Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao khả năng phản xạ tiếng anh cho học sinh thcs...

Tài liệu Một số phương pháp nâng cao khả năng phản xạ tiếng anh cho học sinh thcs

.DOC
12
132
106

Mô tả:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................1 A- ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………..…………...2 1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………....2 2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………....2 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................3 I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHẢN XẠ TIẾNG ANH………………..3 II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN……………………………………………....3 1.Thuận lợi……………………………………………………………………...3 2. Khó khăn……………………………………………………………………..3 III. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................4 IV. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI............................................................................4 1. Luyện phát âm và từ vựng………………………………………………….4 2. Luyện nghe hiểu………………………………………………..……….…..5 3. Luyện nghe nói phản xạ………………………….………………….……...5 4. Một số lưu ý khi dạy nói………………………………..…………………..5 5. Một số vấn đề khi sửa lỗi sai…………………………………………..…...6 V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……………………………………………………...7 C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ........................................................................................8 I. RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………...8 II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT………………………………………………………...9 Giáo viên: 1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS A- ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Việc học và dạy ngoại ngữ trong trường học ngày nay ngày càng được nhiều người quan tâm, chú trọng không những đối với học sinh, giáo viên mà còn đối với phụ huynh học sinh. Và tiếng Anh đã và đang là ngoại ngữ thông dụng và phổ biến vì đây là môn học được đưa vào trong các môn học chính ở các cấp học cũng nhưng các môn học tuyển sinh. Ngoài ra, tiếng Anh còn được sử dụng như là phương tiện giao tiếp hằng ngày thay vì sử dụng tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, càng ngày càng nhiều trung tâm Anh ngữ được thành lập, mang lại nhiều cơ hội học tập giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên, không phải học sinh nào học tiếng Anh ở trường hay ở các trung tâm cũng có khả năng giao tiếp tốt vì một số lí do như là các em chưa nắm được mục đích chính của việc học tiếng Anh, hay là những học sinh ở các vùng gặp khó khăn không có điều kiện học hay không có các phương tiện hỗ trợ học tập vì vậy các em không được luyện tập nhiều. Trước tình hình đó, bản thân là giáo viên dạy tiếng Anh, tôi đang chú trọng hơn về đổi mới phương pháp dạy học nói một cách tích cực và hiệu quả hơn bằng cách nâng cao khả năng phản xạ tiếng Anh ngay trong quá trình giảng dạy. 2. Cơ sở thực tiễn Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh qua thực tế giảng dạy kết hợp với dự giờ các giáo viên trong và ngoài trường, đồng thời qua các đợt kiểm tra, các kì thi bản thân tôi nhận thấy kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt khả năng phản xạ còn chậm làm giảm hiệu quả của việc giao tiếp. Theo khảo sát của bản thân trong quá trình dạy cũng như chấm thi kĩ năng nói trong trường. Tôi đã tìm ra vì một số nguyên nhân chính làm hạn chế kĩ năng giao tiếp của các em đó là sợ phát âm sai, độ phản xạ và lưu loát trong việc giao tiếp còn thấp vì các em không nhớ từ để giao tiếp, hơn nữa các em thường dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ rồi dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh nên khi nói làm khả năng phản xạ tiếng Anh. Giáo viên: 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHẢN XẠ TIẾNG ANH Mục đích chính của việc học ngoại ngữ lả để giao tiếp vì vậy speaking là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh. Để giao tiếp hiệu quả ta cần chú ý đến hai yếu tố quan trọng là độ lưu loát (fluency) và độ chính xác (accuracy). Tùy thuộc vào từng mục đích giao tiếp thì hai yếu tố trên có tầm quan trọng khác nhau. Thông thường học sinh hay chú ý nhiều đến việc nói cho đúng cấu trúc ngữ pháp và cách phát âm cho nên làm mất đi độ lưu loát. Tức là khả năng phản không cao dẫn tới làm giảm hiệu quả của việc giao tiếp. Vì vậy việc phát triển khả năng phản xạ là điều cần thiết để các em cảm thấy mạnh dạn và tự tin hơn trong việc giao tiếp với các bạn cũng như với thầy cô giáo. Tăng niềm hứng thú, lòng đam mê giao tiếp và khả năng khám phá ngôn ngữ mới, để lên các bậc học trên các em sẽ học tốt hơn. Thấy được vai trò quan trọng của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp từ đó thay đổi cách học tiếng Anh và giáo dục ý thức học tập của học sinh. II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1.Thuận lợi - Có sự quan tâm của ngành cấp trên, Ban giám hiệu, Phụ huynh và giáo viên. - Học sinh đang dần có cái nhìn tích cực hơn với môn học này và đa số các em rất năng động sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong giờ học. - Cơ sở vật chất tiên tiến hỗ trợ về âm thanh và hình ảnh tăng hứng thú học tập cho học sinh 2. Khó khăn - Trình độ học sinh khác nhau, đa số là học sinh ở nông thôn nên không có điều kiện tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin. - Hoạt động luyện nói được thực hiện theo cặp (pairs) và nhóm (group) dễ gây ồn và mất nhiều thời gian. - Sĩ số lớp đông giáo viên không thể bao quát hết tất cả học sinh nên một số em nói chuyện riêng, không chú ý gây khó khăn cho việc sửa lỗi sai cho học sinh Do vậy để giao tiếp tiếng Anh được phải học phản xạ tiếng Anh thật tốt. Giáo viên cần phải là người có kinh nghiệm, có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, cải Giáo viên: 3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS tiến các phương pháp bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nội dung và khả năng của học sinh. III. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI - Để rèn luyện khả năng phản xạ tiếng Anh tốt đầu tiên giáo viên giúp học sinh nghĩ về những tư đơn lẻ (individual word), bằng cách gọi tên các đồ vật hay các hoạt động trong mỗi chủ đề bài học sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần để nhớ cách phát âm cho chính xác của từ vựng để tạo phản xạ. - Sau đó vận dụng những từ mới học hình thành những mẫu câu đơn giản rồi lặp lại nhiều lần. - Cuối cùng hướng dẫn học sinh tưởng tượng ra một tình huống hay một đoạn hội thoại ngắn về chủ đề đang học. Ban đầu giáo viên có thể gợi ý những tình huống đơn giản, ít chi tiết sau khi các em luyện tập thuần thục thì giáo viên sẽ xây dựng những tình huống phức tạp hơn cho các em để tạo khả năng phản xạ tình huống. Cần luyện tập thường xuyên trong các tiết nói hay trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa vì điều này sẽ đảm bảo được việc nói lưu loát cũng như vận dụng tư duy bằng tiếng Anh. IV. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Luyện phát âm và từ vựng Để muốn giao tiếp tiếng Anh tốt thì vốn từ vựng rộng thực sự cần thiết nhất. Nó giúp học sinh dễ dàng nói trôi chảy mà không cần suy nghĩ quá lâu từ vựng phù hợp với ngữ cảnh. Trong quá trình học tiếng Anh, việc phát âm đúng và rõ ràng là yếu tố quan trọng giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên khi dạy tiếng Anh cần phải phát âm thật chuẩn để các em bắt chước, giáo viên phải kiên trì luyện tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng, bởi vì phát âm cực kỳ quan trọng trong kỹ năng nói. Ngoài ra, khi phát âm chuẩn, học sinh sẽ nghe rất tốt phản xạ nhanh hơn bởi vì các em đã quen với ngữ âm cũng như cách phát âm chuẩn rồi nên khi nghe người khác nói thì các em dễ dàng nắm bắt được nội dung cần giao tiếp. Giáo viên nên tập cho các em thói quen đọc nối các từ trong câu.Và chú ý luyện tập cho học sinh cách phát âm có các âm cuối (ending sounds). Những yếu tố quan trọng trong khi nói tiếng Anh là dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu (Intonation). Âm điệu, ngữ điệu thường lên giọng ở cuối câu hỏi Yes-No và hạ Giáo viên: 4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS giọng ở câu hỏi Wh-questions. Điều này giúp người nghe dễ hiểu nội dung cuộc nói chuyện và làm tăng sức thu hút cho người nghe và người nói. 2. Luyện nghe hiểu Trong quá trình dạy nói giáo viên nên kết hợp nhiều với kỹ năng nghe. Giáo viên hãy cho học sinh bắt đầu nghe những bài nghe ngắn, chậm như các đoạn hội thoại ngắn giữa hai người và có phiên âm song ngữ. Điều đó sẽ giúp các em hiểu được cách ngắt nối âm và ngữ điệu điề này giúp học sinh bắt chước được giọng điệu chuẩn vả nói tự nhiên hơn. 3. Luyện nghe nói phản xạ Trong một tiết học giáo viên nên chuẩn bị nhiều tranh ảnh kết hợp với âm thanh theo chủ đề bài học cho hoc sinh. Sau đó giáo viên giúp học sinh mô tả tranh từ đơn giản sau đó tăng dần mức độ miêu tả kỹ hơn nữa về bức tranh đó. Để học sinh luyện nói một mình hoặc theo cặp, nhóm tùy thuộc vào tranh và từng hoạt động của giáo viên. Hãy tạo cho các em một môi trường tiếng Anh để luyện tập hằng ngày và sử dụng phương pháp này thường xuyên thì chắc chắn việc nghe nói phản xạ tiếng Anh sẽ trở nên rất đơn giản và hiệu quả. 4. Một số lưu ý khi dạy nói Giáo viên cần chọn lựa những phương pháp phù hợp trước khi dạy vì những nội dung quá khó hiểu, phức tạp sẽ làm học sinh dễ chán nản. Vì vậy cần kết hợp đa dạng các hoạt động nói phù hợp không quá khó và cũng không quá đơn giản đồng thời kết hợp xen kẽ các câu với nhau để tăng hiệu quả giao tiếp. Giáo viên nên sử dụng nói tiếng Anh trong lớp học và sử dụng những câu tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu và nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ đó học sinh có thể quen dần với việc sử dụng tiếng Anh trong các tiết học trước tiên với các câu khẩu lệnh, câu hỏi và các câu bình luận (khen, chê,...). Việc sử dụng chúng trong các tiết học là rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng học sinh cần biết ý nghĩa và cách sử dụng như thế nào từ đó học sẽ dễ dàng nắm bắt hơn. Tuy nhiên giáo viên không nên sử dụng quá nhiều tiếng Anh hay nói tiếng Anh quá nhanh trong các tiết học. Vì đa số học sinh ở vùng nông thôn nên học sinh sẽ nghe không hiểu và học sinh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc học. Đồng thời giáo viên cũng Giáo viên: 5 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS không nên nói tiếng Anh sau đó dịch ngay sang tiếng Việt vì điều này không tốt cho học sinh. Lấy ví dụ chứng minh như: Nếu giáo viên nói: take out your book, sau đó dịch sang tiếng Việt thì học sinh sẽ không lắng nghe bởi vì chúng biết rằng nếu nghe không hiểu thầy cô sẽ dịch sang tiếng Việt, học sinh sẽ không chịu tư duy. Với cách dạy như vậy, giáo viên đang làm học sinh ỷ lại, chúng sẽ phụ thuộc vào giáo viên. Học sinh sẽ không tích cực vào quá trình học nữa, lười suy nghĩ, lười nói tiếng Anh và đặc biệt mỗi khi thấy cô nói câu gì các em lại dịch sang tiếng Việt điều này là không tốt cho các em khi muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Thay vào cách dịch sang tiếng Việt, thì giáo viên có thể sử dụng các hành động, tranh ảnh, các từ cùng nghĩa… để nói hoặc dịch. Ngoài ra giáo viên có thể nói tiếng Anh theo các mức độ khó hay dễ, nhanh hay chậm với từng đối tượng khác nhau. Điều này sẽ tạo thói quen học tập tốt hơn cho học sinh hơn. Ví dụ như khi giáo viên nói: stand up hay sit down Nếu học sinh nghe không hiểu thì giáo viên đồng thời vừa nói vừa làm hành động đưa tay lên hoặc hạ tay uống. Học sinh sẽ đoán được và làm theo yêu cầu của giáo viên. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ và có thể sử dụng được tiếng Anh. Trong giờ học giáo viên cần sử dụng tiếng Việt đối với những tình huống phức tạp mà không thể dùng hành động, hình ảnh như khi dạy các cấu trúc ngữ pháp hay các phát âm… Vì thế, giáo viên cần có kế hoạch soạn giảng bài cẩn thận, đánh dấu những mục cần dạy tiếng Việt hay tiếng Anh. 5. Một số vấn đề khi sửa lỗi sai Trong quá trình dạy, việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, giáo viên cần tế nhị và khéo léo trong vấn đề sửa lỗi cho các em. Nếu một học sinh gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó, giáo viên không nên bắt học sinh đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Điều này giúp các em ghi nhớ sâu hơn và các em tự biết cách sửa lỗi cho bản thân. Trong khi học sinh đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để trình bày nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, thích khám phá vào các hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em. Giáo viên: 6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS Khi học sinh phát âm sai giáo viên cần có thái độ kiên nhẫn sửa sai cho các em. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua quá trình giảng dạy các tiết nói theo phương pháp đã trình bày ở trên tôi thấy có những ưu điểm sau; - Học sinh có thể thực hành pairwork và groupwork - Học sinh đã vận dụng đa dạng từ vựng và sử dụng các mẫu câu theo đúng ngữ âm và nhịp điệu. - Giờ học sinh động hơn, học sinh hăng hái, sôi nổi với các hoạt động giao tiếp. - Học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và độ phản xạ tương đối tốt - Với việc dạy nói theo phương pháp trên, kết quả kiểm tra kỹ năng nói của học sinh về độ lưu loát (fluency) có kết quả tiến triển rõ rệt cụ thể như sau: *Năm học: 2015-2016 Kết quả kiểm tra kỹ năng nói lớp 6 trường THCS An Bình POINT IN PARTS 0,5 1 1,5 2 2,5 5% 40% 30% 20% FLUENCY( 2,5 Points) 5% *Năm học: 2016-2017 Kết quả kiểm tra kỹ năng nói lớp 6 trường THCS An Bình POINT IN PARTS 0,5 1 1,5 2 2,5 5% 28% 35% 30% FLUENCY( 2,5 Points) 2% Trên đây là một số phương pháp mà tôi thường xuyên sử dụng trong các tiết học nói tiếng Anh tại đơn vị trường THCS An Bình. Bằng hình thức kiểm tra nói tiếng Anh hằng ngày số lượng học sinh thích học giao tiếp khá cao, đa số các em có khả năng phản xạ tốt. Qua đó việc giao tiếp tốt tiếng Anh không khó, chỉ cần luyện tập Giáo viên: 7 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS giao tiếp thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần chắc chắn khả năng phản xạ sẽ được cải thiện các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. RÚT KINH NGHIỆM Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, cho phép tôi rút ra một số kết luận sau: Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Để có những bài dạy hay thu hút học sinh, giúp học sinh yêu thích môn tiếng Anh và giao tiếp một cách tự nhiên mọi lúc mọi nơi thì cả người dạy và người học cần sử dụng tiếng Anh thường xuyên tự nhiên, hài hòa và sáng tạo tránh dập khuôn máy móc. Để đạt được điều này mỗi giao viên cần có những phương pháp cho riêng mình. Giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy giúp phát huy khả năng tiếp thu và tự giác tham gia thực hành không sợ mắc lỗi, dần dần đạt được độ lưu loát (fluency). Ngoài giờ học trện lớp học sinh nên tập luyện thêm ở nhà với bạn bè để có hiệu quả tốt hơn. Việc vận dụng những phương pháp nảy thực tế đã và đang đem lại những kết quả thiết thực trong quá trình dạy và học. Tôi mong rằng càng ngày càng có nhiều phương pháp mới giúp cho các tiết học tiếng Anh ngày càng lôi cuốn và thu hút học sinh hơn. Học sinh sẽ có thể vận dụng tiếng Anh vào cuộc sống một cách thiết thực. Để thành công trong việc nâng cao hiệu quả giao tiếp không thể thiếu sự tận tình, kiên nhẫn, nhiệt huyết với nghề và trình độ chuyên môn của giáo viên. Bên cạnh đó sự hỗ trợ, động viên, quan tâm kịp thời từ Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp, tổng phụ trách trong việc xây dựng nề nếp học tập: đôi bạn cùng tiến, học sinh vượt khó học tốt. Lớp có nề nếp học tập tốt giáo viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn và hứng thú giảng dạy hơn. II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Trong những năm học mới tôi cũng có nguyện vọng được tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh ngoại khóa sau giờ học, để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp và vận tiếng Anh vào môi trường thực tế. Giáo viên: 8 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sự tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó còn nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hy vọng đề tài này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn ! An Bình, ngày 20 tháng 1 năm 2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Hoài Giáo viên: 9 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn: https://elight.edu.vn/ 2. Nguồn : http://www.rockitenglish.vn 3. Nguyễn Văn Lợi, Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 6, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Giáo viên: 10 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS AN BÌNH ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Giáo viên: 11 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN XẠ TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ GIÁO ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Giáo viên: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng