Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổng hợp muối magiê hydroxycitrat từ axit hydroxycitric trong lá bứa ...

Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp muối magiê hydroxycitrat từ axit hydroxycitric trong lá bứa khô

.PDF
58
108
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA  Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MUỐI MAGIÊ HYDROXYCITRAT TỪ AXIT HYDROXYCITRIC TRONG LÁ BỨA KHÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC Sinh viên thực hiện Lớp Giáo viên hướng dẫn : HỒ THỊ HIỀN DIỆU : 08CHD : GS-TS ĐÀO HÙNG CƢỜNG Đà Nẵng, 05/2012 i ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc          NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Hiền Diệu Lớp: 08CHD I. Tên đề tài:“ Nghiên cứu tổng hợp muối magiê hydroxycitrat từ axit hydroxycitric trong lá bứa khô”. II. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: - Nguyên liệu: Lá của cây bứa - Dụng cụ và thiết bị: Tủ sấy, lò nung, cân phân tích, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác, buret, pipet, chén sứ, bếp điện, nồi áp suất, máy đo phổ hồng ngoại (IR), máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC)… III. Nội dung nghiên cứu: - Xác định độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng kim loại nặng trong lá bứa. - Chiết axit hữu cơ trong lá bứa khô bằng phƣơng pháp chƣng ninh. - Kiểm tra dịch chiết bằng phƣơng pháp chuẩn độ axit- bazơ và phƣơng pháp HPLC. - Tổng hợp muối magiê hydroxycitrat. - Khảo sát thể tích axit, thời gian và nhiệt độ ảnh hƣởng đến lƣợng muối thu đƣợc. - Đánh giá, nhận xét sản phẩm muối thu đƣợc. IV. Giáo viên hƣớng dẫn: GS- TS Đào Hùng Cƣờng V. Ngày giao đề tài: 20/6/2011 VI. Ngày hoàn thành: 11/4/2012 Chủ nhiệm khoa PGS-TS Lê Tự Hải Giáo viên hƣớng dẫn GS-TS Đào Hùng Cƣờng Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 25/05/2012 Kết quả điểm đánh giá Ngày…. Tháng….. năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS Đào Hùng Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến anh Đặng Quang Vinh, hiện đang công tác tại Sở Tài nguyên- Môi trƣờng thành phố Đà Nẵng, đến các thầy cô giảng dạy và công tác tại phòng thí nghiệm khoa Hóa, trƣờng đại học Sƣ phạm đã tạo điều kiện mọi mặt cho em trong thời gian nghiên cứu đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã luôn động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách thành công tốt đẹp. Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Hồ Thị Hiền Diệu iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ......................................................................................................... i Nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp ................................................................................ ii Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii Mục lục ................................................................................................................... iv Danh mục các bảng ................................................................................................. v Danh mục các hình .................................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 4 1.1. CÂY BỨA .................................................................................................. 4 1.1.1. Bộ chè ................................................................................................... 4 1.1.2. Bứa ....................................................................................................... 5 1.1.3. Phân loại bứa ........................................................................................ 6 1.2. TÌM HIỂU VỀ HCA VÀ DẪN XUẤT CỦA NÓ ........................................ 13 1.2.1. Nguồn gốc (-)-HCA ............................................................................... 13 1.2.2. Hóa học của (-)-HCA............................................................................. 13 1.2.3. Hóa sinh của HCA ................................................................................ 18 1.3. TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP CHƢNG NINH ...................................... 24 1.3.1. Giới thiệu về phƣơng pháp..................................................................... 24 1.3.2. Các yêu cầu của phƣơng pháp ................................................................ 24 1.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRỌNG LƢỢNG ...................................... 24 1.4.1. Bản chất của phƣơng pháp ..................................................................... 24 1.4.2. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp ......................................................... 25 1.5. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP PHỔ HỒNG NGOẠI (IR) ................... 25 1.5.1. Tìm hiểu về phƣơng pháp ...................................................................... 25 1.5.2. Ứng dụng của phƣơng pháp .................................................................. 26 1.6. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) ................................................................................................... 26 iv 1.6.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp ................................................................. 26 1.6.2. Ƣu, nhƣợc điểm và ứng dụng của phƣơng pháp ..................................... 26 1.7. TÌM HIỂU VỀ SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) ..................... 27 1.7.1. Giới thiệu chung về phƣơng pháp sắc kí ................................................ 27 1.7.2. Phƣơng pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao ................................................. 28 1.2.3. Một vài ứng của HPLC .......................................................................... 29 CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 30 2.1. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT ............................. 30 2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................... 30 2.1.2. Dụng cụ, hóa chất .................................................................................. 30 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 30 2.2.1. Phƣơng pháp trọng lƣợng ...................................................................... 31 2.2.2. Phƣơng pháp chƣng ninh ....................................................................... 31 2.2.3. Phƣơng pháp chuẩn độ axit- bazơ .......................................................... 31 2.2.4. Các phƣơng pháp vật lý ......................................................................... 31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 32 3.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 32 3.1.1. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................... 32 3.1.2. Xử lý nguyên liệu .................................................................................. 32 3.2. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA- LÝ ................................................... 33 3.2.1. Xác định độ ẩm...................................................................................... 33 3.2.2. Xác định hàm lƣợng tro trong lá bứa khô ............................................... 34 3.2.3. Xác định thành phần kim loại nặng ........................................................ 35 3.3. CHƢNG NINH BẰNG NỒI ÁP SUẤT ĐỂ THU ĐƢỢC DỊCH CHIẾT AXIT ............................................................................................... 36 3.4. KIỂM TRA DỊCH CHIẾT BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ VÀ HPLC ................................................................................................... 37 3.4.1. Xác định tổng lƣợng axit trong dịch chiết bằng phƣơng pháp chuẩn độ . 37 3.4.2. Xác định HCA trong mẫu chiết bằng phƣơng pháp HPLC ..................... 37 3.5. TỔNG HỢP MUỐI MAGIÊ HYDROXYCITRAT ..................................... 40 v 3.6. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔNG LƢỢNG MUỐI THU ĐƢỢC .................................................................................... 40 3.6.1. Khảo sát theo thể tích axit ...................................................................... 41 3.6.2. Khảo sát theo nhiệt độ thực hiện phản ứng ............................................ 42 3.6.3. Khảo sát theo thời gian thực hiện phản ứng .......................................... 43 3.7. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA MUỐI MAGIÊ HYDROXYCITRAT BẰNG PHỔ HỒNG NGOẠI ............................................................................ 44 3.8. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA MUỐI MAGIÊ HYDROXYCITRAT BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC ........................................................................ 45 3.9. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG SẢN PHẨM MUỐI THU ĐƢỢC .......................................................................................... 46 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Mô tả các đặc điểm của HCA ................................................................. 16 Bảng 1.2: So sánh tính chất vật lý của HCA, lacton từ Garcinia và Hibiscus ........... 17 Bảng 3.1: Kết quả xác định độ ẩm trong lá bứa ...................................................... 34 Bảng 3.2: Kết quả xác định tỉ lệ tro trong lá bứa khô ............................................... 35 Bảng 3.3: Kết quả xác định thành phần kim loại nặng trong lá bứa khô ................... 35 Bảng 3.4: Kết quả xác định tổng lƣợng axit trong dịch chiết ................................... 37 Bảng 3.5: Kết quả xác định HCA trong dịch chiết bằng HPLC ................................ 39 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát sự phụ thuộc tổng lƣợng muối thu đƣợc vào thể tích ..... 41 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát sự phụ thuộc tổng lƣợng muối thu đƣợc vào nhiệt độ.... 42 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát sự phụ thuộc tổng lƣợng muối thu đƣợc vào thời gian .. 43 Bảng 3.9: Kết quả xác định thành phần kim loại nặng trong sản phẩm muối ............ 46 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Cây, hoa, quả và nhựa thân cây của Bứa ................................................. 6 Hình 1.2: Hoa, lá bứa mọi........................................................................................ 7 Hình 1.3: Cây, lá, hoa, quả bứa mủ vàng ................................................................. 8 Hình 1.4: Cây, quả bứa nhà ..................................................................................... 9 Hình 1.5: Quả, cây, lá tai chua ................................................................................ 10 Hình 1.6: Lá, quả Garcinia cambogia ...................................................................... 11 Hình 1.7: Quả Garcinia Indica ................................................................................ 12 Hình 1.8: Hoa và quả Garcinia atro Viridis .............................................................. 12 Hình 1.9: Cấu trúc đồng phân của axit hydroxycitric ............................................... 14 Hình 1.10: Cấu trúc của axit hydroxycitric lacton .................................................... 14 Hình 1.11: Cấu trúc các dẫn xuất của axit hydroxycitric .......................................... 18 Hình 2.1: Cây và lá bứa .......................................................................................... 30 Hình 3.1: Lá bứa tƣơi ............................................................................................. 33 Hình 3.2: Lá bứa khô cắt nhỏ................................................................................... 33 Hình 3.3: Dịch chiết trƣớc và sau khi tẩy màu ......................................................... 37 Hình 3.4: Dịch chiết sau khi cô đặc ......................................................................... 37 Hình 3.5: Kết tủa pectin .......................................................................................... 37 Hình 3.6: Đồ thị đƣờng chuẩn của HCA .................................................................. 38 Hình 3.7: Sắc ký đồ HCA chuẩn ............................................................................. 39 Hình 3.8: Sắc ký đồ mẫu lá bứa chiết trong nƣớc ..................................................... 39 HÌnh 3.9: Muối magiê trƣớc và sau khi sấy ............................................................ 40 Hình 3.10: Đồ thị sự phụ thuộc tổng lƣợng muối thu đƣợc vào thể tích ................... 42 Hình 3.11: Đồ thị sự phụ thuộc tổng lƣợng muối thu đƣợc vào nhiệt độ .................. 43 Hình 3.12: Đồ thị sự phụ thuộc tổng lƣợng muối thu đƣợc vào thời gian ................. 44 Hình 3.13: Phổ IR của muối canxi hydroxycitrat chuẩn ........................................... 44 Hình 3.14: Phổ IR của muối magiê hydroxycitrat tổng hợp đƣợc ............................ 45 Hình 3.15: Sắc ký đồ muối magiê hydroxycitrat tổng hợp đƣợc............................... 45 Hình 3.16: Sắc ký đồ muối magiê hydroxycitat chuẩn ............................................. 46 viii 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tổ chức Y Tế thế giới khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, số ngƣời bị béo phì trên thế giới lên đến hơn 1,5 tỷ ngƣời. Hiện nay, tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báo động . Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tƣơng lai. Tỉ lệ trẻ em béo phì cũng đang ở mức báo động tại châu Âu, nơi đang có hơn 14 triệu trẻ em thừa cân. Tình trạng này sẽ dẫn đến một thế hệ thanh niên béo phì trong tƣơng lai. Bộ trƣởng Y tế Bồ Đào Nha Antonio Correia de Campos bày tỏ nỗi lo ngại 50% dân số nƣớc này sẽ bị béo phì vào năm 2025 khi mà hiện nay, hơn 30% thiếu niên từ 9-16 tuổi thừa cân và béo phì, tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm gần đây. Béo phì cũng đang là một vấn đề đối với các nƣớc đang phát triển. Tại Thái Lan, chỉ trong vòng hai năm, tỉ lệ béo phì ở trẻ 5-12 tuổi đã tăng từ 12,2% lên 15,6%. Từ hội ung thƣ Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu là bệnh nhân béo phì không chỉ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhƣ: rối loại lipit máu, tim mạch, tiểu đƣờng, sỏi mật, viêm khớp, huyết áp cao mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao mắc các loại bệnh ƣng thƣ. Axit hydroxycitric (HCA) là một thành phần chủ yếu trong lá và vỏ quả bứa là loại cây đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. HCA có tác dụng ngăn chặn quá trình tích mỡ. HCA sẽ kìm hãm quá trình chuyển hóa lƣợng đƣờng thừa trong cơ thể thành mỡ, giúp ngăn chặn quá trình béo phì. Không những giúp giảm cân, HCA còn cải thiện giảm các loại mỡ có hại cho sức khỏe. HCA làm gia tăng quá trình tổng hợp glycogen và tăng độ oxi hóa, đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên, HCA ở dạng tự do không bền, dễ chuyển hóa thành dạng lacton bền nhƣng có hoạt tính kém . Chính vì thế, cần phải tạo HCA ở dạng dẫn xuất bền và có hoạt tính sinh học hơn. Tiêu biểu nhất là tạo thành dạng muối của HCA. Muối magiê của HCA là một trong những dẫn xuất của HCA. Muối magiê của HCA có hoạt tính sinh học của HCA và muối này còn bổ sung một lƣợng magiê cho cơ thể. Magiê có vai trò quan trọng trong quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu. Magiê tham gia vào sự phân hủy glucose, axit béo và axit amin trong quá trình 2 chuyển hóa năng lƣợng. Magiê còn giữ vai trò trong việc tổng hợp lipit và protein giúp quá trình tạo xƣơng và các mô khác, đảm bảo tính bền vững của dẫn truyền thần kinh và sự co cơ. Trong cơ thể magiê tồn tại với hàm lƣợng nhỏ khoảng 30g/60kg, chúng có mặt trong thành phần của gần 300 loại men khác nhau- điều hòa các chức năng khác nhau. Khoảng 50-75% lƣợng magiê trong cơ thể tập trung ở xƣơng (magiê kết với canxi và photpho trong việc tạo xƣơng), còn đa phần phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm và một lƣợng rất nhỏ trong máu. Hàm lƣợng magiê trong máu luôn giữ ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thƣờng. Nếu cơ thể sử dụng một lƣợng magiê thừa thì cũng không có hại đến sức khỏe do lƣợng thừa đó đƣợc cơ thể đào thải qua dƣờng nƣớc tiểu và phân. Bên cạnh đó, magiê là một thành phần quan trọng trong hoạt động chức năng của tim và phòng ngừa các bệnh về tim. Một số nghiên cứu cho thấy magiê còn có tác dụng điều hòa lƣợng đƣờng trong máu (ngừa bệnh tiểu đƣờng), ổn định huyết áp (phòng ngừa bệnh tăng huyết áp). Để giảm lƣợng cholesterol trong máu cần phải có chế độ ăn giàu magiê, vitamin B6, cholin. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài:” Nghiên cứu tổng hợp muối magiê hydroxycitrat từ axit hydroxycitric trong lá bứa khô”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu quá trình chiết tách, xác định axit Hydroxycitric trong phòng thí nghiệm. - Nghiên cứu quy trình tạo muối Magiê hydroxycitric và các yếu tố ảnh hƣởng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: - Lá của cây bứa (Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth), tại phƣờng Hòa Hiệp bắc, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phần lá của cây bứa. - Tổng hợp muối magiê hydroxycitrat trong lá bứa . 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp lý thuyết: + Tìm hiểu tổng quan tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học của cây bứa + Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của axit HCA. - Phƣơng pháp thực nghiệm: + Phƣơng pháp trọng lƣợng để xác định thành phần các hợp chất hóa học. + Sử dụng phƣơng pháp chƣng ninh để chiết tách axit hữu cơ. + Phƣơng pháp chuẩn độ axit- bazơ để xác định tổng lƣợng axit. + Phƣơng pháp xác định cấu trúc hóa học bằng phổ hồng ngoại (IR). + Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử để xác định hàm lƣợng kim loại nặng (AAS) + Định lƣợng HCA và dẫn xuất của nó bằng phƣơng pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). 5. Cấu trúc của khóa luận: Khóa luận gồm 50 trang, trong đó có 11 bảng và 28 hình. Phần mở đầu 03 trang, kết luận 01 trang, tài liệu thao khảo 02 trang. Nội dung của khóa luận chia làm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan, 26 trang: Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu, 02 trang: Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận, 16 trang: 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CÂY BỨA 1.1.1. Bộ chè Là bộ lớn, bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ có quan hệ gần gũi với bộ Sổ và sớm ra đi từ bộ này. Bộ 2 lá mầm thuộc phân lớp Sổ Dilleniiae. Lá đơn có khi lá kép, hoa thƣờng cánh phân, nhiều nhị, đài xếp xoắn ốc sát nhau. Bộ chè gồm 19 họ, ở nƣớc ta có 8 họ trong đó có 2 họ quan trọng nhất là họ Chè và họ Măng Cụt, phân biệt với nhau chủ yếu nhƣ sau: - Cây không có nhựa mủ, lá mọc cách thƣờng thuộc Họ Chè - Cây có nhựa mủ màu vàng, lá mọc đối thƣờng thuộc Họ Măng Cụt 1.1.1.1. Họ chè (Theaceae) Cây gỗ hay cây bụi, lá mọc cách, đơn nguyên và không có lá kèm, trong lá thƣờng có tế bào đã phân nhánh. Hoa lƣỡng tính, thƣờng mọc đơn độc. Đài gồm 5 lá đài không bằng nhau, tồn tại trên quả. Tràng gồm 5-9 cánh rời. Nhị nhiều, nhụy do 3-5 lá noãn hợp thành bầu trên. Họ chỉ có 29 giống và khoảng 550 loài, phân bố chủ yếu ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới của hai bán cầu, đặc biệt ở Đông và Đông Nam Á. Ở Việt Nam có 11 giống với trên 100 loài. 1.1.1.2 Họ Măng cụt (Clusiaceae) Họ Măng cụt Guttiferae còn gọi là họ bứa Clusiaceae thuộc bộ Chè. Cây gỗ hay cây bụi, cành nhỏ mọc thành nhiều tầng. Trong nhiều bộ phận của cây có tiết ra mủ màu vàng hay màu vàng lục. Lá đơn mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá dày, mép nguyên gân bên nhiều nhỏ không nối rõ. Hoa thƣờng đơn tính hoặc hoa tạp tính tức hoa đực và hoa lƣỡng tính cùng gốc, bầu trên. Đài gồm 5-6 mảnh, tồn tại trên quả. Tràng gồm 2-6 cánh hoa (có khi nhiều hơn). Nhị nhiều, tập hợp thành bó. Nhụy gồm 3-5 (có khi tới 15) lá noãn. Quả thịt hay quả hạch. Hạt thƣờng nhiều, không có nội nhũ, có khi có áo hạt bao ngoài. 5 Họ măng cụt gồm 14 giống và hơn 350 loài phân bố trong giới hạn các nƣớc nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam có 5 giống, 41 loài. 1.1.2 . Bứa 3, 8 Tên khoa học: Gacinia oblongifolia Champ. Ex Benth Thuộc họ: Măng cụt- Clusiaceae Đặc điểm sinh học: Cây gỗ thƣờng xanh cao 6-7 m (hình 1.1). Cành non thƣờng vuông, xòe ngang và rủ xuống. Lá hình thuẩn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa đực mọc thành cụm 3-5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa lƣỡng tính có lá đài và có cánh hoa nhƣ ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng. Quả mọng mang đài tồn tại,vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6- 10 hạt. Màu hoa quả tháng 3-6 Thành phần hóa học: Trong quả chứa nhiều axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C), flavonoit. Bộ phận dùng: Vỏ- Cortex Garciniae. Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phúc đến Quảng Nam- Đà Nẵng. Cũng thƣờng đƣợc trồng lấy lá tƣơi và quả nấu canh chua. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô. Tính vị, tác dụng: Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thƣơng. Công dụng: Lá có vị chua thƣờng đƣợc dùng thái nhỏ nấu canh chua. Hạt có áo hạt chua, ăn đƣợc, dùng nấu canh chua. Vỏ thƣờng dùng trị: + Loét dạ dày, loét tá tràng + Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa + Viêm miệng, bệnh cặn răng + Ho ra máu + Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt. 6 Liều dùng 20-30 g dạng thuốc sắc; dùng ngoài giã vỏ đắp tƣơi. Nhựa bứa dùng trị bỏng. Đơn thuốc: 1. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa: Vỏ cây bứa sắc đặc lấy 50%, hàng ngày uống 30ml 2. Bỏng: Nhựa bứa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi ngày 1-2 lần. Hình 1.1: Cây, hoa, quả và nhựa thân cây của bứa 1.1.3 . Phân loại bứa 1.1.3.1. Bứa mọi 3, 4 Tên khoa học: Garciania harmandii Pierre Thuộc họ: Măng cụt- Clusiaceae Đặc điểm sinh học: Cây gỗ cao trung bình 10m (hình 1.2), phân nhánh nhiều từ gốc. Vỏ thân màu vàng. Lá đơn mọc đối hay chụm ba ở đầu cành, dạng thuôn trứng ngƣợc hay mở rộng dần ở đỉnh. Đầu lá tù có mũi nhọn, gốc lá nhọn kéo dài theo cuống dai, dày nguyên, dài. Gân bên rõ cách xa nhau đều đặn. Cuống lá ngắn. Cụm hoa đực ngắn mang 3-6, hoa màu vàng gần nhƣ không cuống. Nhị đực xếp thành bốn bó quanh bầu ép. Hoa cái đơn độc, cành hoa màu vàng, dày. Quả thịt hình cầu, màu đỏ tía, hơi dẹp giữa các hạt. Ra hoa khoảng tháng 2-3, quả tháng 3-4. 7 Bộ phận dùng: Vỏ Cotex Garcinia Nơi sống và thu hái: Là loài đặc hữu của vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây mọc chủ yếu từ miền Trung ( Khánh Hòa) vào Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh). Công dụng: Cây cho gỗ trung bình đƣợc dùng đóng đồ đạc nội thất, làm nông cụ. Quả có nạc ngon, mùi thơm, vị ngọt, ăn đƣợc. Vỏ cây có nhiều tanin đƣợc nhân dân Campuchia dùng ăn trầu; phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy. Hình 1.2: Hoa, lá bứa mọi 1.1.3.2. Bứa mủ vàng 3, 4 Tên khoa học:Garcinia xanthochymus Hock.f.ex J. Anderson Thuộc họ: Măng cụt- Clusiaceae Đặc điểm sinh học: Cây gỗ lớn (hình 1.3), cao 20-30m, thân thẳng, vỏ thân màu vàng xám, có nhựa mủ màu vàng, phân cành nhiều, màu nâu hay vàng nhạt. Lá đơn mọc đối dạng thuôn đều, dài, đầu lá nhọn, gốc tù, dài 20-30cm, rộng 6-8cm, dày, màu xanh lục bóng. Gân bên nhiều, mảnh, cuống lá ngắn. Cụm hoa nhỏ, ít hoa mọc ở nách các lá già. Hoa đực có 5 lá đều, 5 cánh tràng màu trắng. Nhị đực nhiều dính làm 5 bó giữa có bầu lép. Hoa cái có bao hoa nhƣ hoa đực. Quả hình cầu, có 1-5 hạt. Bộ phận dùng: Lá, thân, nhựa mủ và quả- Folium, Caulis Latex et Fructus Garciniae, Xanthochymi. Nơi sống và thu hái: Là loài cây phân bố ở Ấn Độ, Nepan, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nƣớc ta mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và miền Trung. Tính vị và tác dụng: Lá, thân, mủ có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng sát trùng. Quả giải nhiệt, lợi mật. 8 Công dụng: Cây cho gỗ tốt, dùng trong xây dựng , đóng tàu thuyền, làm đồ dùng trong gia đình. Ở Ấn Độ quả đƣợc dùng nhƣ quả loại Garcinia Indica Chois làm thuốc chống bệnh Scorbut. Ở Trung Quốc để trị đĩa vào mũi, ngƣời ta lấy mủ tƣơi với liều thích hợp nhỏ vào xoang mũi, đĩa sẽ bò ra. Hình 1.3: Cây, lá, hoa, quả bứa mủ vàng 1.1.3.3. Bứa nhà 3 Tên khoa học: Garcinia cochinchinensis (Lour) Choisy Thuộc họ: Măng cụt- Clusiaceae Đặc điểm sinh học: Cây cao 10-15m, vỏ ngoài có màu đen, phía trong màu vàng. Cành non vuông về sau tròn. Lá thuôn nhọn ở gốc, dài 8-15cm, rộng 3-4,5cm. Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, màu vàng, có nhiều nhị; hoa lƣỡng tính không cuống, thƣờng đơn độc, nhị xếp thành 4 bó, mỗi bó 7-12 bao phân; bầu 6-10 ô, thƣờng là 8. Quả cao 5cm, đƣờng kính 4cm, hình trứng, vỏ quả nạc, có cơm hơi đỏ bao quanh hạt (hình 1.4). Ra hoa vào tháng 4-5 Bộ phận dùng: Vỏ, lá, quả- Cortex, Forlium et Fructus Garciniae Nơi sống và thu hái: Cây mọc chủ yếu ở rừng thƣa, từ Quảng Trị trở vào.Cũng thƣờng đƣợc trồng. Thu hái vỏ, lá quanh năm. Tính vị và tác dụng: Vỏ chát và săn da. Lá và quả giải nhiệt. Công dụng: Lá và vỏ quả thƣờng dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thƣờng dùng trị dị ứng mẩn ngứa và bệnh ngoài da. Lá giả nát đắp trị sâu quảng. Búp non nhai ăn chữa động thai. 9 Đơn thuốc: Dị ứng mẩn ngứa, dùng vỏ bứa 20- 30g, nƣớc 500ml, sắc còn 150ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Hình 1.4: Cây, quả bứa nhà 1.1.3.4. Tai chua 3 Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb (G.cowa Roxb). Thuộc họ: Măng cụt- Clusiaceae Đặc điểm sinh học: Cây nhỏ mọc thẳng, thân thƣờng có nhiều u lồi. Cành nhiều và mảnh, thƣờng nằm ngang, đầu hơi rủ xuống. Lá hình trứng ngƣợc, đầu có lá tù, đuôi lá hình nêm, gân lá rõ cả ở cả hai mặt, đƣờng gân phụ nối liền với nhau ở mép, cuống lá mảnh dài gần 2cm. Cụm hoa đực có 3-8 hoa xếp hình tán, hoa có cuống dài, nhị xếp thành một khối, chỉ nhị ngắn. Hoa đơn tính mọc riêng lẽ hay tụ thành 2-3 mọc ở nách lá. Quả mập hình cầu dẹt trên có những múi nổi rõ (hình 1.5). Thành phần hóa học: Vỏ quả chứa axit citric, một ít axit tactric và axit malic, còn có chất gôm nhựa. Trong hạt có một chất nôn mửa, dù nƣớng kỹ cũng không mất tác dụng. Nơi sống và thu hái: Mọc hoang ở ven rừng Đông Nam Á. Ở Việt Nam mọc nhiều ở miền Bắc, nhiều nhất ở Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Một số vùng ngƣời ta trồng ở ven đƣờng làng để lấy quả ăn và dùng trong nhuộm cói đan chiếu. Mùa hoa vào các tháng 3-4, mùa quả vào các tháng 7-8. Thƣờng hái về bỏ hạt thái thành từng miếng mỏng phơi hay sấy khô, có màu đen nâu nhạt, hơi mềm. 10 Tính vị và tác dụng: Thân, lá, nhựa có vị đắng, chát tính mát, ít độc, có tác dụng sát trùng. Công dụng: Trong nhân dân, tai chua chủ yếu đƣợc dùng để nấu canh có vị chua. Một số nơi nhân dân sắc uống chữa sốt, khát nƣớc. Ngày uống 6-10gam. Ở Trung Quốc, ngƣời ta dùng nhựa tƣơi tùy lƣợng cho vào mũi trị đỉa chui vào xoang mũi. Trƣớc khi chƣa có axit citric tổng hợp, ngƣời ta xem tai chua là axit thiên nhiên đáng quý. Theo phát biểu của một giám đốc nhà máy nhuộm Zirich (Đức) thì cao quả tai chua dùng trong in vải vừa giữ cho màu bền, vừa không hại vải cho nên dù cùng một giá trị với axit citric hay với giá trị cao hơn một chút thì việc sử dụng tai chua trong nhuộm in trên vải vẫn tốt hơn. Điều này giải thích kinh nghiệm trong nhân dân ta dùng tai chua làm chất cắn màu trong nhuộm vải, lụa và do tính axit nhẹ nên sử dụng trong việc làm bóng các loại vàng bạc, ngƣời ta còn dùng tai chua để làm chất cắn màu trong nhuộm cói, đan chiếu. Hình 1.5 :, Quả ,cây ,lá tai chua 1.1.3.5. Garcinia cambogia 14, 15, 16 Đặc điểm sinh học: Loại cây có kích thƣớc nhỏ hoặc trung bình với các nhánh mọc tròn đối xứng nhƣ vƣơng miện và nằm ngang hoặc rủ xuống; lá của nó có màu xanh đậm và bóng, hình elip dạng trứng ngƣợc, quả hình trứng (hình 1.6), màu vàng hoặc đỏ khi chín với 6-8 rãnh và mỗi quả có từ 6 - 8 hạt đƣợc bao quanh bởi áo hạt mọng nƣớc. Nơi sống và thu hái: Cây thƣờng đƣợc tìm thấy tại các cánh rừng thƣờng xanh ở phía Tây Ghát, từ phía Nam của Konkan đến Travancore Ấn Độ và trong rừng Shola của Nilgiris với độ cao 1828m so với mực nƣớc biển. Nó ra hoa vào suốt mùa nắng và trái 11 chín kéo dài trong mùa mƣa. Hạt của Garcinia cambogia chứa 31% dầu béo có thể ăn đƣợc. Công dụng: Quả của Garcinia cambogia có nhiều axit có thể ăn sống. Nƣớc sắc của vỏ quả có thể chữa bệnh thấp khớp và bệnh đau đƣờng ruột. Nó cũng đƣợc sử dụng để làm thuốc thú y để chữa có bệnh ở các mồm gia súc. Tại Ceylon- Ấn Độ vỏ khô của vỏ Garcinia cambogia đƣợc sử dụng với muối trong muối cá. Vỏ quả khô rất có giá trị, nó đƣợc sử dụng nhƣ gia vị tạo mùi trong cải để thay thế me hoặc chanh. Hình 1.6 :Lá, quả Garcinia cambogia 1.1.3.6. Garcinia indica 15 Đặc điểm sinh học: Lá cây thƣờng xanh mảnh khảnh với các cành rủ xuống; lá hình trứng hoặc hình thun ngọn giáo, màu xanh đậm ở mặt trên và màu xanh nhạt ở phía dƣới; quả có hình cầu, đƣờng kính từ 2,5- 4cm, có màu tím đậm khi chín và đƣợc bao quanh từ 5-8 hạt lớn. Cây bứa này tìm thấy tại rừng mƣa nhiệt đới của Western Ghats, từ phía Nam Konkan đến Mysore, Coorg và Wynaad Ấn Độ. Nó ra hoa từ tháng 11-2, quả chín vào tháng 4-5 (hình 1.7). Rễ chắc chắn. Công dụng: Hạt có dầu ăn đƣợc, trong thƣơng mại nó đƣợc biết đến nhƣ bơ Kokam. Quả Garcinia indica có mùi hƣơng dễ chịu và có vị chua ngọt. Nó đƣợc sử dụng làm hƣơng vị chua trong nấu cari và nó cũng đƣợc dùng làm siro trong mùa nóng. Quả của nó cũng có thể chữa giun sán, bệnh trĩ, bệnh lỵ, khối u, vết thƣơng, bệnh đau tim. Siro 12 từ nƣớc bứa rất đƣợc ƣa thích. Vỏ quả khô có giá trị, nó đƣợc sử dụng nhƣ là gia vị tạo mùi trong cari để thay thế me hoặc chanh. Hình 1.7: Quả Garcinia indica 1.1.3.7. Garcinia atro viridis 15 Đặc điểm sinh học: Cây phong nhả có kích thƣớc trung bình, tìm thấy ở phía Đông Bắc quận Assam- Ấn Độ. Lá dài, dày nhƣ da, nhẵn, mũi nhọn và phần đuôi thon nhỏ; hoa ra theo từng quý, nhụy đơn và rộng. Quả màu vàng cam (hình 1.8), gần giống hình cầu, vỏ có các đƣờng rảnh sâu và khá mỏng cơm màu trắng đục với các hạt bao quanh. Công dụng: Vỏ quả của Garnicia atro Viridis cũng chứa nhiều axit và có thể ăn đƣợc sống, nhƣng vị của nó rất hấp dẫn khi ninh nhừ với đƣờng. Tại Malay- Ấn Độ, vỏ quả gần chín đƣợc phơi khô bán làm gia vị để nấu cari thay cho me hoặc chanh sử dụng làm gia vị kho cá. Quả này cũng đƣợc sử dụng làm thuốc nhuộm với nhôm trong nhuộm tơ lụa. Nƣớc sắc từ quả và rễ đƣợc sử dụng để chữa bệnh đau tai. Hình 1.8: Hoa và quả Garcinia atro viridis 1.2 . TÌM HIỂU VỀ HCA VÀ DẪN XUẤT CỦA NÓ 1.2.1 . Nguồn gốc (-)- HCA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan