Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thư...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) từ cao ethanol lá cỏ thuốc hàn (struchium sparganophorum (l.) o. ktze)

.PDF
72
301
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA  ĐÀO THỊ THANH MỴ NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC MỠ DẠNG GEL CÓ TÁC DỤNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG VẾT THƯƠNG NGOÀI DA DO TỤ CẦU VÀNG (Staphylococcus aureus) TỪ CAO ETHANOL LÁ CỎ THUỐC HÀN (Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH HÓA HỌC – CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC CẦN THƠ, 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA  ĐÀO THỊ THANH MỴ NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC MỠ DẠNG GEL CÓ TÁC DỤNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG VẾT THƯƠNG NGOÀI DA DO TỤ CẦU VÀNG (Staphylococcus aureus) TỪ CAO ETHANOL LÁ CỎ THUỐC HÀN (Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH HÓA HỌC – CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THỊ DIỆP CHI CẦN THƠ, 2017 Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bộ Môn Hóa Học ------ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi 2. Đề tài: Nghiên cứu bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) từ cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn (Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze). 3. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Thanh Mỵ MSSV: B1304068 Lớp: Hóa Dược 2 (KH13Y2A2) – Khóa: 39 4. Nội dung nhận xét: a) Nhận xét về hình thức của LVTN: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................  Những vấn đề còn hạn chế: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. d) Kết luận, đề nghị và điểm: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017 Cán bộ hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bộ Môn Hóa Học ------ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1. Cán bộ phản biện: …………………………………………………………… 2. Đề tài: Nghiên cứu bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) từ cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn (Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze). 3. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Thanh Mỵ MSSV: B1304068 Lớp: Hóa Dược 2 (KH13Y2A2) – Khóa: 39 4. Nội dung nhận xét: a) Nhận xét về hình thức của LVTN: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................  Những vấn đề còn hạn chế: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. d) Kết luận, đề nghị và điểm: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017 Cán bộ phản biện LỜI CẢM ƠN -----Quá trình học tập và rèn luyện trên giảng đường Đại học Cần Thơ đã giúp tôi có được một nền tảng kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết, là hành trang quý báu cho quá trình làm việc và trau dồi kiến thức của tôi sau này. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đặc biệt gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ đã nuôi dạy, chăm sóc tôi khôn lớn và trưởng thành, là điểm tựa tinh thần vững chắc của tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Hóa học – Khoa Khoa Học Tự Nhiên đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt, không chỉ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, mà hơn hết đó là những bài học đạo đức, bài học làm người quý giá giúp tôi hoàn thiện bản thân. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi. Cảm ơn cô đã tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị Phòng thử nghiệm Vi sinh – Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình tiến hành các thử nghiệm sinh học tại trung tâm. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã luôn sát cánh và đồng hành cùng tôi, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn thiếu thốn trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường, cũng như trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT -----Bộ phận của dược liệu Cỏ thuốc hàn (Structrium sparganophorum (L.) O. Ktze) được sử dụng cho mục đích nghiên cứu là lá cây. Bằng các phương pháp hóa học cần thiết đã khảo sát được những đặc điểm cơ bản của dược liệu. Kết quả cho thấy độ ẩm, tro toàn phần, tỉ lệ tạp chất và hàm lượng tannin toàn phần lần lượt là 6,16%; 5,23%; 0,13%; 1,04%. Ngoài ra, mẫu dược liệu đạt yêu cầu về hàm lượng chì theo DĐVN IV (<10 ppm). Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bằng các phản ứng định tính cho thấy trong lá Cỏ thuốc hàn có chứa alkaloid, flavonoid, tannin, saponin, steroids, triterpenoid và carotenoid. Cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn được sử dụng để bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) bằng phương pháp hòa tan. Đề tài đã tiến hành thực hiện 10 nghiệm thức để khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ carbopol-triethanolaminenước lên màu sắc, thể trạng và pH của gel ở nhiệt độ phòng. Qua đó xác định công thức tối ưu nhất cho gel thành phẩm gồm 8 thành phần: cao đặc (1%), cồn 70o (5%), propylene glycol (25%), glycerin (20%), carbopol 940 (1%), Na EDTA (0,1%), triethanolamine (1,5%) và nước cất (vừa đủ 100%). Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của mẫu gel thành phẩm bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch với đường kính vùng ức chế là 20 mm, cao hơn so với đường kính vùng ức chế của kháng sinh amoxicillin là 12 mm. Các thí nghiệm kiểm tra độ đồng nhất và độ nhiễm khuẩn cũng được tiến hành với kết quả đạt yêu cầu theo DĐVN IV. Từ khóa: Gel, Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze, Staphylococcus aureus. ii ABSTRACT -----Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze belongs to the family of Asteraceae. Leaves of herb Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze are used for investigating in this experiment. By necessary chemical methods, the basic characteristics of pharmaceuticals were examined. Results showed that moisture, whole ash, the percentage of impurities and full tannin content 6,16%; 5,23%; 0,13%; 1,04%, respectively. In addition, the pharmaceutical sample satisfactory for lead content based on Vietnam’s Pharmacopoeia IV (<10 ppm). Preliminary survey chemical constituents results by qualitative reactions indicated that Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze ’s leaves contain alkaloid, flavonoid, tannin, saponin, steroids, triterpenoid and carotenoid. Ethanolic leaves extracts of Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze’s leaves is used to prepare gel which has ability in preventing wound infection caused by Staphylococcus aureus by dissolving methods. The thesis topic has carried out 10 treatments to examine the influence of the ratio of water-carbopoltriethanolamine to color, condition and the pH of the gel at room temperature. Thereby, the optimal formula for gel was determined with 8 ingredients: concentrated extracts (1%), alcohol 70o (5%), propylene glycol (25%), glycerin (20%), carbopol 940 (1% ), Na EDTA (0.1%), triethanolamine (1.5%) and purified water (just enough 100%). Test results of antibacterial activity of gel samples by agar-diffusion method with diameter of zone of inhibition 20 mm which is larger than diameter of zone of inhibition of amoxicillin antibiotic 12 mm. The experimental test of homogeneity and infectious limitation were also conducted with satisfactory results according Vietnam’s Pharmacopoeia IV. Key words: Gel, Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze, Staphylococcus aureus. iii CAM KẾT KẾT QUẢ ------ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Đào Thị Thanh Mỵ iv MỤC LỤC -----LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................... ii ABSTRACT........................................................................................................... iii CAM KẾT KẾT QUẢ ........................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... viii DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4 2.1 Tổng quan về da người [4][5] ....................................................................... 4 2.1.1 Thượng bì (epidemis) ............................................................................ 5 2.1.2 Trung bì (dermis) ................................................................................... 6 2.1.3 Hạ bì (hypodermis) ................................................................................ 7 2.1.4 Phần phụ của da ..................................................................................... 7 2.2 Tổng quát về vết thương ngoài da [6]........................................................... 8 2.2.1 Khái niệm............................................................................................... 8 2.2.2 Phân loại ................................................................................................ 9 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương ............................. 9 2.3 Nhiễm trùng vết thương do tụ cầu vàng ..................................................... 10 2.3.1 Nhiễm trùng vết thương [6] ................................................................. 10 2.3.3 Nhiễm trùng vết thương do tụ cầu vàng .............................................. 11 2.4 Tổng quan về thuốc mỡ .............................................................................. 13 2.4.1 Định nghĩa [10] .................................................................................... 13 v 2.4.2 Phân loại [11] ....................................................................................... 13 2.4.3 Tá dược thuốc mỡ [11] ........................................................................ 14 2.4.4 Yêu cầu chất lượng thuốc mỡ [11] ...................................................... 17 2.5 Tổng quan về cây Cỏ thuốc hàn ................................................................. 17 2.5.1 Phân loại khoa học [1] ......................................................................... 18 2.5.2 Đặc tính thực vật [1] ............................................................................ 18 2.5.3 Tác dụng dược lý, hoạt tính sinh học................................................... 19 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 22 3.1 Phương tiện nghiên cứu .............................................................................. 22 3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 22 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 22 3.1.3 Hóa chất ............................................................................................... 22 3.1.4 Thiết bị và dụng cụ .............................................................................. 22 3.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 23 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23 3.3.1 Khảo sát đặc điểm của dược liệu [17] ................................................. 23 3.3.2 Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu [18] .................... 27 3.3.3 Chiết cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn ....................................................... 30 3.3.4 Thử giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết ............................................. 31 3.3.5 Thử nghiệm hoạt tính kháng tụ cầu vàng của cao chiết ...................... 31 3.3.5 Bào chế gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) từ cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn .... 32 3.3.6 Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của gel thành phẩm ..................... 36 3.3.7 Kiểm nghiệm gel thành phẩm [10] ...................................................... 37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 39 4.1 Kết quả khảo sát đặc điểm của dược liệu ................................................... 39 4.1.1 Độ ẩm, tro toàn phần và tỷ lệ tạp chất ..................................................... 39 4.1.2 Kết quả bán định lượng chì.................................................................. 40 vi 4.1.3 Kết quả định lượng tannin toàn phần................................................... 41 4.2 Kết quả định tính các nhóm hợp chất hữu cơ có trong dược liệu ............... 41 4.2.1 Kết quả định tính alkaloid.................................................................... 42 4.2.2 Kết quả định tính flavonoid .............................................................. 42 4.2.3 Kết quả định tính tannin ................................................................... 43 4.2.4 Kết quả định tính saponin .................................................................... 44 4.2.5 Kết quả định tính các thành phần hóa học khác ............................ 45 4.3 Kết quả chiết cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn ................................................. 45 4.4 Kết quả kiểm hoạt tính kháng tụ cầu vàng của cao chiết ........................... 45 4.5 Kết quả kiểm giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết ..................................... 47 4.6 Kết quả bào chế gel ..................................................................................... 47 4.7 Kết quả thử hoạt tính kháng tụ cầu vàng của gel thành phẩm .................... 49 4.8 Kết quả kiểm nghiệm gel thành phẩm ........................................................ 51 4.8.1 Độ đồng nhất........................................................................................ 51 4.8.2 Giới hạn nhiễm vi sinh vật ................................................................... 51 4.8.3 Hàm lượng kim loại nặng .................................................................... 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 53 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 53 5.2 Kiến nghị..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55 PHỤ LỤC............................................................................................................. 57 vii DANH SÁCH BẢNG -----Bảng 2. 1 Bảng thông số chỉ khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết ethanol lá. 19 Bảng 3. 1 Các chỉ tiêu thử giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết........................... 31 Bảng 3. 2 Vai trò và hàm lượng dùng theo lý thuyết của các tá dược .................. 34 Bảng 3. 3 Hàm lượng các thành phần cố định trong công thức gel...................... 36 Bảng 3. 4 Các chỉ tiêu thử giới hạn nhiễm vi sinh vật của gel thành phẩm ......... 38 Bảng 3. 5 Các chỉ tiêu đo hàm lượng kim loại nặng có trong gel thành phẩm .... 38 Bảng 4. 1 Bảng kết quả khảo sát độ ẩm của dược liệu ......................................... 39 Bảng 4. 2 Bảng kết quả khảo sát tro toàn phần trong dược liệu ........................... 40 Bảng 4. 3 Bảng kết quả khảo sát tỷ lệ tạp chất có trong dược liệu ....................... 40 Bảng 4. 4 Kết quả định lượng tannin toàn phần có trong dược liệu ..................... 41 Bảng 4. 5 Bảng kết quả định tính sơ bộ các thành phần hóa học khác................. 45 Bảng 4. 6 Kết quả quá trình chiết cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn............................ 45 Bảng 4. 7 Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn của mẫu cao chiết ......................... 47 Bảng 4. 8 Bảng kết quả khảo sát 10 nghiệm thức bào chế gel ............................. 48 Bảng 4. 9 Công thức bào chế và đặc điểm của gel thành phẩm ........................... 49 Bảng 4. 10 Kết quả thử nghiệm vi sinh vật trong gel thành phẩm ....................... 51 Bảng 4. 11 Kết quả định lượng kim loại nặng trong gel thành phẩm................... 52 viii DANH SÁCH HÌNH -----Hình 2. 1 Cấu trúc da .............................................................................................. 4 Hình 2. 2 Hình thái Staphylococcus aureus.......................................................... 12 Hình 2. 3 Tụ cầu Staphylococcus aureus gram dương dưới kính hiển vi ............ 12 Hình 2. 4 Glycerin ................................................................................................ 15 Hình 2. 5 Propylene glycol ................................................................................... 15 Hình 2. 6 Triethanolamine .................................................................................... 15 Hình 2. 7 Công thức tổng quát của carbopol ........................................................ 16 Hình 2. 8 Các bộ phận của cây Cỏ thuốc hàn ....................................................... 18 Hình 2. 9 Công thức cấu tạo của 3,7-Dimethylquercetin ..................................... 20 Hình 2. 10 Công thức cấu tạo của berberin .......................................................... 21 Hình 2. 11 Một số hợp chất phenolic có trong lá Cỏ thuốc hàn ........................... 21 Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình bào chế gel .................................................................. 35 Hình 4. 1 Kết quả so màu bán định lượng chì ...................................................... 41 Hình 4. 2 Định tính alkaloid trong dược liệu theo thứ tự từ trái qua phải: mẫu trắng, phản ứng của mẫu trắng với thuốc thử Mayer, Bouchardat, Dragendorff. 42 Hình 4. 3 Màu giấy lọc theo thứ tự từ trái sang phải: khi hơ trên miệng lọ NH4OH và khi soi UV ........................................................................................................ 42 Hình 4. 4 Kết quả phản ứng theo thứ tự từ trái sang phải: mẫu trắng, dung dịch sau phản ứng Cyanidin ......................................................................................... 43 Hình 4. 5 Kết quả phản ứng theo thứ tự từ trái sang phải: mẫu trắng, dung dịch sau phản ứng với FeCl3 5% .................................................................................. 43 Hình 4. 6 Kết quả phản ứng theo thứ tự từ trái sang phải: mẫu trắng, phản ứng của mẫu trắng với FeCl3, Pb(CH3COO)2, Cu(CH3COO)2 ........................................... 44 Hình 4. 7 Kết quả phản ứng định tính saponin theo thứ tự từ trái sang phải: lắc với dung dịch HCl, lắc với dung dịch NaOH.............................................................. 44 Hình 4. 8 Mẫu cao đặc kháng tụ cầu vàng với đường kính vùng ức chế là 19 mm ............................................................................................................................... 46 ix Hình 4. 9 Mẫu dung dịch cao 100 mg/mL kháng tụ cầu vàng với đường kính vùng ức chế là 17 mm .................................................................................................... 46 Hình 4. 10 Các mẫu gel tương ứng của 10 nghiệm thức đã khảo sát ................... 48 Hình 4. 11 Mẫu gel kháng tụ cầu vàng với đường kính vùng ức chế là 20 mm .. 50 Hình 4. 12 Kháng sinh amoxicillin (100 mg/1mL) kháng tụ cầu vàng với đường kính vùng ức chế là 12 mm ................................................................................... 50 Hình 4. 13 Kết quả thử độ đồng nhất của mẫu gel thành phẩm theo DĐVN IV .. 51 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------ - DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV - EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid - D/N Nhũ tương kiểu dầu trong nước - N/D Nhũ tương kiểu nước trong dầu - TEA Triethanolamine - MC Methyl cellulose - CMC Carboxy methyl cellulose - HPMC Hydroxy propyl methyl cellulose - IC50 Nồng độ ức chế 50% (Inhibitory concentration 50%) - GC-MS Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas Chromatography-Mass Spectrometry) - MRSA Chủng Staphylococcus aureus kháng kháng sinh methicillin (Methicillin resistant Staphylococcus aureus) - UV Tia cực tím (Ultraviolet) - CFU Số đơn vị khuẩn lạc trong 1mL mẫu (Colony-forming units) - KPH Không phát hiện - KL Khuẩn lạc - TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam - PTN Phòng thí nghiệm - LOD Giới hạn phát hiện (Limit of Detection) - MIC Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration) xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Từ thời xa xưa, thông qua việc tìm kiếm nguồn thức ăn mới, con người đã phát hiện và biết sử dụng các vị thuốc có trong cây cỏ tự nhiên để chữa bệnh. Những hiểu biết về lợi ích cũng như về độc tính của các cây cỏ đã được truyền miệng, đúc kết và ghi chép lại, trở thành những bài thuốc dân gian quý giá qua bao thế hệ nối tiếp nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và với những nhu cầu cấp thiết trong lĩnh vực y học, các cây thuốc, bài thuốc dân gian ấy trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới như một nguồn dược liệu phong phú và tiềm năng. Xu hướng kết hợp Đông y với Tây y, theo phương châm vừa áp dụng kinh nghiệm chữa bệnh dân gian của cha ông vừa nghiên cứu tìm hiểu tính năng tác dụng của cây thuốc trong các bài thuốc trên cơ sở khoa học hiện đại đã và đang đem đến những thành tựu ứng dụng vượt bậc. Cây Cỏ thuốc hàn (còn có tên khác là Cỏ lá xoài, Nọc xoài, Cốc đồng hay Tam nhân đả) có tên khoa học là Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Theo kinh nghiệm dân gian, cây Cỏ thuốc hàn cho thấy tác dụng cầm máu, sát trùng, tiêu độc, tán ứ hiệu quả khi được giã nát và đắp lên vết thương hở. Ngoài ra, người ta nhận thấy cây Cỏ thuốc hàn khi đắp vào vết thương còn giúp cho vết thương mau lành hơn. Ở một số địa phương, nhân dân sử dụng cây Cỏ thuốc hàn để chữa chứng băng huyết.[1] Vết thương ngoài da thông thường là những vết thương nhỏ như trầy xước da, bỏng nhẹ, đứt tay, côn trùng cắn, xương cá hoặc dằm gỗ đâm...hoặc nguy hiểm hơn là các vết thương phần mềm làm tổn thương mạch máu, khoét sâu và lan rộng. Cơ thể có cơ chế tự liền vết thương và không cần can thiệp từ bên ngoài, đó là một quá trình phục hồi cơ bản trong bệnh lý ngoại khoa. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không xử lý vết thương ngoài da ban đầu tốt thì tỷ lệ nhiễm trùng từ vết thương này rất cao. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) có khoảng hơn 30 loại khác nhau, có thể tìm thấy trong mũi, hầu họng và trên da người. Tụ cầu có mặt khoảng 25-30% ở 1 những người khỏe mạnh. Trong đó, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng gây ra bởi Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Ở điều kiện bình thường, các vi khuẩn này không gây bệnh. Tuy nhiên, khi da bị trầy xước và tổn thương, vi khuẩn đột nhập qua hàng rào bảo vệ cơ thể, vượt qua cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể và dẫn tới nhiễm trùng. [2] Staphylococcus aureus (S. aureus ) sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương ngoài da có thể gây nên nhiều viêm nhiễm cho các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, viêm thận, viêm màng não… Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng vết thương do S. aureus. Một số nhóm người có nguy cơ cao hơn là trẻ sơ sinh, phụ nữ cho con bú, người già và và những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch và bệnh phổi [2]. Trong khi đó, phần lớn các dòng S. aureus được cho là đã kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Một vài dòng kháng với tất cả các loại kháng sinh ngoại trừ vancomycin, và những dòng này ngày càng tăng. Những dòng MRSA (Methicilin resistant Staphylococcus aureus) rất phổ biến và đa số các dòng này cũng kháng với nhiều kháng sinh khác. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy plasmid kháng vancomycin ở Enterococcus faecalis có thể chuyển sang S. aureus và cho rằng việc chuyển này có thể xảy ra ngoài tự nhiên. Ngoài ra, S. aureus còn kháng với chất khử trùng và chất tẩy uế.[3] Do đó, nhằm tìm kiếm thêm một loại dược liệu mới có khả năng thay thế kháng sinh, cho tác dụng tương đương nhưng không bị kháng bởi dòng vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên các trường hợp nhiễm trùng vết thương, đề tài: “Nghiên cứu bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) từ cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn (Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, đề tài hướng tới ba mục tiêu nghiên cứu như sau: - Khảo sát những đặc điểm cơ bản của dược liệu Cỏ thuốc hàn (lá) và nghiên cứu sơ bộ các thành phần hóa học có trong chúng. 2 - Bào chế thuốc mỡ dạng gel có tác dụng phòng chống nhiễm trùng vết thương ngoài da do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) từ cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn. - Thử nghiệm hoạt tính kháng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) của cao ethanol lá Cỏ thuốc hàn và của gel thành phẩm. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về da người [4][5] Da là một cơ quan với nhiều chức năng quan trọng, có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác bên trong cơ thể và có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người. Da ngăn cách giữa nội môi và ngoại môi, giữ cho nội môi luôn hằng định trong khi ngoại môi luôn biến đổi hằng ngày. Da bảo vệ cơ thể khỏi các thương tổn từ bên ngoài, tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt, bài tiết một số chất cặn bã, đồng thời chuyển hóa cân bằng nước, điện giải và có vai trò trong hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, da còn có chức năng cảm giác và thẩm mỹ đặc biệt quan trọng. Tổ chức da khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: thượng bì (biểu bì), trung bì (bì), hạ bì (dưới bì) và các phần phụ của da. Hình 2. 1 Cấu trúc da 4 2.1.1 Thượng bì (epidemis) Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì. Những chỗ lồi lên của trung bì giữa các nhú thượng bì gọi là nhú trung bì. Thượng bì gồm 5 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng. 2.1.1.1 Lớp đáy (stratum basal) Ở lớp đáy có hai loại tế bào cùng nằm trên màng đáy là tế bào đáy (tế bào sinh sản) và tế bào sắc tố. Tế bào đáy có hình trụ, nằm vuông góc với đường phân cách giữa thượng bì và chân bì (màng đáy). Chúng có bào tương bắt màu kiềm nhẹ, nhân hình bầu dục hay dài chứa nhiều chất nhiễm sắc. Các tế bào này nằm sát nhau và dính với nhau bằng các cầu nối bào tương. Trong một số tế bào thường thấy hình nhân chia. Tế bào hắc sắc tố (các tế bào sáng hay các tế bào đuôi gai), có nguồn gốc thần kinh, chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin. Khi nhuộm muối bạc thấy tế bào có nhiều nhánh bào tương dài, trong bào tương có những hạt sắc tố đen. Khi nhuộm hematoxylin-eosin chúng là những tế bào sáng, nhân bắt màu sẫm, bào tương bắt màu kiềm nhẹ. Màng đáy không bắt màu thuốc nhuộm thông thường. Khi sử dụng thuốc nhuộm acid schiff, màng đáy bắt màu đỏ (là một vạch mỏng, đậm đặc, thuần nhất, vì nó chứa một lượng khá lớn polysaccharide). Nó là một hàng rào để khuếch tán các hạt nhỏ như thuốc nhuộm lan vào chân bì. 2.1.1.2 Lớp gai (stratum spinosum) Các tế bào lớp gai có hình đa diện, nằm trên lớp đáy, có từ 5-10 hàng tế bào. Các tế bào nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn ở lớp đáy. Dưới kính hiển vi điện tử các tế bào này không nối hẳn với nhau mà chỉ tiếp xúc bằng các thể nối (desmosome) chứa những hạt đậm đặc mà bản chất là phospholipid. Khi tách các tế bào gai rời nhau ra thì thấy trên bề mặt có những nhú bào tương giống như những cái gai. Trong bào tương có nhiều tơ trương lực 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan