Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống giám sát mạng zabbix...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống giám sát mạng zabbix

.PDF
48
1
127

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VIỄN THÔNG II ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ-TRUYỀN THÔNG HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NIÊN KHÓA: 2017-2022 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Duy Khánh Sinh viên thực hiện : Phạm Quảng Ninh Mã số sinh viên : N17DCVT063 Lớp : D17CQVT02-N Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VIỄN THÔNG II ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ-TRUYỀN THÔNG HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NIÊN KHÓA: 2017-2022 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Duy Khánh Sinh viên thực hiện : Phạm Quảng Ninh Mã số sinh viên : N17DCVT063 Lớp : D17CQVT02-N Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................... I MỤC LỤC HÌNH...........................................................................................................III MỤC LỤC BẢNG..........................................................................................................IV LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL................3 1.1 Giới thiệu chương................................................................................................3 1.2 Tổng quan về công ty...........................................................................................3 1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.........................................................................4 1.3.1 Sứ mệnh.....................................................................................................4 1.3.2 Tầm nhìn....................................................................................................4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX............5 2.1 Giới thiệu chương................................................................................................5 2.2 Tổng quan về hệ thống giám sát mạng...............................................................5 2.2.1 Khái niệm...................................................................................................5 2.2.2 Tại sao phải cần hệ thống giám sát mạng?..............................................6 2.3 Tổng quan về Zabbix...........................................................................................7 2.3.1 Khái niệm...................................................................................................7 2.3.2 Lịch sử ra đời.............................................................................................8 2.4 Các tính năng, kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabix...........................9 2.4.1 Các tính năng của Zabbix.........................................................................9 2.4.2 Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix.....................................10 2.5 Các lí do để chọn hệ thống giám sát mạng Zabbix..........................................13 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI ZABBIX..............................14 3.1 Giới thiệu chương..............................................................................................14 3.2 Mô hình FCAPS.................................................................................................14 3.1.1 Quản lý lỗi - Fault Management............................................................15 3.1.2 Quản lý cấu hình - Configuration Management...................................15 3.1.3 Quản lý kế toán - Accounting Management..........................................15 i MỤC LỤC 3.3 3.4 3.5 3.6 3.1.4 Quản lý hiệu năng - Performance Management...................................15 3.1.5 Quản lý bảo mật - Security Management..............................................15 Mô hình giám sát tập trung...............................................................................16 Mô hình giám sát phân tán................................................................................17 Cơ chế giám sát thụ động và chủ động.............................................................18 3.5.1 Cơ chế giám sát thụ động- Passive.........................................................18 3.5.2 Cơ chế giám sát chủ động- Active..........................................................19 Cơ chế giám qua giao thức SNMP....................................................................20 3.6.1 Giao thức SNMP.....................................................................................20 3.6.2 Các thành phần của SNMP....................................................................21 3.6.3 Management Information Base-MIB.....................................................22 3.6.4 Object Identifier- OID............................................................................23 3.6.5 Cách hoạt động và các phương thức trong SNMP...............................23 CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CÁC THÔNG SỐ CỦA ZABBIX...........25 4.1 Giới thiệu chương..............................................................................................25 4.2 Các bước chuẩn bị.............................................................................................25 4.3 Các bước cài đặt.................................................................................................25 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................34 ii MỤC LỤC iii MỤC LỤC HÌNH MỤC LỤC HÌNH Hình 2.1: Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix............................................12 Hình 2.2: Ví dụ về thông số cấu hình phần cứng cho từng nhu cầu sử dụng............13 Hình 3.1: Mô hình FCAPS so với mô hình OSI............................................................14 Hình 3.2: Mô hình giám sát tập trung...........................................................................16 Hình 3.3: Mô hình giám sát phân tán............................................................................17 Hình 3.4: Cơ chế giám sát thụ động-Pasive..................................................................19 Hình 3.5: Cơ chế giám sát chủ động-Active..................................................................20 Hình 3.6: Mô hình giám sát qua giao thức SNMP........................................................21 Hình 3.7: Các thành phần của SNMP...........................................................................22 Hình 3.8: Cây thư mục của MIB....................................................................................22 Hình 3.9: Quá trình minh họa lấy sysName.0...............................................................23 Hình 4.1: Giao diện chào mừng khi truy cập đến Zabbix lần đầu tiên.......................27 Hình 4.2: Kiểm tra các điều kiện và yêu cầu tiên quyết trước khi cài đặt Zabbix.....28 Hình 4.3: Nhập các thông số đã cấu hình ban đầu để kết nối đến Database..............28 Hình 4.4: Nhập hostname hoặc địa chỉ IP và tên của Zabbix Server..........................29 Hình 4.5: Tổng kiểm tra lại các thông số vừa nhập có chính xác không....................29 Hình 4.6: Nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt....................................................30 Hình 4.7: Đăng nhập vào Zabbix Server với Username và Password........................30 Hình 4.8: Giao diện tổng quan khi đăng nhập vào Zabbix Server thành công..........31 iv MỤC LỤC BẢNG MỤC LỤC BẢNG v LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay trước sự bùng bổ của Internet, các loại hình dịch vụ trên Internet đang ngày càng phát triển phong phú và rất đa dạng, từ các lĩnh vực kinh doanh, đời sống-xã hội, đến các lĩnh vực học tập, vui chơi giải trí….Đặc biệt năm 2020 là năm đại họa do ảnh hưởng của dịch virus Corona (COVID-19), gây ra nhiều diễn biến phức tạp, gây xáo trộn tới đời sống xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động kinh tế thì nhu cầu chuyển đổi số lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thậm chí việc chuyển đổi số, chuyển đổi phương thức hoạt động được xem như là một trong những giải pháp để không chỉ thích ứng với tình hình khó khăn của đại dịch, mà còn là hướng phát triển mới, phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Do đó để đáp ứng tối ưu hóa các nhu cầu trên thì việc đầu tư mở rộng cho cơ sở hạ tầng mạng là rất cần thiết. Bên cạnh những lợi ích khi phát triển hạ tầng mạng viễn thông mang lại như: băng thông cao hơn, các yêu cầu về dữ liệu, thông tin được xử lý nhanh chóng và trơn tru hơn, đảm bảo khả năng dự phòng, tính sẵn sàng của một hệ thống mạng. Tuy nhiên nó lại gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát một hệ thống mạng. Đối với một hệ thống mạng lớn cần một lượng lớn nhân viên túc trực hệ thống 24/7 để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra một cách tốt nhất. Việc giám sát mạng cho phép người quản trị có thể kịp thời ngăn chặn, khắc phục những sự cố đang diễn ra trong hệ thống, cập nhật liên tục mức sử dụng tài nguyên của các thiết bị trong mạng từ đó có thể phân tích, đánh giá, dự báo và đưa ra biện pháp khắc phục… Để việc giám sát và quản lý hệ thống mạng diễn ra một cách tự động hóa và hiệu quả nhất, Zabbix là một công cụ vô cùng hữu ích giúp chúng ta thực hiện những công việc đó. Đây một giải pháp giám sát và quản lý dịch vụ hệ thống mạng phân tán mã nguồn mở nổi tiếng, có nhiều tính năng độc đáo và khả năng tùy biến cao, có thể đáp ứng cho các hệ thống mạng tầm trung và lớn của các doanh nghiệp hiện tại với mức đầu tư chi phí vừa phải. Vì lý do đó, Em đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX”. Với mục tiêu tìm hiểu và nghiên cứu, em mong muốn mọi người có một cái nhìn tổng quan về một hệ thống giám sát mạng hoàn chỉnh. Và hơn thế, việc tìm hiểu đề tài còn bổ sung và nâng cao kiến thức cho em, làm hành trang sau khi ra trường, có thể phục vụ, đáp ứng cho các doanh nghiệp. SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Để hiểu rõ hơn về đề tài và cách xây dựng một hệ thống giám sát mạng trên nền tảng mã nguồn mở Zabbix cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, báo cáo thực tập sẽ trình bày bao gồm 5 chương: Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần giải pháp ATHL. Chương II: Tổng quan về hệ thống giám sát mạng Zabbix. Chương III: Xây dựng hệ thống mạng với Zabbix. Chương IV: Cài đặt và cấu hình các thông số của Zabbix. Chương V: Triển khai giám sát hệ thống mạng với Zabbix. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, Em đã cố gắng hết mình để tìm hiểu và hoàn thiện bài báo cáo này. Tuy nhiên do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đơn vị thực tập và thầy cô góp ý, chỉ bảo để em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Học viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại TP. HCM, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Viễn thông II đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Duy Khánh đã tận tình giúp đỡ cũng như hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty, cùng các anh chị đang làm việc tại Công ty cổ phần giải pháp ATHL đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Tp. Thủ Đức, ngày tháng 8 năm 2021 Sinh viên thực tập PHẠM QUẢNG NINH SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL Tên gọi công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL. Tên viết tắt: ATHL Logo: Địa chỉ: số 95, đường Ngô Quyền, phường Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM. Số điện thoại: 02871079000 1.1 Giới thiệu chương. Chương I trình bày:  Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Giải Pháp ATHL.  Đội ngũ lãnh đạo, lĩnh vực hoạt động, sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của công ty. 1.2 Tổng quan về công ty. Công Ty Cổ Phần Giải Pháp ATHL – tên giao dịch quốc tế: ATHL Solutions JSC. Thành lập và phát triển từ tháng 06 năm 2008, ATHL là một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Với đội ngũ chuyên gia công nghệ giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo, đứng đầu ngành như Giám đốc Trần Anh Tuấn. ATHL tự tin đủ năng lực cung cấp các giải pháp tối ưu cho hoạt động của doanh nghiệp. Các lĩnh vực hoạt động  Cung cấp giải pháp toàn diện trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.  Cung cấp các giải pháp tự động hóa, năng lượng.  Cung cấp các giải pháp thương mại điện tử.  Tư vấn và triển khai hệ thống tích hợp. SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL  Tư vấn và triển khai các hệ thống viễn thông. SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ATHL Đối tác của ATHL là các công ty, tập đoàn uy tín trên thế giới như Unify (Siemens), IBM, Cisco, Juniper, Microsoft, HP, AMP, Krone, AudioCodes, Patton, Avaya… 1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược. 1.3.1 Sứ mệnh. Công ty ATHL chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngừng nghỉ nghiên cứu, khám phá và cách tân, nhằm mang đến cho các doanh nghiệp những trải nghiệm khác biệt và tuyệt vời nhất. Luôn luôn sáng tạo các giải pháp và sản phẩm với thương hiệu Việt Nam nhằm góp phần phát triển nền công nghệ Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ Việt Nam. 1.3.2 Tầm nhìn. ATHL mong muốn phát triển thành tập đoàn lớn mạnh nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ tối ưu cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hoá và năng lượng. Xây dựng ATHL trở thành thương hiệu công nghệ tại Việt Nam và ngang tầm với các công ty lớn trên thế giới. SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX. 2.1 Giới thiệu chương. Chương II trình bày: Giới thiệu về hệ thống giám sát mạng; Giới thiệu về Zabbix; Các tính năng, kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix; Các lí do để chọn hệ thống giám sát mạng Zabbix; So sánh giữa hệ thống giám sát mạng Zabbix với các hệ thống khác. 2.2 Tổng quan về hệ thống giám sát mạng. 2.2.1 Khái niệm. Giám sát mạng (Network Montoring) là việc sử dụng một hệ thống để liên tục theo dõi một mạng máy tính, từ đó xem xét, đánh giá và phân tích các thành phần trong hệ thống mạng đó có bị giảm hiệu suất hoạt động hay không, hoặc có xảy ra sự cố nào không và có thể thông báo cho quản trị viên mạng (qua email, tin nhắn SMS hoặc các báo động khác) trong trường hợp mạng không hoạt động hoặc có các rắc rối khác. Giám sát mạng là một phần của quản lý mạng [1]. Hệ thống giám sát mạng bao gồm các công cụ phần mềm và phần cứng có thể theo dõi thời gian thực trên các khía cạnh khác nhau của một hệ thống mạng, chẳng hạn như lưu lượng, mức sử dụng băng thông và thời gian hoạt động… Thông thường một hệ thống mạng tối thiểu cần có máy chủ (Server), đường truyền, các thiết bị kết nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge...), máy tính người dùng (Client), card mạng (Network Interface Card – NIC) để kết nối các máy tính lại với nhau. Do hệ thống mạng có rất nhiều các thiết bị kết nối nên công tác giám sát càng đóng vai trò quan trọng để có thể duy trì hệ thống mạng hoạt động một cách ổn định, trơn tru và hiệu quả [2]. Các hệ thống này thực hiện việc thu thập thông tin của các thiết bị mạng, các kết nối, các ứng dụng và dịch vụ bên trong hệ thống mạng để phân tích và đưa ra các thông tin hỗ trợ người quản trị mạng có cái nhìn tổng quan, chi tiết về môi trường mạng. Ngoài ra nó còn có thể phát hiện các thiết bị và các phần tử khác tham gia vào hệ thống mạng đó, cũng như cung cấp các bản cập nhật trạng thái. Quản trị viên mạng dựa vào hệ thống giám sát mạng để giúp họ nhanh chóng phát hiện các lỗi thiết bị hoặc lỗi kết nối hoặc các vấn đề khác như tắc nghẽn lưu lượng, phát hiện và cảnh có thiết bị lạ xâm nhập vào hệ thống hoặc đang sử dụng trái phép các nguồn tài nguyên trong hệ thống. Các hệ thống này có thể được cấu hình, thiết lập các cảnh báo cho quản trị viên về các vấn đề của hệ thống mạng qua Email hoặc SMS và gửi báo cáo qua phân tích mạng. SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 7 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX. 2.2.2 Tại sao phải cần hệ thống giám sát mạng? Trước khi hệ thống giám sát mạng ra đời, mọi thông tin về trạng thái hoạt động, các lỗi sự cố của hệ thống, hiệu suất hoạt động… đều do một bộ phận quản trị viên đảm nhận. Cần một số lượng quản trị viên tương đối để giám sát hệ thống mạng đó, đảm bảo rằng hệ thống được hoạt động một cách tốt nhất có thể, đồng thời khi có sự cố diễn ra, các quản trị viên phải chuẩn đoán thủ công xem nơi nào xảy ra lỗi để khắc phục sự cố. Mỗi quản trị viên sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể trong việc giám sát hệ thống mạng, từ đó dẫn đến sự lãng phí nguồn nhân lực, lại không mang lại hiệu quả cao. Hình 2.1: Minh họa bộ phần quản trị viên đang giám sát hệ thống giám sát mạng. Những lợi ích của việc xây dựng một hệ thống giám sát mạng:  Chủ động trước khi có sự cố xảy ra: Mất mạng là một trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất của bất kỳ nhà quản trị viên nào. Các giải pháp giám sát mạng có thể giúp các công ty ngăn chặn sự cố ngừng hoạt động trước khi nó xảy ra. Một hệ thống giám mạng sát sẽ “quét” để dò tìm bất kỳ hành vi đáng ngờ nào cho thấy sắp xảy ra sự cố hoặc ngừng hoạt động hoặc nếu một thiết bị hoặc một phần của hệ thống mạng có hiệu suất chậm, hệ thống giám sát mạng sẽ phát hiện ra sự cố và phát cảnh báo cho quản trị viên.  Khắc phụ sự cố “thắt cổ chai” trong hệ thống làm giảm hiệu suất hoạt động: Khi có một lượng lớn truy cập tại một thời điểm đến 1 đối tượng hay một SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 8 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX. bộ phận trên hệ thống mạng, hay khi loại dịch vụ đó có nhiều người sử dụng hằng ngày chẳng hạn như việc cùng một lúc có quá nhiều lượt truy cập lưu lượng đến Server làm cho server xử lý dữ liệu không kịp sẽ dẫn đến tình trạng quá tải gây ra hiện tượng “thắt nút cổ chai”. Từ đó quản trị viên có thể kịp thời đưa ra các biện pháp để cân bằng tải, hoặc đầu tư thêm thiết bị để phục vụ đáp ứng nhu cầu.  Phát hiện các mối đe dọa bảo mật trên hệ thống mạng: Một hệ thống giám sát mạng không chỉ hữu ích để theo dõi hiệu suất hoạt động của hệ thống mạng; chúng cũng giúp các doanh nghiệp đối phó với các mối đe dọa bảo mật xâm nhập vào hệ thống mạng. Với một hệ thống giám sát mạng, quản trị viên sẽ được cảnh báo về các sự kiện cho thấy có thiết bị lạ hay phần mềm độc hại (virus) đang hiện diện trên hệ thống (chuyển dữ liệu bất thường, hệ thống bị lỗi, treo hệ thống, các tài nguyên mạng đột nhiên bị sử dụng cao vượt mức cho phép v.v.). Đặc biệt một số hệ thống mạng còn có khả năng tự động phát hiện, cảnh báo và loại bỏ các hiện tượng- dấu hiệu bất thường, giúp quản trị viên dễ dàng tìm kiếm các tác nhân có hại trên mạng và thực hiện các bước để loại bỏ chúng.  Giám sát hệ thống theo thời gian thực 24/7: Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định với hiệu năng tốt nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dịch vụ thì phải cần có một đội ngũ quản trị viên lớn, họ thay ca liên tục để túc trực hệ thống 24/7. Tuy nhiên việc này gây ra nhiều bất lợi như: tốn nhiều nhân sự, người trực ca trước phải báo cáo, phổ biến hướng dẫn lại cho người trực ca sau, mất thời gian thay ca, gây bất tiện trong khâu quản lý giám sát. Đối với hệ thống giám sát có thể hoạt động liên tục mà không cảm thấy “mệt mỏi” đảm bảo không bỏ sót sự cố nào.  Cung cấp dữ liệu về lịch sử hoạt động và các thay đổi: Một phần cũng khá quan trọng là hệ thống giám sát mạng có thể cung cấp dữ liệu về lịch sử hoạt động của hệ thống từ đó làm nền tảng để so sánh hiệu suất hoạt động của hệ thống so với các thời điểm trước từ đó đưa ra mức cảnh báo. Các thay đổi như thay đổi cấu hình, thêm hoặc bỏ thiết bị…do người quản trị viên hoặc người dùng đều được ghi lại. Ngoài ra nó còn cho phép quản trị viên có thể khắc phục được các sự cố đã xảy ra trong quá khứ, chẳng hạn như có một phàn nàn về sự cố trong hệ thống vào giờ, ngày, tháng nào đó đã xảy ra trước đó, quản trị viên chỉ cần xem lại lịch sử hoạt động để tìm nguyên nhân và đưa ra phương hướng khắc phục. SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 9 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.  Tiết kiệm chi phí: giảm chi phí thuê nhiều nhân sự, giảm chi phí vận hành hệ thống, tổng chi phí đầu tư cho một hệ thống giám sát mạng ban đầu tương đối không tốn quá nhiều chi phí. 2.3 Tổng quan về Zabbix. 2.3.1 Khái niệm. Zabbix là một công cụ giám sát mạng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí thực hiện giám sát tập trung về tính khả dụng và hiệu suất của hệ thống mạng và các thiết bị mạng. Zabbix giám sát nhiều thông số để theo dõi tình trạng và tính toàn vẹn của các thiết bị trong hệ thống mạng như máy chủ, router, switch, ứng dụng, dịch vụ, cơ sở dữ liệu, trang web, đám mây và nhiều hơn thế nữa [3]. Zabbix sử dụng cơ chế thông báo linh hoạt cho phép quản trị viên cấu hình cảnh báo qua E-mail hay SMS cho hầu như mọi sự kiện. Nếu lỗi xảy ra, hệ thống sẽ phát cảnh báo thông báo cho quản trị viên, điều này cho phép phản ứng nhanh với các sự cố máy chủ [3]. Tất cả các báo cáo và thống kê của Zabbix, cũng như các thông số cấu hình, đều được truy cập thông qua giao diện Web. Zabbix cung cấp một giao diện Web khoa học và thân thiện những cũng không kém phần chuyên nghiệp đảm bảo rằng quản trị viên có thể dễ dàng cài đặt, cấu hình, kiểm tra trạng thái tại bất cứ vị trí nào trong hệ thống mạng. Zabbix có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát theo dõi cơ sở hạ tầng CNTT. Phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra nó còn có thể phục vụ cho các doanh nghiệp có quy mô lớn với một hệ thống mạng phức tạp. Zabbix được viết và phân phối theo Giấy phép Công cộng GPL (General Public License) phiên bản 2. Điều đó có nghĩa là mã nguồn của nó được phân phối miễn phí và có sẵn cho cộng đồng [3]. 2.3.2 Lịch sử ra đời. Zabbix được ra đời vào năm 1998. Ban đầu đây chỉ là dự án phần mềm nội bộ do Alexei Vladishev viết cho công ty của mình. Khi đó, ông đang là nhân viên quản trị hệ thống trong một ngân hàng. Ông chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu. Để tự động hóa SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 10 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX. công việc thường ngày, ông Vladishev đã tạo ra một nguyên mẫu đầu tiên của Zabbix. Ông sớm nhận ra tiềm năng của giải pháp và bắt đầu phát triển nó như một phần mềm mã nguồn mở có thể chia sẻ nó với cộng đồng [5]. Vào năm 2001, phát hành phiên bản thử nghiệm Zabbix v1.0 alpha 1 được cấp theo Giấy phép Công cộng (GPL) phiên bản 2. Ba năm sau, phiên bản ổn định đầu tiên, Zabbix v1.0, được phát hành vào năm 2004. Hiện tại Zabbix đang được phát triển và hỗ trợ bởi tổ chức Zabbix SIA. Trãi qua quá trình nhiều năm phát triển, phiên bản Zabbix mới nhất hiện tại vào 7/2021 là Zabbix 5.0 LTS Release được hỗ trợ dài hạn, và phiên bản cập nhật mới nhất là Zabbix 5.4 Release [4]. 2.4 Các tính năng, kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabix. 2.4.1 Các tính năng của Zabbix.  Thu thập số liệu:  Hỗ trợ các phương pháp và giao thức thu thập số liệu khác nhau như: SNMP, IPMI, hỗ trợ giao thức IPv4 và trên IPv6.  Thu thập dữ liệu linh hoạt; Số liệu được tính toán và tổng hợp; Xử lý trước dữ liệu đã thu thập.  Hỗ trợ giám sát theo thời gian thực.  Tự động phát hiện các thiết bị mạng.  Tạo biểu mẫu theo dõi tất cả các chỉ số ngay lập tức bằng cách sử dụng các mẫu có sẵn.  Phát hiện sự cố:  Xác định vấn đề linh hoạt: Tạo biểu thức logic phân tích các số liệu thống kê liên quan đến các thiết bị cần giám sát; Xác định độ trễ trong mạng.  Giám sát mạng chủ động: Dự đoán thời gian mạng ngừng hoạt động; Dự đoán xu hướng sử dụng băng thông; Phát hiện sự bất thường khi dùng tài nguyên mạng…  Xác định mức độ nghiêm trọng của hệ thống khi xảy ra sự cố, giúp quản trị viên dễ dàng nhận ra và tập trung vào giải quyết các sự cố quan trọng.  Thông báo: SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 11 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX.  Thông báo linh hoạt: bằng nhiều phương thức như Email, SMS, tập lệnh tùy chỉnh.  Tùy chỉnh nội dung thư dựa trên người nhận và lịch sử báo cáo.  Liên kết API:  Tích hợp với phần mềm của bên thứ 3: Hệ thống quản lý cấu hình; Hệ thống kiểm kê, cơ sở dữ liệu...  Tự động hóa tác vụ: Sử dụng API để tự động hóa quản lý cấu hình; Truy xuất dữ liệu giám sát; Tạo báo cáo tùy chỉnh.  Khả năng giám sát phân tán:  Cho phép mở rộng không giới hạn quy mô: bằng cách giảm tải các Zabbix Server, sử dụng các Zabbix Proxy để kết nối đến một Zabbix server duy nhất.  Đảm bảo tính sẵn sàng và tính dự phòng cao: bằng cách sử dụng nhiều Zabbix Proxy để thu thập dữ liệu và cùng gửi về một Zabbix server để giám sát tập trung, khi có sự cố tại một node mạng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ hệ thống.  Bảo mật và xác thực: Mã hóa tất cả lưu lượng giám sát giữa Zabbix và các thiết bị mạng của bạn; Sử dụng xác thực LDAP và quyền người dùng linh hoạt 2.4.2 Kiến trúc của hệ thống giám sát mạng Zabbix. Kiến trúc của một hệ thống giám sát mạng Zabbix hoàn chỉnh bao gồm 5 thành phần chính như sau: Zabbix Server, Zabbix Proxy, Zabbix Agent, Zabbix Web Front-End và Database storage. a. Zabbix Server. Có thể nói đây là trung tâm “đầu não” của một hệ thống giám sát mạng Zabbix. Zabbix Server sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi các dịch vụ mạng từ xa, thu thập thông tin từ các Agent gửi về, xử lý và lưu trữ các dữ liệu đã thu thập được, phát cảnh báo sự cố… Zabbix Server còn được xem là kho lưu trữ trung tâm, SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 12 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG ZABBIX. do mọi thông số cấu hình, các dữ liệu thu thập, thống kê và mọi hoạt động đều sẽ được lưu trữ lại. b. Database storage. Là kho cơ sở dữ liệu lưu trữ của Zabbix Server. Mọi thông số cấu hình, các dữ liệu nói trên đều được lưu trữ tại đây. Có thể tương tác trực tiếp đến Database storage trên máy chủ hoặc qua giao diện Web. Thông thường được lắp đặt trên chính Zabbix Server hoặc được kết nối đến một hệ thống Database storage riêng biệt. c. Zabbix Proxy. Nói một cách đơn giản, nếu như ta xem Zabbix Server là một Giám đốc của một công ty, thì Zabbix Proxy chính là các Trưởng phòng ban của công ty đó. Zabbix Proxy có nhiệm vụ thay mặt Zabbix Server thu nhận dữ liệu giám sát từ một hoặc nhiều thiết bị từ xa hoặc từ các vùng có lớp mạng khác nhau. Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm cục bộ và sau đó được chuyển đến Zabbix Server mà Zabbix Proxy đã liên kết đến. Triển khai Zabbix Proxy là một giải pháp tùy chọn có thể có hoặc không, tuy nhiên Zabbix Proxy là một giải pháp lý tưởng cho việc giám sát tập trung của các địa điểm từ xa, chi nhánh công ty, các mạng lưới không có quản trị viên nội bộ. Zabbix Proxy cũng được sử dụng để phân phối tải của một Zabbix Server [6]. Trong trường hợp hệ thống mạng lớn với rất nhiều thiết bị cần được giám sát, một Zabbix Server là đều bất khả thi. Do đó phải cần đến các Zabbix Proxy để làm giảm quá trình thu thập thông tin, xử lý dữ liệu trên Zabbix Server, giúp cho Zabbix Server sử dụng ít tốn tài nguyên hơn như CPU, RAM…từ đó nâng cao hiệu suất, chất lượng giám sát. Lưu ý, khi kết nối đến các Zabbix Proxy nằm bên ngoài lớp mạng so với Zabbix Server thì cần kích hoạt cho phép mở port truy cập, giao thức truy cập TCP khi có tường lửa ngăn chặn. d. Zabbix Agent. Là chương trình được dùng để cài đặt lên các thiết bị cần giám sát. Từ đó hỗ trợ kết nối từ Zabbix Server đến các thiết bị này để lấy các thông tin cần thiết nhằm kiểm tra các tình trạng hệ thống hoặc theo nhu cầu quản trị viên [6]. Hiện tại Zabbix Agent được hỗ trợ trên nhiều nền tảng đa dạng như: Window, Linux, MacOS, AIX, FreeBSD, Solaris… SVTH: PHẠM QUẢNG NINH LỚP: D17CQVT02-N Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan