Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số nhận thức chung về nguồn luật...

Tài liệu Một số nhận thức chung về nguồn luật

.DOCX
12
1200
72

Mô tả:

tiểu luận
Đề tài: Vấn đề nguồn luật của Việt Nam hiện nay MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..2 NỘI DUNG……………………………………………………………………...2 1. Khái niệm nguồn của pháp luật ………………………………………...2 2. Một số nhận thức chung về nguồn pháp luật…………………………...2 3. Một số nguồn của pháp luật Việt Nam…………………………………..5 KẾT LUẬN……………………………………………………………………..12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU Nguồn của pháp luật là một trong những khái niêm cơ bản của lý luận nhà nước và pháp luật và cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay, cần phải quan tâm cả về nguồn nội dung và nguồn hình thức của nó. “Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật”1 NỘI DUNG 1. Khái niệm nguồn của pháp luật Ở Việt Nam, vấn đề nguồn của pháp luật được đề cập trong các giáo trình, sách tham khảo và các tạp chí về pháp luật từ những góc độ khác nhau. Nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những gì mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, để ban hành, để giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Hoặc nói cách khác, nguồn của pháp luật là tất cả căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế. Từ phương diện lý luận và thực tiễn pháp lý, thì nguồn và hình thức của pháp luật là những khái niệm khác nhau, không thể đồng nhất với nhau, mặc dù chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau2 2 .Một số nhận thức chung về nguồn luật Trong khoa học pháp lý hiện nay, khái niệm nguồn luật đã và đang có những nhận thức chưa thống nhất. Khi nghiên cứu về nguồn luật cho thấy, hiện có một số quan điểm như sau: cách tiếp cận khái niệm nguồn luật theo nghĩa rộng nhất thì cho rằng “Nguồn nội dung của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để 11,2 PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008, tr. 29. 2 2 áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế” 3, “nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”. Theo đó, ngoài văn bản quy phạm pháp luật, án lệ, tập quán, nguồn luật còn có học thuyết về đường lối chính trị - pháp luật; học thuyết về đường lối chính trị của Đảng cầm quyền; truyền thống văn háo, đạo đức của dân tộc, các nguyên tắc cơ bản của công lý4 Ở nghĩa hẹp hơn, người ta coi nguồn luật là hình thức có giá trị pháp lý chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp luật hiện hành5. Ở nghĩa hẹp nhất, người ta coi nguồn luật là cơ sở để xác định đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nội dung của một ngành luật trong hệ thống pháp luật. Do đó việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các loại nguồn luật sẽ là cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn nguồn luật, xác định các cơ sở khoa học cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Đồng thời qua đó có thể kiến nghị phát triển các loại nào và hạn chế, loại bỏ các loại nguồn nào nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và Nhà nước pháp quyền. Hiện nay vẫn còn những cách hiểu khác nhau về nguồn luật trong các định nghĩa trước đây, tuy nhiên các tác giả đều đồng nhất ở một quan điểm chung nhất đó là nguồn luật phải chứa đựng giá trị điều chỉnh. Tức là nói đến những yếu tố làm căn cứ cho việc đặt ra các quy định pháp luật và cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể trong thực tiễn và làm chỗ dựa cho việc hình thành và củng cố ý thức pháp luật6 Khoa học pháp lý thế giới hiện nay ghi nhận ba loại nguồn của pháp luật cơ bản gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật ( VBQPPL). Ngoài ba loại nguồn pháp luật nói trên, ở một số nước trên thế giới có thêm một số 3 PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008,tr.30 4 Từ điển Luật học, Nxb. Bách khoa, Nxb. Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 2006,tr.563. 5 TS. Nguyễn Văn Luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009,tr.180 6 Đào Trí Úc, Luật Hình sự Việt Nam, quyển I: Những vấn đề chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.293 3 nguồn khác như giáo lý tôn giáo ( pháp luật tôn giáo với nền tảng là kinh Coran của một số nước đạo hồi), các học thuyết, các quan điểm, tư tưởng pháp luật; pháp luật khẩu truyền ( dạng truyền lệnh của vua chúa phong kiến..). Mỗi loại nguồn của pháp luật đều có những ưu điểm và hạn chế riêng ở những mức độ khác nhau. Các nhà nước khác nhau sử dụng các loại nguồn của pháp luật khác nhau, có thể là sử dụng chỉ một loại nguồn hoặc sử dụng đồng thời nhiều loại nguồn của pháp luật, tùy thuộc vào trình độ phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa cụ thể. Nhìn chung, các nước theo hệ thống luật Civil Law, luật thành văn được coi là nguồn chính trong đó quan trongj nhất là các quy phạm pháp luật, án lệ mặc dù có tồn tại nhưng chỉ được coi là tài liệu nghiên cứu tham khảo. Ngược lại ở các nước theo trường phái pháp luật Common Law, án lệ lại được lựa chọn là nguồn luật chính. Theo Tiến sĩ Ngô Huy Cương ( trong Góp phần bàn về cải cách pháp luật Việt Nam) thì trên thế giới đa số có các loại nguồn luật như sau: NGUỒN LUẬT VĂN BẢN PHÁP LUẬT ÁN LỆ TẬP QUÁN HỌC THUYẾT LẼ CÔNG PHÁP PHÁP LÝ BẰNG Hoặc theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa ( hay còn gọi là Civil Law) thì lại bao gồm: NGUỒN LUẬT VĂN BẢN QUYẾT ĐỊNH CÁC CÔNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN TRÌNH NGHIÊN ( nguồn thứ cấp) CỨU Đó là trên thế giới, còn nguồn pháp luật chủ yếu của nước ta là VBQPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự nhất định và được sắp xếp thứ bậc hiệu lực pháp lý. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cho phép áp dụng tập quán tốt đẹp của địa phương trong các quan hệ dân sự trên cơ sở tôn trọng tuân thủ pháp 4 luật và đạo đức xã hội ( đây được coi là nguồn thứ yếu của pháp luật Việt Nam). Hiện nay chúng ta chưa thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chúng ta đang sử dụng một biến dạng của án lệ 7 dưới hình thức là các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để hướng dẫn tòa án nhân ân các cấp áp dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử. Mặc dù chưa thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật Việt Nam nhưng chúng ta đang có những chủ trương nghiên cứu khả năng khai thác, sử dụng án lệ, do đó tiền lệ pháp trong tương lại có cơ hội trở thành nguồn chính thống của pháp luật Việt Nam. 3. Một số nguồn của pháp luật Việt Nam. Đường lối chính sách của Đảng Ở Việt Nam đường lối chính sách của Đảng là một trong các nguồn quan trọng của pháp luật vì pháp luật là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng nhằm bảo đảm cho đường lối chính sách đó có thể được triển khai và thực hiện trong toàn xã hội. Về mặt lý luận, đường lối chính sách của Đảng chỉ có thể là nguồn nội dung mà không thể là nguồn hình thức của pháp luật, song trên thực tế có lúc nó cũng được coi là nguồn hình thức của pháp luật như việc áp dụng thẳng Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100 của Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ở một số địa phương trước đây8. Các đường lối, chính sách này chỉ cs thể có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với toàn xã hội khi nó được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Các tư tưởng, học thuyết pháp lý Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng có thể trở thành nguồn nội dung của pháp luật. Chẳng hạn, theo Điều 2 của Hiến pháp hiện hành của nước ta thì, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về 7 PGS .TS Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.311 8 PGS. TS Nguyễn Thị Hồi, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 12, tháng 8/2008, tr.17 5 nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quy định này của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; tư tưởng chủ quyền nhân dân; tư tưởng nhà nước pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực nhà nước. Tập quán pháp Tập quán pháp là những tập quán lưu truyền trong đời sống xã hội, được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý và trở thành các quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc đối với xã hội. Trước hết, khái niệm tập quán được định nghĩa khá phong phú. Trên thế giới dưới góc độ ngôn ngữ, theo từ điển Oxford, tập quán được hiểu là truyền thống và là cách ứng xử được chấp nhận rộng rãi, được áp dụng đặc biệt cho một xã hội nhất định, tại một địa phương nhất định hoặc trong một thời gian nhất định. Theo từ điển Black’s Law thì tập quán là “ thực tế mà bằng sự thừa nhận chúng và lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật”9 Ở Việt Nam, về mặt ngôn ngữ học tập quán được hiểu là thói quen hình thành từ lâu và đã trở thành nếp trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và làm theo. Theo phương diện ngôn ngữ khoa học pháp lý thì tập quán được hiểu là những cách ứng xử chung được hình thành tự phát trong cộng đồng dân cư nhất định; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, tính thuyết phục, dư luận xã hội và một số biện pháp cưỡng chế phi nhà nước10 Ưu điểm của tập quán là hình thành từ thực tiễn cuộc sống, từ những thói quen ứng xử hàng ngày nên rất gần gũi với nhân dân, gắn bó vớ một cộng đồng cụ thể, trong một phạm vi nhất định và đã được áp dụng lâu dài như một thói quen nên 9 Ts. Nguyễn Văn Cương, Ts. Nguyễn Văn Hiển, Pháp luật và Bản chất của pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, số 1, năm 2014, tr.15 10PGS. Ts. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008, tr.29,30. 6 thường được nhân dân tự giác thực hiện. Bênh cạnh đó các tập quán thường được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế mà tập thể cộng đồng đó thống nhất nên trong nhiều trường hợp có khả năng tác động đến ý thức và sự chấp hành của các cá nhân trong cộng đồng rất cao. Tuy nhiên tập quán pháp có nhược điểm là các quy định tồn tại phổ biến dưới dạng bất quy định, bất thành văn. Do đó các quy định này đươc hiểu theo tính ước lệ, nhiều khi không rõ ràng, thiếu cụ thể, khó đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng thống nhất trong phạm vi rộng. Ở Việt Nam, tập quán pháp có thể nói chỉ là nguồn thứ yếu của pháp luật. Các tập quán có ý nghĩa góp phần bổ sung cho những điểm thiếu của pháp luật, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật. Chính vì lý do đó mà tâp quán pháp đang và sẽ có được tiếp tục được sử dụng cùng với các VBQPPL để bổ trợ cho nhau. Điểm mấu chốt để sử dụng kết hợp hài hòa tập quán pháp và các loại nguồn pháp luật khác là phải chỉ rõ, cụ thể những tập quán được Nhà nước thừa nhận để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thong nhất và bảo đảm công bằng xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật Là loại nguồn của pháp luật được thể hiện dưới dạng các văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( bao gồm cả các cá nhân, tổ chức dược nhà nước trao quyền) theo trình tự, thù tục và hình thức pháp lý nhất định, chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với các chủ thẻ pháp luật và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống. VBQPPL là một hình thức của pháp luật được ra đời từ sớm, với sự xuất hiện của chữ viết và sự hình thành nhà nước nô lệ, phong kiến. Những VBQPPL có được ghi nhận như: Bộ luật 12 Bảng của La Mã cổ đại, Luật Hammurabi, Luật Manu, Luật Xalich. Ở khu vực Đông Nam Á, có Luật “Krăm Tésasa Kamokar” của Vương quốc Campuchia; Bộ luật cổ của Lào có tên Khăm Phi Pha Thăm Ma Xạt; Quốc triều hình luật của Việt Nam là những VBQPPL điển hình. Trong các nhà nước tư sản, nhất là các nước theo hệ thống luật tục, VBQPPL được sử dụng rộng rãi, nhiều thể loại phong phú và được soạn thảo với một trình độ kĩ thuật cao. 7 Ở nhiều quốc gia hiện sử dụng hình thức VBQPPL đồng thời sử dụng các hình thức khác của pháp luật như tiền lệ pháp, tập quán pháp. Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, VBQPPL là hình thức duy nhất của pháp luật. VBQPPL được xem là hình thức tiến bộ nhất dễ dàng cho việc áp dụng vào đời sống hoạt động của các cá nhân, tổ chức, xã hội và cơ quan nhà nước. VBQPPL có ưu điểm đảm bảo tính thống nhất, toàn diện và khách quan trong nhận thức và vận dụng pháp luật; dễ phổ biến và dễ kiểm soát. VBQPPL có nhiều loại, mỗi loại, từ tên gọi, nội dung, phạm vi điều chỉnh giá trị pháp lý, thủ tục, trình tự ban hành đều do luật định. VBQPPL về hình thức so với hình thức tập quán và tiền lệ pháp, có các ưu điểm như: quy trình ban hành, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ linh hoạt, trình độ kĩ thuật văn bản cao. VBQPPL có khả năng tạo thành một hệ thống, dễ áp dụng, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội; VBQPPL là yếu tố quyết định trong việc thiết lập trật tự và pháp chế trong tổ chức, quản lý xã hội và nhà nước, trong định hưỡng sự phát triển. Tuy nhiên, khuyết điểm của loại nguồn VBQPPL là quá trình xây dựng, sửa đổi bổ sung các VBQPPL tốn kém về thời gian và tiền bạc; mang tính khái quát cao, khó vận dụng vào các tình huống của cuộc sống đa dạng, có khả năng quy định không phù hợp thực tiên, dễ dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật, kém linh hoạt hơn các loại nguồn pháp luật khác. Án lệ ( hay còn gọi là tiền lệ pháp) Án lệ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam” của Tòa án nhân dân tối cao đã tổng hợp, nêu ra nhiều khái niệm của các nước về án lệ như: Theo Từ điển luật học của Anh thì án lệ là bản án hoặc quyết định được nêu ra để chứng minh cho một quyết định trong một vụ việc gần tương tự sau đó. Theo Từ điển luật học của Mỹ thì định nghĩa án lệ là một quyết định xét xử mà ở đó tạo ra một quy tắc với vai trò là điểm quy chiếu để quyết định những vụ án sau này có cùng tình 8 tiết hoặc vấn đề pháp lý11. Còn theo từ điển tiếng Việt, không có cụm từ án lệ nhưng có giải thích về từ “ án” và từ “ lệ”. Từ “án” có nghĩa “ vụ phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án hoặc quyết định của Tòa án xét xử vụ án”, còn từ “ lệ” được hiểu “ Điều quy định có từ lâu đã trở thành nền nếp, mọi người cứ thế mà làm theo hoặc điều đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói quen”. Theo từ điển Luật học Việt Nam thì án lệ được hiểu là “ Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự 12. Các định nghĩa, khái niệm về án lệ của mỗi hệ thống pháp luật khác nhau là không giống nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống pháp luật cũng như cách thức sử dụng án lệ hoặc quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu đối với án lệ. Tuy nhiên, các khái niệm này đều có những đặc điểm chung nhất định: - Án lệ tồn tại dưới dạng các bản án, quyết định của Tòa án, chứa đựng quan điểm chung của hệ thống tòa án áp dụng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chất giống nhau. - Án lệ là việc áp dụng lặp lại nhiều lần một giải pháp của Tòa án trong nhiều vụ án. - Những phán quyết của tòa án có giá tri án lệ là cơ sở bắt buộc hoặc tham khảo cho Tòa án vận dụng khi xét xử vụ án tương tự. Án lệ là nguồn luật phổ biến của các nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến trước kia và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ( Common Law) Ưu điểm của án lệ đó là: án lệ rất phong phú, có tính thực tiễn cao, không chủ quan, áp đặt một cách độc đoán, thể hiện tương đối toàn vẹn tình hình cuộc sống vào quá trình áp dụng pháp luật; có tính mềm dẻo, linh hoạt dễ thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và liên tục của những vấn đề cụ thể.. Tuy nhiên, án lệ 11 T.s Nguyễn Văn Cương, Ts. Nguyễn Văn Hiển, Pháp luật và bản chất của pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, số 1 – 2014,tr.18 12 Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Nxb. Tư pháp và Nxb. Từ điển Bách khoa, tr.13 9 cũng có những hạn chế khi thiếu tính ổn định, dễ bị suy diễn trong quá trình sử dụng, có hiệu lực hồi tố… Ở Việt Nam, án lệ được coi là nguồn cho giai đoạn đất nước bị thực dân Pháp đô hộ và thời gian kháng chiến cứu nước. Tuy nhiên, sau năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng thì án lệ không được tiếp tục coi là một nguồn trong hệ thống pháp luật nước ta. Tính đến nay không có quy định pháp luật nào thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật Việt Nam. Trên phương diện nghiên cứu khoa học, có thể thấy dù chúng ta không thừa nhận án lệ với tư cách là một nguồn pháp luật chính thức, nhưng thực tế dấu ấn của án lệ vẫn thực sự hiện hữu và chiếm một vị trí khá quan trọng trong hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân. Biểu hiện của án lệ trong hoạt động xét xử thấy rõ thông qua những văn bản tổng kết hưỡng dẫn nghiệp vụ xét xử hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao để hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật hoặc tháo gỡ khó khăn trong quá trình xét xử đối với những trường hợp pháp luật chưa dự liệu. Bên cạnh đó, việc xuất bản một số quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm ngoài mục đích công khai hóa các bản án hoặc phục vụ công tác nghiên cứu còn thể hiện rất rõ đường lối xét xử của Tòa án. Định hướng phát triển án lệ ở Việt Nam đã được Đảng ta đề ra trong Nghị quyết số 49 NQ/TW “ Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Đây là định hướng lớn và có ý nghĩa đối với hoạt động tư pháp. Thời gian vừa qua đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu vấn đề này và kết quả cho thấy tính khả thi cho việc áp dụng án lệ ở Việt Nam trong thời gian tới. Các điều ước quốc tế “Theo cách tiếp cận của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và các quy định của luật quốc tế hiện hành thì điều ước quốc tế được xác định là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào 10 việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”. Nói chung, các điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập thực tế vừa là nguồn nội dung, vừa là nguồn hình thức của pháp luật nước ta13. Nó là nguồn nội dung trong trường hợp các quy định của nó được chuyển hóa thành các quy định trong các VBQPPL. Ví dụ, việc chúng ta gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ( CEDAW) đã dẫn đến việc ban hành Luật Bình đẳng giới trong đó có nhiều nội dung là sự cụ thể hóa các quy định của Công ước này. Nhiều quy định của các điều ước quốc tế khác đã được chuyển hóa thành các quy định trong các đạo luật của Việt Nam, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO. Điều ước quốc tế trở thành nguồn hình thức của pháp luật trong trường hợp nó được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Việc áp dụng này đã được thừa nhận trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 của nước ta. Nói chung, trong lĩnh vực luật quốc tế thì điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Còn đối với pháp luật quốc gia, vai trò của điều ước quốc tế ngày càng quan trọng và có vị thế ngày càng cao hơn, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Điều đó được thể hiện rõ trong các quy định được nêu trong nhiều VBQPPL hiện hành của nước ta là: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của văn bản này thì tuân theo các quy định của điều ước quốc tế đó”. Bên cạnh những nguồn luật điển hình trên, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu luật học còn phát hiện ra những nguồn luật gắn chặt với đời sống thực tế: nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước, quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp.. cũng là cơ sở để xây dựng ban hành pháp luật. 13 PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 12, tháng 8/2008, tr.20 11 KẾT LUẬN Trước yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian qua hệ thống pháp luật nước ta đã từng bước được đổi mới từ việc xác định nguồn luật đến việc ban hành ra các đạo luật mới. Việc nghiên cứu những nguồn luật mới sẵn có hoặc mới hình thành như án lệ hay quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp..cũng là những vấn đề đáng lưu ý và cần có những bước đi trong quá trình nghiên cứu, để từ đó góp phần bổ sung những chỗ thiếu, lỗ hổng của pháp luật, đảm bảo rằng hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 12, tháng 8/2008 2. Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Nxb. Tư pháp và Nxb. Từ điển Bách khoa 3. Ts Nguyễn Văn Cương, Ts. Nguyễn Văn Hiển, Pháp luật và bản chất của pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, số 1/2014 4. TS. Nguyễn Văn Luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009,tr.180 5. Gs.TSKH Đào Trí Úc, Luật Hình sự Việt Nam, quyển I: Những vấn đề chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.293 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan