Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam...

Tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của việt nam

.PDF
55
96
113

Mô tả:

Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................3 Chương 1 NHỮN G LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI .........................................................................................................................................................6 1.1. KHÁ I NIỆM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ..................................................6 1.2. CÁC HÌNH THỨC VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA FPI.......................................7 1.2.1. Các hình thức của FPI ...............................................................................................7 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của FPI ..........................................................................................9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN DÒNG VỐN FPI ...........................................9 1.4. VAI TRÒ CỦA FPI ........................................................................................................ 10 1.4.1. Đối với nư ớc đi đầu tư............................................................................................. 10 1.4.2. Đối với nư ớc nhận đầu tư ........................................................................................ 11 1.5. SO SÁN H DÒ NG VỐN ĐẦ U TƯ GIÁN TIẾP – FPI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP – FDI ............................................................................................................................................ 13 1.5.1. Giống nhau................................................................................................................ 13 1.5.2. Khác nhau.................................................................................................................. 13 Chương 2 HO ẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ....................................................................................................................................................... 15 2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ........... 15 2.2. THỰC TRẠNG HOẠ T ĐỘNG ĐẦ U TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ......................................................................................................................................... 16 2.2.1. Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam.............. 16 2.2.2. Một số công ty quản lý quỹ chủ yếu...................................................................... 17 2.2.3. Thự c trạng hoạt động đầu tư gián t iếp nước ngoài vào Việt Nam..................... 17 2.2.3.1. Thự c trạng .......................................................................................................... 17 2.2.3.2. Những tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam ........................................................................................................................................... 22 2.2.3.2.1. Tích cực ...................................................................................................... 22 2.2.3.2.2. Tiêu cực ...................................................................................................... 24 2.2.4. Thự c trạng hoạt động đầu tư gián t iếp của Việt Nam ra nước ngoài................. 29 2.2.4.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 29 2.2.4.2. Thự c trạng – nguyên nhân ............................................................................... 30 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯ ỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM....................................................................................................... 32 3.1. KHUYNH HƯỚN G VẬN ĐỘN G CỦA DÒN G VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁ T TRIỂN..................................................................................... 32 3.1.1. Khuynh hư ớng vận động của vốn đầu tư gián tiếp .............................................. 32 3.1.2. Tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp t ới các nước đang phát triển .............. 40 3.1.3. Bài học đối với Việt Nam ....................................................................................... 41 3.2. NHỮNG ƯU THẾ VÀ TRỞ NGẠI TRONG VIỆC TĂNG CƯỜN G THU HÚT FPI VÀO VIỆT NAM ............................................................................................................ 43 1 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 3.2.1. Ưu thế ........................................................................................................................ 43 3.2.2. Trở ngại ..................................................................................................................... 43 3.3. KIỂM SOÁ T VÀ ĐIỀU TIẾT VỐN FPI ..................................................................... 45 3.3.1.1. Tính tất y ếu của việc kiểm soát và điều tiết vốn FPI.................................... 45 3.3.1.2. Một số giải pháp kiểm soát và điều tiết vốn FPI........................................... 47 3.4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚ C ĐẨY VIỆC THU HÚT VỐN FPI ..................... 49 3.4.1. Giải pháp thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam ............................ 49 3.4.2. Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam...... 50 3.5. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CẦN THIẾT TRONG THỜI GIAN TỚI ........................ 51 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 54 TÀI LIỆU TH AM KHẢO ....................................................................................................... 55 2 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 Tiểu luận Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam 3 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến sản xuất kinh doanh dưới bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào, thì vốn là yếu tố đầu tiên giữ vai trò quan trọng và quyết định đối với một doanh nghiệp, nói rộng hơn là nền kinh tế của một đất nước. Có thể nói rằng vốn là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Quy mô vốn đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của một đất nước. Song song với việc phát huy nguồn lực trong nước, việc tận dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài – FPI được coi là một sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì lẽ đó mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài được coi như “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa thịnh vượng cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong cơ chế thị trường hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang ban hành, sửa đổi cơ chế quản lý các chính sách kinh tế - tài chính cho phù hợp với tình hình mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi để có thể tồn tại và p hát triển. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN không ngừng mở rộng và phát triển, đã và đang trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Sự ra đời Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã đánh dấu bước khởi đầu quá trình mở cửa nền kinh tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, kết hợp chặt chẽ việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước với việc thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài cho chiến lược phát triển kinh tế. Nếu nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì nguồn vốn FPI lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới, đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội trong sự nghiệp CNH-HĐ H đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Trong những năm gần đây, cơ cấu của các dòng đầu tư vào Việt Nam mà cụ thể là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước 4 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 ngoài - FPI ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Việc thành lập thị trường chứng khoán và giữ vững nền kinh tế ổn định trong những năm qua giúp các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và đầu tư một lượng vốn khá lớn vào thị trường Việt Nam được thể hiện qua những công ty quản lý quỹ nước ngoài với định hướng đầu tư dài hạn và rất ít khi "lướt sóng" như Dragon Capital, VinaCapital, M ekong Capital. Bên cạnh đó còn có các tổ chức tài chính, chứng khoán nước ngoài chưa mở văn phòng đầu tư tại Việt Nam nhưng đã mở tài khoản giao dịch chứng khoán với nguồn vốn ngắn hạn hơn các quỹ. Uỷ thác đầu tư từ các định chế tài chính toàn cầu với tỷ lệ vốn lớn nhất trong 4 kênh. Cuối cùng là FPI từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế. Dòng vốn FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Và nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn, FPI đóng một vai trò quan trọng đáng kể. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Chính vì lẽ đó, việc thúc đẩy thu hút FPI ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của vốn, chúng tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam” và thông qua đó đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới. 2. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương : Chương 1: NHỮN G LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Chương 2: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯ ỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜ NG THU HÚT FPI CỦA VIỆT NAM 5 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚ C NGOÀI Vốn đầu tư nước ngoài được chia thành hai loại: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Foreign Direct Investment), và Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment hoặc thường dùng hơn là Foreign Portfolio Investment). Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã xác định: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Theo cách hiểu này, đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Để phân biệt với đầu tư gián tiếp trong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện được thông qua 2 hình thức chủ yếu sau: - Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính. - Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính. Cách hiểu này gần với định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài. 6 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 1.2. CÁC HÌNH THỨC VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA FPI 1.2.1. Các hình thức của FPI  Theo Luật đầu tư năm 2005 Điều 26 quy định về các hình thức đầu tư gián tiếp vào Việt Nam  Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:   Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;  Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;  Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 76 quy định về các hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam:  Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.  Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài: Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: M ua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặc các công ty tài chính dưới một số dạng như:  Quỹ tương hỗ: Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công. 7 Tài Chính Quốc Tế  Nhóm 3 Quỹ trợ cấp và hưu bổng: được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho những người về hưu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân quỹ có được đầu tư vào cá loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, đầu vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Các loại quỹ này thường có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế.  Công ty bảo hiểm (Insurance Firm): gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm trách nhiệm và tài sản). Các công ty bảo hiểm có ưu điểm nổi bật là có tiềm lực tài chính mạnh nên khả năng đầu tư lớn nhưng lại có rủi ro cao, do đặc tính của ngành.  Các tổ chức tài chính (Financial Corporation): các tổ chức hoặc các tập đoàn kinh tế lớn khi muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thường thiết lập các quỹ đầu tư trên thị trường đó. Đầu tư dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, mua cổ phần hoặc huy động vốn. Các quỹ này không trực tiếp tham gia vào việc điều hành và quản lý doanh nghiệp mà chỉ thông qua việc hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua các trung gian tài chính là ngân hàng. Loại quỹ này có tiềm lực tài chính mạnh, quay vòng vốn nhanh nên khả năng đầu tư vào thị trường cao. Tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn này thì các doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu khắt khe hơn từ phía nhà đầu tư.  Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds): đầu tư mạo hiểm là việc các chuyên gia đầu tư tiến hành bỏ vốn vào các công ty có tiềm năng mặc dù còn mới. Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của công ty mà đóng vai trò cố vẫn, hỗ trợ các giải pháp điều hành tiên tiến để thúc đầy sự phát triển kinh doanh. Những lĩnh vực mà nhà đầu tư lựa chọn thường là những lĩnh vực có khả năng phát triển cao. Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào những lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ cao nên quỹ đầu tư mạo hiểm trở thành người đỡ đầu cho các công ty mới hình thành, thiếu vốn và uy tín. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường được thành lập tư các công ty hoặc tập đoàn kinh tế lớn nên có tiềm lực kinh tế mạnh, đội ngủ chuyên gia đầu tư hung hậu, có khả năng phân tích tình hình đầu tư. Các chiến lược đầu tư thường là dài hạn và đã có sự tính toán tỉ mỉ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường thu lợi rất lớn nếu dự án thành công, nhưng rủi ro, nếu xảy ra, cũng có hậu quả nặng nề hơn các hình thức đầu tư khác. 8 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của FPI  Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán.  Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. Trên thực tế, mặc dù FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh…), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IM F và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp… 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞ NG ĐẾN DÒ NG VỐN FPI Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:  Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi).  Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.  M ức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước.  Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư.  Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính. 9 Tài Chính Quốc Tế  Nhóm 3 Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên).  Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cũng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. 1.4. VAI TRÒ CỦA FPI FPI có vai trò lớn trong nển kinh tế toàn cầu nói chung và đối với từng nước nói riêng. FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư và nước nhận vốn đầu tư. 1.4.1. Đối với nước đi đầu tư  Tác động tích cực  Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư, cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đến những thị trường mới nổi có mức lợi nhuận kinh doanh cao (kèm theo hệ số rủi ro lớn). Bằng cách đầu tư FPI, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.  San sẽ rủi ro kinh doanh sang các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực thị trường mới nổi. So với đầu tư trực tiếp (FDI), khả năng san sẽ rủi ro qua đầu tư gián tiếp (FPI) nhạy bén hơn và đa dạng hơn.  Thông qua đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu và thâm nhập thị trường mới, thích nghi từng bước với thị trường mới.  Tác động tiêu cực  Thứ nhất, những rỉ ro đặc biệt của thị trường tài chính nước ngoài, đáng chú ý là rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức và rủi ro kinh tế của thị trường mới nổi.  Thứ hai, các rào cản về thủ tục hành chính và nhất là về thuế có thể làm triệt tiêu lợi ích thu được. 10 Tài Chính Quốc Tế  Nhóm 3 Thứ ba, những chính sách điều tiết thị trường vốn của các nước nhận vốn FPI.  Thứ tư, chi phí giao dịch trong đầu tư FPI có thể cao hơn so với dự kiến. 1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư  Tác động tích cực  Trước hết FPI là một kênh dẫn vốn có quy mô lớn hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp truyền thống, cho phép có thể thu hút lượng vốn lớn của nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và các mục tiêu tài chính. Hơn nữa, chính hình thức đầu tư FPI còn giúp đẩy mạnh FDI thông qua mua cổ phiếu, NĐ TNN có thể dễ dàng sở hữu và trực tiếp quản lý doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra FPI giúp các doanh nghiệp trong nước có thể hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn và nâng cao giá trị của mình.  Vốn FPI chảy vào có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của một nước bằng cách làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường vốn nội địa. Thị trường vốn với khả năng thanh khoản và hiệu suất cao cho phép nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả nhất dẫn đến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.  Khi nguồn vốn FPI chảy vào sẽ có tác động làm tăng tính thanh khoản của thị trường, bởi các giao dịch vốn trên thị trường trở nên sôi động hơn khi có sự tham gia của các NĐ TNN, qua đó sẽ tạo điều kiện phát triển phân phối nguồn lực và từ đó có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Thị trường vốn phát triển có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản. Thị trường vốn với khả năng thanh khoản cao làm cho đầu tư dài hạn hấp dẫn hơn, bởi vì nó cho phép người gửi tiết kiệm có thể nhanh chóng bán chứng khoán với chi phí giao dịch thấp khi họ cần sử dụng khoán tiền tiết kiệm của mình. Khi đầu tư dài hạn trở nên hấp dẫn hơn sẽ tạo điều kiện cải thiện tình hình phân phối vốn và tăng năng lực sản xuất.  Thị trường phát triển đồng thời làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. TTCK phát triển tạo điều kiện quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn vì tính công khai, minh bạch thông tin của thị trường, buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải thực hiện vai trò quản lý tốt hơn. M ặt khác, nếu TTCK phát triển tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bên ngoài có thể mua lại các doanh nghiệp hoạt động 11 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 không hiệu quả, thay đổi bộ máy quản lý và khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.  Tác động tiêu cực  So với các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư gián tiếp có xu hướng không ổn định hơn so với các hình thức đầu tư khác do đặc tính thị trường và khả năng thanh khoản cao. Sự không ổn định của nguồn vốn FPI ở một mức độ nhất định là có giá trị, bởi vì nó tạo cơ hội tiềm năng thu hút các nhà đầu tư và kích thích thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tính không ổn định cũng sẽ gây ra rủi ro, những rủi ro này nếu không được quản lý hiệu quả có thể gây ra tình trạng mất ổn định của hệ thống tài chính và các khó khăn kinh tế khác.  Những rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư nước ngoài chảy vào nhiều, nhất là đầu tư gián tiếp đó là những rủi ro vĩ mô: Dòng vốn lớn chảy vào cũng có thể làm mất cân bằng vĩ mô, đặc biệt là khi chính sách vĩ mô không nhất quán và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn. Nguy cơ phổ biến nhất là tỷ giá tăng lên quá mức (đồng bản tệ lên giá), chính điều đó phá vỡ cân bằng tài khoản vốn và làm tích tự nợ nước ngoài.  Bên cạnh đó, vốn đổ vào có thể gây ra áp lực lạm phát trong một số trường hợp như: khi tỷ giá cố định đươc duy trì, dòng vốn đổ vào dẫn đến tình trạng mở rộng điều kiện tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó sẽ tác động đến mức giá, tỷ lệ lạm phát có thể gia tăng. Điều đó sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống trung gian tài chính nói riêng.  Rủi ro khủng hoảng tài chính tiền tệ có thể xảy ra khi các NĐ TNN rút vốn ào ạt, nhất là đối với các nguồn đầu tư gián tiếp. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở M êxicô (1994), Thái Lan (1997) là một minh chứng rất rõ nét về rút vốn ồn ạt của các nhà đầu tư gián tiếp. M ặc dù các cuộc khủng hỏang tài chính tiền tệ, có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau (khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng các chỉ số kinh tế cơ bản…), nhưng bối cảnh đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng cao trong các khoản vay nợ nước ngoài sẽ càng làm trầm trọng thêm mức độ khủng hoảng. Chính vì vậy, để tránh những tác động xấu của nhà đầu tư gián tiếp, việc kiểm soát chặt chẽ luồng vốn này là rất cần thiết. 12 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 1.5. SO SÁNH DÒ NG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP – FPI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP – FDI Theo Luật đầu tư 2005: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định”. Từ đó, ta có thể rút ra những điểm giống và khác nhau của FPI và FDI như sau: 1.5.1. Giống nhau Cả FPI và FDI đều đơn thuần là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, luồng vốn được luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, và làm tăng lượng vốn và dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, cả hai hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất, hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này. Do đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế. 1.5.2. Khác nhau Về đặc điểm, FPI và FDI có những điểm khác nhau như sau: Với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hay nói cách khác, quyền sở 13 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 hữu và quyền sử dụng gắn liền với nhà đầu tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. Trái lại, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn. Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FPI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ. FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, FDI thường đi kèm với ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hoặc giữa nước đang phát triển sang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển. Trái lại, FDI có xu hướng chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao. 14 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 Chương 2 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐ N ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FD I) và đầu tư gián tiếp (FPI). Đầu tư gián tiếp đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ và các nước Châu Âu, nơi có thị trường tài chính phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Loại hình đầu tư này đã mở ra cho các doanh nghiệp cách tiếp cận với các nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn truyền thống, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy đầu tư trên thế giới phát triển theo một xu thế mới. Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài là đóng góp cho ngành sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm. Nhưng nguồn vốn này lại không tác động được tới các doanh nghiệp Việt Nam thì đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể giúp vốn cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì thế đầu tư gián tiếp nước ngoài rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Ngoài việc tiếp cận được với các nguồn vốn mới, doanh nghiệp còn tiếp cận được với kỹ thuật sản xuất và điều hành tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Do đó, các nguồn vốn gián tiếp có thể giúp các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng nhanh, tiến tới việc hình thành các tập đoàn đa quốc gia mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai. Tại Việt Nam đã có khá nhiều công ty thành công trong kinh doanh như Vinamilk, Bảo Minh, REE, Kinh Đô, ACB, Sacombank .v.v.. Các công ty này đều có sự tham gia đông đảo của công chúng đầu tư trong nước cùng với đầu tư gián tiếp của các tổ chức tài chính nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn mà hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ 15 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển vào – ra dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn. Chính vì vậy, việc thu hút nguồn vốn FPI ngày càng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và doanh nghiệp. Việc tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘ NG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGO ÀI CỦA VIỆT NAM 2.2.1. Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam Gồm 3 giai đoạn:  Giai đoạn 1 (1988 – 1997): là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra trong phạm vi cả nước và tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD.  Giai đoạn 2 (1998 – 2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này với việc giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô thu hút của cả FDI và FPI. Trong số 7 Quỹ đầu tư kể trên có 5 Quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập tháng 71995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.  Giai đoạn 3 (từ 2003 - nay): là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính, trong đó có lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2000 và thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm 16 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% lên 49%)… Tính đến tháng 6-2006, cả nước đã có 19 Quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,9 tỉ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt Nam thu hút được bằng khoảng 2-3% so với tổng vốn FDI đã thu hút được trong cùng thời kỳ (so với tỷ lệ trung bình 30-40% của các nước khu vực thì đây là tỷ lệ khiêm tốn…). Tuy nhiên, có thể cảm nhận khá rõ rệt và xác đáng những triển vọng sáng sủa của dòng FPI đổ vào Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam triển khai các cam kết hội nhập WTO và thúc đẩy trên thực tế quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn đang hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền hoặc gần như độc quyền hiện nay. 2.2.2. Một số công ty quản lý quỹ chủ yếu Công ty quản lý quỹ Lĩnh vực đầu tư Dragon Capital VinaCapital Indov ina Capital--- da co quy et dinh rut khoi v n, dang lam thu tuc thi phai Mekong Capital PXP IDG Ventures Anpha Capital Korea Inv estment Trust Management Prudential Vietnam Securities Inv estment Fund Management Corp Finan asset management Blackhorse Asset Management Pte Deutsche Bank Kamm Inv estment-USA Jardine Fleming - HongKong - A division of JPMorgan Chase & Co Golden Bridge Financial Group - Korea Vietnam Holding Asset management Tổng Chứng khoán, doanh nghiệp Đa dạng Bất động sản Số quỹ 4 4 3 Doanh nghiệp Chứng khoán Đầu tư mạo hiểm Đa dạng Doanh nghiệp Chứng khoán, doanh nghiệp 3 3 1 2 2 2 Chứng khoán Doanh nghiệp Chứng khoán, doanh nghiệp 1 1 1 1 1 Chứng khoán, doanh nghiệp Chứng khoán Chứng khoán 1 1 31 2.2.3. Thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2.2.3.1. Thực trạng Các làn sóng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam trong thời gian qua:  Làn sóng thứ nhất: là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra trong phạm vi cả nước và tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài, làn sóng đầu tư gián tiếp 17 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 đầu tiên đã đến Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 với sự xuất hiện của 7 quỹ đầu tư từ nước ngoài với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Nhưng sau đó, các quỹ đã lần lượt rút lui. Thời điểm chứng kiến sự chấm dứt của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Lúc đó chỉ còn lại duy nhất quĩ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dragon Capital quản lý.  Làn sóng thứ hai: khởi động lại từ năm 2002 với sự xuất hiện của quĩ M ekong Enterprise Fund. Ngay sau đó, VinaCapital và một số công ty quản lý khác đã vào cuộc với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục tiêu đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng. Hoạt động ban đầu của các quỹ này khá thầm lặng và không ít người mới chỉ dám bỏ những khoản đầu tư nhỏ với tâm lý khá e ngại về sự thành công của mô hình này. Đến tận cuối năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ đạt khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), con số 1 tỷ USD được cho 1 mơ ước xa xôi, đầu tư gián tiếp vẫn chỉ được đánh giá ở dạng tiềm năng. Đây là tỉ lệ quá khiêm tốn so với nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực. Tuy rất quan tâm đến Việt Nam, đến các công ty nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ, các công ty tư nhân nổi lên nhanh chóng... nhưng nguồn vốn gián tiếp đổ vào vẫn rất nhỏ giọt và từ cả hai phía nhà đầu tư và đối tác trong nước vẫn khá thận trọng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng, năm 2006 các quỹ đầu tư và nguồn vốn gián tiếp đã trở thành một khái niệm phổ biến, một nguồn vốn được quan tâm đặc biệt cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán. Tại thời điểm cuối năm 2006, Bộ Tài chính cho biết, đã có trên 20 tỷ USD với tổng vốn đầu tư gián tiếp đã đạt trên 2 tỷ USD. Kể từ đó, dòng vốn này liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công. Cao điểm của làn sóng đầu tư thứ hai bắt đầu từ giữa năm 2006. Đầu tiên, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới gần 65 triệu đô la M ỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la M ỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc. Ngay sau đó, Dragon Capital, nhận quản lý thêm một quỹ mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn 35 triệu đô la M ỹ. Đây là quỹ thứ ba của Dragon Capital, 18 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 cùng với hai quỹ khác là VEIL (vốn 190 triệu đô la Mỹ) và Vietnam Growth Fund (90 triệu đô la Mỹ). Trong khi đó, Công ty Quản lý quỹ M ekongCapital đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la M ỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Không đứng ngoài cuộc, Indochina Capitat cũng có sẵn hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la M ỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ. Danh sách các quỹ đầu tư liên tục kéo dài, các nhà đầu tư mới đến Việt Nam với một tâm lý rất tự tin về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Số tiền rót vào nhiều hơn, tốc độ nhanh hơn và danh mục dự án đầu tư rộng mở hơn cho thấy tâm lý e ngại của đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam đã không còn. Từ thành công này, nhìn lại quá trình bám trụ của những quỹ đầu tư ở Việt Nam như VinaCapital cho thấy tầm nhìn dài hạn và khả năng bám trụ của những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp tại một thị trường còn mới mẻ và không ít hạn chế về pháp lý. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết về dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần hơn với luật lệ kinh doanh theo tiêu chuẩn thế giới, nhà đầu tư quốc tế cảm giác an tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam. Đặc biệt, tiến trình CPH đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất khi các DN lớn sắp CPH và lên sàn, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh và chính những thành công từ làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2 đã thúc đẩy đầu tư gián tiếp. Và một làn sóng thứ ba về đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam không còn ở dạng tiềm năng.  Làn sóng thứ ba: Theo ước tính rằng với khoảng 80-100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay bao gồm các quỹ đầu tư, công ty quản lí quỹ, ngân hàng đầu tư… thì lượng vốn mà họ đang nắm giữ không dưới 100 tỷ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là nền kinh tế đã có thêm khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, tham vọng của các định chế này trên thị trường Việt Nam lớn hơn con số đó rất nhiều và đây sẽ là một động lực mới cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Sau đợt khởi động mạnh mẽ trong năm 2006, các quỹ đầu tư nước ngoài đang ráo riết chuẩn bị cho những dự án đầu tư mới. Hàng trăm USD đã đang được kêu gọi; hàng trăm dự án, DN trong nước đang được đưa vào danh mục đầu tư. Các quỹ đầu tư cho thấy một tham vọng mạnh mẽ đưa đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam bước sang một nấc mới và dường như làn sóng thứ 3 đang đến rất gần. Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD để đón đầu 19 Tài Chính Quốc Tế Nhóm 3 các dự án trong lĩnh vực này. VinaCapital đã có 3 quỹ đầu tư có tổng tài sản trên 800 triệu USD. Nắm giữ một số vốn khổng lồ và cam kết với các nhà đầu tư một mức lãi hàng năm không hề nhỏ, hơn ai hết VinaCapital hiểu rõ những cơ hội trên thị trường Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, trước đây, quỹ đầu tư VinaLand của VinaCapital đã đầu tư gần hết số vốn 205 triệu USD vào các dự án bất động sản tại Đà Nẵng, Hội An và Hà Nội... và những dự án này đã bắt đầu cho kết quả tốt. Bên cạnh đó, VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Hiện nay, VinaCapital đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurvetson - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD. Trong khi đó, phục vụ cho mục tiêu đầu tư lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochinal Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Vietnam Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với quy mô ban đầu là 500 triệu USD. Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD. Với số vốn này, Indochina Capital đang có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các DN tại Việt Nam. Một trong những khu vực đầu tư được quan tâm là các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đang trong quá trình chuẩn bị niêm yết hay CPH và tư nhân trong các ngành phục vụ xuất khẩu hoặc sản xuất tiêu dùng trong nước. Những công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ liên quan cũng được quỹ này quan tâm. Như một báo hiệu, sau sự khởi động đáng kể này, rất nhiều thông tin cho thấy các quỹ đầu tư khác cũng không muốn là kẻ chậm chân trên thị trường vốn Việt Nam và đang ráo riết chuẩn bị cho những dự định mới của mình. Trong một diễn biến khác cho thấy, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase sau nhiều qua lại Việt Nam khảo sát hay tiến hành những thử nghiệm nhỏ đã không ngần ngại bày tỏ ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam hồi tháng 3, lực lượng đông nhất và đóng góp ý kiến nhiều nhất trên diễn đàn chính là các ngân hàng, các tổ chức đầu tư tài chính và từ đó 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất