Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ...

Tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non nga yên

.PDF
102
100
71

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN - HUYỆN NGA SƠN - THANH HÓA Người thực hiện: Mai Thị Hòe Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Yên SKKN thuộc lĩnh vực: Quản Lý THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC Tên đề mục 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 2.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Xây dựng kế hoạch để xác định bước đi cho từng học kỳ, cả năm học và các năm học tiếp theo. 2.3.2. Tổ chức hội thảo - giải pháp tốt để nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên trong trường. 2.3.3.Chỉ đạo giáo viên xây dựng các lớp điểm và thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng giáo án điện tử, tăng cường thao giảng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. 2.3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các hội thi của giáo viên và hội thi của trẻ: 2.3.5.Chỉ đạo giáo viên trang trí, xây dựng môi trường giáo dục bên trong và ngoài lớp học theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. 2.3.6.Thường xuyên tổ chức hội thi văn nghệ chào mừng các ngày hội ngày lễ. 2.3.7.Thường xuyên tổ chức thi làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị * Tài liệu tham khảo * Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng các cấp đánh giá xếp loại. * Phụ lục Trang 1 1 2 2 2 2 2 3 5 5 8 9 12 13 15 16 17 17 17 18 1. MỞ ĐẦU 1.1: Lý do chọn đề tài. Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu"[1]. 1 Vì vậy giáo dục Mầm Non chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là mắt xích đầu tiên và là nền tảng của ngành Giáo dục và Đào tạo. Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về 5 mặt, thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời con người. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm Non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Vì vậy, Người từng 2 căn dặn các trường mầm non “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ, các cháu nhỏ hay quấy khóc phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy các cháu được. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non. Trồng cây non có tốt thì sau này cây lớn tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt” [2]. Trẻ em là hạt giống của Đất nước là vận mệnh của toàn dân tộc, trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Đó là những năm đầu đời, là thời kỳ của sự tăng trưởng, cơ thể phát triển về các mặt trí tuệ, tình cảm rất nhanh, nhân cách bắt đầu hình thành khối lượng. Cho nên những 3 thành đạt trong những năm này của đứa trẻ có tác dụng quyết định rất lớn đến toàn bộ sự phát triển tương lai sau này của trẻ. Muốn đáp ứng được với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, thì sự nghiệp giáo dục mầm non cần được nhận thức rõ ràng và đầy đủ, không chỉ đổi mới nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ mà cần phải tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động nhiều hơn. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học sau này. 4 Có thể nói rằng mỗi chuyên đề là một giai đoạn nỗ lực chỉ đạo trọng tâm về một lĩnh vực chuyên môn, luôn thu hút sự cố gắng của tập thể giáo viên, cán bộ quản lý, của bản thân trẻ, sự quan tâm của các cấp chính quyền, thu hút nguồn lực và sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể và các bậc cha mẹ để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Xác định rõ được tầm quan trọng của chủ đề trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác 5 nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Với tất cả những băn khoăn, trăn trở của bản thân và với tất cả các lý do trên đã thôi thức tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non xã Nga Yên Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. 1.2: Mục đích nghiên cứu. 6 Nghiên cứu để nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non xã Nga Yên - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. Giúp giáo viên ý thức được tầm quan trọng của giáo dục có những phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách hiệu quả đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ. 1.3: Đối tượng nghiên cứu. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh để nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non xã Nga Yên - Huyện Nga Sơn - TỉnhThanh Hóa. 7 1.4: Phương pháp nghiên cứu. * Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát những vấn đề liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp điều tra giáo dục 8 - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục * Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1: Cơ sở lý luận . 9 Nghị quyết đại hội đại biểu  lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững” [3]. Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người, là điều kiện để phát huy nguần lực cho đất nước. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ ở trường mầm non. Nâng cao chất lượng chăm 10 sóc giáo dục là tạo tiền đề cần thiết cho việc đổi mới chương trình, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, cập nhật lý thuyết và kiến thức mới, nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng hiện đại, tích cực hoá cá nhân trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực một cách toàn diện. Sự đóng góp to lớn của bậc học mầm non trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển Đất nước là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 29 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 11 đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, “đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo…” [4]. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác Giáo dục và đào tạo. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục 12 mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách.[5] Là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo hoạt động chuyên môn có thành công và đạt kết quả cao hay không, đòi hỏi người quản lý phải nắm vững được chuyên môn, xây dựng chuyên môn, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện 13 theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá sự phát triển về giáo dục của trẻ, phương pháp dạy của giáo viên, đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2:Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Trường mầm non xã Nga Yên - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đang phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 14 vào năm học 2019-2020. Chính vì vậy cơ sở vật chất năm học 2018 - 2019 không ngừng đầu tư các phương tiện, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ khang trang, đầy đủ, với môi trường xanh sạch - đẹp. Đồng thời, công tác xã hội hoá giáo dục luôn được tăng cường để mua sắm trang thiết bị hiện đại như ti vi, đầu đĩa phục vụ cho chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chất lượng trên cô, trên trẻ ngày càng được khẳng định vững vàng. - Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ tâm huyết với nghề, có 100% giáo viên trình độ đạt trên chuẩn, giàu kinh nghiệm chuyên môn, hăng say công tác, nhiệt tình 15 đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm nhạy bén trong mọi công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. - Các cháu đến trường được học đúng theo từng độ tuổi, riêng từng nhóm, lớp. Được ăn bán trú tại trường đạt 100%. Bên cạch đó, các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đến vấn đề “Chăm sóc giáo dục trẻ tại trường”. - Mặc dù cơ sở vật chất được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các phương tiện hiện đại nghe, nhìn phục vụ cho 16 công tác dạy và học chưa có như máy chiếu, phần mềm học KISTMAK, đàn, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục chưa phong phú. - Một số giáo viên khả năng cập nhật thông tin chưa kịp thời. Đặc biệt chưa linh hoạt trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, còn lúng túng trong giảng dạy. Nội dung chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng chưa gắn kết tính đồng bộ, tích hợp các môn học, các lĩnh vực vào bài dạy, các hoạt động học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực chủ động ở trẻ. Giáo viên còn hạn chế về việc tạo môi trường để trẻ được học tập nên chất lượng chưa cao. 17 - Vẫn còn một số trẻ em không được đến trường theo đúng độ tuổi nên cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường. - Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm và coi nhẹ vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại trường, chưa tích cực cùng với nhà trường, các cô giáo để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa chưa quan tâm đến con em mình nên cũng ảnh hưởng không lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường. * Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan