Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng tiếng anh...

Tài liệu Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng tiếng anh

.DOCX
6
242
104

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP HỌC SINH NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG ANH Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiếu Trong việc dạy tiếng Anh, giúp học sinh học từ, nhớ từ là một hoạt động dạy không thể thiếu trong tiết học nào. Việc học từ, nhớ từ không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn là việc giúp các em nghe từ, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng từ trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì vậy,việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ, nhớ từ lâu là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu từ, sử dụng được từ vào trong câu theo từng ngữ cảnh và nhớ được từ lâu. I/ Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ: Để việc dạy từ và giúp học sinh nhớ từ lâu, giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây: - Lập kế hoạch dạy từ vựng sẽ được học hoặc ôn tập theo đặc trưng của từng tiết học. - Lựa chọn trò chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài. - Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học ( bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật thật, thẻ bìa…..). - Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi có hiệu quả. II/ Tiến trình thực hiện các thủ thuật: - Có nhiều cách giúp học sinh nhớ từ lâu. Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức lựa chọn cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần Warm up, Free- Practice hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng. - Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có tâm lý thoải mái để nhớ từ trong bài. Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện. III/ Các bước cơ bản dạy từ vựng: A. Một số thủ thuật dạy từ vựng: 1/ Guess the picture ( đoán tranh) - Mục đích của trò chơi này giúp cho học sinh thực hành ôn và nói từ một cách hiệu quả. - Vẽ một số tranh đơn giản minh họa một số từ cần ôn tập trên giấy A4 và xếp thành một chồng. (Có thể sử dụng những phiếu tranh dạy từ). - Cho một học sinh lên chọn một bức tranh (không cho những học sinh khác nhìn thấy nội dung của tranh). - Những học sinh khác đoán xem đó là tranh gì bằng cách đặt câu hỏi: “ Is this a/an……….. ?” - Học sinh nào đoán đúng sẽ được khuyến khích bằng điểm hoặc vỗ tay cổ vũ động viên. 2/ Pair Race ( đua cặp) - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh thể hiện sự năng động, sử dụng được trò chơi này giúp các em vừa nhớ được từ vừa giúp các em phát âm từ đó một cách chính xác. - Tùy vào số lượng học sinh của lớp, giáo viên có thể xếp học sinh thành hai hàng. 1 - Đặt một số phiếu giáo viên lên rãnh phấn trên bảng. - Giáo viên đọc to một từ bất kỳ nào trong phiếu. - Hai học sinh đứng đầu hai hàng chạy đua lên bảng chạm tay vào phiếu có từ vừa gọi. - Học sinh nào chạm tay vào trước và nói đúng từ đó thì được một điểm cho đội của mình. - Cứ như thế cho đến học sinh cuối cùng của hàng. 3/ Matching (nối) - Mục đích giúp học sinh ôn từ khi kết hợp từ với tranh, từ với nghĩa, hoặc từ với số…. - Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ…. Ví dụ: match words in column A with ones in B ( unit 8, this is my pen, tieng anh 3, tap 1) A B 1.pencil sharpener a. cái cặp 2. rubber b. quyển vở 3. school bag c. gọt bút chì 4. notebook d. cục tẩy 4/ Jumbled word ( từ lộn xộn ) - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và chính tả của từ. - Viết một số từ lên bảng hoặc vào tờ giấy A4 với các chữ cái xếp không theo thứ tự nhau. - Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa. - Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân. - Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp. Ví dụ: 1. llod 2 pulezz 3. botro 4. Cra ( unit 15, do you have any toys, tieng anh 3, tap 2) 5/ What and Where ( cái gì và ở đâu) - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và khó đọc. - Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại. - Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. - Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa. - Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ. Ví dụ maps sofas ( unit 14, are there any posters in the room, tieng anh 3, tap 2) 6/ Bingo - Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành, ôn từ thông qua việc kết nối âm vói cách viết của từ. 2 - Giáo viên yêu cầu lớp suy nghĩ 810 từ theo một chủ điểm nào đó mà giáo viên yêu cầu và viết chúng lên bảng. - Yêu cầu học sinh chọn 6 từ hoặc 9 từ bất kì và viết vào vở hoặc giấy. - Giáo viên đọc từ tùy ý trong các từ đã viết ở trên bảng. - Học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe giáo viên đọc. - Học sinh nào có 6 từ hoặc 9 từ được giáo viên đọc đầu tiên sẽ thắng trò chơi và hô “Bingo”. 7/ Simon says ( Simons nói ) - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và thường được áp dụng cho câu mệnh lệnh ngắn. - Giáo viên hô to các mệnh lệnh. - Học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên đọc câu mệnh lệnh bắt đầu bằng câu:“Simon says”. - Giáo viên đọc câu mệnh lệnh, không có câu “Simon says”. Học sinh không được thực hiện mệnh lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. - Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc cặp. Ví dụ: giáo viên nói Simon says “stand up” học sinh đứng lên; Simon says “sit down” học sinh ngồi xuống Giáo viên nói “stand up” học sinh không đứng lên ( unit 6, Stand up, tieng anh 3, tap 1) 8/ Circle the words ( Khoanh tròn những từ) - Mục đích của trò chơi này giúp các em nhớ nghĩa của từ và từ loại của từ. - Mỗi hàng ngang có thể 3 hoặc 4 từ (trong đó có 1 từ khác với các từ còn lại). - Giáo viên yêu cầu học sinh khoanh tròn từ đó. - Có thể tổ chức trò chơi này theo nhóm, sử dụng bảng phụ để thực hiện trò chơi. - Yêu cầu cả lớp đọc lại tất cả các từ. Ví dụ: 1. a. chair b. desk c. bed d. bedroom 2. a. big b. pencil c. book d. rubber 3. stand up b. clap hands c. open the book d.school bag 9/ Symnonym and antonym ( đồng nghĩa và trái nghĩa) - Bên cạnh mục đích nhớ từ, hoạt động này còn giúp học sinh mở rộng vốn từ và nhớ từ nhanh hơn. - Giáo viên có thể đưa ra từ, yêu cầu học sinh tìm từ trái nghĩa hay đồng nghĩa. - Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm từ Ví dụ: tìm từ trái nghĩa của 1. Big  2. New  3. Old  (unit 7, that’s my school, tiếng anh 3, tập 1) 10/ Noughts and crosses - Ngoài việc ôn từ, trò chơi này còn giúp học sinh hiểu và vận dụng từ mới vào trong câu. 3 - Giáo viên vẽ 9 ô có các từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ. - Chia học sinh thành 2 nhóm: một nhóm là “noughts” (o) và một nhóm là “crosses” (x). - Hai nhóm lần lược chọn các từ trong ô và đặt câu với từ đó. Sử dụng mẫu câu: I can/ can’t …………… . He can/can’t ………….. . She can/can’t…………… . - Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc một (x). - Nhóm nào có 3 (o) hoặc (x) trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ thắng cuộc. 11/ Rub out and remember (xoá và nhớ ) - Mục đích của trò chơi này cũng giúp cho học sinh nhớ từ vựng lâu hơn, cũng gần giống như “What and Where” tuy nhiên cần áp dụng thay thế cho nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh. - Sau khi viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng, giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ Tiếng Việt hay Tiếng Anh. - Chỉ vào nghĩa Tiếng Việt yêu cầu học sinh nói lại từ bằng Tiếng Anh và ngược lại. - Cho học sinh viết lại từ Tiếng Anh bên cạnh nghĩa Tiếng Việt hoặc nghĩa Tiếng Việt bên cạnh từ Tiếng Anh. - Giáo viên nên khuyến khích bằng điểm đối với các em viết đúng từ. Ví dụ: 1……………… : ông 2. grandmother :………………. 3. ……………. : anh 4. father :……………..... ( unit 11, this is my family, tieng anh 3, tap 2) 12/ Dùng tranh nói từ - Mục đích của trò chơi này cũng nhằm giúp học sinh ôn từ và ôn cả cách dùng từ như danh từ số ít hoặc danh từ số nhiều. - Cho học sinh quan sát tranh và hỏi, đáp. - Sử dụng mẫu câu hỏi đáp: “What is this? – It’s a/an……….” hoặc “What are these? – They’re………..” - Giáo viên đưa tranh và yêu cầu học sinh thực hiện theo cặp 13/ Networks ( mạng lưới) - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ôn lại hệ thống từ vựng. Ngoài ra còn đặt các từ trong những bài khác nhau vào trong một ngữ cảnh giúp học sinh nhớ từ tốt hơn. - Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ tương ứng với chủ điểm đó. - Trò chơi này được thực hiện theo nhóm. - Trong một khoảng thời gian quy định nếu đội nào viết được nhiều từ đúng thì thắng cuộc. Ví dụ bedroom Rooms in your house living room ( unit 12, This is my house, tieng anh 3, tap 2) 4 14/ Crossword ( ô chữ) - Thủ thuật này sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu giáo viên soạn giảng với sự hỗ trợ công nghệ thông tin. Tuy nhiên giáo viên cũng có thể thực hiện trò chơi này qua bảng phụ. Trong thủ thuật này cách thức là việc giải ô chữ thế nhưng giáo viên nên linh động thay đổi cách tiến hành để tránh gây nhàm chán cho các em. - Giáo viên cho các em nhìn tranh và hoàn thành ô chữ. B. Thủ thuật giúp học sinh học từ và ôn từ khi ở nhà: 1. Học từ a/ Luyện viết: - Sau mỗi bài học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà luyện viết từ. Giáo viên có thể yêu cầu các em viết một số từ khó học hoặc một số từ dài. Mỗi một lần học sinh có thể viết 5 từ. Vì đây là học sinh tiểu học nên mục đích của việc luyện viết từ vừa giúp cho học sinh nhớ từ đồng thời giúp cho các em rèn chữ viết. - Tiết học sau, học sinh mang vở cho giáo viên kiểm tra. b/ Sau khi học từ vựng trên lớp, học sinh nên học từ ngay khi về nhà, không nên để cho đến tiết học tiếp theo mới học. Học sinh nên học thường xuyên, mỗi ngày học một hoặc ôn vài từ. Các em nên lập cho mình một thời gian biểu, quy định một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học từ. c/ Mỗi học sinh nên trang bị cho mình một cái bảng nhỏ để có thể thường xuyên viết từ. Các em nên viết một từ nhiều lần lên bảng (học sinh vừa viết kết hợp với đọc từ) để nhớ từ được lâu. d/ Học sinh cũng có thể học từ thông qua một số bài hát hoặc bài thơ mà giáo viên đã dạy cho các em biết ở trường. 2. Ôn từ: * Hướng dẫn các em làm những tấm thẻ bằng giấy, một mặt ghi từ, mặt còn lại các em có thể ghi nghĩa, hoặc vẽ tranh minh họa của từ đó. Những tấm thẻ bìa này các em có thể bỏ vào túi, vào cặp sách… để mang theo bên mình hoặc có thể dán một vài nơi trong phòng của mình để học thường xuyên. 5 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng