Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non

.PDF
20
66
147

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON Người thực hiện: Lê Thị Tình Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Bắc Lương SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THỌ XUÂN NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1.1: Lý do chọn đề tài:...........................................................................................1 1.2: Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:..........................................................2 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.........................................................2 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học:..............................................................2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................................2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................2 2.2. Thực trạng trong công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non:.............................................................................................3 2.2.1.Đặc điểm tình hình:...................................................................................3 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện:............................................3 2.2.3. Công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe - nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường:................................................................................4 2.2.4. Kết quả của thực trạng trên:....................................................................5 2.3. Một số giải pháp của sáng kiến.......................................................................6 2.3.1. Tham mưu đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi , đảm bảo đầy đủ theo quy định..................................................................6 2.3.2: Nâng cao nhận thức và tay nghề cho đội ngũ giáo viên - nhân viên trong nhà trường:......................................................................................6 2.3.3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày, xây dựng thực đơn, kế hoạch phối kết hợp khám sức khỏe cho trẻ đảm bảo những yêu cầu cần thiết........................................................................................8 2.3.4. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh, hiệu quả đố với trẻ:................................................................................................11 2.3.5: Chỉ đạo thực hiện tốt việc phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường:.........................................................11 2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm............................................................16 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:............................................................................16 3.1. Kết luận:........................................................................................................17 3.2. Một số kiến nghị:..........................................................................................17 1. MỞ ĐẦU 1.1: Lý do chọn đề tài: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Bởi con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi. Để có được nhân tố đó, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải chú trọng đến sức khỏe của trẻ em bởi “sức khoẻ của trẻ em là phồn vinh cho xã hội mai sau”. Muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh để sau này trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta phải đầu tư một cách khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Vì sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người cả về thể chất, lẫn tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất nó là liên quan đến vấn đề bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Còn với tinh thần là thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chung tay chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội. Chính vì vậy, trường mầm non là nơi thuận lợi nhất tạo tiền đề cho sự phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Ở trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng là then chốt. Trẻ có sức khoẻ thì trẻ phát triển sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành sẽ tiến tới, bố mẹ mới yên tâm gửi con đến trường. Do đó trường học cần xây dựng được một môi trường lành mạnh an toàn giúp trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ có được một con người khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Hiện nay tình trạng trẻ em từ 0 – 6 tuổi chiếm tỉ lệ mắc các loại bệnh còn rất nhiều, không chỉ thiếu cân suy dinh dưỡng thể thấp còi mà tình trạng trẻ mắc các bệnh béo phì chiếm tỷ lệ rất cao ở thực tế hiện nay. Là người quản lý phụ trách dinh dưỡng, tôi luôn trăn trở và mong muốn tìm ra những biện pháp có hiệu quả để góp phần vào chăm sóc sức khỏe và phòng một số bệnh cho trẻ ở trường mầm non. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non". Nơi tôi đang công tác làm đề tài nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2: Mục đích nghiên cứu: Nâng cao trách nhiệm công tác quản lý về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường Mầm non để đạt được kết quả cao trong năm học. Giúp giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu được tầm quan trọng về công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường, và thông qua đó có được những kiến thức trong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. Giảm tỷ lệ trẻ mắc các loại bệnh trong năm học. Tạo được niềm tin của phụ huynh yên tâm gửi con vào nhà trường.. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ mầm non, nhằm nâng cao thể chất cho trẻ nói riêng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và phân tích tất cả các văn bản, chỉ thị, các tài liệu có liên quan đến đề tài. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng, trao đổi với cán bộ quản lý trường mầm non, với giáo viên và các cháu để tìm hiểu về vấn đề này. 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học: 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về vật chất và tinh thần. Phải khẳng định rằng: Một cơ thể yếu ớt không thể có một tâm hồn lành mạnh. Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi chúng ta! Đặc biệt là thế hệ con trẻ, là niềm tin, là tương lai của xã hội. Để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chăm sóc dinh dưỡng tốt sẽ phòng bệnh tốt, ít bệnh tật, chống đỡ môi trường và ngược lại, cho nên việc chăm sóc - nuôi dưỡng rất quan trọng đối với trẻ, để trẻ lớn lên với một cơ thể khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho việc tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất thì ngay từ khi được sinh ra, chúng ta phải quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. Trẻ có được thể lực tốt thì mới có hứng thú vui chơi và học tập, trẻ mới tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình. Có thể nói sức khoẻ thể chất và vệ sinh phòng bệnh của trẻ là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cả ở nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Bởi thế trường mầm non phải là "Tổ ấm gia đình" thứ hai của trẻ. Muốn trẻ được phát triển toàn diện thì cùng với việc giáo dục, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần đặc biệt được chú trọng. Thực tế trong điều kiện cuộc sống hiện nay, con người đang phải chịu bởi thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm vì khói bụi ,hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật,với vi khuẩn, vi rút biến dị…đặc biệt là các đợt dịch: SAS, cúm AH5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học thường gặp: Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut,cúm...Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường và sức khoẻ của mọi người. Ở trường Mầm non chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ là một trong các nội dung trọng tâm, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chúng ta làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ ở trường có nghĩa là chúng ta đã góp phần thực hiện thành công chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ giáo đã ban hành. Một lần nữa khẳng định vai trò “Trường Mầm non là tổ ấm thứ hai - cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ”, từ đó tạo được niềm tin yêu cho từng gia đình khi gửi con đến trường. Nói một cách vĩ mô hơn thì việc chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ ở 2 trường Mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước trong tương lai. 2.2. Thực trạng trong công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non: 2.2.1.Đặc điểm tình hình: * Tình hình địa phương Xã Bắc Lương là một xã thuần nông giàu truyền thống hiếu học. Trong những năm qua, vượt qua khó khăn cán bộ và nhân dân trong xã đã quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển trồng trọt chăn nuôi, xây dựng đường ,trường, trạm và các nghành nghề phụ như: Trồng cây bưởi diễn, các trang trại chăn nuôi ... mang lại lợi ích kinh tế cao, năm 2018 xã đã đạt xã điểm về VSATTP và xứng tầm đi lên xây dựng địa phương trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2019. * Tình hình nhà trường: Trường mầm non Bắc Lương nằm ở khu vực trung tâm xã giáp với công sở, các trường học và trạm y tế của xã. Trường có đủ các phòng học khang trang, rộng rãi,cảnh quan môi trường sạch sẽ thoáng mát.Có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. Nhà trường đạt thành tích trường tập thể lao động xuất sắc cấp cơ sở, năm học 2015-2016 vinh dự được đón nhận Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độp I và xếp tốp 10 trong toàn huyện năm học 2017 - 2018 * Về đội ngũ CBGV-NV Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên  nhà trường là 27 đồng chí. Trong đó: - Ban giám hiệu: 3 đồng chí - Giáo viên: 15 đồng chí - Nhân viên: 9 đồng chí (kế toán 1 đồng chí). Trình độ: Đại học: 21 Cao đẳng: 4 Trung cấp: 2 * Về quy mô nhà trường: Nhà trường có chi bộ riêng, có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. * Về nhóm lớp: Nhà trường có 10 nhóm lớp: Mẫu giáo: 8 lớp : với số cháu 256 cháu Nhóm trẻ: 2 nhóm: với số cháu 70 cháu * Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: Trẻ ra lớp, ăn bán trú và được cân đo khám sức khỏe đạt: 100 % Kênh cân nặng bình thường : 86% Chiều cao bình thường: 92.3 % Trẻ mắc các bệnh: 11, 3 % 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện: * Thuận lợi: Được sự quan tâm của Đảng chính quyền và các ban nghành đoàn thể của địa phương, và phòng giáo dục & Đào tạo Thọ xuân, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị để nhà trường hoạt động. 3 - Cơ sở vật chất các phòng học, bếp ăn được địa phương đầu tư xây dựng kiên cố. Năm học 2018-2019 bếp ăn đã được ốp tường sạch sẽ tránh ẩm mốc. - Các trang thiết bị được bổ sung phù hợp với yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ. - Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm trong việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. - Trẻ ra lớp đầy đủ chuyên cần, 100% ăn bán trú tại trường, mạnh dạn tự tin. - Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện thường xuyên liên tục Trường có đội ngũ giáo viên năng động nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ đạt chuẩn 100% và trên chuẩn là 71%, đa số cán bộ giáo viên nhân viên còn trẻ, khỏe có khả năng tiếp cận kiến thức mới và thành thạo công nghệ thông tin. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đều là nữ có sức khoẻ tốt, có năng lực, yêu nghề mến trẻ. Hằng năm đều được khám sức khoẻ, tập huấn về kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ do phòng giáo dục và trung tâm y tế tổ chức. * Khó khăn: Tuy cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trẻ. Kinh phí , trang thiết bị dành cho hoạt động y tế học đường còn thiếu thốn Công tác y tế trong trường học còn do giáo viên kiêm nhiệm Số trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao - Giá cả thực phẩm không ổn định nên việc mua thực phẩm làm ảnh hưởng chất lượng bữa ăn. Cân đối định lượng bữa ăn cho trẻ rất khó khăn khi nguồn thực phẩm gia súc bị dịch tả châu phi bùng phát. Trong các tiết học giáo viên còn ít lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ vào bài dạy . 2.2.3. Công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe - nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường: * Xây dựng kế hoạch trong năm học: Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo chuyên đề nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho cả năm học cụ thể từng tuần, tháng cho cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện. Có kế hoạch phân công giáo viên ,tổ nuôi dưỡng trong nhà trường phù hợp với trình độ năng lực của từng người. Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho cả năm học cụ thể từng tuần, tháng cho cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện. * Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Để đảm bảo chất lượng và an toàn trong thực phẩm nhà trường đã kí hợp đồng mua thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ hồ sơ mang tính pháp lý. Xây dựng thực đơn cho trẻ đảm bảo cơ cấu năng lượng nhu cầu dinh dưỡng, định lượng cho trẻ theo mùa phù hợp với điều kiện địa phương theo thông tư 28. Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ căn cứ vào mức thu tiền của trẻ. Xây dựng thực đơn theo mùa và theo nguồn thực phẩm nhà trường hợp đồng với các cơ sở, Tại thời điểm trong tháng 3 năm 2019 khi nghe thông tin về dịch sán lợn, dịch tả 4 châu phi thì nhà trường xây dựng thực đơn thay thế thực phẩm thịt lợn bằng các loại thịt như: Ngan, gà, trứng, tôm, cá, cua, hến, lạc, vừng, … Tổ chức bữa ăn: phòng ăn của trẻ phải được quét dọn, xếp đặt sạch sẽ gọn gàng. Đồ dùng ăn uống phải sạch, khô ráo, bát thìa được luộc phơi khô, cất nhắc vào tủ tránh côn trùng. Khi cho trẻ ăn giáo viên cần rèn cho trẻ có nề nếp, thói quen trước và sau khi ăn, cô động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. * Thực hiện chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ + Đối với nhà trường: Mua đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách để theo dõi trẻ cho cả năm học.Trong năm học phối kết hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2l/ năm. + Đối với cô: Phải thực hiện đúng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu: Theo dõi kiểm tra sức khoẻ định kì cho trẻ bằng hồ sơ theo dõi sức khoẻ cá nhân trẻ, ghi chép và quản lý đầy đủ về hồ sơ của trẻ, biết phòng và xử lý một số bệnh thông thường của trẻ, nắm bắt được tình hình của trẻ trong các nhóm lớp, có kế hoạch trao đổi tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ cho phụ huynh. + Đối với trẻ: Mặt mũi chân tay, quần áo sạch sẽ gọn gàng, phải có thói quen vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trong giao tiếp. * Thực hiện kiểm tra đánh giá: Xây dựng tiêu chí kiểm tra, lịch kiểm tra mỗi tháng một lần và cách đánh giá kết quả kiểm tra. 2.2.4. Kết quả của thực trạng trên: Qua kiểm tra theo dõi sức khỏe trẻ khi vào trường đầu năm học 2018 - 2019 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau: phân loại kênh Trẻ bệnh Tổng số mắc tai mũi cân nặng chiều cao Năm Độ tuổi trẻ được bệnh họng học cân đo sâu BT SDD BT TC răng 24 – 36 70 65 5 66 4 5 15 tháng 3 – 4 tuổi 78 66 12 70 8 15 25 4 – 5 tuổi 87 70 17 80 7 12 10 91 80 11 85 6 5 5 326 281 45 301 25 37 60 100% 86% 14% 92.3 7.8% 11.3% 18.4% 2018 5 – 6 tuổi 2019 cộng Tỷ lệ 5 Đứng trước những thuận lợi và khó khăn, kết quả của thực trạng trên, trước những yêu cầu về chất lượng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mà ngành giáo dục đề ra bản thân tôi  đã tìm ra một số giải pháp sau: 2.3. Một số giải pháp của sáng kiến 2.3.1. Tham mưu đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi , đảm bảo đầy đủ theo quy định. Có thể nói cơ sở vật chất là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với các trường mầm non trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu năm học bản thân đã tham mưu cùng với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm để đầu tư về cơ sở vật chất được khang trang, có đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng y tế, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi chuẩn theo quy định tạo môi trường thân thiện, an toàn, giúp phụ huynh thực sự yên tâm khi gửi gắm con em mình vào ngôi trường này. Bên cạnh đó cùng với nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa phương tham gia xây dựng xã điểm về VSATTP và được hỗ trợ nguồn kinh phí là 30.000.000 đồng để tu sữa lại hệ thống bếp ăn, ốp hết tường ở khu vực bếp ăn đảm bảo theo tiêu chí và yêu cầu thực tiễn. (Hình ảnh trường mầm non Bắc Lương) 2.3.2: Nâng cao nhận thức và tay nghề cho đội ngũ giáo viên - nhân viên trong nhà trường: * Đối với tổ nuôi: Ban giám hiệu luôn bố trí thời gian hợp lý cho cán bộ nuôi dưỡng đi tham quan thực tập những trường điểm về thực hiện tốt khâu nuôi dưỡng. Cung cấp tài liệu hướng dẫn chế biến món ăn, tài liệu nói về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Thường xuyên nhắc nhở, động viên thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thi tay nghề cấp dưỡng. 6 Yêu cầu đội ngũ phải đảm bảo về khâu chế biến thực phẩm an toàn về vệ sinh, đảm bảo chất lượng thực phẩm, nơi chế biến thực phẩm sống, chín phải tách riêng, không được dung lẫn lộn như nhau: ( dao, thớt, rổ rá, xoong, nồi ….). Thức ăn nấu, chia xong trẻ phải được ăn ngay. Nếu trẻ chưa ăn phải cho vào tủ kính hoặc đậy kín để tránh ruồi muỗi đậu vào thức ăn. (Hình ảnh sơ chế, chế biến của tổ nuôi) Ngoài ra tổ phục vụ còn phải tham khảo tài liệu về huớng dẫn chế biến các món ăn, tài liệu nói về vệ sinh an toàn thực phẩm, luôn học tập các lớp chuyên đề, học tập các đơn vị tiên tiến, học tập nâng cao tay nghề cho bản than, luôn tổ chức thi tay nghề cấp dưỡng hang năm, luôn tham gia vào các hội thi để giúp chị em nắm được cách lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế biến. Không những chỉ có người phục vụ chăm lo học hỏi mà những người quản lý cũng phải có trách nhiệm hang đầu về những vấn đề này. Là người quản lý phải thường xuyên nhắc nhở và chỉ đạo sát sao để họ thực hiện tốt vấn đề này. * Đối với đội ngũ giáo viên. Vai trò của đội ngũ giáo viên trong trường rất quan trọng vì họ là người quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ. Thấy được tầm quan trọng đó nên nhà trường không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học về chăm sóc nuôi dưỡng thông qua các lớp chuyên đề, các hội thi như “Bé tập làm nội trợ” “Gia đình dinh dưỡng vì trẻ thơ”, các hội thảo và tổ chức hội thi “Nữ công gia chánh” thi nấu ăn vào ngày 8/3, 20/10 để bàn về vấn đề này. Bên cạnh đó còn học tập và nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề “An toàn thực phẩm” và tham khảo các tài liệu nói về món ăn, tài liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều lệ trường mầm non, luật giáo dục. Ngoài ra trường còn tổ chức tham quan các trường bạn ở tỉnh ngoài, các trường điển hình tiên tiến đạt chuẩn quốc gia… và vấn đề cần thiết cho đội ngũ giáo viên là nhà trường kết hợp với công đoàn động viên giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân và từ đó giáo viên cũng nắm vững được việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non. Tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải có đầy đủ sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ. 7 Thường xuyên nâng cao kiến thức thường thức về y học, về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, phòng tránh tai thương tích để đảm bảo cho trẻ phát triển lành mạnh cả thể chất và tinh thần, đảm bảo an toàn về tính mạng và tâm lý. Cung cấp tài liệu sách báo nói về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, rút kinh nghiệm hàng tháng. Lồng ghép các nội dung chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ vào các môn học, các hoạt động trong ngày đặc biệt là lĩnh vực phát triển thể chất.Từ đó giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. 2.3.3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày, xây dựng thực đơn, kế hoạch phối kết hợp khám sức khỏe cho trẻ đảm bảo những yêu cầu cần thiết. 2.3.3.1. Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ một cách khoa học. Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ là một quy trình khoa học, phân phối một cách hợp lý về thời gian và trình tự các hoạt động trong ngày của trẻ phù hợp với lứa tuổi và tình hình địa phương theo từng mùa như : Tổ chức các hoạt động trong ngày từ đón trẻ đến trả trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày theo kế hoạch đề ra. Chỉ đạo giáo viên cần chú ý khi đón trả trẻ, quá trình hoạt động của trẻ và cập nhật trẻ vào sổ theo dõi trong ngày để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt. Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý hình thành ở trẻ những tri thức, kỹ năng tự phục vụ, tự chuẩn bị cho giờ học, giờ chơi, biết rửa tay, rửa mặt, lau khô tay… (Hình ảnh cô và trẻ trong giờ hình thành kỹ năng tự phục vụ) 8 Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý phù hợp với lứa tuổi. Tạo cho trẻ những hành vi văn minh trong cuộc sống. Việc thực hiện một cách thường xuyên, đầy đủ chế độ sinh hoạt hàng ngày là một trong những biện pháp, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ. 2.3.3.2. Xây dựng thực đơn- khẩu phần ăn đảm bảo theo yêu cầu: Được sự quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn nhà trường áp dụng khoa học dinh dưỡng trong xây dựng cơ cấu năng lượng cũng như khẩu phần ăn cho độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo theo thông tư 28 trên phần mềm máy tính. Bám sát vào thông tư 28 và xây dựng kế hoạch đề ra của nhà trường trong năm học 2018- 2019 tôi đã xây dựng thực đơn cho độ tuổi trẻ nhà trẻ và mẫu giáo đảm bảo khẩu phần ăn, chuẩn cả về chất củng như về lượng, chuẩn về kcalo cho trẻ trong một ngày. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ tôi luôn chú trọng đến công tác SATTP và ưu tiên tới nguồn thực phẩn sẳn có của địa phương nhằm đảm bảo độ an toàn, sạch và tươi ngon. Vì vậy chúng tôi đã tận dụng những lợi thế đó để chế biến các món ăn đảm bảo năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá, hấp thụ tốt cụ thể như: - Tăng cường tôm, cua, hến, cá tươi… để cung cấp can xi, chất đạm cho trẻ. - Thêm lạc vừng, đậu.... để bổ sung chất béo cho trẻ. - Bổ sung rau xanh quả chín… vitamin cho trẻ. - Ngoài ra còn chọn các loại quả gấc vào thức ăn tăng thêm sự hấp dẫn và bổ sung vitamin C cho trẻ. - Hàng tuần còn thay đổi bữa ăn như: Cho trẻ ăn cháo thịt gà, cháo chim,cháo lươn theo khẩu phần ăn đã quy định để đảm bảo trẻ ăn ngon miệng, tăng sức khoẻ cho trẻ. BẢNG XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG Trực tiếp chỉ đạo bộ phận tổ nuôi cần thực hiện nghiêm túc theo thực đơn đã lên, trong quá trình thực hiện qua giám sát và kiểm tra cho thấy thực đơn đã mang lại chất lượng bữa ăn ngon, trẻ ăn hết xuất, trẻ tăng cân, giúp trẻ có được một sức khỏe tốt tránh được các loại bệnh tật. Được phụ huynh học sinh tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nà trường. 9 2.3.3.3. Xây dựng kế hoạch phối kết hợp khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ. Theo dõi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trường mầm non. Khi thực hiện nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học gồm các thành viên: - Trưởng ban: Hiệu trưởng - Phó ban: Phó hiệu trưởng phụ trách dinh dưỡng - Thường trực: Tổ trưởng các khối lớp - Ủy viên: Trạm y tế xã, ban đại diện hội cha mẹ học sinh Nhiệm vụ của ban: - Theo dõi chất lượng sức khỏe đầu vào của trẻ và xây dựng kế hoạch chăm sóc - Kiểm tra quá trình chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ở các khối lớp - Kiểm tra việc cân đo theo dõi biểu đồ của các khối lớp - Xử lý kịp thời các trường hợp sơ cứu, các bệnh thông thường - Phối kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe 1 năm 2 lần. Lần 1: Vào ngày 10/10, lần 2 vào ngày 10/4. - Xây dựng kế hoạch phun thuốc khi có dịch bệnh Nhiệm vụ của giáo viên: + Đối với nhà trẻ: Một tháng cân đo một lần đánh giá theo dõi trên biểu đồ. + Đối với mẫu giáo: Ba tháng cân đo một lần đánh giá theo dõi trên biểu đồ. Trong một năm học trẻ được cân đo khám sức khoẻ 4 lần vào các tháng: 9,11,2,5 thời gian cân đo từ ngày mùng 10 đến 15 hàng tháng. ( Giáo viên cân đo cho trẻ) ( Trạm y tế khám bệnh cân đo trẻ) Sau khi khám sức khoẻ nhà trường có sổ ghi chép tổng hợp và theo dõi cháu bị bệnh, có biện pháp thông báo cho gia đình đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị. Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại góc tuyên truyền của các lớp. Đối với những cháu suy dinh dưỡng hoặc không có chiều hướng tăng cân giáo viên phải tìm hiểu được nguyên nhân để phối hợp được với tổ nuôi dưỡng và gia đình để phối hợp bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải trực tiếp gặp phụ huynh để trao đổi về tình trạng sức khoẻ của cháu. 10 2.3.4. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh, hiệu quả đố với trẻ: Muốn xây dựng môi trường trong sạch và lành mạnh thì trước hết trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đảm bảo yêu cầu cần thiết và được bố trí, sắp xếp hợp lý, tuyệt đối không để trẻ nằm trực tiếp ngủ dưới quạt nền nhà. Màn, chiếu, gối luôn sạch sẽ, hàng tuần phải vệ sinh giặt giũ để tạo cho trẻ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng, không gian ngủ của trẻ phải được yên tĩnh, thoáng mát để giúp trẻ ngủ sâu. Nâng cao việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và xây dựng được môi trường trong sạch, lành mạnh thì trước hết chúng ta phải tăng cường quản lý cơ sở vật chất. Yêu cầu khi mua đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo khoa học như: Không sắc, nhọn, dễ lau chùi. Đối với trang thiết bị phục vụ cho khu nuôi dưỡng phải đảm bảo an toàn cho trẻ, không cùng những loại đồ nhựa tái sinh để đựng thức ăn và nước uống cho trẻ, không nên dùng bát sành, sứ cho trẻ vì trẻ bưng bê sẽ làm vỡ gây nguy hiểm. Thực hiện tốt theo quy chế về vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh phòng nhóm, xung quanh sân trường... đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Liên hệ đội phòng dịch huyện về diệt thuốc ruồi muỗi trước mỗi mùa mưa hàng năm. Giáo viên phải luôn có mặt và tham gia cùng trẻ trong mọi sinh hoạt để kịp thời xử lý những tai nạn, tình huống bất ngờ xảy ra. 2.3.5: Chỉ đạo thực hiện tốt việc phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường: * Chỉ đạo thực hiện tốt việc phòng bệnh: Phối hợp cùng gia đình chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, đảm bảo chế độ vệ sinh và phòng tránh bệnh tật. Mỗi tuần một lần, tổ chức tổng vệ sinh chung trong toàn trường vào ngày qui định. Vệ sinh phòng, nhóm, nhà bếp, nhà kho: Cọ rửa và lau chùi khô nền nhà, cọ rửa bàn ghế, giường, tủ; quét tường, trần nhà, lau cửa kính, cửa chớp,bóng điện, cây cảnh, nhà vệ sinh… Mỗi trẻ phải có đồ dùng cá nhân riêng như: bát, thìa, ca, khăn mặt ít nhất 2 cái… có ký hiệu riêng và cô phải có mặt giám sát trẻ lau mặt, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, đúng thao tác trước và sau khi ăn, khi tay, mặt trẻ bị bẩn đối với mẫu giáo, nhà trẻ cô lau mặt, rửa tay cho trẻ đúng trình tự Cô cần nắm vững lịch tiêm chủng, theo dõi và thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh thực hiện đúng và đầy đủ lịch tiêm chủng cho trẻ. Sau khi tiêm chủng xong cô theo dõi và ghi chép vào sổ sức khỏe. Theo dõi những phản ứng xảy ra sau khi tiêm, cần có chế độ chăm sóc trẻ tốt. * Chỉ đạo thực hiện vệ sinh cá nhân: Việc thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất thiết, vì ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, hay tò mò, hay nô đùa và hay bắt chước công việc làm của người lớn, trẻ chưa biết thế nào là bẩn. Bởi vậy, phải giáo dục vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, phải thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại, tiểu tiện, biết tự chải đầu, đánh răng, cất gối sau khi ngủ dậy.... Trẻ có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, luôn tôn 11 trọng người khác; không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch, biết lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ chơi gọn gàng đúng quy định, thực hiện tốt nhiệm vụ trực nhật của cá nhân mình. (Hình ảnh trẻ tự phục vụ và vệ sinh cá nhân ) * Chỉ đạo thực hiện vệ sinh dinh dưỡng: Để đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh dinh dưỡng thì Ban giám hiệu phải chỉ đạo, kiểm tra về khâu chế biến, khâu tổ chức bữa ăn nhằm cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng, giúp trẻ khoẻ mạnh. Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng là đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực phẩm mua phải được kí hợp đồng và thu mua tận gốc. Những thực phẩm rau, củ, quả các loại, động vật có giá cả hợp lý vừa tươi, vừa ngon, vừa an toàn. Những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ôi nhiễm là nguồn gây ra nhiều bệnh như: ỉa chảy, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn khác... Chọn thịt, rau, quả tươi đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho trẻ. Các loại quả chín cần được rửa sạch trước khi cho trẻ ăn. Tránh mua thức ăn ngoài đường, bán rong cho trẻ ăn. Thức ăn dùng cho trẻ cần phải nấu chín kĩ, giữ sạch sẽ tay trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ. Chỉ đạo 100% nhóm lớp nghiêm túc thực hiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cấp trên. * Chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường: Đây là năm thứ 4 nhà trường thực hiện chỉ đạo chuyên đề "Giáo dục và bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mầm non". Chính vì vậy, việc chỉ đạo hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác bảo vệ môi trường và lồng ghép vào các hoạt động trong một ngày của trẻ là rất cần thiết. Từ việc giáo dục trẻ những hành vi, ý thức bảo vệ môi trường tạo cho trẻ các thói que tốt trong sinh hoạt, giúp trẻ phát triển thể lực tạo cơ thể trẻ khoẻ mạnh là cơ sở để trẻ phát triển toàn diện. 12 ( Hình ảnh trẻ cùng cô vệ sinh môi trường) * Vệ sinh phòng học: Phòng học của trẻ phải được thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có không khí trong sạch, đủ ánh sáng. Hàng ngày cô phải đến lớp trước 30 phút để thông thoáng phòng học. Nền nhà phải luôn sạch sẽ. Bàn ghế, đồ trang trí hàng ngày phải lau khăn ẩm để tránh bụi. Đồ dùng vệ sinh như: xô, chậu... dùng xong phải đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô ráo gọn gàng, hàng ngày nên cọ rửa đồ chơi phơi khô ít nhất một lần. Có đủ nước sạch cho trẻ dùng. Xử lý phân, rác, nước thải: - Phân được tập trung trong hố xí hợp vệ sinh. - Nơi vệ sinh luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, khai, có chỗ đi vệ sinh riêng cho trẻ trai và trẻ gái. - Rác thải được tập trung vào thùng có nắp đậy, để xa phòng trẻ hoặc tập trung vào hố rác xa nhà, xa nguồn nước sạch. - Thường xuyên khơi thông cống rãnh, tránh ứ động tạo nơi sinh sản cho ruồi muỗi. Hàng tuần tổng vệ sinh: Toàn bộ phòng trẻ, lau cửa sổ, quét mạng nhện, cọ rửa nền nhà, phơi chăn gối.. 13 * Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ: - Với gia đình: Để giúp cho phụ huynh nhận thức đúng về việc chăm sóc nuôi dưỡng các cháu, thấy rõ nguy cơ bệnh tật và tác hại của việc suy dinh dưỡng ở trẻ nên việc đầu tiên giáo viên phải trực tiếp gặp gỡ phụ huynh trò chuyện, trao đổi và tuyên tuyền cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở nhà như: Ăn uống đủ chất, ăn đổi bữa thường xuyên. Các nguồn nước sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà tiêu, hố tiểu và vệ sinh thân thể trẻ. Ngoài ra, giáo viên còn phổ biến cách phòng và chữa một số bệnh thông thường, cách chế biến thức ăn rẻ tiền mà đủ chất, cách sắp xếp đồ trong gia đình gọn gàng ngăn nắp để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuyên truyền qua đợt tổ chức các hội thi "Bé khoẻ - bé tài năng" - Với lực lượng y tế: Kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ theo định kì và tuyên tuyền qua các cuộc họp của các đoàn thể hoặc qua thông tin phát thanh của địa phương. Đặc biệt, chú trọng đến đợt khám và phân loại sức khoẻ đầu năm để nắm được tình hình bệnh tật và suy dinh dưỡng ở trường, nhóm lớp. Từ đó cũng đã kịp thời phát hiện những trường hợp tim bẩm sinh, nấm ngoài da... Tổ chức tiêm phòng theo lịch, tẩy giun theo định kỳ và cân đo theo dõi sự phát triển trên biểu đồ tăng trưởng theo quy định cho từng độ tuổi. - Với chính quyền địa phương: Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khoẻ trẻ. Trẻ được học tập phù hợp, vui chơi, ăn nghỉ trên những trang thiết bị khoa học phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, nhà trường cần làm công tác tham mưu với địa phương, đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo các hoạt động trong nhà trường. Tham mưu xây dựng phòng học và trang thiết bị đạt chuẩn theo yêu cẩu của "Điều lệ trường mầm non" theo quy định. * Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ: - Tăng cường công tác kiểm tra: Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhằm hiểu biết về những đặc điểm và trình độ phát triển của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Người đánh giá phải nắm vững các mục tiêu, mức độ nội dung và yêu cầu cần đạt trên trẻ ở mỗi lĩnh vực của chương trình để nắm bắt được, phát hiện, chấn chỉnh những sai lệch một cách cụ thể, kịp thời. Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế để thành lập đoàn kiểm tra có lịch và nội dung cụ thể. Nội dung kiểm tra gồm: + Kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của giáo viên. + Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. + Kiểm tra khâu chế biến thức ăn. + Kiểm tra chất lượng bữa ăn. + Kiểm tra việc thực hiện thực đơn của bộ phận nuôi dưỡng. + Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh và thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ. 14 (Kiểm tra của đoàn về vệ sinh dinh dưỡng trong nhà trường) Qua việc kiểm tra, phát hiện và chấn chỉnh những sai lệch kịp thời, đáp ứng việc thực hiện nghiêm túc các nội dung có liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non. - Đánh giá các hoạt động chăm sóc trẻ: - Nhà trường chỉ đạo đánh giá hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ một cách nghiêm túc cụ thể: + Đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Đánh giá về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng. - Để phòng bệnh cho trẻ cần biết rằng : + Giữ đủ ấm, đừng nóng quá      Để phòng bệnh hô hấp, quan trọng nhất là giữ đủ ấm cho trẻ, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Vì thế, vấn đề cần quan tâm là cần chú ý đến việc chăm sóc để phòng tránh bệnh cho hợp lý.    + Ăn, uống đồ ấm và đủ chất      Việc này rất có ý nghĩa trong việc phòng bệnh một số bệnh cho trẻ. Ví dụ: Vào mùa đông thời tiết vốn hanh, khô, có thể tạo môi trường khí ẩm bằng cách mở nắp ấm nước nóng trong phòng ngủ, không khí ẩm, ấm sẽ làm dịu khí quản, phế quản, giúp bé đỡ bị khô mũi, dễ thở hơn.           Việc cho trẻ uống một đồ uống gì đó nóng ấm lúc đi ngủ cũng rất có tác dụng làm dịu họng, nhất là với những bé đang húng hắng ho.     Nhớ cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, phong phú thực phẩm, rau quả, trái cây sẽ giúp cơ thể bé khoẻ mạnh, có sức đề kháng chống đỡ lại các bệnh. + Vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ:      Nếu trong những ngày đông, đôi khi vì lạnh mà cha mẹ ít tắm cho con, như vậy bé sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu. Cách ngày, bạn hãy tắm cho bé một lần. Nhưng nhớ là tắm trong phòng kín gió. Nếu có điều kiện, hãy bật máy sưởi lên cho ấm phòng trước khi cho bé tắm. Hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan toả khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Mùa hè khi trẻ đi học về thì nên tắm cho trẻ để cho thân thể sạch sẽ.      Đặc biệt, mỗi ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn, ngủ. Với những bé đã đánh được răng, vào mùa đông hãy pha nước ấm cho bé 15 đánh. Nếu dùng nước lạnh trời rét sẽ rất buốt. Còn với những trẻ nhỏ, sau ăn nhớ cho trẻ tráng miệng bằng vài thìa nước lọc ấm, nó rất có giá trị để làm trôi cặn sữa, bột, giúp miệng bé luôn sạch sẽ.      Mỗi sáng, cha mẹ có thể nhỏ một vài giọt muối sinh lý 0,9% vào họng bé. Nó có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng. 2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm Với những biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ của cán bộ quản lý trường mầm non Bắc Lương như trên đã thu được kết quả đáng mừng. Chúng ta thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh được nâng lên rõ rệt, khẩu phần ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và hợp lý, số trẻ mắc các bệnh giảm nhiều, tỷ lệ trẻ ở kênh bình thường nhiều hơn, đặc biệt không có trẻ kênh suy dinh dưỡng và béo phì... + Một số kết quả đạt được sau thực nghiệm phân loại kênh Trẻ Tổng số bệnh mắc cân nặng chiều cao Năm trẻ tai Độ tuổi bệnh học được mũi sâu BT SDD BT TC cân đo họng răng 2018 2019 24 – 36 tháng 70 70 0 70 0 1 5 3–4 tuổi 78 77 1 78 0 5 4 4–5 tuổi 87 84 3 85 2 5 4 5–6 tuổi 91 91 0 91 0 2 3 cộng 326 322 4 324 2 13 16 Tỷ lệ 100% 98.7% 1.3% 99.4% 0.6% 4% 4.9% 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: Để thực sự trẻ em là mầm non tương lai, là sự quyết định cho đất nước thì bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều chú trọng việc nuôi dưỡng và phát triển con trẻ. Bởi, trẻ em không chỉ là nhành non mà còn là những con người mới quyết định một thế giới tốt đẹp hay diệt vong. Để cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể xác lẫn tâm hồn thì việc chăm sóc sức khoẻ và phong bệnh lại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh tốt, đồng nghĩa với việc thể lực và thể trí của trẻ được đảm bảo. Đây là vấn đề thiết yếu 16 được thực hiện dựa trên những phương pháp và kĩ thuật thực hành có giá trị khoa học và chấp nhận về mặt xã hội mà tất cả mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng. Có thể nói, thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục đào tạo, bậc học mầm non đã đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ nhằm đáp ứng một nhu cầu của ngành học. Để thực hiện được vấn đề này, đòi hỏi mỗi đơn vị trường mầm non, đặc biệt là người cán bộ quản lý cần phải nhận thức đúng đắn, chỉ đạo sát sao, đánh giá đúng thực chất kết quả nuôi dưỡng chăm sóc trẻ để thấy được những hạn chế, khó khăn, tìm ra những tồn tại về mặt khách quan, chủ quan để có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao kết quả trong công tác quản lý trẻ ở trường mầm non. 3.2. Một số kiến nghị: * Đối với sở Giáo dục và đào tạo: + Cần mở các lớp bồi dưỡng hè, tập huấn về chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho đội ngũ quản lý được tham gia học tập. + Cần có chế độ khen thưởng thích đáng cho những đơn vị thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ * Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo: + Cần mở các lớp bồi dưỡng hè, tập huấn về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để giáo viên được tham gia học tập. + Tổ chức cho đội ngũ giáo viên một số trường điểm về công tác thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt. + Cần có chế độ khen thưởng thích đáng cho những đơn vị thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. * Đối với địa phương: + Tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất, kinh phí để nhà trường thực hiện tốt hoạt động này. * Đối với nhà trường: + Cần áp dụng các biện pháp đã được rút ra trong đề tài này để vận dụng vào việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh nhằm phát triển thể lực cho trẻ. Xin chân thành cảm ơn Xác nhận của nhà trường Hiệu trưởng Thọ xuân, ngày 28 tháng 05 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép của người khác. Người thực hiện Hà Thị Hoa Lê Thị Tình 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------- Bệnh học trẻ em (2007) Tài liệu lưu hành nội bộ. - Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2006 - 2009) - Giáo dục mầm non. - Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ (2002) uỷ ban dân sóo gia đình và trẻ em. - Điều lệ trường mầm non - 2008. - Hoàng Thị Phương - Vệ sinh trẻ em - NXB Đại học sư phạm. - Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3 độ tuổi. Nhà xuất bản Hà Nội. - Lê Thị Mai Hoa - Lê Trọng Sơn. Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em. NXB Đại học sư phạm Hà Nội. - Ngô Công Hoàn (2003) Giáo dục học - Giáo trình dành cho sinh viên hệ Cao đẳng sư phạm Mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Đại h?C sư phạm Hà Nội. - Nguyễn ánh Tuyết (2004) Tâm lý học trẻ em 24 - 36 tháng - Bộ Giáo dục và đào tạo. - Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. - Thông tư số 04/1998/TT/BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 23 tháng 3 năm 1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan