Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trư...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non nga liên năm học 2018 2019

.PDF
22
91
90

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA LIÊN NĂM HỌC 2018-2019 Người thực hiện: Lê Thị Hương Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Liên SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC Tên đề mục 1. Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Giải pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức công tác giáo dục tư tưởng chính trị, Đạo đức tác phong sư phạm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. 2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp, các nghành đoàn thể đối với giáo dục mầm non, tuyên truyền xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 2.3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ để nâng cao chất lượng toàn diện trong chăm sóc , nuôi dường, giáo dục trẻ. 2.3.5. Giải pháp 5: Phối hợp nhà trường, gia đình, giáo viên cùng thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 2.3.6. Giải pháp 6: Tổ chức tốt công tác khen thưởng kỷ luật trong trường. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 3. Kết luận và kiến nghị. 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. Trang 1 1-2 2 2 2 2 2 2-5 5 5-6 6-8 8-12 12-14 14-15 15-16 16-17 17 17-18 18-19 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Đảng và nhà nước ta xác định giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nhu cầu xã hội hiện đaị và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” giáo dục phải đi trước một bước để nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tếxã hội. Giáo dục mầm non được nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân bởi vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi nghành, mỗi gia đình và toàn xã hội. Thực hiện thành công chiến lược đó, đòi hỏi sự nổ lực và quyết tâm lớn của Đảng, nhà nước và của nghành giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài Nghị quyết TƯ 2 khóa XIII khẳng định “ xây dựng đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo trong xã hội tôn vinh”. Đội ngũ cán bộ giáo viên có một vị trí, vai trò to lớn trong việc quyết định hậu quả, chất lượng giáo dục đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực, tài năng để thực hiên công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Do vậy vấn đề cốt yếu hiện nay là phải tập trung cho giáo dục và đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập. Nhiệm vụ của đội ngũ quản lý giáo viên mầm non phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBGV theo từng giai đoạn, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa đối với giáo viên mầm non. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp các nội dung nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ một cách phù hợp với sự phát triển của từng lứa tuổi trẻ trong trường mầm non. Đạt được mục đích đó, thì việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên là việc làm cần thiết thường xuyên tiến hành liên tục .Từ thực trang của đội ngũ giáo viên hiện nay, tại đại hội TƯ Đảng đã đánh giá “ Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được 1 yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục” Là người cán bộ quản lí, tôi thấy phải tập trung xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên như thế nào cho tốt để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt trong trường mầm non tôi chọn đề tài " Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Nga Liên năm học 2018 – 2019” 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên - Nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên nắm vững chương trình và tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục có hiệu quả trong các lĩnh vực giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân các ban đầu cho trẻ 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Nga Liên- huyện Nga Sơn- tỉnh Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp quan sát - Phương pháp trắc nghiệm, điều tra - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng kết - Phương pháp nêu gương, động viên, khen thưởng, 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến. Cơ sở khoa học: Hội đồng sư phạm (tập thể sư phạm) là một tập thể lao động trong lĩnh vực giáo dục, là tập thể tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ thống nhất, chất lượng giáo dục phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ giáo viên. Cơ sở pháp lý: Thực hiện Theo thông tư 28/ 2016/TT- BGĐT ngày 30 tháng 2 năm 2016 của BGD và ĐT về thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ . Thực hiện theo QĐ 02 quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm cẩm nang để đánh giá . Thực hiện QĐ số 2569/ QĐ- UBND Tỉnh thanh Hóa ngày 9 tháng 7 năm 2018 và kế hoạch thực hiện ban hành kế hoach thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019. QĐ 149/2006/QĐTTg ngày 23.6.2006 của TTCP ở điều I có quy định vai trò, nhiệm vụ, chất lượng giáo viên mầm non trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để tìm ra các biệp pháp chỉ đạo tốt nhất khi thực hiện. Chỉ thị 06 của Bộ chính trị, Chỉ 2 thị 03 của trung ương Đảng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, chỉ thị 03CT/TU ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ chính trị gắn thực hiện cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tư học và sáng tạo và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.Thực hiện hướng dẫn tại tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm 2018- 2019 của bộ giáo dục và đào tạo.[1] Cơ sở thực tiễn: căn cứ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong trường mầm non, chất lượng giáo viên mầm non hiện nay để thực hiện tôt việc quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên hiện nay vững mạnh là việc làm cần thiết, thường xuyên liên tục vì chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Thuận lợi : - Đội ngũ CBGV nhân viên: gồm 27 trong đó CBQL 3, giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo 18, nhân viên 1, cô nuôi 6, độ tuổi trên 50 là 4 cô; từ 30 đến dưới 50 là 18 cô; dưới 30 tuổi là 5 cô . Chi bộ Đảng tổng 16 Đ/C( 11 Đ/C gốc giáo) cơ bản là đạt trình độ chuẩn trở lên, có năng lực tay nghề chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, say mê, yêu nghề nghiệp, tự giác học hỏi để nâng cao trình độ, luôn cố gắng vươn lên để khẳng định mình, đoàn kết gắn bó với nhà trường giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Cơ sở vật chất : Nhà trường có khu trường đảm bảo đủ phòng học 12 phòng kiên cố, các phòng chức năng, có đủ phòng bếp, khu vệ sinh, trang bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu phục vụ cho các độ tuổi. - Số lượng điều tra: Tổng 608 cháu trong đó nhà trẻ 257 cháu ; MG 352 cháu. - Số lượng huy động: Tổng 415 cháu trong đó nhà trẻ 75 cháu= 29.2% MG 340 cháu = 97% - Trường mầm non Nga Liên được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban nghành đoàn thể trong toàn xã về đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục xã nhà. Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh trên địa bàn xã nên công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn đảm bảo, trường lớp ngày càng khang trang, đảm bảo Xanh – Sạch - Đẹp. nhà trường đã đạt trường chuẩn quốc gia, được công nhận chuẩn lại năm 2015, đang tập trung tiến tới phấn đấu đạt chuẩn mức độ II năm 2020 tới. 3 * Những khó khăn. Theo thông tư 02 về chuẩn GVMN đã có đủ đội ngũ song về trình độ giáo viên không đồng đều về độ tuổi cũng như trình độ chuyên môn, thiếu giáo viên nên hoạt động chuyên môn còn bất cập. Chưa có vườn cổ tích, sân vườn, sân khấu ngoài trời theo đúng quy cách để thực hiện các cháu có đủ điều kiện để hoạt động Cơ sở vật chất thiếu 1 số các phòng chức năng, Kinh phí chi đầu tư cho các thiết bị hiện đại chưa có, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa đủ theo quy định Phụ huynh là một xã theo đạo thiên chúa giáo chiếm 98 % nhận thức còn chưa quan tâm đúng mức còn nhiều hạn chế . * Khảo sát chất lượng giáo viên và trẻ. Căn cứ thực trang trên với kết quả đạt được năm học qua chất lượng trẻ, xếp loại theo thông tư 02/ 2008/QĐ- BGDDTqui định chuẩn GVMN năm 20172018. 1. Kết quả đánh giá giáo viên. Xếp loại chung Tỷ Tỷ Số Xuất Trung Tỷ TT Nội dung lệ Khá lệ lượng sắc bình lệ % % % Xếp loại theo 1 22 7 32 10 46 5 22 thông tư 02 2. Kết quả đạt được trên trẻ. Nuôi Chăm sóc Giáo dục dưỡng T Độ Chưa Số Tỷ Cân nặng Chiều cao Đạt cháu T tuổi đạt lệ KBT KSDD KBT KTC S % SL TL ăn % SC % SC % SC % SC % BT % L Nhà trẻ 75 cháu Mẫu giáo 2 340 cháu 1 71 94.7 4 5.3 69 92 6 8 75 100 65 86.7 10 13.3 314 92.4 26 7.6 315 92.6 25 7.4 340 100 301 88.5 39 11.5 Qua khảo sát đầu năm số giáo viên theo thông tư 02, kết quả đạt được trên nhóm lớp thực hiện chương trình , kết quả đạt được trên trẻ chưa cao. Là cán bộ quản lý chịu trách nhiệm chung trong nhà trường. Tôi đã trăn trở để tìm ra 4 những biện pháp, phương pháp chỉ đạo cho việc quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường nhằm đạt hiệu quả cao. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Giải pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức công tác giáo dục tư tưởng chính trị, Đạo đức tác phong sư phạm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng, việc hợp tác giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cán bộ quản lý là một yếu tố quan trọng , đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và cùng nhau giáo dục các cháu. Tạo sự đoàn kết tình bạn chân thành giữa các thành viên trong tập thể là sức mạnh của nhà trường tạo ra tính găn bó yêu mến công việc của mỗi thành viên. Việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua như toàn nghành tiếp tục thực hiện chỉ thị 05- CT/ TW ngày 15/5/2016 của bộ chính trị kế hoạch của Đảng ủy xã nga liên hướng dẫn về việc đảy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phong trào mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. Phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đã xây dựng các kế hoạch, triển khai kế hoạch đến toàn thể CB giáo viên, nhân viện trong nhà trường , CBGV cam kết thực hiện với nhà trường, với chi bộ trường, nhà trường theo dõi, đánh giá sơ kết ,tổng kết theo định kỳ, Nêu gương điển hình có hồ sơ sổ sách lưu tại nhà trường, hàng kỳ nêu gương điển hình thực hiện tốt làm cơ sở bình xét thi đua cuối năm. Đã sử lý kịp thời khi phát hiện những giáo viên không soạn giáo án, có những lúc thiếu trách nhiệm đối với trẻ, hồ sơ sổ sách chưa đúng, giờ giấc làm việc chưa khoa học còn đến trường muộn so với quy định của nhà trường. Tạo mối quan hệ giữa giáo viên theo đạo thiên chúa với giáo viên ngoài đạo không tôn giáo bên lương tạo sự hài hòa lương tạo sự hài hòa lương giáo đoàn kết trong nhà trường, đồng thời tôi cần lắng nghe dư luận của tập thể để phán đoán, phát hiện tình hình chung, giải quyết kịp thời những thắc mắc mâu thuẫn trong tập thể, tạo sự hài hòa, gắn bó giữa các thành viên trong tập thể. Để nâng cao nguyên tắc công bằng, tôn trọng và yêu cầu đối với mỗi cá nhân và tập thể tôi đã cùng chị em cốt cán trong nhà trường trước hết phải quan hệ tốt với nhau, trên cơ sở đoàn kết đấu tranh phê bình và tự phê bình để được thực sự tin yêu trong tập thể. Xây dựng mối quan hệ,tinh đoàn kết. Tình bạn thân thiết quan tâm chia sẻ lẫn nhau. 5 Hình ảnh: bồi dưỡng nhận thức giáo dục chính trị tư tưởng cho CBGV, NV đầu năm học Kết quả: 27/27= 100% CBGV nhân viên viết cam kết thực hiện, viết kế hoạch cá nhân, 100% CBGV Đảng viên được chi bộ nhà trường theo dõi và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng chính trị tư tưởng, thực hiện nhiệm vụ tổ chức Đảng các nhiệm vụ được giao CBGV thực hiện tốt, tạo nên môi trường đoàn kết không ai vi phạm đạo đức nhà giáo. 2.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp, các nghành đoàn thể đối với giáo dục mầm non, tuyên truyền xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Tăng cường vai trò sư lãnh đạo của Đảng về công tác giáo dục đào tạo ” coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương với mục tiêu làm tốt công tác đón xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, làm tôt công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt giáo dục đào tạo với nhiệm vụ để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục các cháu tốt, cạnh tranh được với các trường mầm non khác trong Huyện, thu hút được niềm tin của các bậc phụ huynh không để phụ huynh đưa con em đi học tập ở nơi khác thì nhà trường phải có đủ cơ sở vật chất khang trang đầy đủ. Vào đầu năm trước khi nghỉ hè tôi chỉ đạo thống kê toàn bộ đến đầu năm học mới này nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý tôi thu thập thông tin, xây dựng kế 6 hoạch tu sửa trình UBND xã về sửa hiên nhà trứơc sau các lớp học, xây nhà vệ sinh , Xây nhà bảo vệ trường, thay toàn bộ đường điện sáng,xây nhà xe mới, sửa lại đường rãnh thoát nước, xây vườn cổ tích tôi đã lập kế hoạch Đã làm tờ trình trình UBND xã cho chủ trương sau đó họp BCH hội phụ huynh cùng thực hiện. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phát động sưu tầm phế thải thiên nhiên như bệ chuối bẹ cau, bẹ ngô, vỏ ngao vỏ hến , hộp giấy long bia long nước ngọt,..để phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, đóng góp mua đồ dùng đồ chơi phục vụ cho dạy học. Phát động CBGV tự làm đồ dùng dạy học đồ chơi có nhiều bộ đồ dùng phục vụ hoạt động học tập vui chơi cho các cháu với nhà trường có số lượng giáo viên trẻ không đông hơn so với độ tuổi cao tuổi song với nhiều năm nhà trường phát động thì năm học này tiếp tục làm các sản phẩm phục vụ cho các chủ đề, các độ tuổi trong trường, nguyên vật liệu được phụ huynh đống góp thì tính quy ra tiền thì ít nhưng rất có giá trị đối với các cháu. Trong công tác xã hội hóa giáo dục đối với nhà trường rất chú trọng đã có sự quan tâm của các tổ chức xã hội cac nhà hảo tâm , một số doanh nghiệp đóng góp ủng hộ bộ loa chuyên sử dụng cho giáo dục thể chất, sửa lại bồn hoa vườn trường làm bãi tập vận động cho các cháu thực hiện ngoài trời.Làm vườn cổ tích để các cháu thăm quan học tập, làm sân khấu ngoài trời, xây bếp và nhà xe cho giáo viên sớm hơn so với dự kiến. 7 (Hình ảnh: Tổ chức hội thi làm đồ dùng tự tạo) Kết quả: Với công tác tham mưu, tuyên truyền sự chỉ đạo năng động nhà trường Hoàn thiện cơ sở vật chất, có đủ các bộ đồ dùng, đồ chơi vật liệu học liệu phục vụ theo các chủ đề ở các độ tuổi cho từng cháu. Chất lượng giáo dục của nhà trường tốt, có nhiều bộ đồ dùng có giá trị sử dụng cao.Với tổng kinh phí UBND xã tu sửa làm mới 975.000đ ( Chín trăm bảy mươi năm triệu đồng). Kinh phí phụ huynh và các nhà hảo tâm 55.000đ ( năm mươi lăm triệu đồng). 2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, sự biến động về nhân sự trong nhà trường 2 đồng chí nghỉ hưu, căn cứ vào năng lực chuyên môn, điều kiện hoàn cảnh, về sức khỏe của đội ngũ trong nhà trường ngay tư đầu năm học tôi phân công nhiệm vụ mong muốn là ổn định tối đa trong việc thực hiện nhiệm vụ Coi trọng quản lý lao động - quản lý lao động bao gồm quản lý thời gian, hiệu quả lao động. Ban giám hiệu phân công hợp lý theo từng nhóm, lớp. Theo quan điểm của tôi thì phân công, sắp xếp là chọn những giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn vững phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi vì ở lứa tuổi này trẻ chuẩn bị vào lớp 1, nên rất cần trang bị một số kiến thức và điều kiện cần thiết để có đủ tâm thế và kiến thức bước vào trường Tiểu học. Với những giáo viên có tuổi nghề lâu năm, có sức khỏe, có hoàn cảnh gia đình ổn định, đảm bảo chuyên môn, có kinh nghiệm chăm sóc cháu nhỏ thì phân công vào các nhóm từ 18-36 tháng, còn các giáo viên khác phân công vào các nhóm lớp 3- 4 tuổi, 4-5 tuổi. Nhà trường chia làm 3 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của tổ mình, mỗi nhóm lớp 1.5 giáo viên/ Lớp, giáo viên phải đảm nhiệm 3 chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và thực hiện các hoạt động khác khi cần thiết 8 Trong quá trình phân công sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên trước hết tôi xây dựng kế hoạch, trình UBND xã phê chuẩn, họp Ban giám hiệu nhà trường , họp các đoàn thể trong nhà trường; họp hội đồng nhà trường. triển khai có 3 hình thức giáo viên tự nhận; Phân công của ban giám hiệu; Tổ chức bắt thăm. Các hình thức này rất dân chủ khách quan để ủng hộ theo hình thức phân công nhiệm vụ. Mặt khác việc xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ là việc làm thường xuyên của mỗi Hiệu trưởng quản lý nhà trường Trước tiên phải xây dựng đội ngũ đủ về số lượng giáo viên hoạt động liên tục cả ngày không giống cấp học khác, căn cứ số lượng giáo viên hiện tại của nhà trường thiếu 2 giáo viên đứng lớp tôi đã làm tờ trình, tham mưu cho Đảng ủy,UBND xã, trình ban đại diện phụ huynh, họp phụ huynh toàn trường chấp nhận cho hợp đồng 2 GVđể chăm sóc các cháu với mức chi trả hàng tháng 2.200.000Đ/ cô. Dự giờ thăm lớp, thao giảng, dạy mẫu,soạn giáo án mẫu tổ chức thường xuyên theo kế hoạch chuyên môn. Hàng tháng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn 2 lần , họp hội đồng trường 1 lần cử những đồng chí chuyên môn chưa vững trình bày và rút kinh nghiệm trong hoạt động một ngày bản thân tôi luôn chỉ đạo thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá giáo viên hình thức kiểm tra đa dạng phù hợp với từng đối tượng Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi thao giảng, kiến tập tại trường là rất cần thiết, bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí giáo viên được ”Mắt thấy tai nghe” những gì mà mình được học ở lý thuyết, được nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn đề này, trường tôi đã tổ chức tốt các tiết thao giảng, kiến tập tại trường. Ví dụ: Tổ chức kiến tập giờ phát triển vận động của bốn độ tuổi. 25 – 36 tháng tuổi. Bé, Nhỡ, Lớn”. Khi tổ chức kiến tập, chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy như các tổ trưởng chuyên môn dạy hoặc giáo viên dạy giỏi. Như cô Mai Thị Thu một tiết vận động nhóm 25 – 36 tháng, cô Trần Thị Vân dạy một tiết vận động lớp 3- 4 tuổi, cô Lê Thị Vân dạy một tiết vận động lớp 4 -5 tuổi, cô Trần Thị Tâm dạy một vận động lớp 5 – 6 tuổi. Trước khi tổ chức cho các đồng chí giáo viên dự giờ. Chúng tôi phải duyệt trước giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên cách xử lý hợp lý nhất. Lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả cao. Sau buổi kiến tập chúng tôi cho tất cả các giáo viên nhận xét góp ý kiến để rút kinh nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm cũng như tồn tại của giờ dạy. Chính 9 việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho giờ dạy của bạn đó giúp họ học tập đồng nghiệp những cái tốt và hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ hàng ngày. (Hỉnh ảnh: BGH đi dự giờ thao giảng) Ngoài những lớp nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn mà giáo viên được cử đi học, mỗi CBGV còn phải tự học tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau100% CBGV đăng ký học bồi dưỡng thường xuyên, ban giám hiệu ngay từ đầu năm học đã cung cấp tài liệu cho giáo viên tự nghiên cứu tập san , báo chí, tạp chí khoa học giáo dục có liên quan đến nghành học mầm non nghiên cứu để học tập. Công tác viết sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi chú trọng trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngay từ đàu năm học nhà trường tổ chức cho CBGV đăng ký viết SKKN và hội đồng khao học nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại những sáng kiến nào xếp loại A cấp trường nhà trường sẽ gửi đi hội đồng khoa học cấp Huyện, nhà trường đã có 4 SKKN đạt xếp loại cấp tỉnh được bảo lưu. Tổ chức tốt các hội thi tại nhà trường ngay từ đầu năm học đã tổ chức hội thi trang trí nhóm lớp, thi xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là năm học trường mới được sơn lại toàn bộ nên tôi đã bố trí thời gian vào đầu tháng 8 giao nhiệm vụ cho 1 tổ các cô chuyên kẻ vẽ còn lai các nhóm khác dọn vệ sinh trang trí góc. Chỉ đạo tổ chức tốt hội thi ” Bé khỏe bé tài năng cấp trường” Hội thi triển lãm đồ dùng đồ chơi cấp trường , qua các hội thi giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau. 10 ( Hình ảnh: Phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi) Tạo điều kiện cho giáo viên đi học do phòng giáo dục mở liên kết với trường đại học nhằm nâng cao trình độ đào tạo năm học này có 4 Đ/C đang theo học. Có 3 Đ/C học quản lý giáo dục tại Huyện, 3 Đ/C hoc lớp trung cấp chính trị tai Huyện. Thực hiện dự giờ đột xuất, kiểm tra toàn diện, chỉ đạo tốt tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá xếp loại giáo viên mầm non tôi có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên tư đánh giá nhận xét trên phiếu đánh giá của mình nộp lên nhà trường, nhà trường tổ chức nhận xét đối chiếu với theo dõi hoạt động thực tế của mỗi giáo viên, nộp lên cấp trên theo quy định để có biện pháp quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.Tổ chức tốt các buổi họp hội đồng trường theo dúng định kỳ, chỉ đạo họp tổ chuyên môn, tổ chức tốt các chuyên đề thông qua học lý thuyết và thực hành trên nhóm lớp mời dự họp. Kết quả: chất lượng đội ngũ giáo viên năm học 2018- 2019 của nhà trường được nâng lên rõ rệt, Kiểm tra xếp loại tốt 21 HĐ, xếp loại khá 16 HĐ, Chưa đat YC 2 HĐ. Hội thi giáo viên giỏi trường có 19 Đ/C đạt GV giỏi trường= 100%, thi cấp huyện 5 cô đạt= 100%, đánh giá chất lượng nhà trường tốt. Công tác tự học tự bồi dưỡng thường xuyên trong CBGV nhân viên hiện nay đã là một phong trào trong nhà trường. 11 2.3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ để nâng cao chất lượng toàn diện trong chăm sóc , nuôi dường, giáo dục trẻ. Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống, có mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non mà giáo viên phải thực hiện. theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch giáo dục để có căn cứ trong việc đánh giá hoạt động của từng giáo viên dân chủ Kiểm tra vừa là điều tra xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa là chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân và tập thể trong công tác, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn uốn nắn những lệch lạc của cá nhân và tập thể khi tiến hành công việc. Kiểm tra tác động đến hành vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, kiểm tra phải thúc đẩy tự kiểm tra. Một thực tiễn đặt ra trong nhà trường là dù mạng lưới kiểm tra có sát sao đến đâu thì người quản lý cũng không thể theo sát từng việc làm của giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải làm sao cho mỗi cán bộ giáo viên phải biết tự giác, chủ động thực hiện phương pháp và mực tiêu giáo dục và chính quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong thời gian qua, nhà trường đã tập trung làm tốt công tác kiểm tra theo các nội dung sau: Kiểm tra kế hoạch (kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡng). Kiểm tra việc tổ chức giờ dạy. Khâu chăm sóc của giáo viên bao gồm: Việc thực hiện vệ sinh như vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh phòng học, phòng ăn, vệ sinh đồ dùng đồ chơi; việc tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ, kiểm tra việc phát triển thể lực, phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng... Kiểm tra chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục khác như hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, việc thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục ngày hội, ngày lễ vào chương trình. Qua công tác kiểm tra, theo dõi, góp ý, đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế, tồn tại kịp thời. Giáo viên đã biết khai thác mạng nội dung, mạng hoạt động một cách phù hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động ngày một cách lôgíc, sáng tạo, mục tiêu đề ra cho từng hoạt động phù hợp với trẻ ở từng lớp, việc xây dựng kế hoạch cho mỗi chủ đề giáo viên biết cân đối các đề tài theo 5 lĩnh vực phát triển, cân đối giữa truyện và thơ và đặc biệt chú trọng những câu chuyện ngắn nhưng nội dung mang tính giáo dục cao đối với trẻ. Xây dựng kế hoạch vui chơi phù hợp và tổ chức hoạt động vui chơi thường xuyên đảm bảo theo yêu cầu, trẻ có sự hứng thú trong giờ 12 chơi. Tổ chức đầy đủ các giờ hoạt động ngoài trời theo kế hoạch với nhiều nội dung khác nhau, không gây nhàm chán đối với trẻ. Hướng dẫn cho giáo viên cách đánh giá sự phát triển của trẻ. Như chúng ta đã biết đánh giá trong giáo dục mầm non có liên quan đến nhiều mặt nhưng nhìn chung chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non phải được phản ánh qua những kết quả đạt được trên trẻ, còn những khâu khác chỉ là điều kiện đem lại kết quả đó. Vì vậy đánh giá trẻ là khâu được quan tâm hơn cả trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, thực trạng việc đánh giá trẻ của giáo viên trong nhà trường còn những hạn chế, đánh giá chưa kịp thời, chưa nắm được nội dung, hình thức, phương pháp về đánh giá trẻ, do đó qua công tác kiểm tra, phát hiện và đã chỉ ra cho giáo viên biết về những điểm mới trong việc đánh giá trẻ hiện nay đó là mục đích đánh giá: Đánh giá mức độ đạt được, chưa đạt được về khả năng nhận thức, kỹ năng hành động, thái độ ứng xử của trẻ làm cơ sở lập kế hoạch hoạt động giáo dục một cách linh hoạt phù hợp với khả năng của đa số trẻ trong lớp theo từng độ tuổi. Nội dung đánh giá: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tổng quát đối với trẻ ở từng độ tuổi mà cụ thể là theo các lĩnh vực phát triển của trẻ. Hình thức đánh giá: Đánh giá được thực hiện theo 2 cách: Đánh giá thường xuyên qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đánh giá định kỳ được thực hiện theo giai đoạn cụ thể như: Đánh giá sự phát triển về các mặt hoặc một mặt nào đó của trẻ sau vài tháng hay một học kỳ, hay một năm. Đánh giá định kỳ thường nhằm đánh giá chung sự phát triển các mặt của trẻ để nhìn nhận kết quả quá trình giáo dục. * Các kênh đánh giá trẻ bao gồm: - Trẻ tự đánh giá về mình, ví dụ trẻ nêu ý kiến về thành tích của bản thân. Đánh giá của bạn bè, trẻ nhận xét về kết quả học tập của bạn mình. - Đánh giá từ phía giáo viên: Giáo viên nhận xét quá trình hoạt động của từng trẻ trên tinh thần khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ học tập tốt hơn. Tránh những lời chê trách nặng nề làm cho trẻ nhụt chí, kém tự tin vào khả năng bản thân. Nếu trẻ có những điều gì chưa thực hiện được tốt giáo viên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn trẻ tiếp tục hoàn thiện công việc của mình. + Đánh giá sản phẩm của trẻ hoặc kết quả của một hoạt động giáo dục. Trong quá trình kiểm tra, nhằm chỉ ra cho giáo viên một cách cụ thể về những việc đã làm được và chưa làm được trong từng tiết dạy, từng loại hoạt động, việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp của cô và trẻ, giáo viên có sự ghi chép vào sổ góp ý một cách cụ thể, rõ ràng để lần sau không còn mắc phải những sai sót đã được góp ý. Qua kiểm tra đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong 13 công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp cụ thể giúp giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo dục trẻ có chất lượng tốt hơn. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục nhà trường đã chú trọng phối hợp với trạm y tể xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi tiêm chủng, phát hiện bệnh tật phối hợp gia đình cùng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Về nuôi dưỡng chỉ đạo tốt hợp đồng lương thực thực phẩm , xây dựng thực đơn phù hợp tổ chức bũa ăn hợp lý để đảm bảo định lượng Clo cho từng độ tuổi trẻ để đủ định lượng quy định Lương thực, thực phẩm phải hợp đồng tươi ngon, là một thời gian dài dịch bệnh về thực phẩm trên địa bàn Tỉnh ta nhưng với sự chỉ đạo chặt chẽ của bản thân đẫ tránh được sự rủi ro các cháu an toàn tuyệt đối cho Các cháu, chỉ đạo giáo viên báo ăn đúng số lượng, chỉ đạo các nhóm lớp đã chú ý từng giấc ngủ của trẻ ở nhà trường. Về chất lượng giáo dục có duy trì được số lượng huy động thì phải nâng cao được chất lượng giáo dục trước hết tôi phải có đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02/ BGD quy định cho từng cháu, từng độ tuổi trẻ, chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình giáo dục theo từng độ tuổi trẻ, thực hiện tốt trên hồ sơ sổ sách đặc biệt đã chỉ đạo tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài để trẻ được học bằng chơi , chơi mà học đảm bảo chuyên đề lấy trể làm trung tâm . Kết quả: 12/12 nhóm lớp giáo viên đã xây dựng chương trình và thực hiện đánh giá trẻ tốt, qua kiểm tra, đã khơi dạy tự giác chủ động của từng đồng chí, chất lượng hoạt động trong nhà trường được nâng lên, Có được nhiều kết quả lưu lại trong hồ sơ sổ sách chuyên môn và từng nhóm 100% phụ huynh được xem theo dõi trên hồ sơ cá nhân trẻ để thấy sự tiến bộ của trẻ có những biện pháp phối hợp với giáo viên giáo dục trẻ tốt có nhiều đồng chí giáo viên được làm căn cứ để bình xét cuối năm theo qui định của nhà trường đã đề ra. 2.3.5. Giải pháp 5: Phối hợp nhà trường, gia đình, giáo viên cùng thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học với nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai kế hoạch tới từng nhóm lớp để chủ động phối hợp với cha mẹ trể để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thành lập ban chấp hành phụ huynh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thống nhất họp phụ huynh 3 tháng 1 lần nhà trường thống nhất về đóng góp mua sắm đồ dùng phục vụ ăn bán trú cho trẻ, mức tiền ăn hàng ngày, đồ dùng dụng cụ vệ sinh phục vụ cho cháu được sự thống nhát của phụ huynh sau đó nhà trường trình Đảng ủy UBND xã cho chủ trương để thực hiện. 14 Kết hợp công tác tuyên truyền tôi đã có những biện pháp và hình thức như hướng dẫn cha mẹ trẻ cách chăm sóc, nuôi con theo khoa học đó là mời Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng của xã mời phu huynh đến trường tổ chức học tập tại trường, Phát động phụ huynh mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi ở nhà. Thông tin cho phụ huynh về sức khỏe của từng cháu thông qua các góc tuyên , qua tuyên truyền của giáo viên trao đổi với các bậc phụ huynh, truyền ở các lớp xây dựng, đóng góp tiền mua sắm đồ dùng vệ sinh cho từng trẻ, năm học này nhà trường làm toàn bộ hệ thống rửa tay dưới vòi nước chảy do không có kinh phí đã vận dụng tinh thần của 1 số phụ huynh biết làm nghề cơ khí đã dùng tôn cao cấp, inooc làm hoàn thành ngay từ đầu năm học đưa vào sử dụng tốt. (Hình ảnh: Trẻ rủa mặt, rửa tay dưới vòi nước) Kết quả: Số phụ huynh tham gia họp mỗi kỳ họp 397 người đạt 90%. ủng hộ mua sắm đồ dùng trang bị cho chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 78000.000 đ. Đóng góp 35 công thợ. Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối tại trường phát triển hài hòa không xảy ra ngộ độc dịch bệnh. 2.3.6. Giải pháp 6: Tổ chức tốt công tác khen thưởng kỷ luật trong trường. Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đảy nhau đạt thành tích tốt nhất, Thi đua khen thưởng là việc làm rất quan trọng trong sự phát triển đi lên của nhà trường ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch khen thưởng, thành lập hội đồng thi đua gồm: Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng, Phó hiệu trưởng làm phó chủ tịch hội đồng, các tổ trưởng làm ủy viên có 3 tổ trưởng được phân công gồm tổ mẫu giáo, tổ nhà trẻ, tổ nuôi. Thông qua ngày hội nghị giáo viên đầu năm 15 Tổ trưởng mẫu giáo, tổ trưởng nhà trẻ, tổ trưởng nuôi dưỡng bình xét thi đua hàng tháng, học kỳ và tổng kết năm học, các phong trào thi đua, xét trên cơ sở từng nhiệm vụ các tổ đăng ký thi đua từ đầu năm học, thực hiện thông tư 1700/ 2011/TT- BGDĐT và nghị định 56/2015NĐ/CP chính phủ về đánh giá phân loại Cán bộ,công chức, viên chức. Nhà trường xây dựng kế hoạch lập quỹ khen thưởng từ tiền đóng góp tự nguyện của phụ huynh thực hiện theo quy chế của hội phụ huynh thăm hỏi và chi cho khen thưởng giáo viên cùng các cháu. Yêu cầu phải đảm bảo công bằng, kịp thời, đánh giá đúng mức sự nỗ lực CBGV, các cháu, các thành tích đạt được để khen thưởng. Trong công tác đoàn thể công đoàn trường đã kết hợp với nhà trường cùng thực hiện tốt theo dõi chuyên môn và các hoạt động phong trào. là một môi trường giáo dục toàn là chi em nữ làm cho mọi chị em đã ý thức luôn phải đoàn kết nội bộ. Lương – Giáo đoàn kết thể hiện sự thân thiện Bám vào đăng ký danh hiệu thi đua đầu năm của từng CBGV nhân viên và hoạt động thực tế để đánh giá Kết quả: Với những yêu cầu thực hiện bằng sự chỉ đạo đội ngũ giáo viên, không ngừng thi đua thực hiện, sôi nổi các hoạt động trong nhà trường theo quy định về quy trình xét thi đua, khen thưởng mọi cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc. Hội khuyến học và ban chấp hành hội phụ huynh nhà trường đã chi tổng kinh phí chi 21 triệu đồng, chi cho CBGV, các cháu có thành tích, tạo được sự phấn khởi và làm đà cho năm học tiếp theo. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm " Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên Mầm non” tại trường chúng tôi đã áp dụng và thực hiện từ đầu năm học đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, giáo viên nắm vững phương pháp dạy các bộ môn,  hình thức tổ chức các các hoạt động dạy linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt. Kết quả năm học 2018 – 2019. Kết quả đạt được trên trẻ. Nuôi Chăm sóc Giáo dục dưỡng T Độ Chưa Số Tỷ Cân nặng Chiều cao Đạt cháu T tuổi đạt lệ KBT KSDD KBT KTC S % SL TL ăn % SC % SC % SC % SC % BT % L 1 Nhà trẻ 75 cháu 73 97.3 2 2.7 72 96 3 4 75 100 71 94.6 4 5.4 16 2 Mẫu giáo 343 cháu 330 96.2 13 3.8 329 95.9 14 4.1 343 100 328 95.6 15 4.4 Số cháu tăng so với đầu năm học là 3 cháu. Kết quả đánh giá giáo viên. TT Nội dung Số Xếp loại chung Tỷ lượng Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ Đạt % lệ lệ % % Xếp loại theo 1 21 6 28.6 10 47.6 5 23.8 thông tư 25,26 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đều có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kỹ cương, nề nếp trong nhà trường được giáo viên tự giác chấp hành một cách nghiêm túc. - Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm huyết với nghề, có tinh thần tương thân - tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, năng động luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao rõ rệt. *Đối với nhà trường: Được phòng giáo dục đánh giá cao trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy tret làm trung tâm, là trường có chất lượng tốt so với các trường trong huyện. 3 lần kiểm tra của trung tâm y tế Tỉnh về kiểm tra về an toàn thực phẩm đánh giá chất lượng tốt, được các trường bạn thăm quan. Lưu trữ hồ sơ minh chứng. Làm tài liệu để có cơ sở cho CBGV tham khảo. * Đối với bản thân: Để có một tập thể sư phạm vững mạnh người hiệu trưởng phải thực sự có năng lực biết xoay chuyển tình hình, thực sự là con chim đầu đàn, dám đứng mũi chụi xào trong mọi hoàn cảnh làm việc tự giác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.Quam tâm tạo điều kiện về mọi mặt, gần gũi chị em, giải quyết kịp thời những thắc mắc nếu có. Trên đây là những biện pháp về quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mà tôi đã mạnh dạn đề xuất, những biện pháp người làm công tác quản lý những biện pháp được học, những biện pháp sưu tầm, tự suy nghĩ nhưng phải biết sử dụng các biện pháp một cách hợp lý, khéo léo và khoa học thì mọi việc đều đạt hiệu quả chất lượng cao. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 17 Việc quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vì tập thể giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Đây là một việc làm khó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tâm và tầm nhìn, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt không chỉ phụ thuộc vào yếu tố trong nhà trường mà phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài nhà trường ngoài tầm tay của người quản lý. Trải qua những năm làm công tác quản lý thông qua việc nghiên cứu các tài liệu quản lý giáo dục, tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp nhỏ để góp phần vào công tác xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhõn viờn trong nhà trường Mầm non đó là những yêu cầu đối với người quản lý. Người quản lý phải biết lắng nghe ý kiến dư luận của quần chúng có thói quen phê và tự phê. Thực hiện dân chủ trong mọi điều kiện. Có ý thức chăm lo đến đời sống của cán bộ giáo viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng mang tính quyết định đến sự thành đạt của nhà trường, xây dựng đội ngũ giáo viên là cá nhân cho một nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến các cấp, để có đội ngũ cán bộ giáo viên vững mạnh phải đoàn kết trong lãnh đaọ nhà trường nêu cao tinh thần trách nhiệm có năng lực sáng tạo, người cán bộ quản lý phải gương mẫu có uy tín với tập thể sư phạm, với cán bộ chính quyền địa phương nơi trường đóng. Có kế hoạch sắp xếp và bồi dưỡng chuyên môn, sử dụng nhân lực một cách hợp lý. Vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý giáo dục một cách sáng tạo. Biết phát huy các tác dụng khả năng tiền năng của các lực lượng, tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể trong nhà trường, biết vận dụng hết khả năng năng khiếu của từng giáo viên trong nhà trường Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị để giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò vị trí trách nhiệm của công tác giáo dục nhằm nâng cao tinh thần tự giác, tinh thần tập thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường đã đề ra. Những CBGV làm tốt thì khen ngợi kịp thời, những người chưa làm tốt biết động viên, bồi dưỡng yếu kém theo thời điểm đúng nội dung, mục đích cần đạt. Đội ngũ CBGV có chất lượng là cả một quá trình làm việc của người chỉ đạo lãnh đạo nhà trường tạo lên một môi trường sư phạm có chất lượng đã thu hút được lòng tin của Đảng, của các cấp lãnh đạo , của toàn thể các bậc phụ huynh không những trong xã mà còn có các xã lân cận gửi con cháu vào trường mỗi ngày một đông hơn, đó là thành công lớn nhất của nhà trường. 3.2. Kiến nghị 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan