Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở trường mầm non vân sơn, ...

Tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở trường mầm non vân sơn, huyện triệu sơn

.PDF
21
86
104

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÂN SƠN HUYỆN TRIỆU SƠN Người thực hiện: Lê Thị Thi Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Vân Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA NĂM 2019 1 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Một số kiến nghị đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI Trang 1 1 2 2 2 2 3 3 4 5 13 16 16 17 19 20 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Một ngày bắt đầu từ buổi sáng Đời người bắt đầu từ tuổi thơ” Cái “tuổi thơ” ấy nếu được “bắt đầu” tốt đẹp bằng sự chung tay góp sức của toàn xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đúng cách thì “Trẻ em hôm nay” sẽ là “Thế giới ngày mai”. Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống Giáo dục quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3-72 tháng tuổi. Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Vui chơi là “hoạt động chủ đạo”, là “cuộc sống” của trẻ nhỏ. Đồng thời là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm - sinh lý và hình thành nhân cách trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Để thực hiện được hoạt động vui chơi trẻ cần phải có đồ dùng, đồ chơi. [6] Trẻ em rất yêu thích đồ chơi. Ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáo dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của mỗi con người. Mỗi món đồ chơi, ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Các món đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng, cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với bạn và nhiều kỹ năng khác. Đồ chơi là một phần quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ mầm non. Là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ. Khi trẻ được thao tác với đồ chơi, được hoạt động trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân sẽ là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện. Chính đồ chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để cùng chơi, cùng hành động và để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi. Đồ chơi giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh qua những đặc điểm, tính chất cụ thể. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, dần dần trẻ biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo, phối hợp vận động nhịp nhàng giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Đồng thời tích lũy dần những kinh nghiệm, vốn tri thức chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học Tiểu học và có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Ngày nay trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đồ chơi công nghiệp rất đa dạng và phong phú kể cả về chủng loại, mẫu mã, hình dáng, màu sắc. Song không phải đồ chơi nào cũng bổ ích, có loại mang tính bạo lực phi giáo dục như gươm, súng nhựa... Thế nhưng nhiều gia đình do có điều kiện kinh tế, có gia đinh thì nuông chiều con nên chưa lựa chọn đồ chơi phù hợp để mua cho trẻ chơi. Và khi công việc cuộc sống mỗi gia đình bộn bề thì người lớn lại càng không có thời gian để 1 cùng con trẻ làm những đồ chơi đơn giản mà bổ ích cho trẻ chơi trong khi trẻ thì luôn có nhu cầu đồ chơi mới. Chính vì vậy, đồ chơi phù hợp với trẻ cần phải được bổ sung thường xuyên nhất là những đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp tạo hứng khởi và kích thích tính tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ. Điều này rất khó thực hiện với các gia đình nhưng lại là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên mầm non trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn trong nhà trường, bản thân nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này và ý nghĩa của việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo đối với trẻ. Chính vì thế tôi luôn suy nghĩ để tìm ra “Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non Vân Sơn nơi tôi đang công tác. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là đánh giá thực trạng về công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ tại trường mầm non Vân Sơn. Đồng thời tìm ra các giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Cụ thể là tìm ra các giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa thiết thực, rẻ tiền, phù hợp với trẻ, mang tính giáo dục ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường được mối quan hệ mật thiết giữa phụ huynh với nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ tại trường mầm non Vân Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết, tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài, nắm chắc các kiến thức cơ bản để thực hiện nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu. - Phương pháp phối hợp với gia đình trẻ - Phương pháp quan sát theo dõi. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Qua việc ứng dụng 6 biện pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng khoa học của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đánh giá, xếp loại C. Trong quá trình hoạt động thực tiễn tại đơn vị, tôi đã nghiên cứu thành 8 giải pháp rất có hiệu quả trong công tác chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Mầm non. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận “Học mà chơi, chơi mà học” là phương pháp hiệu quả để trẻ mầm non lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. Vui chơi giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, với bản tính của trẻ luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh nếu chỉ chơi mà không có đồ chơi hoặc chỉ quan sát với những đồ chơi cũ thì trẻ sẽ dễ nhàm chán và không kích thích được tính tìm tòi, lòng ham hiểu biết và sự sáng tạo của trẻ. Bởi vì tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan hành động. [6] Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ Mầm non. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những xúc cảm - tình cảm tích cực ở trẻ. [3] Có thể nói, đồ chơi là những dạng đồ vật không thể thiếu vắng trong các trò chơi của bất cứ đứa trẻ nào. Trong đồ chơi, thể hiện tình cảm điển hình của đồ vật chính là hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện những hành động tương ứng với đồ vật ấy. Đối với trẻ đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mỗi trò chơi, là một trong những phương tiện để trẻ thực hiện các trò chơi. Chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi, hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình. Đồ chơi là đồ vật để trẻ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích của trẻ đôi khi không cần có sự giúp đỡ hay hướng dẫn của người lớn do đặc thù của ngành học Mầm non “Học mà chơi,chơi mà học”. Vì vậy trong từng tình huống cụ thể có khi đồ chơi còn được sử dụng như một loại đồ dùng dạy học. [5] Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo đóng vai trò quan trọng đới với sự phát triển tâm - sinh lý, trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ. Việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với trẻ mầm non có ý nghĩa rất lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển quá trình giáo dục. Chúng ta có thể xác định rõ ý nghĩa của nó qua các vấn đề sau: [3] Thứ nhất, làm phong phú hơn số lượng đồ dùng dạy học, đồ chơi trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ Thứ hai, chủ động trong việc lựa chọn chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Thứ ba, phát huy được tính tự lập, khả năng sáng tạo, ý thức tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường và biết chia sẻ khinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau Thứ tư, có thể phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp các nguyên vật liệu. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi Nhà trường được công nhận lại đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015. Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối khang trang, đầy đủ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Đa số các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm, chia sẻ, ủng hộ nhà trường trong các hoạt động. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 65% trên chuẩn Các cô luôn nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Có nhiều giáo viên trẻ bộc lộ năng khiếu trong hoạt động tạo hình. Bản thân tôi là người nhiệt tình trong mọi hoạt động, đam mê với công việc và cũng có năng khiếu trong hoạt động tạo hình nên hay sưu tầm, sáng tác các mẫu đồ chơi mới khi có thể. 2.2.2. Khó khăn Thời gian thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cả ngày nên thời gian giáo viên giành cho hoạt động làm đồ dùng dạy học, đồ chơi rất hạn chế. Số giáo viên trong trong trường chưa đảm bảo 2 cô/nhóm, lớp Kinh phí của nhà trường đầu tư hỗ trợ cho giáo viên mua thêm nguyên vật liệu khi cần thiết để làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế. Kinh phí chi cho hội thi làm đồ dùng, đồ chơi hàng năm còn ít nên cũng chưa khích lệ được nhiều sự sáng tạo và tài năng của giáo viên trong hoạt động nghệ thuật này. Vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động, nhất là việc sưu tầm hỗ trợ nguyên vật liệu và tham gia hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cùng trẻ và giáo viên khi nhà trường phát động phong trào. 2.2.3. Kết quả thực trạng trên Trường mầm non Vân Sơn trong những năm qua công tác làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đã được duy trì thực hiện. Tuy chưa quy mô lắm nhưng hai năm cũng tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi một lần. Song bên cạnh đó trong mỗi hội thi cũng còn tồn tại một số vấn đề, chẳng hạn: Chủng loại chưa phong phú, mẫu mã thì nhiều lớp giống nhau, màu sắc chưa phối hợp đúng tông màu, có những loại đồ dùng, đồ chơi tính thẩm mĩ chưa cao, chưa có nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo... Và sau các hội thi việc bảo quản các đồ dùng, đồ chơi có lúc chưa tốt. Nhất là việc bổ sung, thay thế và làm mới các đồ dùng, đồ chơi trong từng chủ đề vẫn còn có giáo viên chưa chú ý. Chính vì thế đồ dùng, đồ chơi công nghiệp dần được thay thế và sử dụng trong các hoạt động chơi hàng ngày. Trước khi nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát lại đồ dùng, đồ chơi trên 10 nhóm/lớp trong toàn trường vào ngày 18 tháng 9 năm 2018 cho thấy kết quả như sau: 4 Đồ dùng, đồ chơi tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có Đồ dùng, đồ chơi công nghiệp Chất lượng Giá trị thực tiễn Đảm bảo tính thẩm mĩ Đảm bảo an toàn, vệ sinh Đảm bảo tính giáo dục Số lượng Chủng loại Giá trị thực tiễn Đảm bảo tính thẩm mĩ Đảm bảo an toàn, vệ sinh Đảm bảo tính giáo dục Số lượng Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động lao động, vệ sinh Đồ dùng, đồ chơi phục vụ chơi hoạt động góc góc Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi vận động Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi dân gian Chất lượng Chủng loại Phân loại đồ dùng, đồ chơi 13 24 bộ 24 bộ 24 bộ 23 bộ 23 bộ 1 5 16 bộ 13 bộ 13 bộ 12 bộ 12 bộ 9 15 bộ 14 bộ 14 bộ 13 bộ 13 bộ 7 17 bộ 15 bộ 16 bộ 15 bộ 15 bộ 19 30 bộ 28 bộ 28 bộ 26 bộ 25 bộ 1 8 36 bộ 33 bộ 32 bộ 31 bộ 32 bộ 9 12 bộ 10 bộ 10 bộ 9 bộ 9 bộ 8 23 bộ 20 bộ 21 bộ 20 bộ 20 bộ 2 6 bộ 5 bộ 5 bộ 4 bộ 4 bộ 2 7 bộ 6 bộ 7 bộ 6 bộ 7 bộ Từ thực trạng trên tôi xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ tại đơn vị. Đồng thời tôi cũng nhận rõ trách nhiệm của mình trong công tác này và nhận thấy sự trăn trở của mình là hoàn toàn có cơ sở. Sự cần thiết phải đưa ra những biện pháp phù hợp với thực tiễn lúc này nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo giáo viên trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi là việc cần làm ngay. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giải pháp 1:  Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi Lập kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện công việc. Khi lập kế hoạch là đã liệt kê các công việc cần làm, các mục tiêu cần hướng đến theo một trình tự và được thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể. Bản kế hoạch công việc có vai trò như la bàn chỉ đường để người quản lý cùng tổ chức của mình có thể đi tới đích một cách nhanh nhất đồng thời hiệu quả và tiết kiệm chi phí nguồn lực nhất. [2] Trong bản Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu của việc làm đồ dùng, đồ chơi, các nội dung công việc, nhiệm vụ cụ thể, cách thức thực hiện và xác định rõ thời gian tổ chức hội thi sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có vào tuần 2 tháng 11 năm 2018. Ngay sau khi năm học mới bắt đầu, căn cứ vào tình hình thực tiễn tôi đã xây dựng dự thảo Kế hoạch số 01/KH-BPCM ngày 7 tháng 9 năm 2018 phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức hội thi sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có. Sau khi có dự thảo kế 5 hoạch tôi trình lên đồng chí Hiệu trưởng. Được Hiệu trưởng góp ý và thống nhất các nội dung của bản dự thảo đó tôi tổ chức Hội nghị với thành phần là Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng và tổ phó hai tổ chuyên môn để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo. Sau khi thảo luận góp ý kiến xây dựng, các đồng chí trong hội nghị thống nhất các nội dung của bản dự thảo tôi lập Kế hoạch số 01/KH-BPCM ngày 11 tháng 9 năm 2018 phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức hội thi sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có. Kế hoạch được trình lên Hiệu trưởng phê duyệt và triển khai đến các tổ chuyên môn, các tổ triển khai đến giáo viên. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, tìm kiếm nguyên vật liệu Để làm phong phú các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ cần phải có nhiều nguyên vật liệu để làm. Các nguyên vật liệu có thể tìm từ phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp sữa bột, lon bia, xốp, các loại chai nhựa, len vụn, vải vụn, gỗ, giấy bọc hoa,.... các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Rơm rạ khô, lá cây ,hạt na, vỏ củ lạc, vỏ ốc, vỏ sò, sỏi… Tôi chỉ đạo giáo viên tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu bằng hai cách sau: Thứ nhất, tự bản thân tìm kiếm trong gia đình, tìm kiếm thông qua các mối quan hệ với những người xung quanh như xin những gia đình anh em, bạn bè, bà con lối xóm nơi sinh sống... Thứ hai, giáo viên gần gũi, khéo léo, tuyên truyền đúng cách với các bậc phụ huynh trong giờ đón - trả trẻ và nhất là trong Hội nghị phụ huynh của lớp đầu năm học. Giáo viên cần chú ý trao đổi để phụ huynh thấy được tác dụng của các loại phế liệu trong mỗi gia đình được xem là “đồ bỏ đi” nhưng khi phế liệu đó đã được làm sạch và tái chế thành những món đồ chơi thì lại có tác dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ. Nếu giáo viên khai thác tốt thì đây sẽ là lực lượng làm phong phú nguồn nguyên vật liệu cho công tác làm đồ dùng, đồ chơi của các lớp mà không hề tốn kém một chút kinh phí nào. Giải pháp 3. Chỉ đạo giáo viên xử lý các loại nguyên vật liệu sau khi đã tìm kiếm được Sau khi sưu tầm được các nguyên vật liệu, giáo viên cần bố trí thời gian cọ rửa, lau chùi làm vệ sinh sạch sẽ và để khô ráo. Đồng thời có thể phân loại các nguyên vật liệu để tiện khi sử dụng và cũng là để loại bỏ những nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu tái chế thành đồ chơi được. 6 Trong quá trình phân loại nguyên vật liệu, lúc này là khoảng thời gian để giáo viên suy nghĩ ý tưởng tạo ra sản phẩm theo cách riêng của mình: Làm cái gì?, làm như thế nào? Làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, theo lĩnh vực hay theo từng hoạt động... Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên cách thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Sau khi đã liệt kê được ý tưởng, giáo viên có thể tìm kiếm cách tạo hình đồ chơi cho trẻ thông qua mạng Internet, qua tài liệu hướng dẫn làm đồ chơi, qua phương pháp hoạt động tạo hình, tập san giáo dục mầm non, học hỏi đồng nghiệp hoặc có thể đi tham quan trường bạn... Trước khi giáo viên tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo ý tưởng tôi thường tổ chức một buổi hướng dẫn chung cho tất cả giáo viên trong trường. Tại thời điểm này tôi thiết kế một số mẫu đồ dùng, đồ chơi mới cho giáo viên tham khảo. Đồng thời tôi hướng dẫn một số kỹ năng như kỹ năng tạo mẫu, kỹ năng phối mầu, ... Chẳng hạn, tôi đã hướng dẫn giáo viên tạo hình con chim cánh cụt từ vỏ chai dầu gội đầu và giấy xốp phục vụ chơi chủ đề động vật. Làm cái quạt từ vỏ chai sữa chua uống và giấy xốp phục vụ chủ đề gia đình. Làm cái thuyền từ vỏ can nước rửa bát, que kem, giấy xốp phục vụ chủ đề giao thông, ... 7 Ngoài ra, tôi có thể gợi ý một số loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chủ đề khác nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu qua ý tưởng để phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của giáo viên. Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên huy động phụ huynh tham gia cùng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Sau khi huy động được nguyên vật liệu bằng nhiều cách, cô đã làm sạch, đã có được ý tưởng và các kỹ năng tạo hình thì nên khéo léo trao đổi với phụ huynh để huy động họ cùng tham gia vào quá trình làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Thống nhất với phụ huynh về thời gian và địa điểm phù hợp để họ có thể thuận tiện tham gia. Trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể trò chuyện cởi mở giúp phụ huynh thấy được nhiều giá trị nhân văn trong công việc mà họ đang làm. Mục đích của công việc này một mặt là để phụ huynh giúp cô tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Mặt khác là để họ thấy rõ giá trị được kết tinh trong từng sản phẩm và cũng là để họ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ nhiều hơn với cô giáo mầm non.   8 Giải pháp 6: Chỉ đạo giáo viên khuyến khích trẻ tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô Đừng ngại cho trẻ lấm bẩn. Giáo viên cùng chơi đùa với trẻ một cách vui vẻ, thoái mái nhất để ý tưởng sáng tạo của trẻ đến một cách tự nhiên. [5] Giáo viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia thảo luận về đặc điểm vật mẫu. Cần bổ sung đa dạng nguyên vật liệu để trẻ được tự chọn theo ý thích mà tạo ra những sản phẩm tạo hình. Giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ vật cũ để tạo ra sản phẩm theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. Giáo viên nên tạo cơ hội cho trẻ tự chọn nhóm bạn để phối hợp tạo thành các sản phẩm mới. Khuyến khích trẻ trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau. Tăng cường cho cá nhân trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình, khuyến khích các trẻ khác cho ý kiến. [5] Giải pháp 7: Tổ chức tốt hội thi "Đồ dùng, đồ chơi tự làm" Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BPCM ngày 11 tháng 9 năm 2018 phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức hội thi đồ dùng, đồ chơi tự làm và Kế hoạch số 31/KH-MNVS ngày 26 tháng 9 năm 2018 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. Nhà trường đã tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” vào ngày 10 tháng 11 năm 2018 với ý nghĩa thi đua lập thành tích chào mừng ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11. Để hội thi thật sự có ý nghĩa, nhà trường mời Ban đại diện cha mẹ học sinh các nhóm/lớp, cán bộ văn hóa xã Vân Sơn, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo Triệu Sơn đến dự và cổ vũ cho phong trào làm đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. Hội thi này là sân chơi để giáo viên thể hiện tài năng của mình trong hoạt động nghệ thuật tạo hình cho trẻ mầm non. Qua hội thi, giáo viên học hỏi được nhiều điều bổ ích, chẳng hạn: Học được kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi; tăng cường kỹ năng giao tiếp với phụ huynh; cơ hội để nhìn nhận lại năng lực bản thân...Từ đó giáo viên dễ dàng nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác để có hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế 9 còn tồn tại. Đồng thời, hội thi này cũng là một trong những cơ sở để lãnh đạo nhà trường đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” năm học 2018 - 2019 đã thành công tốt đẹp. Giải thưởng cũng đã được trao cho các giáo viên tích cực và có nhiều sáng tạo. ( 01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải ba, 05 giải khuyến khích) Giải nhất: Cô Lê Thị Ngọc Trâm Lớp B1 Giải nhì: Cô Lê Thị Nga B Lớp A1 Cô Lê Thị Hằng Lớp A2 Giải ba: Cô Lê Thị Nga A Lớp C1 Cô Trương Thị Trang Lớp D1 10 Việc tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương sẽ làm phong phú hơn về số lượng, chủng loại đồ dùng, đồ chơi. Từ đó giúp cô và trẻ chủ động trong việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động. Qua hội thi sẽ phát huy được tính tự lập, khả năng sáng tạo của giáo viên. Đồng thời tăng cường ý thức tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau. Và một niềm vui không nhỏ nữa là tạo thêm sự gắn kết chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ với giáo viên và nhà trường. Qua đó cũng để phụ huynh hiểu, thông cảm và sẻ chia với những khó khăn, vất vả của giáo viên mầm non. Sau hội thi, nhà trường có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời cho những giáo viên có nhiều sáng tạo nhằm phát huy hơn nữa phong trào làm đồ dùng, đồ chơi trong những năm tiếp theo. Giải pháp 8: Chỉ đạo giáo viên vệ sinh, bảo quản và bảo dưỡng đồ dùng, đồ chơi 11 “Của bền tại người” đó là câu nói kinh nghiệm mà ông, cha ta đã truyền dạy. Đúng vậy, làm ra được nhiều loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có tuy không tốn kém nhiều tiền của nhưng cũng mất nhiều thời gian, công sức. Thế nhưng bảo quản để đồ dùng, đồ chơi được bền lâu là cả một vấn đề. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ cách giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Đồng thời giáo viên cũng cần chú ý khâu vệ simh tối thiểu mỗi tuần một lần. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi thường xuyên một mặt là để đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Mặt khác là để giáo viên quan sát, phát hiện những đồ dùng, đồ chơi hư hỏng để sửa chữa và thay thế kịp thời không để trẻ chơi những đồ chơi không đảm bảo yêu cầu. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Tuy thời gian và minh chứng chưa nhiều để đánh giá hoạt động làm đồ dùng dạy học, đồ chơi trong chuỗi các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Vân Sơn. Song từ những giải pháp chỉ đạo thực hiện công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại đơn vị, tôi đã thấy được những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể qua khảo sát các loại đồ dùng, đồ chơi ở 10 nhóm/lớp trong lần 2 vào ngày 12 tháng 3 năm 2019 cho thấy: Phân loại đồ dùng, đồ chơi Đồ dùng, đồ chơi công nghiệp Đồ dùng, đồ chơi tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có Chất lượng Chất lượng Chủng loại Đảm bảo tính thẩm mĩ Đảm bảo an toàn, Giá trị thực tiễn 15 bộ 15 bộ 20 39 bộ 39 bộ 38 bộ 36 bộ 37 bộ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động lao động, vệ sinh 7 11 bộ 11 bộ 11 bộ 10 bộ 11 bộ 11 28 bộ 28 bộ 27 bộ 27 bộ 28 bộ Đồ dùng, đồ chơi 12 phục vụ chơi hoạt động góc góc 20 bộ 20 bộ 20 bộ 20 bộ 19 bộ 31 58 bộ 58 bộ 57 bộ 56 bộ 56 bộ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi vận động 6 10 bộ 10 bộ 8 bộ 9 bộ 9 bộ 16 33 bộ 33 bộ 32 bộ 30 bộ 32 bộ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi dân gian 2 4 bộ 4 bộ 4 bộ 3 bộ 3 bộ 4 12 bộ 12 bộ 12 bộ 11 bộ 11 bộ Đảm bảo tính giáo dục Giá trị thực tiễn 16 bộ Số lượng Đảm bảo tính thẩm mĩ Đảm bảo an toàn, vệ sinh Đảm bảo tính giáo dục 16 bộ Số lượng 16 bộ Chủng loại Đồ dùng, đồ chơi 10 phục vụ hoạt động học 12 Đối với hoạt động giáo dục Khi đồ dùng dạy học, đồ chơi phong phú và đa dạng tạo điều kiện tốt cho trẻ được tự do vui chơi, được thực hành trải nghiệm giúp tâm lý trẻ thoải mái. Khi tâm lý vui vẻ, thoải mái trẻ sẽ có sức khỏe tốt. Khi tâm lý tốt, sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ tăng khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định, thúc đẩy quá trình nhận thức của trẻ phát triển. Từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng được cải thiện. Đối với bản thân Sau những thành công của phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo và kết quả của hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” năm học 2018-2019 tôi có được nhiều hơn sự tin tưởng, quý mến của chị em đồng nghiệp. Có thêm sự tin tưởng của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành cũng như Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. Có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Mầm non. Đối với đồng nghiệp Chị em thấy rõ giá trị đích thực của các đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Thấy được sự cần thiết phải thay đổi tư duy, tích cực và sáng tạo hơn trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Họ thấy rõ được sự cần thiết phải thúc đẩy phong trào này và cần tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” mỗi năm 1 lần. Một mặt là để tăng cường đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mà tiết kiệm được nhiều chi phí. Mặt khác là để giáo viên bộc lộ tài năng vốn có, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác này và tăng cường khả năng giao tiếp, ứng xử trong môi trường sư phạm. Và điều quan trọng hơn cả là giáo viên thấy được niềm vui hiện lên trên khuôn mặt trẻ mỗi khi được chơi với nhiều loại đồ chơi do cô và trẻ tự làm ra. Đồng thời, họ có thêm kinh nghiệm cho việc phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi nói riêng và các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nói chung. Đối với nhà trường Việc phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương có giá trị lớn trong việc thiết lập bền chặt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Nguồn đồ dùng dạy học, đồ chơi ở các nhóm/lớp trong nhà trường ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Làn sóng “thu gom phế liệu” giúp trường mầm non làm đồ chơi cho trẻ được lan tỏa, nhà trường nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ nhân dân. Điều này có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng cũng như trong nhà trường. Nhà trường cũng nhận được sự động viên, khích lệ của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành. Từ đó có thêm động lực để phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của ngành cũng như nhiệm vụ năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo. 13 14 3. KẾT LUẬN 3.1. Kết luận Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Là cái “nôi” hình thành và phát triển nhân cách con người. Chúng ta cần “Thay đổi” để “Phát triển” giáo dục mầm non nhằm chống nguy cơ “Thiếu hụt” ở trẻ em dưới 6 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học phổ thông. Với đặc thù của ngành học mầm non, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” và vui chơi là “hoạt động chủ đạo” của trẻ. Trong khi đồ dùng, đồ chơi là đồ vật không thể thiếu để trẻ thực hiện các trò chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích. Chính vì thế, việc làm phong phú và đa dạng đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ cần phải xem như là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non. Mà nhiệm vụ này cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Qua nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trong đề tài này vào thực tiễn trường mầm non Vân Sơn tôi đã thấyđược những kết quả rất đáng trân trọng. Tôi tin rằng, các giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi trong đề tài này có khả năng ứng dụng rộng rãi được nhiều trường Mầm non có cùng điều kiện trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ những kết quả đã đạt được, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất, bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ. Khi đã yêu nghề, yêu trẻ thì với nỗ lực để thực tốt hiện nhiệm vụ cùng với sự đam mê, lòng nhiệt tình trong mọi hoạt động ở trường nói chung và hoạt động làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ nói riêng. Thứ hai, nhiệm vụ làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phải được đưa vào kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch cá nhân của giáo viên. Đồng thời nhiệm vụ này được xem như là một trong số các tiêu chí thi đua của giáo viên để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Thứ ba, cán bộ quản lý, giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của đồ dùng, đồ chơi nói chung và đồ dùng, đồ chơi tự tạo nói riêng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ thơ. Đồng thời cũng cần phải nắm vững 4 yêu cầu cơ bản trước khi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ: [3] Một là đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo tính giáo dục. Phải phản ánh về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Có hình dáng, màu sắc, âm thanh hấp dẫn, kích thước phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi và phải là phương tiện giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. Hai là đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, vệ sinh. Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phải được làm sạch sẽ, dễ lau rửa, không sơn bằng loại sơn độc hại. Các bộ phận phải được gắn chắc chắn, không sắc nhọn. Ba là đồ dùng, đồ chơi phải đẹp. Hình dáng, kích thước, mẫu mã, mầu sắc, bố cục của từng sản phẩm phải thể hiện sự cân đối, hài hòa và được trau chuốt. Bốn là đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo tính thực tiễn, phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống. 15 Thứ tư, nhà trường nên thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo vào dịp các ngày lễ lớn trong năm để giáo viên thi đua, sáng tạo thể hiện tài năng và kinh nghiệm của mình. Có khen, thưởng động viên khích lệ kịp thời những cá nhân có nhiều sáng tạo. Thứ năm, giáo viên nên thường xuyên khuyến khích trẻ tham gia vào thực hiện công việc làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô nhằm giúp trẻ tự khẳng định mình, tăng nhu cầu được tạo ra cái đẹp, kích thích sự sáng tạo và khả năng hợp tác ở trẻ. Thứ sáu, nhà trường cần chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh. Tăng cường khả năng giao tiếp ứng xử thân thiện, cởi mở. Biết khai thác nguồn lực theo tinh thần “ 3 đúng”: Đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng cách Thứ bảy, chú trọng việc vệ sinh, bảo quản và bảo dưỡng các loại đồ dùng, đồ chơi để tăng thêm thời gian sử dụng. Bởi vì để tạo ra được một sản phẩm tạo hình không khó nhưng phải trải qua nhiều công đoạn, tốn thời gian và công sức. 3.2. Kiến nghị Đối với lãnh đạo nhà trường Đề nghị lãnh đạo nhà trường tiếp tục ứng dụng thực hiện và phát triển các biện pháp mà đề tài này đã nghiên cứu. Hỗ trợ về tài chính cho giáo viên mua thêm một số nguyên vật liệu cần thiết mà không sưu tầm được. Khuyến khích kịp thời những sáng kiến mới, kinh nghiệm hay trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đối với lãnh đạo địa phương Đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo công tác viết bài, đưa tin tuyên truyền về Giáo dục Mầm non trên đài truyền thanh của xã. Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợi tốt với nhà trường trong việc thực hiện xã hội hóa công tác Giáo dục Mầm non, nhất là việc vận động trẻ 2 - 3 tuổi đến trường lớp. Đối với lãnh đạo ngành Đề nghị lãnh đạo Phòng giáo dục quan tâm, hỗ trợ kinh phí mua sắm các đồ dùng dạy học và đồ chơi công nghiệp bổ sung cho trường lớp. Định kỳ tổ chức hội thi sáng tạo thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo. Một mặt là để tăng cường đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường. Mặt khác là để giáo viên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cũng là để cộng đồng hiểu hơn về ngành học Mầm non. Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có trong điều kiện thực tế tại trường mầm non Vân Sơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các giải pháp tôi đưa ra có thể một vài giải pháp chưa thực sự tối ưu. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý và sự động viên của Hội đồng khoa học các cấp để tôi tiếp tục phát triển đề tài này. Đồng thời có thêm sức mạnh, sự tự tin để đầu tư nghiên cứu một số đề tài khác có hiệu qủa. Nhằm vân dụng vào thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại địa phương để “Mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui” và cũng là 16 để góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển sự nghiệp Giáo dục nước nhà trong thời kì hội nhập. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Triệu Sơn, ngày 14 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép của người khác. Người thực hiện Lê Thị Thi 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN [1] Phương pháp tổ chức hoạt động tạo NXB Đại học sư phạm hình cho trẻ mầm non [2] Lập hế hoạch và thiết kế các hoạt động NXB giáo dục Việt Nam giáo dục trong trường mầm non [3] Module 30. Làm đồ dùng dạy học, đồ Tài liệu bồi dưỡng thường chơi tự tạo xuyên giáo viên Mầm non Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương NXB giáo dục Việt Nam trình giáo dục mầm non 5- 6 tuổi [4] [5] Hướng dẫn một số kĩ năng tạo hình cho NXB giáo dục Việt Nam trẻ Mầm non [6] Tâm lý học trẻ em NXB giáo dục Việt Nam 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan