Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng thuyết trình Nghe_thuat_ung_xu_va_giao_tiep_noi_cong_so...

Tài liệu Nghe_thuat_ung_xu_va_giao_tiep_noi_cong_so

.PDF
45
177
105

Mô tả:

NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ “Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xão nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn. Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình. Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau: Khi bạn là người đố kỵ: - Hiểu rõ vị trí của bản thân: Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của mình hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh so đo những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn sách Bí mật đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi tôi thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi nhận thấy mình chưa đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô lý khi đố kỵ với người có khả năng”. - Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế nào để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm chút” cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của đồng nghiệp mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì. - Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi. Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ: - Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho các chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao với những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn tài giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe khoang sự may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn. - Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp như vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được thăng chức mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại bỏ những suy nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân của mình. Bạn cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực ở vị trí mới nhưng tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp thêm ganh ghét và cho rằng bạn thật giả tạo. - Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những lời nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu chứng tỏ một cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công hiện tại, thậm chí còn hơn thế nữa. “Nghệ thuật” báo tin xấu cho sếp Hãy kể lại chân thực toàn bộ câu chuyện, bằng một thái độ khách quan, và đừng quên đưa ra giải pháp. Ảnh minh họa. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, hầu như chẳng ai muốn mình sẽ là người đem tới tin xấu cho người khác. Bởi vậy, khi xảy ra một vấn đề không may nào đó trong công việc và bạn là người phải báo tin cho sếp, rất có thể bạn sẽ cảm thấy lúng túng. Dưới đây là một số bước mà các chuyên gia gợi ý để bạn báo tin xấu cho sếp theo cách… ít xấu nhất có thể: 1. Kể lại toàn bộ câu chuyện Nếu bạn chỉ định kể vắn tắt một vài ý chính của sự việc xấu cho sếp, thì đó không hề là một ý tưởng tốt. Trước khi tới gặp sếp, bạn hãy cần đánh giá về nguồn tin. Liệu thông tin này có đến từ một nguồn đáng tin cậy? Nếu bạn báo cho sếp một tin xấu mà thông tin đó chưa hề được kiểm chứng, thì rắc rối có thể phát sinh. Hãy làm một cuộc điều tra nhanh chóng trước khi báo tin cho sếp để có thể đưa ra một bối cảnh cụ thể và thông tin chính xác. Từ đó, sếp mới có thể quyết định chuẩn xác nên xử lý vấn đề như thế nào. Việc biết chi tiết của sự việc sẽ giúp sếp hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình huống, cho phép đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết, chính xác cũng cho thấy bạn là một nhân viên trưởng thành, chín chắn, thay vì một người cơ hội thích “kiếm câu chuyện làm quà”. 2. Giữ thái độ khách quan khi báo tin Việc bạn đứng về một bên nào đó hoặc đưa ra những lời phàn nàn, chỉ trích sẽ không giúp giải quyết vấn đề. Thay vào đó, bạn chỉ chứng tỏ mình là một người tiêu cực và có ý đồ riêng của bản thân, mà đây chắc chắn là điều mà bạn không hề muốn. Việc bạn nhằm vào người gây ra sự cố là không cần thiết để giải quyết vấn đề trước mắt, và nếu cần, thì việc đó nên để tới sau khi đã tìm ra giải pháp cho sự việc. Tránh chỉ trích là cách tốt nhất để bạn không bị xem là nhân cơ hội người khác mắc lỗi để “tôn” bạn lên. Ngoài ra, thái độ đúng mực cũng giúp bảo vệ mối quan hệ của bạn với các biên liên quan, bao gồm cả người phạm lỗi. 3. Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề Sẽ không giải quyết được việc gì nếu bạn chỉ báo tin xấu cho sếp và dừng ở đó. Các giải pháp để giải quyết vấn đề mới là cần thiết. Để chắc là bạn không trở thành người “giơ đầu chịu báng” khi sếp nổi giận trước tin xấu, hãy mang tới một vài giải pháp. Hãy cân nhắc các lựa chọn trên cơ sở thời gian và chi phí rồi trình bày với sếp sau khi báo tin. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, việc đưa ra những giải pháp hữu hiệu đòi hỏi nhiều hơn một vài lệnh tìm kiếm trên Google. Không giải pháp nào có thể được thực thi nếu thiếu sự nỗ lực. bởi vậy, đừng quên đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của từng giải pháp. Với cách này, bạn sẽ được sếp nhìn nhận như một nhân viên chủ động và có đầu óc chiến lược. Báo tin xấu chưa bao giờ là việc dễ, nhưng thông báo một tình huống tiêu cực theo một lối tích cực sẽ có lợi cho cả bạn và cả công ty. Lần tới, khi có tin xấu, chẳng hạn bộ phận kế toán gửi nhầm bảng lương của tất cả mọi người cho toàn bộ nhân viên, trong khi chính sách của công ty là bí mật tiên lương, thì bạn cũng không nên hoảng hốt. Hãy nắm bắt toàn bộ câu chuyện, giữ thái độ khách quan khi kể cho sếp, và đừng quên đưa ra giải pháp. “Tuyệt chiêu” tránh bị đồng nghiệp lấn át (Dân trí) - Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn phòng. Trong cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể hiện ý kiến. Đối phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng nhất định. Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Để hoàn thành công việc, bạn phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Và một trong những trở ngại lớn nhất và khó nhất có thể đến từ chính đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, họ lấn át cuộc nói chuyện, trong cuộc họp, các dự án và làm ảnh hưởng tới năng suất của cả phòng. Thông thường, họ là những người nói nhiều và to nhất trong văn phòng. Trong cuộc họp, họ dường như “độc thoại” và không cho ai có cơ hội thể hiện ý kiến. Đối phó với những người này một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng nhất định. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để tránh bị đồng nghiệp lấn át, làm ảnh hưởng tới công việc của mình: Tận dụng sự hài hước Sự hài hước là vũ khí chiến lược giúp bạn chinh phục tìm cảm của mọi người cũng như hạn chế sự lấn tới của đồng nghiệp. Trong cuộc họp, nếu đồng nghiệp lấn át “một mình một sân”, nói nhiều và to đến mức bạn cũng không thể bày tỏ quan điểm của mình, bạn có thể thêm một nhận xét hài hước hay kể chuyện vui vào giữa câu chuyện của đồng nghiệp kia. Sau đó, lấy lại sự kiểm soát trong cuộc thảo luận và chuyển sang nói chuyện với những người khác trong nhóm. Nói chuyện riêng với đồng nghiệp lấn át Đồng nghiệp lấn át đã hành động thiếu chuyên nghiệp khi không cho mọi người thể hiện ý kiến của mình. Cần có người “chỉnh đốn” họ để tình huống sớm được giải quyết. Hãy gọi đồng nghiệp kia ra ngoài và giải thích cách họ thể hiện không chỉ là hành động bất lịch sự, làm ảnh hưởng tới mọi người mà còn tổn tại tới mục tiêu chung của cả nhóm/ phòng. Một cuộc trao đổi nhanh gọn, khéo léo nhưng nghiêm túc sẽ giúp anh/ cô ấy nhận ra và khắc phục sai lầm của mình. Áp dụng phương pháp nói luân phiên Thay vì để mọi người nói chuyện một cách tự do, cả phòng nên đặt ra quy định về thời gian nêu ý kiến trong cuộc họp, 1 – 5 phút chẳng hạn, và ai cũng phải nêu quan điểm của mình. Như vậy, đồng nghiệp lấn át sẽ không có cơ hội để “làm chủ” cuộc thảo luận và tỏ ra vượt trội hơn những người khác. Lên kế hoạch “lấn át” lại Nếu bạn sắp có một cuộc họp với nhân viên nổi tiếng với phong cách hay “ra oai”, hãy lên kế hoạch đối phó trước với anh/ cô ấy. Bạn có thể chọn chỗ ngồi ở phía trước, chuẩn bị một vài lời để ngắt lời những câu chuyện dài dòng của anh/ cô ấy. Chẳng bạn, nếu người đó “lạc đề”, nói những chuyện không liên quan, hãy nói đơn giản rằng “Mục đích ngày hôm nay không phải để bàn về những vấn đề đó” và sau đó tiếp tục chủ đề của cuộc họp. Kêu gọi sự tham gia của tập thể Nếu có người chiếm quyền độc thoại trong cuộc họp, bạn nên chủ động kêu gọi những người khác tham gia tích cực hơn. Việc này không chỉ làm hạn chế sự lấn át của đồng nghiệp xấu mà còn cho những người trầm lắng hơn thể hiện quan điểm của mình. 3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc Ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể bị đồng nghiệp, sếp, người ở phòng ban khác ganh ghét. Người đó cố gắng khiến bạn bị sa thải, bị mọi người xa lánh hoặc đơn giản là làm cho bạn tức giận, nghi ngờ bản thân. Dù đó là ai và gây ra việc gì, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe, công việc và những mối quan hệ của bạn. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình huống để ổn định lại cuộc sống và sự nghiệp. Dưới đây là 3 sự lựa chọn bạn có thể áp dụng khi trở thành mục tiêu của những “kẻ ghen ăn tức ở” trong công việc: Lựa chọn 1: Phớt lờ tình huống Bạn có thể phớt lờ tình huống, đặc biệt khi người ghét bạn không làm việc trực tiếp, tương tác với bạn thường xuyên và không phải lúc nào cũng cố gắng để khiến bạn gặp rắc rối. Vấn đề vẫn chưa có gì nghiêm trọng khi đối phương chỉ thoáng lườm bạn hay tỏ vẻ lạnh lùng trong cuộc họp. Đôi khi, bạn cũng cần “chai lỳ” một chút. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác bứt rứt, khó chịu mỗi lẫn người đó liếc bạn một cách lạnh lùng, điều đó có nghĩa là bạn không thể phớt lờ vấn đề. Những cảm giác sẽ khiến bạn phải suy nghĩ và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bạn ở một mức độ nào đó. Dù gì, cảm giác bị ghét bỏ là một áp lực lớn. Lúc này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn 2. Lựa chọn 2: Giải quyết vấn đề Bạn có thể khắc phục tình huống bị ghét bỏ này. Trước tiên, bạn cần nhìn nhận vai trò của mình trong vấn đề. Hãy trung thực bởi chắc chắn bạn có hoặc gây ra điều gì khiến người khác thất vọng. Đó có thể cách bạn được tuyển vào công ty khác họ, bạn có văn phòng to đẹp hơn của họ, bạn phản ứng một cách tiêu cực trước những lời góp ý mang tính xây dựng của họ, hoặc thậm chí có thể sếp thích ý tưởng marketing của bạn hơn…Hãy nhìn lại mối quan hệ với người đó và chỉ ra khởi điểm của sự tiêu cực cũng như vai trò của bạn trong đó. Tiếp theo, hãy quyết định một cuộc hẹn nói chuyện khó khăn nhưng cần thiết với người đó. Nếu không gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, bạn sẽ không biết đối phương nghĩ gì và không tạo ra sự thay đổi để cải thiện vấn đề. Thực hiện việc này đòi hỏi sự dũng cảm và có phương pháp tiếp cận khéo léo. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm hay các nguồn khả dụng khác trước khi hành động. Lựa chọn 3: Từ bỏ Tất nhiên, nếu bạn không thể phớt lờ người kia và không thể cải thiện mối quan hệ, bạn có thể có lựa chọn “đầu hàng”. Hãy sáng suốt khi đưa ra quyết định. Dù gì, bạn cũng phải có phản ứng trước tình huống. Trước tiên, hãy tìm kiếm những cơ hội khác trong công ty. Bạn có thể đề nghị chuyển sang phòng/ chi nhánh khác của công ty hoặc chuyển bàn làm việc cách xa người ghét mình. Đôi khi khoảng cách địa lý có thể giải quyết vấn đề. Còn nếu “giọt nước tràn ly” và bạn không muốn tiếp tục ở lại công ty hiện tại, hãy cố gắng giữ vững bình tĩnh. Thị trường lao động hiện nay rất khắc nghiệt. Bạn có thể vừa làm việc vừa tìm kiếm cơ hội mới thay vì đùng đùng nghỉ việc mà không có kế hoạch. Chấm dứt sự ghét bỏ Không ai muốn bị ghét, đặt biệt trong công việc, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của một ngày. Nhưng nếu gặp phải, bạn cần biết và hiểu những lựa chọn của mình để giải quyết tình huống, từ đó bạn có thể tạo những bước đi tích cực để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng tới sự nghiệp và sức khỏe của mình. Nói chuyện trung thực với bản thân và những người khác sẽ là chìa khóa để mở ra cân bằng công việc – cuộc sống. 5 điều cần tránh để đường công danh thêm rộng mở Ngoại trừ số ít những người may mắn có đường công danh rộng mở, hầu hết những ai đang đi làm đều có lúc tự hỏi vì sao những khó khăn, trắc trở lại cứ “rơi” trúng vào mình. Nếu đây là điều khiến bạn băn khoăn thì kinh nghiệm sau sẽ rất hữu ích. Ngạn ngữ có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Điều đó có nghĩa là số phận mỗi người không hề là chuyện đã an bài mà phụ thuộc vào chính suy nghĩ, hành động qua mỗi ngày. Nếu là người có năng lực và nhiệt huyết nhưng hiện tại chưa có được thành công như mong muốn, bằng cách thay đổi tư duy, thái độ, bạn có thể cải thiện hành vi của mình và từ đó giúp con đường công danh thêm rộng mở. Sau đây là một số cách hành xử bạn cần tránh: Hãy luôn làm việc tích cực và nhã nhẵn với những người xung quanh 1. Cư xử thô lỗ Khi sự nghiệp xuôi chèo mát mái ai cũng có thể là người hòa nhã, lịch thiệp, nhưng đến khi sóng gió nổi lên, không ít người nhanh chóng đánh mất sự nhã nhặn ấy. Tuy nhiên bạn nên biết rằng đó không phải một cách biện minh thỏa đáng cho sự nóng nảy, cục cằn. Cho dù thất vọng đến đâu với việc bị nhà tuyển dụng phớt lờ hay buổi phỏng vấn xin việc chẳng thành công như mong muốn, hay bị sếp ngó lơ khi có dịp tăng lương…bạn vẫn nên biết kiềm chế. Đừng “xả giận” bằng những bức email, đoạn tin nhắn thô lỗ hoặc những hành động tương tự khác mà không thể đảo ngược. Đồng thời bạn cũng nên hiểu rõ những hành động như tới trễ một buổi họp hoặc quên việc thực hiện lời hứa có thể bị coi là bất lịch sự ra sao. Hãy cố gắng vượt qua khó khăn bằng cách trân trọng, hồ hởi với những điều vẫn còn tốt đẹp trong cuộc sống bạn và tự tìm một con đường mới tới với sự vui vẻ, yêu đời. Hạn chế tiếp xúc, tán gẫu với những người bi quan, hay than thở. Thay vào đó cố gắng tìm những người biết động viên khuyến khích. Hãy kiểm soát cuộc sống hoặc giả vờ như bạn đang làm được như vậy cho đến khi bạn cảm nhận được điều đó. Rất nhanh thôi, bạn sẽ tìm lại được cho mình sự lạc quan, hứng khởi. 2. Đầu hàng trước những công việc khó khăn Khi muốn tiến lên một nấc thang mới ở công ty hiện tại hoặc tìm kiếm cơ hội ở một công ty khác, hãy luôn nhớ rằng chính bạn là người duy nhất khiến mong muốn ấy có thể xảy ra hay không. Không phải sếp của bạn, cũng không phải đồng nghiệp của bạn, lại càng không phải vợ/chồng/bạn thân của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn không cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh nhưng đừng mong chờ họ có thể giúp bạn làm phần việc khó nhất, đặc biệt là những khâu suy nghĩ, lập kế hoạch và thực thi. Bạn có thể thuê ai đó giúp mình thực hiện một phần chiến lược chuyển đổi nghề nghiệp của mình nhưng đừng hy vọng rằng chỉ cần ngồi đó nghĩ là một ngày nào đó bạn sẽ trở thành lực sỹ. Bạn cần hành động, cần đổ mồ hôi thực sự. 3. Không theo dõi thành quả công việc Nếu vẫn được công ty tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động, tăng lương, rõ ràng bạn đang đạt được thành công nào đó. Bởi đơn giản nếu không công ty sẽ chẳng thể trả lương cho bạn. Khi muốn biết thành quả công việc mình đạt được là gì, hãy luôn nhớ đặt câu hỏi: “Công việc mình đang làm ảnh hưởng tới doanh thu/lợi nhuận của công ty?”. Ngay cả khi bạn nhận mình là một công nhân quèn, là người súc rửa chai lọ trong nhà máy thì rõ ràng ít nhất cách bạn vệ sinh chúng cũng đủ sạch sẽ theo yêu cầu khách hàng. Và nếu không có khách thì hiển nhiên công ty không có doanh thu để trả lương cho bạn. Nếu không thường xuyên theo dõi những thành quả mình đạt được, một ngày nào đó khi muốn ra đi tìm cơ hội mới, bạn sẽ chẳng biết liệt kê thành tích gì vào bản sơ yếu lí lịch hay thư xin việc để gây ấn tượng với ông chủ tương lai. Đây có thể là một ví dụ đơn giản nhưng điều quan trọng hơn ở đây đó là hãy cố hình dung rộng hơn xem công việc của bạn đang gây tác động ra sao tới toàn bộ công ty. Việc cứ cho rằng mình chẳng có thành công nào đáng kể chính là một thái độ có thể khiến sự nghiệp của bạn mãi không “cất cánh” nổi. 4. Trong mắt mọi người bạn như một khúc ca buồn Dù là trên Facebook, Tweeter hay các diễn đàn, CLB, lúc nào bạn cũng tỏ ra là người ủy mị, ướt át, với những dòng “status” u ám. Bạn ngó lơ những nhận xét, bình luận của bạn bè và cũng chẳng màng xem họ đang chia sẻ gì. Nếu đó là điệu bạn đang làm thì hãy từ bỏ ngay thói quen ấy bởi ngày nay mạng xã hội cũng là một xã hội thu nhỏ. Bạn cần phải tương tác với mọi người, phải có thái độ tích cực nếu không muốn bị bỏ lại. 5. Đừng tiết kiệm lời “cảm ơn” Cho dù đang trong một cuộc phỏng vấn hay thể hiện sự biết ơn vì đã nhận được một lời khuyên từ một người bạn, thành viên trong gia đình, nhà tuyển dụng…đừng bao giờ quên nói cảm ơn. Vì sao vậy? Bạn càng tỏ ra biết ơn với mọi người thì bạn càng có cơ hội được những người khác nhớ tới khi họ bất chợt bắt gặp 1 cơ hội nghề nghiệp nào đó phù hợp với bạn. Điều này nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất bất kỳ ai cũng có thể gặp một cơ hội tốt phù hợp với người khác nhưng vấn đề là ít khi họ sẵn sàng cởi mở với những người không biết ơn. Bởi vậy, hãy đừng tiếc lời cảm ơn khi cần, bạn sẽ thấy tác dụng nó đem lại thật bất ngờ. 5 lỗi 'chết người' nơi công sở Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào công việc mà cứ nhấp nhổm không yên, nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác. Bạn nghĩ rằng, những vị trí đó sẽ tốt hơn chỗ ngồi hiện tại bởi bao giờ "cỏ bên kia đồi bao giờ cũng xanh hơn". Bạn luôn có ý thức phấn đấu phát triển con đường sự nghiệp nhưng đôi khi, chỉ một chút hớ hênh lại khiến bạn phạm phải những sai lầm "chết người". Sự nghiệp bấy lâu bạn gây dựng cũng theo đó tuột dốc, coi như trở thành công cốc. Nên nhớ, cạm bẫy không hiện hữu cho chúng ta nhận diện rõ ràng, vì thế, phải thật khéo léo để biết và tránh những lỗi không đáng có. Sau đây là 5 lỗi bạn nên lưu ý để tránh mắc phải: - Ganh tỵ với đồng nghiệp Ngay khi đồng nghiệp vừa lập công và được sếp khen thưởng, bạn cảm thấy có chút ấm ức, ganh tỵ với thành quả của họ. Bạn thầm nghĩ, lẽ ra thành công này phải thuộc về mình, so với mình, người này còn kém hơn hẳn. Suy nghĩ ấy khiến bạn chán nản và có những cảm xúc tiêu cực, thật khó để kéo bạn trở lại công việc với lòng say mê, tập trung cao độ như trước. Rõ ràng, sự ganh tỵ chỉ kéo lùi bạn mà thôi. Ảnh minh họa Bởi vậy, thay vì so đo, ganh tỵ với đồng nghiệp, bạn nên nhìn vào thành quả họ đạt được để thổi bùng lên nhiệt huyết của bản thân. Từ đó, bạn sẽ đề ra kế hoạch cụ thể, mục tiêu phát triển trong ngắn hạn và dài hạn để đi đến thành công. - Đứng núi này trông núi nọ Bạn đang ổn định ở công ty này nhưng vẫn không chịu ngồi yên, tập trung vào công việc mà cứ nhấp nhổm không yên nhòm ngó nhiều vị trí ở các công ty khác. Bạn nghĩ rằng, những vị trí đó sẽ tốt hơn chỗ ngồi hiện tại bởi bao giờ "cỏ bên kia đồi bao giờ cũng xanh hơn". Ở đây, chúng ta chưa nói đến việc cấp trên biết bạn đang có tư tưởng "hai lòng" sẽ khó chịu như thế nào nhưng ngay chính bạn cũng khó tập trung vào công việc. Mỗi ngày đến công ty, bạn vẫn có cảm giác "đi thì không nỡ, ở không xong", bạn sẽ rất khó có cơ hội thăng tiến. - Tham thành tích Để ghi điểm với sếp và lập thành tích trong công việc, bạn tham lam ôm hết mọi việc vào người và cứ chăm chăm làm sao để hoàn thành càng nhanh càng tốt, không chú ý đến suy nghĩ của mọi người xung quanh. Tất nhiên, không tránh khỏi những lúc tinh thần lên cao, bạn hào hứng toàn tâm toàn ý cho công việc và năng suất vượt kế hoạch. Nhưng nếu chỉ chú ý đến thời hạn hoàn thành công việc mà không để ý đến chất lượng thì thành công chỉ đến nhất thời mà hậu quả lại tiềm ẩn khó lường. Ảnh minh họa - Không biết kiềm chế Cho dù bạn là nhân viên kỳ cựu hay ở cấp quản lý, sự giận dữ, không biết kiềm chế cơn giận sẽ khiến uy tín của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Con đường thăng tiến của bạn cũng theo đó mà thu hẹp lại. Tất nhiên, một khi đam mê công việc và cống hiến hết mình, bạn khó tránh khỏi những lúc giận dữ nếu công việc không theo ý mình. Tuy nhiên, hãy khéo léo bày tỏ sự thất vọng hay bất đồng quan điểm, nổi trận lôi đình không phải là cách giải quyết tối ưu. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo kết quả công việc cuối cùng như mong muốn chứ không phải là trút giận lên một ai đó. - Huênh hoang quá mức Bạn có năng lực và đạt được không ít thành công, mang lại hiệu quả cho công ty. Bạn cho rằng, bấy nhiêu đó đủ để bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp một cách nhanh chóng. Trong hào quang của chiến thắng, bạn hầu như quên hẳn đóng góp của đồng nghiệp, của nhân viên, công tập thể biến thành của riêng bạn. Sự huênh hoang quá mức khiến đồng nghiệp có cái nhìn khác hẳn về bạn, và những lần sau, bạn trở nên bình thường thậm chí là tầm thường trong mắt họ kể cả bạn lập được công lớn. 6 câu hỏi không nên trả lời thật ở nơi làm việc Không giống như những gì bạn đã được dạy từ khi ở trường mẫu giáo, trung thực không phải lúc nào cũng tốt, nhất là trong môi trường làm việc với những chủ đề nhạy cảm như bạn đang tính “nhảy” việc, hay độ hấp dẫn của vị sếp đẹp trai. Dưới đây là 6 câu hỏi ở công sở mà bạn không nên đưa ra một câu trả lời trung thực. Thay vào đó, một cách trả lời khôn ngoan, có tính toán sẽ giúp bạn xử lý tình huống một cách trơn tru: 1. “Này, hôm qua tôi nhìn thấy cậu mặc vest. Đi phỏng vấn à?” Một người đồng nghiệp thân thiết hoàn toàn có thể hỏi bạn khi bỗng thấy bạn ăn mặc nghiêm trang hơn mọi ngày. Nhưng đừng thừa nhận với cô/anh ấy về việc bạn đang đi phỏng vấn xin việc ở một công ty khác cho tới khi nào bạn 100% tự tin rằng bạn sẽ rời công việc hiện tại. Thậm chí, khi đó, bạn cũng không nên nói trước việc bạn sắp đi. Việc bạn thậm chí không buồn giấu diếm rằng mình đang tìm việc khác giữa lúc đang làm công việc hiện tại sẽ khiến các đồng nghiệp khác có cái nhìn không thiện cảm về bạn. Thay vì nói thật, hãy trả lời kiểu như: “Cảm ơn cậu đã chú ý tới bộ vest mới của tôi. Tôi mới mua và muốn mặc ngay đến cơ quan. Người ta chẳng nói là hãy ăn mặc vì vị trí công việc mong muốn còn gì. Tôi đang muốn thăng tiến đây. Hãy chúc tôi may mắn đi!”. 2. “Nói thật đi, cậu có thấy cô ta xấu như quỷ không?” Nhân vật đang bị đề cập đến có thể chính là một người mà bạn không ưa, chẳng hạn một đồng nghiệp được sếp ưu ái hơn bạn. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên nói điều mà bạn thực sự nghĩ, cho dù người đặt câu hỏi là người bạn tốt nhất của bạn ở công ty. Nơi làm việc không phải là nơi để bạn trút những nỗi niềm riêng, mà là nơi để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉ đề cập tới những khó khăn liên quan tới công việc. Nếu bạn nói thật những suy nghĩ của mình, bạn có thể khơi mào cho một chuỗi những cuộc “ngồi lê đôi mách” bất tận trong công ty, và người chịu ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ chính là bạn. 3. “Ai cũng thấy sếp của cậu thật bảnh. Cậu có thấy anh ấy hấp dẫn không?” Dĩ nhiên trong đầu bạn nghĩ sếp thật đẹp trai và hấp dẫn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn cần thể hiện như là sếp không phải là mẫu người khiến bạn cảm thấy bị thu hút. Cho dù người khác thừa nhận đã “đá lông nheo” với sếp của bạn, thì bạn cũng nên nhớ rằng, đó là sếp của bạn chứ không phải sếp của họ. Nếu gặp phải câu hỏi này, cách phản ứng đơn giản mà hiệu quả nhất là bạn cười trừ và nói rằng: “Chắc chắn là sếp tôi bảnh rồi. Giá như tôi có thể nhìn thẳng. Công việc bề bộn khiến khiến tôi mờ hết cả mắt”. Tất nhiên, trong thâm tâm, bạn có cảm mến sếp thì cũng không ai có thể ngăn cản bạn. 5. “Trông cậu như đêm qua thức khuya ấy nhỉ. Cậu ốm hay say xỉn vậy?” Nếu gặp câu hỏi này, thì dù có trót uống nhiều vào tối hôm trước, thì bạn cũng chỉ nên nói là bị ốm và vừa phải đi bác sỹ. Một câu trả lời thật thà có thể sẽ khiến bạn trở thành trò đùa cho các đồng nghiệp trong cả ngày hôm đó. Đừng bao giờ kể về những bữa tiệc chia tay thời độc thân của cô/anh bạn, hay vụ nhậu nhẹt nhân dịp người bạn thân nhất mới ly hôn. Chỉ cần nói là bạn bị cảm và phải dùng vài viên thuốc chống cảm cúm. 6. “Cậu có biết bọn họ đang nói gì không?” Bạn hiểu về cơ bản họ đang nói gì trong cuộc họp đang diễn ra, nhưng thực ra, bạn không thể bị cụ thể họ nói gì. Sẽ là không hay nếu bạn đưa ra những phỏng đoán vô căn cứ. Bởi thế, hãy nói: “Vâng, nhìn chung là tôi biết, nhưng vẫn có một số vấn đề cần phải theo dõi đã”. Bằng cách này, người đồng nghiệp của bạn sẽ không cảm thấy mập mờ, đồng thời bạn cũng cho thấy khả năng làm sáng tỏ một số vấn đề. Trong môi trường làm việc, không hiếm những lúc bạn gặp phải những câu hỏi như trên. Nhưng hãy nhớ cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời. Một câu trả lời thật thà có thể sẽ đem tới cho bạn những rắc rối không đáng có. 8 việc không nên làm để gây ấn tượng tốt ở công sở Học theo lối ăn mặc “thảm họa”, giữ một không gian làm việc “vô tổ chức”, nói xấu đồng nghiệp…là những việc không nên nếu bạn muốn gây ấn tượng tốt nơi công sở. Ảnh minh họa. Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra với mọi người xung quanh, trong đó có những đồng nghiệp làm cùng công ty. Để có được sự yêu quý và tôn trọng của đồng nghiệp, bạn nên tránh 8 việc dưới đây: 1. “A dua” những đồng nghiệp ăn mặc xấu Bạn nhìn thấy một đồng nghiệp ở phòng bên cạnh đi dép lê tới công sở, và thấy cách đó thật thoải mái, khác hẳn với cảm giác đi những đôi giày hay sandals. Tuy nhiên, bạn không nên học theo người đó, vì dép lê là thứ không phù hợp với trang phục công sở. Nhiều công ty cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái, nhưng hãy thận trọng để
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan