đầu của việc thiết lập các “ngoại lệ” là nhằm phát huy lợi ích chung của xã hội do đó, sẽ không đúng khi mô tả các quy định về các ngoại lệ quyền tác giả là “quyền của người dùng”3. Các tác giả như Nguyễn Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thái Cường (2022) lập luận về nguyên tắc, quyền tác giả là độc quyền của tác giả và chỉ trong một số trường hợp nhất định, tính chất độc quyền của tác giả mới có ngoại lệ4. Người viết cho rằng cần giữ nguyên thuật ngữ “ngoại lệ”, bởi lẽ bản chất của việc sử dụng tác phẩm nằm ngoài ý chí của tác giả nhằm mục đích công lợi dựa trên sự cho phép của pháp luật ở mức độ tối thiểu và các điều kiện ràng buộc mang tính hạn chế. Trong trường hợp này, tác giả lâm vào tình trạng không thể chống cự khi đứng trước lợi ích của số đông quần chúng trong xã hội. Việc mở rộng các ngoại lệ này đồng nghĩa xâm phạm vào quyền và lợi ích chính đáng của tác giả phát sinh từ công sức lao động của mình, và chỉ được thực hiện trong một số trường hợp ngặt nghèo. Đồng thời, các ngoại lệ cũng đến từ sự san sẻ quyền lợi của cá nhân tác giả cho cộng đồng (đáng được công nhận). Cho nên không thể xem các ngoại lệ như là quyền của công chúng để có thể thực hiện một cách đương nhiên. Với lần sửa đổi, bổ sung mới nhất vào năm 2022, Luật SHTT Việt Nam dành hai điều luật quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả (Điều 25) và các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật (Điều 25a). Trong suốt nội dung Điều 25, Luật SHTT không đề cập đến “quyền”, tuy nhiên đến Điều 25a, luật này lại ghi nhận “quyền sao chép, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm” của người khuyết tật và người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật. Điều này khiến dẫn đến cách hiểu Luật SHTT Việt Nam một lần nữa lại dung hợp hai góc độ tiếp cận giữa “ngoại lệ” và “quyền của công chúng” đối với các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền (ngoại lệ quyền tác giả). 1.1.1.2. Về khái niệm học tập và các cách tiếp cận Về mặt từ nguyên, “học” là “thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại”5 và “học tập” là “học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng”6. 3 Burrell. R., & Coleman. A, (2005), Copyright Exceptions: The Digital Impact, Cambridge Univ. Press, p. 10 4 Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thái Cường (2022), “Cam kết về cân bằng quyền tác giả của chủ thể quyền tác giả và lợi ích của công chúng trong EVFTA và quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 05 (153), tr. 51 5 Hoàng Phê và các tác giả khác (2003), tlđd (1), tr. 453 6 Hoàng Phê và các tác giả khác (2003), tlđd (1), tr. 454 9 Rogers (1969) cho rằng học tập (learning) là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng và sở thích mới7. Một số tài liệu và luật bản quyền các nước có thể đề cập trực tiếp đến “học tập” (study; learning) hoặc “nghiên cứu” (research) trong các quy định đặt ra ngoại lệ cho giáo dục nói chung và học tập, nghiên cứu nói riêng8. “Nghiên cứu” được mô tả là hoạt động “xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới”9. Xét về mục đích, giữa học tập và nghiên cứu cùng có chung mục đích là tìm kiếm tri thức. Về mặt pháp lý, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng nhằm phân biệt hai khái niệm này. Tham khảo quyết định của Tòa án Liên bang Úc trong vụ De Garis kiện Neville Jeffress Pidler Pty Ltd để thấy rằng “học tập” được hiểu là “ứng dụng của trí óc vào việc tiếp thu kiến thức, bằng cách đọc, thăm dò hoặc suy ngẫm” và “nghiên cứu” được hiểu là “tìm hiểu hoặc thăm dò một cách có thể thống về một chủ đề nhất định nhằm khám phá các hiện tượng hoặc nguyên tắc”10. Như vậy, hai khái niệm này có sự giao thoa nhất định với nhau về nội hàm, chưa có ranh giới phân biệt. Cách hiểu rạch ròi giữa chúng tùy thuộc vào văn hóa pháp lý tại mỗi nơi và tùy từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn trong khi Điều 31 (1) Luật Bản quyền Hàn Quốc và Điều 35 (1A) Luật Bản quyền Singapore dùng cụm từ “nghiên cứu và học tập” (research and study) thì Điều 31 (1) (i) Luật Bản quyền Nhật Bản và các Điều 40, 103C Luật Bản quyền Úc nhắc đến “nghiên cứu hoặc học tập” (research or study). Điều này dẫn đến tình trạng pháp luật được áp dụng một cách linh hoạt tùy theo cách hiểu và giải thích pháp luật của cơ quan nhà nước khi giải quyết tranh chấp. Các quy định thiết lập ngoại lệ quyền tác giả cho hoạt động nghiên cứu có thể được áp dụng cho học tập (nếu luật bản quyền chỉ đề cập đến nghiên cứu) khi bản chất của hoạt động học tập cụ thể có thể mang tính chất của hành vi nghiên cứu. 1.1.2. Cơ sở của ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập 1.1.2.1. Nguyên tắc “cân bằng lợi ích” trong luật sở hữu trí tuệ và các lý thuyết nền tảng Nguyên tắc “cân bằng lợi ích” (balance of interests) cho rằng các quyền tác giả không phải là điều tuyệt đối, nó đề cập đến sự cân bằng giữa quyền và lợi ích mà tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả được thụ hưởng từ việc khai thác tác phẩm và lợi ích rộng lớn hơn của cộng đồng xã hội (lợi ích công cộng). Theo Harrison (2018), sở hữu trí tuệ (còn được ông gọi với cái tên khác là “sở hữu các ý tưởng” (ownership of ideas) – một dạng quyền sở hữu) cần đáp ứng nhiều mục tiêu đa 7 Rogers, C.R. (1969), Freedom to Learn: A View of what Education Might Become, C. E. Merrill Publishing Company, p. 3-8 8 Luật bản quyền các nước gần gũi với Việt Nam tại khu vực Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) cũng sử dụng các thuật ngữ tương tự nhau, như: nghiên cứu, khoa học (science), nghiên cứu khoa học (scientific research), giảng dạy và nghiên cứu khoa học (teaching and scientific research), nghiên cứu hoặc học tập cá nhân (research or private study) khi đặt ra ngoại lệ quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập, nghiên cứu. 9 Hoàng Phê và các tác giả khác (2003), tlđd (1), tr. 680 10 De Garis, B.K. v Neville Jeffress Pidler Pty Ltd, [1990] FCA 352; 37 FCR 99; 18 IPR 292 10 dạng: vừa bảo đảm phần thưởng công bằng cho người sáng tạo, vừa phổ biến các ý tưởng và sản phẩm mà xã hội có nhu cầu rất lớn ở mức rộng rãi nhất có thể11. Theo truyền thống luật SHTT, quyền tự do kinh tế đối với các sản phẩm trí tuệ (mà ở đây là các tác phẩm dùng trong việc học tập) được hy sinh vì lợi ích lớn hơn của cộng đồng. Quan điểm của Pound (1915) nhấn mạnh đến sự ưu tiên của lợi ích xã hội hơn là lợi ích cá nhân vì “lợi ích xã hội nhằm đảm bảo lợi ích cá nhân thì pháp luật phải bảo đảm cho lợi ích xã hội”12. Đồng tình với quan điểm này, Reynolds (2010) cho rằng quyền tự do kinh tế đối với các tác phẩm được hy sinh vì lợi ích lớn hơn của cộng đồng, thậm chí ngay cả lợi ích kinh tế của người dân cũng có thể bị hy sinh khi lợi ích của nhà nước bị đe dọa13. Tương tự, nhiều tác giả đồng ý rằng quyền tác giả cũng là một dạng độc quyền, do đó, nó có những mặt hạn chế của độc quyền14. Nhìn chung, các học giả đều cho rằng tác giả cần chia sẻ độc quyền khai thác tác phẩm của mình đến công chúng nhằm mục tiêu lợi ích công cộng mà ở đó, tác giả cũng là một thành viên và là người thụ hưởng các lợi ích chung đó. Điều này được áp dụng đối với các tác giả và tác phẩm của họ được sử dụng nhằm mục đích học tập. Tương tự, việc “cần thiết phải duy trì sự cân bằng giữa quyền của tác giả và lợi ích công cộng, đặc biệt là trong giáo dục, nghiên cứu và tiếp cận thông tin” được ghi tại Phần mở đầu của Hiệp ước Bản quyền của Tổ chức SHTT Thế giới (the WIPO Copyright Treaty). Có thể nói, nguyên tắc cân bằng lợi ích là cơ sở ban đầu hình thành các ngoại lệ của quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm dùng trong mục đích học tập nói riêng, nó có vai trò giải thích sự hợp lý của các hành vi khai thác do người khác thực hiện đối với tác phẩm mà không cần sự cho phép của tác giả, được đặt trên nền tảng một số lý thuyết trình bày dưới đây. Có nhiều lý thuyết ủng hộ nguyên tắc cân bằng lợi ích trong luật SHTT (mà quyền tác giả là bộ phận quan trọng), ở đây, người viết phân tích ba lý thuyết chủ yếu hiện đang nhận được nhiều sự ủng hộ và chiếm ưu thế, gồm: (1) Lý thuyết giá trị lao động (Labor Theory Of Value) được đặt nền móng bởi W. Petty và J. Locke, (2) Thuyết công lợi (Utilitarian Theory) của J. Bentham và J. S. Mill và (3) Lý luận kinh tế và pháp luật (Law and Economic Argument) được phát triển bởi W. M. Landes và R. A. Posner15. Đầu tiên, Lý thuyết giá trị lao động của Locke (Lý thuyết Lockean) mô tả những gì do một người sản xuất bằng cách sử dụng sức lao động của mình thì phải để người đó hưởng thụ thành quả. Tuy nhiên, Locke phản đối hành vi sử dụng lãng phí tài sản. Trong tác phẩm “Second Treatise of Government” [dịch: Khảo luận thứ hai về chính quyền] ông viết: “Nothing was made by God for Man to spoil or Harrison, S (1992), “Ritual as intellectual property”, Man, 27(2), p. 235–236 Pound, R. (1915), “Interests of Personality”, Harvard Law Review, 28(4), p.344. 13 Reynolds, R (2010), “The Police Logic of Balancing the Interests in Copyright Law”, The Journal of Law and Social Justice, 5, p. 3 14 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Lê Nết & Nguyễn Xuân Quang, NXB. Hồng Đức, tr. 36-37 15 Một cách sắp xếp khác từ Fisher (2001) gồm: Thuyết vị lợi, lý thuyết giá trị lao động, thuyết nhân vị và lý thuyết kế hoạch hóa xã hội. Xem thêm: Fisher, W., “Theories of Intellectual Property”, New essays in the legal political theory of property, Cambridge: Cambridge Univ. Pr, 2001, p. 173. 11 12 11 destroy. [dịch: Không có gì được Thượng đế tạo ra cho con người để rồi lại hư hỏng hay lãng phí vô ích.]”16. Định nghĩa về “lãng phí”, theo Lý thuyết Lockean, sẽ xảy ra khi một đơn vị sản phẩm lao động không được sử dụng (Damstedt, 2003)17, đặc biệt là đối với các sản phẩm vô hình thì sự lãng phí là không giới hạn. Theo Locke, chế tài của lãng phí hàng hóa là người sản xuất bị tước quyền sở hữu về phần sản phẩm bị lãng phí18. Ngoài ra, quan điểm của Locke cũng nhấn mạnh đến việc người lao động cần dùng một số lượng đủ cho mục đích sử dụng chung. Đây chính là cơ sở lý thuyết Lokean ủng hộ cho sự cân bằng lợi ích của luật SHTT, với trọng tâm là chủ sở hữu quyền SHTT độc quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ sẽ khiến sản phẩm bị lãng phí và gây hại cho chính bản thân mình. Tiếp đến, thuyết vị lợi một mặt cho rằng cần phải bảo vệ quyền SHTT của người sáng tạo (tác giả), nếu không sẽ khiến cho sự sáng tạo trong xã hội không còn sức sống. Tuy vậy, thuyết vị lợi quan tâm nhiều đến người thụ hưởng hơn người sản xuất và tương tự, nó quan tâm đến phần đông thành viên xã hội hơn là người sáng tạo, với quan điểm các sản phẩm trí tuệ (tác phẩm) sẽ được tối ưu hóa khi được sử dụng bởi cộng đồng trong một số trường hợp, dĩ nhiên là trong một chừng mực có thể. Thuyết vị lợi cung cấp cho các nhà lập pháp nguyên tắc thực dụng (utilitarian guideline) có vai trò là tư tưởng chỉ đạo khi định xây dựng các quy định về quyền tài sản. Nguyên tắc này buộc luật SHTT được thiết kế theo hướng tối đa hóa phúc lợi xã hội ròng (net social welfare). Những người ủng hộ thuyết vị lợi kêu gọi các nhà lập pháp chọn hệ thống các quy tắc tối đa hóa phúc lợi tổng hợp (Fisher, 2001)19. Các nhà ủng hộ Lý luận kinh tế và pháp luật bày tỏ sự lo lắng khi tài sản trí tuệ không được bảo hộ sẽ khiến nhu cầu của thị trường không được đáp ứng, vì người sáng tạo không còn động lực sáng tạo. Tuy vậy, chính quyền cần xem xét cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng bởi sự độc quyền khai thác của người sáng tạo. Posner, R. A (2005) kỳ vọng rằng luật sẽ cho phép một người sao chép tác phẩm khi chưa được tác giả cho phép vì “lý do kinh tế chính đáng” (good economic reasons). Đồng thời, Posner cho rằng các thẩm phán có thể phán quyết rằng việc sao chép tác phẩm là hành vi hợp pháp nếu người sao chép đã nỗ lực liên hệ và thương lượng với chủ sở hữu bản quyền nhưng không thành công20. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lý luận này cũng lo ngại việc sao chép không giới hạn có thể sớm làm cạn kiệt giá trị xã hội của tác giả và tác phẩm (Landes và Posner, 2003)21. Có thể thấy, cân bằng giữa lợi ích cá nhân của tác giả và lợi ích cộng đồng luôn là thách thức to lớn đối với các nhà làm luật và các thẩm phán. 16 Locke, J. (1824), Two Treatises of Government, London: Printed for C. and J. Rivington, p. 148 Damstedt, B. G. (2003), “Limiting Locke: A Natural Law Justification for the Fair Use Doctrine”, The Yale Law Journal, 112(5), p. 1194 18 Locke, J (1824), tlđd (5), tr. 150-152 19 Fisher, W., tlđd (5), tr. 177. 20 Posner, R. (2005), “Intellectual Property: The Law and Economics Approach”, Journal Of Economic Perspectives, 19(2), p. 62-63. 21 Landes, W., & Posner, R. (2003), The Economic Structure of Intellectual Property Law, The Belknap Press of Harvard University Press, p. 225 17 12 Ngoài những lý thuyết trên đây, có nhiều lý thuyết khác biện minh cho các ngoại lệ của quyền tác giả đối với tác phẩm, chẳng hạn như thuyết nhân vị (personhood theory) và lý thuyết về lợi ích xã hội (social benefit theory). Lý thuyết nhân vị được đưa ra bởi I. Kant và G. Hegel, các ông cho rằng khi sử dụng sức lao động để tạo nên sản phẩm trí tuệ, người lao động cũng đồng thời chuyển hóa một phần nhân cách của mình vào trong sản phẩm trí tuệ. Nói cách khác, sản phẩm trí tuệ hàm chứa nhân cách của người tạo ra nó. Vì vậy, tác giả có quyền kiểm soát tuyệt đối, bất khả xâm phạm đối với tác phẩm của họ cùng với các quyền khác, bao gồm quyền phổ biến tác phẩm (right of dissemination). Điều này dẫn đến kết luận ngoài việc được tạo ra, các tác phẩm sáng tạo phải được đọc hoặc chia sẻ với cộng đồng, từ đó sẽ hỗ trợ cho quyền phổ biến (Yoo, 2018)22. Lý thuyết về lợi ích xã hội e ngại rằng sự độc quyền sử dụng tài sản trí tuệ của tác giả sẽ là bất lợi cho xã hội và theo Mtima (2009), “xã hội sẽ không có nhiều sự đổi mới sáng tạo như kỳ vọng”23. Cũng theo Mtima, mục đích cuối cùng của việc xác định các ngoại lệ và giới hạn của quyền tác giả là để đảm bảo lợi ích công cộng bởi vì nó cho phép các tác phẩm nghệ thuật được hòa nhập vào xã hội (the assimilation of artistic works into society), và đó là mục tiêu cuối cùng của luật bản quyền24. Đây là các cơ sở để các luật bản quyền cho phép công chúng được tiếp cận và sử dụng tác phẩm một cách tự do mà không cần sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, còn được gọi là ngoại lệ của quyền tác giả, dĩ nhiên là với một mức độ nhất định và trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, như đã trình bày, cả hai việc trao cho tác giả độc quyền kiểm soát tác phẩm hay cho phép công chúng tiếp cận tác phẩm đều là hai đầu của thái cực. Bởi lẽ, sự độc quyền của tác giả là phần thưởng chính đáng cho công sức sáng tạo, từ đó khuyến khích các thành viên xã hội tiếp tục nỗ lực lao động trí óc để sản sinh ra các tài sản trí tuệ làm giàu cho xã hội. Tuy nhiên, tổng phúc lợi xã hội sẽ bị hạn chế nếu công chúng không được phép sử dụng tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả. Ở chiều ngược lại, việc đề ra các ngoại lệ của quyền tác giả có thể giúp tổng phúc lợi xã hội được bảo đảm, bản thân giá trị tác phẩm được bảo tồn và phát triển ở mức cao nhất có thể, và bản thân tác giả cũng được thụ hưởng một phần lợi ích nhất định khi chia sẻ tác phẩm của mình cho xã hội. Tuy vậy, nó ẩn chứa rủi ro tác phẩm bị chiếm đoạt hoặc các ngoại lệ bị lạm dụng khiến xã hội mất dần động cơ sáng tạo. Cotter (2008) đã chỉ ra việc cho phép công chúng tiếp cận tác phẩm hứa hẹn mang lại lợi ích xã hội đáng kể nhưng cũng gặp phải vấn đề về khả năng chiếm đoạt25, đặc biệt là đối với các tác phẩm học thuật trong môi trường đại học – nơi mà việc sử dụng tác phẩm được diễn ra thường xuyên. Yoo, Christopher S. (2018), “Self-Actualization and the Need to Create as a Limit on Copyright”, Public Law Research Paper, 18-42, p. 7 23 Lateef Mtima (2009), “Copyright Social Utility and Social Justice Interdependence: A Paradigm for Intellectual Property Empowerment and Digital Entrepreneurship”, West Virginia Law Review, 112, p. 7 24 Lateef Mtima (2009), tlđd (13), tr. 7 25 Cotter, T (2008), “Fair Use and Copyright Overenforcement”, SSRN Electronic Journal, 93, p.1289. 22 13 Trình bày trên đây cho thấy nguyên tắc cân bằng lợi ích trong luật SHTT, với các cơ sở lý thuyết như đã phân tích, là một trong các cơ sở giúp hình thành nên các ngoại lệ quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích học tập. 1.1.2.2. Quyền tự do ngôn luận Ngày nay, quyền tự do ngôn luận (freedom of expression) là điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ xã hội dân chủ nào. Khảo sát các quy định về quyền tự do ngôn luận trong luật quốc tế sau đây dẫn đến kết luận: Quyền tự do ngôn luận không chỉ được hiểu là quyền tự do biểu đạt ý kiến mà còn là quyền tiếp cận, thu nhận thông tin và do đó, nó xảy ra sự va chạm nhất định với độc quyền khai thác tác phẩm của tác giả. Từ đó, giúp hình thành và hoàn thiện các ngoại lệ quyền tác giả nói chung và các ngoại lệ quyền tác giả nhằm mục đích học tập nói riêng. Trên phạm vi toàn cầu: Được ghi nhận tại Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc, quyền tự do ngôn luận được phát biểu là quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm của mọi người. Đồng thời, quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 vốn không đề cập đến các nghĩa vụ và trách nhiệm khi sử dụng quyền tự do ngôn luận cho nên, theo Tuyên ngôn này, những hành vi như: quan niệm, phát biểu, tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin được diễn ra trong sự tự do không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nào trong khi mỗi hành vi giữa chúng đều chứa đựng khả năng xâm nhập vào độc quyền sử dụng tác phẩm của tác giả. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 quy định “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến…”, không dừng lại ở đó, ICCPR giới hạn các quyền này phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt được quy định trong pháp luật và là cần thiết nhằm “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác” và “bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, theo ICCPR, các quyền thuộc quyền tự do ngôn luận cần phải được đặt trong khuôn khổ của những nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý nhằm các mục tiêu đảm bảo quyền của người khác, duy trì sự an toàn, đạo đức, ổn định và trật tự xã hội. Từ đây, các ngoại lệ của quyền tác giả (dựa trên các quyền thuộc quyền tự do ngôn luận) nên được xây dựng theo hướng có khuôn khổ hợp lý, cân bằng giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân của tác giả. Ở cấp độ khu vực: Tại Châu Âu, Công ước châu Âu về Nhân quyền (CPHRFF) năm 1950 quy định về quyền tự do ngôn luận (tại Điều 10) gồm “quyền tự do đưa ra ý kiến, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng mà không bị can thiệp bởi cơ quan công quyền và bất kể biên giới. Tuy nhiên, các quyền này đi kèm với nghĩa vụ “có thể phải tuân theo các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình phạt theo quy định của pháp luật và cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, để ngăn ngừa bạo loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, để bảo vệ danh tiếng hoặc quyền của người khác, để ngăn chặn việc tiết lộ bí mật, hoặc để duy trì quyền hạn và sự công bằng của tòa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan