Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán tài sản cố định tại các d...

Tài liệu Nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp phi tài chính ở việt nam

.DOC
170
14
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN HỒNG NGA NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÍNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN HỒNG NGA NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÍNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 934.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thị Thanh Hải 2. PGS.TS Hà Thị Thúy Vân Hà Nội, Năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các dữ liệu được sử dụng trong luận án là có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày ……tháng……….năm….. Tác giả luận án Nguyễn Hồng Nga ii LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cám ơn chân thành tới các Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Kế toán Kiểm toán của Trường ĐH Thương Mại đã luôn động viên và tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận án. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Lê Thị Thanh Hải và PGS.TS Hà Thị Thuý Vân. Với sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm, những lời động viên quý báu của các cô đã giúp em vượt qua những khó khăn để hoàn thiện luận án này. Em xin cảm ơn các cơ quan, các doanh nghiệp, các cá nhân, các nhà khoa học đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có được những dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày ……tháng……….năm….. Tác giả luận án Nguyễn Hồng Nga iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii MỤC LỤC.............................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT........................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH....................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 5 5. Kết cấu của luận án............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 7 1.1 Nghiên cứu về cơ sở tính giá và mô hình tính giá trong kế toán....................7 1.2 Nghiên cứu về quan điểm vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ 10 1.3 Nghiên cứu liên quan đến khả năng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ............................................................................................................. 15 1.4 Xác định khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu.............................................. 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÍNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP .. 24 2.1 Khái quát chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp.............................. 24 2.1.1 Khái niệm tài sản cố định trong doanh nghiệp............................................ 24 2.1.2 Phân loại tài sản cố định............................................................................. 26 2.1.3 Đặc điểm TSCĐ trong DN.......................................................................... 28 2.1.4 Yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin TSCĐ................................... 29 2.2 Khái quát chung về các mô hình tính giá trong kế toán............................... 30 2.2.1 Mô hình tính giá và các yếu tố của mô hình tính giá trong kế toán.............30 2.2.2 Nghiên cứu về các mô hình tính giá trong kế toán...................................... 33 2.3 Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp theo các mô hình tính giá....................44 2.3.1 Đo lường và ghi nhận ban đầu đối với TSCĐ............................................. 44 iv 2.3.2 Đo lường và ghi nhận TSCĐ sau ghi nhận ban đầu.................................... 46 2.3.3 Dừng ghi nhận đối với tài sản cố định........................................................ 52 2.3.4 Trình bày thông tin kế toán tài sản cố định trên báo cáo tài chính..............53 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ 54 2.4.1 Cơ sở lý thuyết nền tảng............................................................................. 55 2.4.2 Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ...................................................................................................... 58 2.4.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ................................................................................. 64 2.5 Nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm với Việt Nam.................64 2.5.1 Nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ tại một số quốc gia trên thế giới............................................................................... 64 2.5.2. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam........................................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 71 3.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 71 3.1.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 71 3.1.2 Thang đo nghiên cứu.................................................................................. 72 3.1.3 Xây dựng bảng câu hỏi............................................................................... 75 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 76 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.......................................................... 76 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp........................................................ 81 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu........................................................ 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 84 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÍNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM.......................................................................................... 85 4.1 Tổng quan về tài sản cố định trong các DN phi tài chính ở Việt Nam........85 4.1.1 Khái quát về doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam................................. 85 4.1.2 Đặc điểm TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam................................ 89 4.2 Thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ của Việt Nam................................................................................................................ 92 v 4.2.1 Thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ giai đoạn trước khi ban hành CMKT Việt Nam.......................................................... 92 4.2.2 Thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ giai đoạn sau khi ban hành CMKT Việt Nam............................................................. 96 4.2.3 Đánh giá thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ của Việt Nam.......................................................................................... 100 4.3 Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam....................................................... 104 4.3.1 Đo lường và ghi nhận ban đầu đối với TSCĐ........................................... 105 4.3.2 Đo lường và ghi nhận TSCĐ sau ghi nhận ban đầu.................................. 108 4.3.3 Dừng ghi nhận đối với TSCĐ................................................................... 110 4.3.4 Trình bày thông tin kế toán TSCĐ trên báo cáo tài chính.........................111 4.3.5 Đánh giá thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam....................................................................... 114 4.4 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính.................................................... 118 4.4.1 Kết quả thống kê mô tả............................................................................. 118 4.4.2 Kết quả kiểm định chất lượng thang đo.................................................... 118 4.4.3 Phân tích khám phá yếu tố........................................................................ 120 4.4.4 Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố...................................................... 122 4.4.5 Kết quả phân tích hồi quy logistics........................................................... 122 4.4.6 Kết quả kiểm định sự khác biệt................................................................. 126 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................... 127 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÍNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM........................................ 128 5.1 Định hướng và quan điểm vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam................................................................... 128 5.2 Yêu cầu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam........................................................................................... 131 5.3 Một số đề xuất nhằm vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam........................................................................ 133 5.3.1 Lộ trình vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại DN phi tài chính ở Việt Nam............................................................................................... 133 vi 5.3.2 Đo lường và ghi nhận ban đầu đối với TSCĐ ............................................ 135 5.3.3 Đo lường và ghi nhận TSCĐ sau ghi nhận ban đầu ................................... 135 5.3.4 Trình bày thông tin kế toán TSCĐ trên BCTC .......................................... 151 5.4 Các khuyến nghị .............................................................................................. 153 5.5 Đóng góp của luận án ...................................................................................... 156 5.6 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .................. 156 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii STT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Giải nghĩa đầy đủ 1 BC Báo cáo 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BTC Bộ Tài Chính 4 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 5 CMKT Chuẩn mực kế toán 6 CĐKT Chế độ kế toán 7 CP Cổ phần 8 DN Doanh nghiệp 9 ĐGL Đánh giá lại 10 HMLK Hao mòn luỹ kế 11 GTCL Giá trị còn lại 12 GTHL Giá trị hợp lý 13 KMLT Khuôn mẫu lý thuyết 14 KQKD Kết quả kinh doanh 15 LN Lợi nhuận 16 SCL Sửa chữa lớn 17 SX Sản xuất 18 SXKD Sản xuất kinh doanh 19 QĐ Quyết định 20 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 21 TS Tài sản 22 TSCĐ Tài sản cố định 23 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 24 TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 25 TT Thông tư 26 TK Tài khoản 27 VCSH Vốn chủ sở hữu 28 VN Việt Nam 29 XDCB Xây dựng cơ bản viii STT Từ viết tắt DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt 1 ACCA The Association of Chartered Certified Accountants Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc 2 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á 3 Australia GAAP Generally Accepted Accounting Principles in Australia Chuẩn mực kế toán tại Úc 4 FASB Financial Accounting Standards Board Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính 5 G GAAP Generally Accepted Accounting Principles in Germany Các nguyên tắc kế toán thừa nhận chung tại Đức 6 IAS International Accounting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế 7 IASB International Accounting Standards Board Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 8 IFC International Finance Corporation Công ty tài chính quốc tế 9 IFRS International Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 10 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 11 UK GAAP Generally Accepted Accounting Principles in United Kingdom Các nguyên tắc kế toán thừa nhận chung tại Anh 12 US GAAP Generally Accepted Accounting Principles in United States Các nguyên tắc kế toán thừa nhận chung tại Hoa Kỳ 13 VAA Vietnam Association of Accountants and Auditors Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam 14 VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 15 VAS Vietnamese Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam 16 WB World Bank Ngân hàng thế giới 17 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng so sánh về áp dụng các cơ sở đo lường trong kế toán TSCĐ theo IFRS, UK GAAP và Australian GAAP................................................................................................ 65 Bảng 2.2: Bảng so sánh về áp dụng các cơ sở đo lường trong kế toán TSCĐ theo G GAAP, UK GAAP và IFRS..............................................................................................................67 Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo nghiên cứu đề xuất…………………………………………73 Bảng 3.2: Kết quả tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức..............................................79 Bảng 4.1: Bảng thống kê tình hình hoạt động của các DN phi tài chính đang hoạt động có KQSXKD (Phân theo ngành kinh tế) – Năm 2018…………………………………………86 Bảng 4.2: Bảng thống kê số lượng DN chế biến chế tạo đang hoạt động có KQSXKD theo hình thức sở hữu qua các năm 2014-2018...........................................................................87 Bảng 4.3: Bảng thống kê số lượng DN chế biến chế tạo đang hoạt động có KQSXKD (Phân theo quy mô lao động) qua các năm 2014-2018..................................................................88 Bảng 4.4: Bảng thống kê số lượng DN chế biến chế tạo đang hoạt động có KQSXKD (Phân theo quy mô vốn) qua các năm 2014-2018..........................................................................89 Bảng 4.5: Bảng thống kê giá trị TSCĐ các DN phi tài chính đang hoạt động có KQSXKD (Phân theo ngành kinh tế) – Năm 2018............................................................................... 90 Bảng 4.6: Bảng thống kê giá trị TSCĐ và chỉ số sản xuất của các DN chế biến chế tạo đang hoạt động có KQSXKD qua các năm 2014-2018................................................................90 Bảng 4.7: So sánh quy định CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế đối với kế toán TSCĐ sau ghi nhận ban đầu................................................................................................................ 102 Bảng 4.8: Kết quả thống kê áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ......118 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các yếu tố.............................................119 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hệ số tương quan biến tổng của từng yếu tố.....................119 Bảng 4.11: KMO và kiểm định Bartlett’s Test..................................................................120 Bảng 4.12: Kết quả khám phá EFA của từng yếu tố......................................................... 120 Bảng 4.13: Bảng hội tụ của các biến quan sát................................................................... 121 Bảng 4.14: Ma trận tương quan Pearson...........................................................................122 Bảng 4.15: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến.......................................................................123 Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy logistics.................................................................123 Bảng 4.17: Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố...........................................124 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ..................................................................................126 Bảng 4.19: Bảng kiểm định Independent- Sample T-Test.................................................127 Bảng 5.1: Bảng tính trích khấu hao sau khi điều chỉnh thời gian khấu hao………………136 Bảng 5.2: Mẫu bảng tổng hợp TSCĐ có dấu hiệu suy giảm giá trị...................................138 Bảng 5.3: Bảng xác định giá trị sử dụng của TSCĐ trong DN..........................................140 Bảng 5.4: Mẫu bảng tổng hợp giá trị suy giảm của TSCĐ trong DN................................140 Bảng 5.5: Các bút toán liên quan đến TSCĐHH theo mô hình giá gốc............................ 141 Bảng 5.6: Bảng xác định chênh lệch đánh giá lại TSCĐ...................................................144 Bảng 5.7: Bảng xử lý kế toán đối với đánh giá tăng TSCĐ lần đầu..................................146 Bảng 5.8: Bảng xử lý kế toán đối với đánh giá tăng/giảm TSCĐ lần sau......................... 147 Bảng 5.9: Bảng xử lý kế toán đối với đánh giá giảm TSCĐ lần đầu, đánh giá tăng/giảm TSCĐ lần sau.....................................................................................................................148 Bảng 5.10: Các bút toán liên quan đến TSCĐHH theo mô hình đánh giá lại...................150 x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Phương pháp xác định giá trị hợp lý....................................................................42 Hình 2.2: Quy trình xác định suy giảm giá trị của tài sản theo IAS 36...............................50 Hình 2.3: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)................................................... 57 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu............................................................................................64 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………71 Hình 5.1 Xác định GTHL của TSCĐ bằng cách quan sát giá tương đương trên thị trường…139 Hình 5.2: Phân hệ phần mềm khai báo đánh giá lại TSCĐ............................................... 143 Hình 5.3: Phân hệ phần mềm đánh giá lại TSCĐ..............................................................144 Hình 5.4: Ghi nhận suy giảm giá trị TSCĐ theo mô hình giá gốc và theo mô hình đánh giá lại........................................................................................................................................151 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trên BCTC đã đặt ra yêu cầu đối với công tác kế toán là tiến hành đo lường, ghi nhận, báo cáo thông tin về các đối tượng kế toán. Để đo lường, ghi nhận và báo cáo thông tin về các đối tượng kế toán cần thiết phải xác định các cơ sở tính giá được sử dụng và áp dụng các cơ sở tính giá đó trong những ghi nhận ban đầu, sau ghi nhận ban đầu, đồng thời phải đưa ra cách xử lý những ảnh hưởng của việc tính giá đến các yếu tố trên BCTC, đó là tiền đề tạo nên các mô hình tính giá trong kế toán. Qua nghiên cứu lịch sử phát triển của kế toán cho thấy thế giới đã và đang tồn tại nhiều mô hình tính giá khác nhau. Tuy nhiên, việc vận dụng mô hình tính giá nào trong kế toán tại các quốc gia tùy thuộc vào quan điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường kinh doanh của quốc gia đó. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi kế toán quốc gia phải không ngừng hoàn thiện nhằm đảm bảo hoà hợp với hệ thống kế toán các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, việc vận dụng linh hoạt các mô hình tính giá khác thay thế cho mô hình tính giá truyền thống là thách thức của mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập kế toán quốc tế. Việc nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam hiện nay đảm bảo tính hệ thống và tính mới trong nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn bởi các luận cứ như sau: Thứ nhất, dưới góc độ lý luận: luận án dựa trên cách tiếp cận mới và phân loại vấn đề nghiên cứu. Hiện nay, chưa có sự phân định rõ ràng giữa cơ sở tính giá và mô hình tính giá, do đó, để có thể vận dụng mô hình tính giá trong thực tiễn, cần phải làm rõ và xác định sự khác biệt giữa cơ sở tính giá và mô hình tính giá. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu thông tin về giá trị thực của tài sản cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài DN cần được quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, trong các mô hình tính giá, mô hình giá gốc truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến, do đó chưa cung cấp được thông tin về giá trị hiện tại của các tài sản cho các đối tượng sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá khác ngoài mô hình giá gốc truyền thống nhằm đáp ứng cung cấp thông tin đầy đủ đối với người sử dụng. Việc nghiên cứu vận dụng mô hình tính giá ngoài mô hình giá gốc truyền thống trong kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng đang hướng tới hai cách tiếp cận: một là, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng theo cách tiếp cận thận trọng; hai là, cung cấp thông tin đầy đủ và thích hợp với người sử dụng. Nếu dựa trên quan điểm tiếp cận thận trọng, khi ghi nhận ban đầu kế toán sử dụng giá gốc làm cơ sở tính 2 giá để xác định giá trị TSCĐ, sau ghi nhận ban đầu kế toán vẫn ghi nhận theo giá gốc, nhưng bên cạnh đó kế toán sử dụng cơ sở tính giá theo GTHL như một công cụ để đánh giá sự suy giảm giá trị của TSCĐ. Bởi nếu không phản ánh thông tin về suy giảm giá trị một cách kịp thời hoặc cố tình che giấu thông tin sẽ dẫn đến giá trị TSCĐ trên báo cáo thì lớn nhưng giá trị thu hồi sẽ thấp hơn nhiều so với GTCL trên sổ kế toán. Đặc biệt với những TSCĐ có giá trị lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả thì sẽ làm DN gánh chịu chi phí khấu hao lớn ở những kỳ sau. Nếu dựa trên quan điểm cung cấp thông tin đầy đủ và thích hợp với người sử dụng, khi ghi nhận ban đầu kế toán sử dụng cơ sở tính giá theo giá gốc để xác định giá trị TSCĐ, sau ghi nhận ban đầu kế toán sử dụng cơ sở tính giá theo GTHL để đánh giá sự thay đổi giá trị của TSCĐ, theo đó đánh giá tăng hay giảm giá trị TSCĐ đều được ghi nhận và phản ánh trên BCTC. Như vậy, dù tiếp cận theo quan điểm nào, thì trong kế toán TSCĐ việc đo lường và ghi nhận ban đầu được thực hiện dựa trên cơ sở giá gốc, còn sau ghi nhận ban đầu có thể lựa chọn giá gốc hoặc GTHL. Giá gốc hiện đang là cơ sở tính giá nền tảng, do đó, để vận dụng được các mô hình tính giá, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sử dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong đo lường và đánh giá lại sau ban đầu. Thứ hai, dưới góc độ thực tiễn: nghiên cứu việc vận dụng các mô hình tính giá có ý nghĩa đối với việc ban hành quy định kế toán ở Việt Nam. Hiện nay, VN đang xây dựng CMKT quốc gia trên cơ sở hội tụ với CMKT quốc tế, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt về phương diện đo lường. Sự khác biệt này làm cho BCTC của VN sẽ không so sánh được với BCTC của các quốc gia khác, do đó sẽ dẫn đến những rào cản đối với kế toán VN trong quá trình hội nhập kế toán quốc tế. Tại Việt Nam hiện nay, phạm vi áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong CMKT quốc gia đang hẹp hơn nhiều so với CMKT quốc tế. Cụ thể, đối với kế toán TSCĐ ở VN, GTHL chỉ được sử dụng để đo lường ban đầu, để phân bổ giá trị ban đầu trong các mô hình tính giá; chưa được sử dụng cho đo lường và đánh giá lại sau ban đầu. Vì vậy, để tăng mức độ hòa hợp giữa các quy định của kế toán VN và CMKT quốc tế, cần phải áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu về cơ sở tính giá theo GTHL ở VN còn khá khiêm tốn, đặc biệt chưa có nghiên cứu đi sâu vào việc áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu đối với TSCĐ. Vì vậy, luận án này được thiết kế nghiên cứu khả năng áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL cho đo lường sau ban đầu, từ đó đưa ra những định hướng trong việc vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ. Nghiên cứu việc vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính có ý nghĩa ở cấp độ thực tiễn. Đặc biệt việc vận dụng các mô hình tính giá đảm bảo cung cấp thông tin về sự suy giảm giá trị tài sản, từ đó góp phần 3 cảnh báo sớm cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán như các nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tác. Bởi lẽ, khi thiếu thông tin về suy giảm giá trị tài sản mặc dù thực tế đã phát sinh, BCTC đã thổi phồng giá trị tài sản thực của DN và làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Hệ lụy từ việc thông tin về tài sản quá cao so với giá trị tài sản thực rất tiêu cực cho các bên có liên quan trong nền kinh tế như ngân hàng, các nhà đầu tư, sẽ khiến cho DN gặp phải vấn đề như mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Hơn nữa, trong chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ đã đặt ra yêu cầu đối với các DN tiếp tục tiếp cận và áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Dựa trên lộ trình áp dụng đó, các DN cần lựa chọn vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ để vừa phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của DN, vừa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Việt Nam cũng như sự đa dạng của các quan hệ tài chính, đồng thời đảm bảo tính kịp thời, thích hợp của thông tin cho các đối tượng quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về việc vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại VN. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chưa đề cập đến việc nếu vận dụng thì vận dụng như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở VN hiện nay. Từ những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ là vấn đề vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời đáp ứng được yêu cầu hội nhập kế toán quốc tế. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về các mô hình tính giá trong kế toán và kế toán TSCĐ theo các mô hình tính giá (theo quy định khuôn mẫu kế toán). - Phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong quy định kế toán TSCĐ của Việt Nam; khảo sát đánh giá thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính; đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ – 4 cơ sở nền tảng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ (GTHL là yếu tố có tính chất quyết định đến việc vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính ở VN). * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu về nội dung của luận án bao gồm: Việc nghiên cứu vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ thuộc phạm vi nghiên cứu dưới góc độ kế toán tài chính (về ghi nhận, đo lường, dừng ghi nhận và trình bày trên BCTC), không nghiên cứu dưới góc độ kế toán quản trị. Luận án tập trung nghiên cứu kế toán TSCĐ theo các mô hình tính giá để phục vụ cho trình bày thông tin trên BCTC riêng, không nghiên cứu kế toán TSCĐ theo các mô hình tính giá để phục vụ cho trình bày thông tin trên BCTC hợp nhất. Bởi lẽ BCTC hợp nhất dựa trên số liệu của BCTC riêng để cộng hợp và thực hiện loại trừ các giao dịch nội bộ khi hợp nhất, trong khi thông tin TSCĐ theo các mô hình tính giá đã được phản ánh trong BCTC riêng. Bên cạnh đó, luận án tiếp cận nghiên cứu đối với TSCĐ sử dụng cho hoạt động SXKD mà DN đang có quyền sở hữu bao gồm TSCĐHH và TSCĐVH, không nghiên cứu đối với TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ thuê hoạt động, tài sản dài hạn nắm giữ để bán. Luận án nghiên cứu về các mô hình tính giá bao gồm mô hình giá gốc, mô hình theo mức giá chung, mô hình giá hiện hành, mô hình giá đầu ra, mô hình GTHL và mô hình đánh giá lại. Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn mô hình giá gốc, mô hình GTHL và mô hình đánh giá lại là đang có các quyết định áp dụng, trong đó mô hình đánh giá lại được xem là sự phát triển từ mô hình GTHL; các mô hình tính giá còn lại với những hạn chế trong quá trình thực hiện nên các quyết định áp dụng đã hết hiệu lực. Trong khuôn mẫu kế toán hiện nay, mô hình giá gốc và mô hình đánh giá lại được xác định là mô hình tính giá cơ bản được sử dụng trong kế toán TSCĐ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều tiếp cận về phương diện cơ sở tính giá để giải quyết cho việc vận dụng các mô hình tính giá. Trong đó, cơ sở tính giá theo GTHL được cho là yếu tố căn bản, là mắt xích quan trọng có tính 5 chất quyết định đến việc vận dụng mô hình giá gốc và mô hình đánh giá lại trong kế toán tài sản nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng, bởi cơ sở giá gốc là cơ sở tính giá nền tảng và đã được sử dụng phổ biến tuy nhiên thông tin theo giá gốc chưa đảm bảo tính kịp thời và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Do đó, cần thiết nghiên cứu khả năng áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ. Đồng thời, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ là cơ sở để luận án xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính trong điều kiện hiện nay. - Về khách thể nghiên cứu: luận án nghiên cứu tại các DN phi tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, dựa theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2018, trong số các DN phi tài chính ở Việt Nam, có thể thấy lĩnh vực hoạt động tại các DN chế biến chế tạo là nổi bật nhất so với DN tại các ngành kinh tế khác (Phụ lục 1.1). Tính đến năm 2018, số lĩnh vực hoạt động tại các DN này đang chiếm tỷ trọng rất lớn 37,76%. Hơn nữa, tỷ trọng giá trị TSCĐ tại các DN chế biến chế tạo đạt mức lớn nhất so với các ngành kinh tế khác (30,05%). Bên cạnh đó, theo thống kê của Uỷ ban chứng khoán nhà nước tính đến thời điểm 31/12/2018 (Phụ lục 1.1), số DN chế biến chế tạo đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là 234 DN, chiếm 37,93% tỷ trọng cao nhất trong tổng số DN phi tài chính niêm yết, điều đó khẳng định quy mô hoạt động của các DN chế biến chế tạo ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu tại các DN chế biến chế tạo là đại diện điển hình cho các ngành kinh tế khác. Theo đó, luận án sẽ tiến hành thu thập dữ liệu tại các DN chế biến chế tạo có quy mô vốn lớn (trên 200 tỷ đồng), gồm DN niêm yết và chưa niêm yết. Là những DN có thể làm đại diện cho tổng thể trên phương diện vốn (với số vốn chiếm tỷ trọng gần 90% tổng thể). Dữ liệu được thu thập qua khảo sát ý kiến của giám đốc (phó giám đốc) tài chính, người quản lý tài chính, kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính kế toán…những người đại diện cho DN trên góc độ là các đối tượng lập BCTC - Về thời gian nghiên cứu: luận án thu thập dữ liệu điều tra khảo sát tại các DN chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2016-2020 và các gợi ý giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Về lý thuyết: Trên cơ sở tổng quan, kế thừa các nghiên cứu tiền nhiệm trong và ngoài nước, luận án nghiên cứu bổ sung các vấn đề lý thuyết về mô hình tính giá trong kế toán, làm rõ được kế toán TSCĐ theo từng mô hình tính giá, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học cho VN về vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ nhằm đạt được sự hoà hợp về CMKT, nâng cao tính so sánh BCTC tại các quốc gia. Đồng thời, luận án cũng xây dựng mô hình nghiên cứu, 6 thực hiện điều chỉnh, phát triển và bổ sung thang đo các yếu tố đến việc áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ tại các DN. * Về thực tiễn: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp gồm phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu để đánh giá thực trạng vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng cơ sở tính giá theo GTHL trong kế toán TSCĐ tại các DN phi tài chính, từ đó xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ. Luận án đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan, khách quan đối với việc vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ. Từ đó, luận án đưa ra được những đề xuất, khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp đưa ra những biện pháp phù hợp để có thể vận dụng mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ theo lộ trình đặt ra nhằm hội nhập với kế toán quốc tế và đảm bảo phản ánh đầy đủ giá trị của TSCĐ trên BCTC cho các đối tượng sử dụng. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 5 chương bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam Chương 5: Định hướng, quan điểm và đề xuất nhằm vận dụng các mô hình tính giá trong kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu về cơ sở tính giá và mô hình tính giá trong kế toán 1.1.1 Nghiên cứu về các cơ sở tính giá (cơ sở đo lường) trong kế toán Việc lượng hóa các đối tượng kế toán có thể được thực hiện thông qua những thước đo phù hợp như thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo tiền tệ. Trong đó, thước đo tiền tệ là thước đo bắt buộc và chủ yếu của kế toán. Để thực hiện lượng hóa các đối tượng kế toán dưới dạng tiền tệ, kế toán phải tiến hành đo lường nhằm xác định giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, đầy đủ. Barlev & Haddad (2003) trong nghiên cứu “Fair value accounting and the management of the firm” đã nhận định rằng để có thể đo lường trong kế toán cần phải xác định các cơ sở đo lường. Quá trình phát triển của kế toán đã cho thấy có các cơ sở đo lường cơ bản bao gồm: giá gốc, giá theo sức mua chung, giá hiện hành, giá đầu ra và giá trị hợp lý [49]. Trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng tài chính với ảnh hưởng của lạm phát cao năm 1980, giá theo sức mua chung đã được sử dụng thay thế cho giá gốc. Tuy nhiên, hệ thống giá này xuất hiện và sụp đổ ngay do sự phức tạp trong quá trình thực hiện bởi lẽ giá cả của các khoản mục cụ thể có sự thay đổi khác nhau và quan trọng là giá được xác định không thể giao dịch được trên thị trường (Barlev & Haddad, 2003). Sau đó, với sự xuất hiện của cơ sở đo lường theo giá hiện hành, các thông tin trên BCTC được điều chỉnh theo giá hiện hành. Tuy nhiên, khi DN phá sản thì tài sản sẽ được bán để thanh toán các khoản nợ, vì vậy các khoản mục được điều chỉnh theo giá đầu ra sẽ tốt hơn giá hiện hành trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Đó cũng chính là lý do cơ sở đo lường theo giá hiện hành không còn được áp dụng mà thay vào đó là việc áp dụng cơ sở đo lường theo giá đầu ra. Nhưng nếu không có thị trường hoạt động để xác định giá đầu ra thì việc sử dụng cơ sở đo lường theo GTHL sẽ thích hợp hơn (Nur Barizah Abu Bakar & Julia Mohd Said, 2007). Bên cạnh đó, trong nghiên cứu với chủ đề “Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình giá gốc trong kế toán” Nguyễn Tuấn Duy (2016a) đã nhấn mạnh cơ sở giá gốc được xem là nền tảng của đo lường kế toán trong nhiều năm qua, kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế vì cung cấp thông tin quá khứ do đó chưa đáp ứng được thông tin đầy đủ, thích hợp đối với người sử dụng. Mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán nhưng cần xem xét lại và bổ sung bởi cơ sở đo lường khác như GTHL thì phù hợp hơn [28]. 8 Trong các nghiên cứu khác cho thấy GTHL được sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bởi vì nó là cơ sở đo lường khắc phục nhược điểm của các cơ sở đo lường khác (Sebastian & cộng sự, 2014). Trước hết, GTHL là giá mà doanh nghiệp có thể giao dịch được trên thị trường hiện tại (Herrmann & cộng sự, 2006). GTHL giúp cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư (Barth & cộng sự, 2001), GTHL cho phép ghi nhận sự thay đổi của giá cả và vì vậy giúp đưa ra các tín hiệu cảnh báo lạm phát (Laux & Leuz, 2009), GTHL làm giảm các hành vi chi phối thu nhập của nhà quản lý (Barth & Taylor, 2010). Bên cạnh đó, GTHL là cơ sở đo lường thỏa mãn lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) giúp cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng BCTC (Gassen & Schwedler, 2010) để họ đánh giá chất lượng của doanh nghiệp tại các thời điểm báo cáo, xác định chi phí cơ hội khi nắm giữ khoản đầu tư (ICAEW, 2006) và đưa ra các quyết định hiệu quả (Sebastian & cộng sự, 2014). Barlev & Haddad (2003) đã kết luận “giá gốc không có ý nghĩa cho quyết định đầu tư, chỉ có GTHL mới ảnh hưởng đến quyết định đầu tư”. Tương tự, Cairns & cộng sự (2011) khi tiếp cận nghiên cứu “IFRS fair value measurement and accounting policy choice in the United Kingdom and Australia”, tác giả nhận định GTHL ngày càng chiếm vai trò quan trọng với nhiều cách sử dụng khác nhau như để đo lường ban đầu, đo lường sau ban đầu, để phân bổ giá trị ban đầu và để đánh giá tổn thất. Vì vậy, cơ sở đo lường theo giá gốc đang dần dần bị thay thế bởi cơ sở đo lường theo GTHL [60]. Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả đã đồng quan điểm và thống nhất cho rằng các cơ sở đo lường ra đời sau luôn khắc phục được nhược điểm của các cơ sở đo lường trước đó. Hiện nay, GTHL với những đặc tính hữu ích đang trở thành cơ sở đo lường mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để áp dụng cho các đối tượng kế toán khi trình bày thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây là những nghiên cứu lý thuyết về các cơ sở đo lường mà chưa được triển khai trong các nghiên cứu thực nghiệm. Để có thể khẳng định được sự cần thiết việc áp dụng cơ sở đo lường theo GTHL trong kế toán, cần phải nghiên cứu sâu hơn để đánh giá mức độ và khả năng áp dụng của cơ sở đo lường này trong thực tiễn. 1.1.2 Nghiên cứu về các mô hình tính giá trong kế toán Đến thời điểm hiện tại, có rất ít công trình nghiên cứu về mô hình tính giá trong kế toán. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thể hiện nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của mô hình tính giá và các yếu tố của mô hình tính giá. Cụ thể như sau: Trong nghiên cứu “Measurement in accounting”, Chambers (1965) đã nêu quan điểm rằng mô hình tính giá trong kế toán bao gồm: kế toán theo giá gốc, kế toán theo mức giá chung, kế toán theo giá hiện hành và kế toán theo giá đầu ra, kế toán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan