Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014...

Tài liệu Nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014

.PDF
108
284
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THU HUYỀN NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THU HUYỀN NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính Hà nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Thu Huyền MỤC LỤC Lời cam đoan Trang Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ................................................................ 6 1.1. Lịch sử phát triển của nghĩa vụ cấp dƣỡng ................................................ 6 1.1.1. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam trƣớc năm 1959............ 6 1.1.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1959 đến năm 1986 ................................................................................................................. 13 1.1.3. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 ................................................................................................................. 17 1.1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 2000 đến nay . 20 1.2. Lý luận chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng ..................................................... 22 1.2.1. Khái niệm nghĩa vụ cấp dƣỡng ............................................................. 22 1.2.2. Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dƣỡng ........................................................ 23 1.2.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cấp dƣỡng........................................................... 27 1.3. Phân biệt nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng ........................... 29 1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật một số nƣớc trên thế giới ...................... 33 1.4.1. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Anh .............................. 33 1.4.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc .................... 37 CHƢƠNG 2: NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014............................................................................................. 40 2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng.................................................. 40 2.2. Mức cấp dƣỡng ........................................................................................ 46 2.3. Phƣơng thức thực hiện cấp dƣỡng ........................................................... 49 2.4. Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong các trƣờng hợp cụ thể ......... 54 2.4.1. Các trƣờng hợp cấp dƣỡng đặc biệt ...................................................... 54 2.4.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình ...................... 59 2.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dƣỡng ................................................................. 75 2.6. Ngƣời có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng.......................... 80 2.7. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng .................................................. 82 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC THI NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNHVỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG CÙNG NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ .... 85 3.1. Thực tiễn thực thi nghĩa vụ cấp dƣỡng theo quy định của luật năm 2014 ..... 85 3.2. Một số vƣớng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dƣỡng ......................................................................................... 87 3.3. Những khuyến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụcấp dƣỡng .................................................................................................... 94 KẾT LUẬN ................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 101 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xƣa tới nay, gia đình luôn luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của một đất nƣớc.Bác Hồ đã dạy “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [15, tr. 251].Tuy nhiên, hiện nay, song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa thúc đẩy xã hội hóa và hiện đại hóa lối sống, đạo đức của các thành viên trong xã hội thì luôn luôn tồn tại những ảnh hƣởng tiêu cực đến lối sống, đạo đức của rất nhiều gia đình, điều đó dẫn đến việc các vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình ngày càng phổ biến. Trong một số gia đình đã bắt đầu có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, thể hiện qua lối sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau. Trong khi đó gia đình là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con ngƣời, là tập hợp đặc biệt của một số thành viên nhỏ trong xã hội đƣợc gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dƣỡng. Với tƣ cách là thành viên trong gia đình, trong mối quan hệ của họ với nhau thì điều gắn bó trƣớc hết là tình cảm. Bình thƣờng khi những ngƣời này sống chung thì họ có nghĩa vụ, bổn phận nuôi dƣỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chăm lo cuộc sống gia đình nhƣng vì một số lý do nhất định họ không cùng sống chung nên họ không thể chăm sóc, nuôi dƣỡng, chia sẻ. Khi đó ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng. Nhƣ vậy, việc nuôi dƣỡng đƣợc thực hiện dƣới một phƣơng thức khác đó là nghĩa vụ cấp dƣỡng. Cấp dƣỡng là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nƣớc ta và vấn đề này ngày càng nhận đƣợc sự chú ý của 1 cộng đồng. Việc cấp dƣỡng nhằm đảm bảo cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng đƣợc hƣởng sự quan tâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng có đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Nó còn thể hiện sự thƣơng yêu, đoàn kết của mọi ngƣời quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định xã hội. Để củng cố sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, chế định cấp dƣỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, từ sự vô trách nhiệm của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng hoặc có thể do các quy định của pháp luật về chế định này chƣa đầy đủ cho nên các vi phạm về nghĩa vụ cấp dƣỡng còn xẩy ra rất nhiều. Trong khi đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời với nhiều điểm mới về nghĩa vụ cấp dƣỡng mới chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề này và thực tiễn thực thi là điều rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích nghiên cứu sâu cả lý luận và thực tiễn thực thi đồng thời có sự so sánh với pháp luật nƣớc ngoài về vấn đề này để có thể đƣa ra những giải pháp thích hợp cho những quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng, học viên chọn đề tài “Nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuđề tài Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mới chỉ đi vào thực tiễn đời sống một thời gian ngắn. Mặc dù, các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc kế thừa từ những văn bản trƣớc đây nhƣng những quy định mới thậm chí là cả các quy định cũ vẫn chƣa thực sự đƣợc hoàn thiện. Việc hoàn thiện pháp luật về Hôn nhân và gia đình nói chung và nghĩa vụ cấp dƣỡng nói riêng là vấn đề lâu dài, đòi hỏi sự nghiên cứu sâu và rộng hơn. Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn, mục đích của đề tài là làm sáng tỏ vấn đề chung về nghĩa vụ cấp 2 dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời, hiểu thêm một phần nào đó hệ thống pháp luật của một số nƣớc khác về vấn đề này. Qua đó, chỉ ra những tồn tại, vƣớng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dƣỡng để từ đó đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Giúp cho ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng tránh đƣợc các trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dƣỡng và có thể thực hiện tốt hơn nữa nghĩa vụ của chính mình đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ những ngƣời có nhiệm vụ thực thi pháp luật giải quyết vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả hơn. Xuất phát từ những mục đích nêu trên mà đề tài nghiên cứu có những nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu những vấn đề chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng làm sáng tỏ các trƣờng hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng, các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣ mức cấp dƣỡng, phƣơng thức cấp dƣỡng… tập trung vào những quy định tiến bộ của luật hiện hành so với những văn bản pháp luật trƣớc đó. Qua đó, khẳng định vai trò và ý nghĩa của nghĩa vụ này trong lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu các quy định của pháp luật một vài nƣớc trên thế giới để từ đó có cái nhìn khách quan hơn trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, đề tài còn phân tích một số hạn chế, vƣớng mắc còn tồn tại trong quá trình vận hành và áp dụng pháp luật về nghĩa vụ cấp dƣỡng, từ đó trình bày hƣớng hoàn thiện thông qua việc đƣa ra các khuyến nghị cụ thể. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Nghĩa vụ cấp dƣỡng. 3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề về nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời tìm hiểu sơ lƣợc những quy định trƣớc đây cũng nhƣ các quy định trong pháp luật của một số nƣớc về vấn đề này. Từ đó, tìm ra đƣợc sự kế thừa và phát triển các quy định về vấn đề nghĩa vụ cấp dƣỡng của pháp luật hiện hành. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc và Pháp luật, về hôn nhân và gia đình. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê. 5. Tổng quan tài liệu Từ lâu các vấn đề xung quanh nghĩa vụ cấp dƣỡng đã đƣợc các nhà khoa học, giảng viên, học viên luật quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Rất nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhƣ: “Chế định cấp dƣỡng trong luật hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học của Ngô Thị Hƣờng năm 2006”; “Cấp dƣỡng theo pháp luật Việt Nam, Tác giả Thu Anh, Nhà xuất bản Tƣ pháp năm 2006”; “Cấp dƣỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ của Lê Tuyết Nhung năm 2014;….. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có hiệu lực, thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Do đó, các quy định về nghĩa vụ nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng có những thay đổi đáng kể, xuất hiện nhiều điểm mới cần phải tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì vậy, để có thể tìm hiểu, nghiên cứu đề tài trên cần phải khai thác, kế thừa một số dạng tài liệu nhƣ: Những tài liệu, bài giảng, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đã có về nghĩa vụ cấp dƣỡng; Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong thời gian qua; 4 Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng của một số nƣớc trên thế giới. 6. Địa điểm nghiên cứu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tính mới và đóng góp của đề tài Hiện nay, ngoài các công trình cứu khoa học đề cập tới vấn đề nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật cũ về Hôn nhân và gia đình thì chƣa có công trình nghiên cứu tổng quan nào về vấn đề này. Có chăng chỉ dừng lại ở các bài viết mang tính chất phân tích các điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong đó có nghĩa vụ cấp dƣỡng. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: Chƣơng 1: Lý luận chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình Chƣơng 2:Nghĩa vụ cấp dƣỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Chƣơng 3: Thực tiễn thực thi nghĩa vụ cấp dƣỡng và những hạn chế trong áp dụng pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dƣỡng cùng những khuyến nghị cụ thể 5 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNGTHEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1.1. Lịch sử phát triển của nghĩa vụ cấp dƣỡng 1.1.1. Nghĩa vụcấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam trước năm 1959 Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng luật pháp, sức mạnh của nhà nƣớc thể hiện thông qua sức mạnh của pháp luật. Không có nhà nƣớc nào không ban hành pháp luật. Ngƣợc lại, luật pháp do nhà nƣớc đặt ra, luật pháp không đứng tách rời với nhà nƣớc. Khi nói về luật pháp là nói về luật pháp của thể chế nhà nƣớc nhất định nào đó. Do đó, trong mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử, pháp luật đều luôn có sự thay đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Từ thời nhà Lý và nhà Trần, nền luật pháp đã phát triển hơn nhiều so với các triều đại trƣớc đó, phải kể đến các bộ luật nhƣ: Hình - Thƣ (năm Nhâm Ngọ - 1042), Quốc triều thông chế (năm Canh Dần - 1230) và Hình Luật thƣ (năm Tân Tỵ - 1341). Tuy nhiên, các đạo luật này đã bị thất lạc trong các cuộc chiến chống xâm lƣợc phƣơng Bắc. Tiêu biểu cho pháp luật thời phong kiến còn lại cho đến ngày nay là các đạo luật đƣợc ban hành dƣới triều Lê và triều Nguyễn. Trong đó, dƣới triều Lê, một số văn bản pháp luật còn đƣợc giữ lại là Quốc triều hình luật (ban hành vào khoảng cuối thế kỉ thứ 15 dƣới đời vua Lê Thánh Tông), Hồng Đức thiện chính thƣ (ghi chép lại nhiều điềulệ đƣợc ban hành dƣới triều vua Lê Thánh Tông cùng nhiều bản án thời kì đó), Thiên nam dƣ hạ tập (năm 1483).... và dƣới triều Nguyễn có Hoàng Việt luật lệ ban hành dƣới đời vua Gia Long (năm 1815). Trong các đạo luật kể trên, vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc tiếp cận nhƣng mới chỉ ở bƣớc sơ khai. Dƣới triều Lê, nho học đang ở giai đoạn thịnh vƣợng nhất, Nho giáo đƣợc đề cao nhƣ hệ tƣ tƣởng chính thống của Nhà nƣớc. Do đó, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ tƣởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Các quan hệ gia đình đƣợc Nho giáo coi trọng, các quy định của pháp luật về gia 6 đình liên quan mật thiết đến quyền lợi của quốc gia. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã khẳng định: “Vua tôi, cha con, vợ chồng là ba cƣơng lớn trong đạo luân lý của ngƣời, ngoài ra không có gì lớn hơn” [16, tr.190]. Trên nền tƣ tƣởng đó, trong sách Hồng Đức thiện chính thƣ đã ghi rõ: “Làm ngƣời phải coi trọng sự giáo dƣỡng, cha hiền con hiếu làm đầu. Làm cha mẹ ngƣời ta, phải cấp dƣỡng cho cơm áo, không nên vì đứa con một buổi sớm dỗi không ăn, mà cha mẹ giận đổ bỏ đi” hay “Làm ngƣời con thì phải kính nuôi cha mẹ, không đƣợc hiềm vì nỗi nghèo khó mà để đến nỗi bội nghĩa cha mẹ. Trái lệnh thì phải chiếu pháp luật mà luận tội, để cho đƣợc chọn thâm tình đối với hai thân” [7, Điều 161]. Con cái phải hết sức thành kính, vâng lời và phụng dƣỡng cha mẹ. Đó chính là đạo hiếu, là nhân tố đạo đức cốt lõi của nho giáo. Trong các sắc luật của nhà vua về đạo đức xã hội và gia đình thì sau chữ trung với vua đạo hiếu đứng ở hàng thứ hai. Chính vì vậy mà trong điều thứ hai của Quốc triều hình luật quy định về mƣời tội ác thì trong đó có tội bất hiếu. Một trong những hành vi của tội bất hiếu là nuôi nấng cha mẹ thiếu thốn hoặc không săn sóc, phụng dƣỡng cha mẹ. Chữ hiếu không bó hẹp trong phạm vi là nghĩa vụ của con đối với cha mẹ mà rộng hơn nữa đó là nghĩa vụ của con cháu đối với bề trên. Quốc triều hình luật đã quy định: "Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dƣỡng bề trên, mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì bị xử tội đồ làm khao đinh" [19, Điều 506]. Do chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của thuyết nhân trị nên trong Quốc triều hình luật quy định của pháp luật cũng chính là quy tắc đạo đức, đó là sự đan xen giữa đạo đức và pháp luật. Cha mẹ chăm sóc, nuôi dƣỡng con; con phụng dƣỡng cha mẹ là một nghĩa vụ về đạo đức. Vì vậy, khi nghĩa vụ đó không đƣợc thực hiện một cách tự giác thì pháp luật quy định biện pháp trừng phạt thích đáng. Dƣới triều Nguyễn, nhà Nguyễn rất coi trọng pháp luật. Tuy nhiên, có thể nói rằng đây là thời kì suy thoái của nền pháp lí nƣớc ta. Các nhà soạn 7 thảo pháp luật đã quá tôn sùng nhà Thanh mà sao chép lại hầu nhƣ toàn bộ luật nhà Thanh. Bộ Hoàng Việt luật lệ đƣợc soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của vua và triều đình cho nên nội dung chủ yếu là hình luật và hình phạt đƣợc quy định hết sức hà khắc. Ngay trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng đƣợc luật quy định dƣới các điều khoản về hình luật. Chẳng hạn nhƣ tại quyển 16 về hình luật, trong mục 15 có quy định: “con cháu vi phạm lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ hoặc phụng dƣỡng mà cố ý làm thiếu xót thì phạt 100 trƣợng”. Trong quyển 2 phần về Danh lệ, tại mục 17 quy định về trƣờng hợp ngƣời phạm tử tội nhƣng còn phải nuôi dƣỡng cha mẹ. Theo quy định này thì nếu một ngƣời phạm tử tội không đƣợc ân xá mà ông bà nội, cha mẹ già (trên 70 tuổi hay bị tàn tật) cần đƣợc săn sóc nhƣng trong gia đình không còn ai từ 16 tuổi trở lên thì pháp quan phải tâu lên vua. Nếu phạm tội đồ lƣu thì xử phạt 100 trƣợng, tội còn thừa thì nhận giá chuộc và cho ở nhà nuôi dƣỡng ông bà, cha mẹ [18, tr.133]. Nhƣ vậy, dù không có điều khoản riêng quy định về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng hoặc phụng dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình nhƣng trong Hoàng Việt luật lệ đã gián tiếp khẳng định nghĩa vụ đó. Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật nhà Lê và nhà Nguyễn đều quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng nhƣ nghĩa vụ đồng cƣ, nghĩa vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Trong đó, nghĩa vụ phù trợ thực chất chính là nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc về mặt vật chất giữa vợ và chồng. Mặc dù vợ chồng có nghĩa vụ phù trợ lẫn nhau nhƣng pháp luật thời kì này không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng khi li hôn. Bởi lẽ, khi li hôn, ngƣời vợ chuyển về nƣơng tựa gia đình cha mẹ đẻ của mình nên vấn đề ngƣời vợ có thể gặp khó khăn trong cuộc sống không cần phải đặt ra. Trong trƣờng hợp, ngƣời vợ không còn nơi nƣơng tựa nào thì ngƣời chồng không đƣợc bỏ vợ vì điều này thuộc một trong ba trƣờng hợp bất khứ là “hữu 8 sở thú, vô sở quy” (có chỗ nƣơng tựa lúc đi lấy chồng, bây giờ không có chỗ trở về). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp li hôn (mà không phải là trƣờng hợp rẫy vợ), quyền lợi của ngƣời vợ đƣợc bảo đảm hơn. Họ có thể sẽ đƣợc ngƣời chồng cấp dƣỡng nếu thắng kiện [14, tr.279]. Ngoài nghĩa vụ phù trợ, pháp luật thời kỳ này quy định vợ chồng có nghĩa vụ đồng cƣ. Khi ngƣời vợ sinh con, đứa con đƣợc sống chung với cha mẹ và đƣợc cha mẹ chăm sóc nuôi dƣỡng. Khi ly hôn, con cái thƣờng thuộc về chồng, nhƣng nếu muốn giữ con ngƣời vợ có quyền đòi chia một nửa số con. Trong trƣờng hợp các con đƣợc ở lại với cha, tất cả tài sản đƣợc coi là tài sản riêng của ngƣời mẹ đƣợc gộp vào tài sản của ngƣời chồng thành một khối do ngƣời cha nắm giữ và dùng để nuôi con. Trong trƣờng hợp hai vợ chồng chia nhau nuôi con thì thông thƣờng họ thƣờng chia nhau tài sản. Vì vậy, vấn đề cấp dƣỡng của cha, mẹ cho con khi ly hôn không cần phải đặt ra. Pháp luật thời kỳ này cũng không cho phép ngƣời con ngoài giá thú đƣợc quyền kiện tìm cha để hƣởng quyền cấp dƣỡng. Do đó, cấp dƣỡng của cha đối với con ngoài giá thú không đƣợc pháp luật quy định. Nhƣ vậy, Pháp luật thời phong kiến quan tâm đặc biệt đối với nghĩa vụ phụng dƣỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà. Pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ nuôi dƣỡng mà không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha mẹ đối với con. Bƣớc sang thời kỳ Pháp thuộc, nƣớc ta bị chia làm ba miền: miền Bắc, Miền Trung và miền Nam. Ở miền Bắc có Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931, ở miền Trung có Bộ dân luật Trung Kỳ 1936, ở miền Nam có Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883. Riêng Bộ Dân luật giản yếu chịu nhiều ảnh hƣởng của Bộ dân luật Pháp nên nhìn chung nội dung của nó khác hẳn với tinh thần luật pháp truyền thống của nƣớc ta. Vấn đề gia đình không đƣợc coi trọng, vấn đề cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình hầu nhƣ không đƣợc ghi nhận 9 trong bộ luật này cho nên quan hệ về gia đình nói chung và quan hệ về cấp dƣỡng nói riêng chủ yếu dựa vào các quy định của hai Bộ dân luật miền Bắc và miền Trung. Pháp luật thời kì này quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng và giữa các thành viên trong gia đình một cách rõ nét hơn so với pháp luật thời kì phong kiến. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng, cƣu mang con. Điều đó thể hiện trong quy định về nghĩa vụ vợ chồng tại Điều 91 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ: “Vợ chồng phải cùng nhau làm cho gia đình hưng thịnh và lo toan việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái”. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng đề cập đến việc cấp dƣỡng giữa con cháu với ông bà, cha mẹ tại Điều 207 Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ nhƣ sau: “Làm người con phải suốt đời hiếu thuận, cung kính với ông bà cha mẹ, phải cấp dưỡng cho cha mẹ ông bà”. Quy định này có lẽ đƣợc xuất phát từ thực tế nƣớc ta lúc bấy giờ. Đó là gia đình thƣờng đƣợc tồn tại với mô hình đại gia đình - gia đình, tức là gia đình gồm có nhiều thế hệ sống chung với nhau dƣới một mái nhà. Nghĩa vụ cấp dƣỡng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong trƣờng hợp này có thể hiểu là bao gồm cả nghĩa vụ phụng dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Dựa trên nghĩa vụ nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ đối với con mà pháp luật quy định trong trƣờng hợp cha hoặc mẹ không chung sống với con để thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải cấp dƣỡng cho con. Điều 182 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 180 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Khi toà án tuyên bốmột ngườiđàn ông làcha của đứa con ngoài giá thú thì đồng thời toà án phải tuyên bố người đó phải cấp dưỡng cho đứa con đến khi nó 18 tuổi. Nếu cha đón đứa con về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc như con chính thức thì không phải cấp dưỡng nữa”. Nhƣ vậy, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ cấp 10 dƣỡng của cha đối với con ngoài giá thú. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng quy định vấn đề nuôi con nuôi và khẳng định con nuôi có quyền đƣợc cha mẹ nuôi dƣỡng, chăm sóc nhƣ con đẻ. Vì vậy, cha mẹ nuôi phải có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con nuôi và đối đãi nhƣ con đẻ [8,21, Điều 193]. Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật thời kì này quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong trƣờng hợp hôn nhân còn tồn tại và cả trong trƣờng hợp vợ chồng li hôn. Theo quy định của pháp luật thời kỳ này thì trong thời kỳ hôn nhân ngƣời vợ cả có nghĩa vụ và có quyền sống chung với chồng và ngƣời chồng phải phù trợ, chi độ những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình còn ngƣời vợ lẽ không có quyền đƣợc ở chung với chồng. Do đó, ngƣời chồng có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho vợ lẽ bởi vì ngƣời vợ lẽ vẫn có quyền đƣợc ngƣời chồng phù trợ, cƣu mang. Mặc dù,về nguyên tắc vấn đề cấp dƣỡng không đƣợc đặt ra đối với ngƣời vợ cả nhƣng án lệ lại cho phép ngƣời vợ cả có quyền đƣợc yêu cầu ngƣời chồng cấp dƣỡng nếu dẫn chứng đƣợc rằng ngƣời chồng đã không cho sống chung hoặc đã làm tổn hại đến tƣ cách của mình tại nơi ở chung (nhƣ ngƣời chồng đã nuôi dƣỡng tại nhà một ngƣời tình nhân không có giá thú) làm cho ngƣời vợ cả không thể sống chung với ngƣời chồng đƣợc [13, tr.78]. Đồng thời, pháp luật thời kỳ này còn quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của ngƣời chồng đối với vợ trong thời gian đang giải quyết việc ly hôn. Điều 139 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 137 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Sau khi quan chánh ánđã thụlýđơn xin ly hônthì có thể truyền cho thi hành các phương pháp tạm thời như: định chỗ ở cho vợ chồng, việc trông nom con cái, việc quản trị tài sản và nếu cần thì định cả quyền cấp dưỡng”. Khi vợ chồng li hôn, ngƣời chồng có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho ngƣời vợ theo quy định tại Điều 144 Bộ dân luật Bắc kỳvà Điều 142 Bộ dân luật Trung kỳ. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp ngƣời vợ tái giá, vô hạnh hoặc ăn ở tƣ tình với ngƣời khác thì không đƣợc lĩnh tiền cấp dƣỡng [8, Điều 143] [21, Điều 154]. 11 Pháp luật thời kì này không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của vợ đối với chồng. Nhƣ vậy, đến thời kỳ này pháp luật đã đề cập tới thuật ngữ cấp dƣỡng khi quy định các nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng pháp luật thời kì này sử dụng các thuật ngữ cấp dƣỡng và nuôi dƣỡng đồng nhất với nhau, chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là sự ra đời của Hiến pháp nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Trên cơ sở đó là sự ra đời của những văn bản pháp lý đầu tiên về dân luật, hôn nhân và gia đình nhƣ Sắc lệnh số 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 và Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 05 năm 1950. Đây là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến bộ hơn trƣớc. Trong đó vấn đề về cấp dƣỡng đƣợc đề cập đến trong Sắc lệnh số 159/SL nhƣ sau: “Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình”[6, Điều 6].Nhƣ vậy, Sắc lệnh 159 chƣa có quy định cụ thể về cấp dƣỡng, chƣa có hình thức cấp dƣỡng mà chỉ đƣợc xem là cấp dƣỡng dƣới hình thức là “góp phí tổn để nuôi dạy con”. Có thể nói rằng, hai sắc lệnh số 159/SL và 97/SL đã hoàn thành tốt vai trò lịch sử của mình, góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Tuy nhiên, hai Sắc lệnh này quá đơn giản và còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội mà hai Sắc lệnh này chƣa điều chỉnh hết. Trƣớc tình hình đó, việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở 12 thành “mộtđòi hỏi cấp bách cho toàn thểxã hội -Đó là tất yếu kháchquan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta” [2]. 1.1.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1959 đến năm 1986 Tính đến năm 1959, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời và phát triển đƣợc 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nƣớc. Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa. Trải qua thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trƣờng kỳ, gian khổ đất nƣớc ta giành thắng lợi nhƣng tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Ở miền Bắc cuộc Cách mạng ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến bị xóa bỏ. Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhƣng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần đƣợc bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong Kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa Khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946. Đến ngày 31/12/1959 Quốc hội thông qua Hiến pháp 1959, Điều 24 Hiến pháp ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình. Đây chính là cơ sở pháp lý cho chế độ hôn nhân và gia đình và là tiền đề cho sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (đƣợc thông qua ngày 29/12/1959) là công cụ pháp lý quan trọng, có tác dụng một mặt góp phần thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới – xã hội chủ nghĩa, mặt khác góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 gồm6 Chƣơng chia thành 35 Điều, trong đó vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc đề cập tại các Điều 30, 31, 32, 33. Theo đó, nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ đƣợc đề cập giữa cha mẹ và con; giữa vợ và 13 chồng khi ly hôn. Chúng ta không tìm thấy quy định nào liên quan đến nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chƣa quy định một cách cụ thể mà nó đƣợc đồng nhất với nghĩa vụ nuôi dƣỡng của cha mẹ đối với con và nghĩa vụ phụng dƣỡng của con đối với cha mẹ giống nhƣ hiểu theo pháp luật thời phong kiến về cấp dƣỡng. Điều 17 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ” [23, Điều 17]. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 còn nhắc đến vấn đề đóng góp phí tổn nuôi con khi vợ chồng ly hôn tại Điều 32 nhƣ sau: Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái. Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con. Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái. Và theo Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì: Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng và giáo dục con cái sẽ do hai bên thoả thuận giải quyết. Trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được hoặc trong sự thoả thuận xét thấy có chỗ không hợp lý, thì Toà án nhân dân sẽ quyết định. Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cũng quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn rất cụ thể, là tiền đề cho các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ chồng sau này. Theo Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì: 14 Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kia phải cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận; trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được thì Toà án nhân dân sẽ quyết định. Khi người được cấp dưỡng lấy vợ, lấy chồng khác thì sẽ không được cấp dưỡng nữa. Mặc dù, vấn đề về hôn nhân và gia đình đã đƣợc điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhƣng do thời kỳ này đất nƣớc ta đang tạm thời bị chia cắt cho nên nếu nhƣ ở miền Bắc Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 15/01/1060 thì ở miền Nam cho đến ngày 25/3/1977 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 mới có hiệu lực thi hành. Trong thời gian đó, ở Miền Nam tồn tại các đạo luậtvề hôn nhân và gia đình làLuật giađìnhsố 1/59 ngày 2/1/1959, Sắc lệnh 15/64 ngày 23/7/1964vàBộ Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972. Trong đó, vấn đề cấp dƣỡng chỉ đƣợc đề cập đến trong Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972. Cụ thể nhƣ sau: Tòa án có thể buộc người phối ngẫu có lỗi trong việc ly hôn phải cấp dưỡng cho người kia tùy theo tư lực của mình. Tiền cấp dưỡng này có thể bất cứ lúc nào tăng giảm tùy theo nhu cầu và khả năng của hai bên. Tòa án cũng có thể ấn định một số bồi khoản mà người phối ngẫu có lỗi phải gánh chịu đối với người phối ngẫu kia để đền bù những sự thiệt hại vật chất và tinh thần do sự ly hôn gây nên. Hai người phối ngẫu có nghĩa vụ cấp dưỡng con chung tùy theo tư lực của họ [20, Điều 197]. Thậm chí, nếu hai ngƣời chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không có hôn ƣớc thì vấn đề cấp dƣỡng cũng đƣợc đặt ra trong giai đoạn đang tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định tại Điều thứ 201. Bộ Dân luật Việt nam cộng hoà năm 1972 cũng thừa nhận vấn đề con ngoài giá thú cũng đƣợc cấp dƣỡng nhƣ sau: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan