Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty tnhh long shin...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty tnhh long shin

.PDF
125
87
133

Mô tả:

Trang 1 Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nha Trang, nhờ có sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tâm của các thầy cô trong trường nói chung và các thầy cô khoa Kinh tế nói riêng, em đã được trang bị những kiến thức quý báu để có thể hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức đó. Lời cảm ơn sâu sắc em xin gửi tới thầy Hoàng Văn Huy, thầy là người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt đợt thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành tốt Đồ án này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Long Shin đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua. Nha Trang, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Trần Tuyết Nhung PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời nói đầu ................................................................................................1 Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh ...................................................3 1.1. Khái quát về cạnh tranh .................................................................3 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ...........................................................................3 1.1.2. Phân loại cạnh tranh..................................................................................3 1.1.3. Vai trò và vị trí của cạnh tranh ..................................................................5 1.1.3.1. Đối với nhà sản xuất............................................................................5 1.1.3.2. Đới với người tiêu dùng.......................................................................5 1.1.3.3. Đối với xã hội......................................................................................5 1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh .......................................6 1.1.5. Các vị thế cạnh tranh ...............................................................................6 1.2. Các chiến lược sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh ..........7 1.2.1. Chiến lược cạnh tranh ..............................................................................7 1.2.1.1. Chiến lược dẫn đầu về chi phí .............................................................7 1.2.1.2. Chiến lượckhác biệt hoá sản phẩm.......................................................7 1.2.1.3. Chiến lược tập trung ............................................................................8 1.2.1.4. Chiến lược kết hợp ..............................................................................8 1.2.1.5. Chiến lược dẫn đầu thị trường .............................................................8 1.2.1.6. Chiến lược thách thức thị trường .........................................................8 1.2.1.7. Chiến lược theo sau .............................................................................8 1.2.1.8. Các hãng đang tìm chỗ đứng trên thị trường ........................................8 1.2.2. Chiến lược Marketing hỗ trợ .....................................................................9 1.2.2.1. Chiến lược Marketing không phân biệt................................................9 1.2.2.2. Chiến lược Marketing phân biệt ..........................................................9 1.2.2.3. Chiến lược Marketing tập trung.........................................................10 1.3. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh ..............................................10 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.3.4. 1.3.5. 1.3.6. Nhận dạng đối thủ...................................................................................10 Điều tra về chiến lược của đối thủ...........................................................11 Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh ...............................................11 Phân tích mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh ..........................11 Dự đoán phản ứng của đối thủ và thu thập thông tin tình báo..................12 Thiết lập hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh .....................................12 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 3 1.3.7. Tấn công ai, né tránh ai...........................................................................13 1.3.8. Cần dung hoà quan điểm cạnh tranh hay qua điểm khách hàng ...............14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh ..........................15 1.4.1. Môi trường vĩ mô....................................................................................15 1.4.1.1. Môi trường kinh tế.............................................................................15 1.4.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật ......................................................15 1.4.1.3. Các yếu tố xã hội...............................................................................15 1.4.1.4. Các yếu tố tự nhiên............................................................................16 1.4.1.5. Môi trường công nghệ .......................................................................16 1.4.2. Môi trường vi mô....................................................................................17 1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh .............................................................................17 1.4.2.2. Khách hàng ...............................................................................18 1.4.2.3. Nhà cung cấp ...............................................................................19 1.4.2.4. Sản phẩm thay thế .............................................................................21 1.5. Các tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh ..............................21 1.5.1. Các yếu tố đầu vào..................................................................................21 1.5.1.1. Vốn ...............................................................................21 1.5.1.2. Lao động ...............................................................................22 1.5.1.3. Nguyên vật liệu .................................................................................23 1.5.1.4. Kỹ thuật – công nghệ.........................................................................24 1.5.2. Các yếu tố đầu ra ....................................................................................25 1.5.2.1. Sản phẩm...........................................................................................25 1.5.2.2. Giá cả ................................................................................................26 1.5.2.3. Các kênh phân phối ...........................................................................27 1.5.2.4. Chiêu thị............................................................................................27 1.5.2.5. Thị phần ............................................................................................28 1.5.2.6. Mức độ quen biết khách hàng ............................................................29 Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Shin ..............................................................30 2.1. Khái quát chung về Công ty ........................................................30 2.1.1. 2.1.1.1. 2.1.1.2. 2.1.2. 2.1.2.1. 2.1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty ..............................................30 Sơ lược về Công ty..............................................................................30 Quá trình phát triển của Công ty ..........................................................31 Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động ........................................31 Chức năng............................................................................................31 Nhiệm vụ ............................................................................................32 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 4 2.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động...........................................................................33 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ....................................................33 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý................................................................33 2.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận ................................................................35 2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất .......................................................................39 2.1.4. Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu ..........................................39 2.1.4.1. Sản xuất ...............................................................................................39 2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm .................................................................41 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty các năm qua .....................45 2.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh ................................................................45 2.1.5.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..............................................48 2.1.5.3. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty....................50 2.1.5.3.1.Tình hình thanh toán của Công ty .......................................................50 2.1.5.3.2. Khả năng thanh toán của Công ty ......................................................52 2.1.6. Các chiến lược kinh doanh của Công ty ..............................................54 2.1.6.1. Chiến lược cạnh tranh ..........................................................................54 2.1.6.2. Chiến lược Marketing hỗ trợ ................................................................55 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty .............................................................................................55 2.2.1. 2.2.1.1. 2.2.1.2. 2.2.1.3. 2.2.1.4. 2.2.2. 2.2.2.1. 2.2.2.2. 2.2.2.3. Môi trường vĩ mô .................................................................................55 Môi trường tự nhiên .............................................................................55 Môi trường kinh tế ...............................................................................56 Môi trường chính trị.............................................................................59 Sự gia tăng nhu cầu thuỷ sản ................................................................60 Môi trường vi mô .................................................................................61 Khách hàng ..........................................................................................61 Nhà cung ứng nguyên liệu và vốn ........................................................62 Đối thủ cạnh tranh................................................................................63 2.3. Khả năng cạnh tranh của Công ty ............................................63 2.3.1. 2.3.1.1 2.3.1.2. 2.3.1.3. 2.3.1.4. 2.3.2. 2.3.2.1. Tình hình cạnh tranh các yếu tố đầu vào...............................................63 Năng lực về vốn ...................................................................................63 Năng lực về lao động ...........................................................................68 Năng lực về thiết bị ..............................................................................72 Nguyên vật liệu ....................................................................................75 Khả năng cạnh tranh các yếu tố đầu ra .................................................77 Sản phẩm .............................................................................................77 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 5 2.3.2.2. Giá cả...................................................................................................77 2.3.2.3. Chất lượng sản phẩm ...........................................................................78 2.3.2.4. Kênh phân phối của Công ty ................................................................80 2.3.2.5. Chiêu thị ..............................................................................................80 2.3.2.6. Tình hình xuất khẩu của Công ty..........................................................80 2.3.2.7. Doanh thu của các Công ty trên thị trường Đài Loan............................85 2.3.3. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty ................................................85 2.3.3.1. Xí nghiệp khai thác dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà .................................85 2.3.3.2. Công ty Nha Trang Seafood .................................................................88 2.3.3.3. Xí nghiệp chế biến hải sản Việt Thắng .................................................90 2.3.4. Lập bảng đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường .....92 2.3.4.1. Xác định độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh......................................................................................92 2.3.4.2. Lập bảng so sánh khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Shin .93 2.3.5. Kết luận về 1 số điểm mạnh và yếu của Công ty TNHH Long Shin .....95 2.3.5.1. Điểm mạnh ..........................................................................................95 2.3.5.2. Điểm yếu .............................................................................................96 Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại Công ty Long Shin .............................................................................98 3.1. Định hướng phát triển thuỷ sản ở Việt Nam và ở Công ty Long Shin ..........................................................................98 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. Định hướng phát triển thuỷ sản ở Việt Nam .........................................98 Định hướng phát triển thuỷ sản ở Khánh Hoà.......................................99 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Công ty Long Shin .....101 3.2. Các biện pháp đề xuất..............................................................102 3.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo cho quá trình săn xuất.........102 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mặt hàng mới ................104 3.2.3. Phát triển thị trường ...........................................................................107 3.2.4. Giảm giá vốn hàng bán.......................................................................111 3.2.5. Hoàn thiện hợp đồng xuất khẩu..........................................................112 3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn..........................................................113 Kiến nghị.........................................................................................................115 Kết luận ...........................................................................................................116 Tài liệu tham khảo ...........................................................................................117 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 6 Danh mục bảng biểu Bảng 1: Tình hình sản xuất của Công ty ............................................................41 Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty .............................................42 Bảng 3: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2006 ở thị trường nội địa ..........................44 Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ............................46 Bảng 5: Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.....................49 Bảng 6: Các khoản phải thu của Công ty ...........................................................51 Bảng 7: Tình hình trả nợ của Công ty ................................................................52 Bảng 8: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của Công ty .........................53 Bảng 9: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường.........................60 Bảng 10: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ..........................................61 Bảng 11: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty các năm qua...64 Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn cố định ............................................................66 Bảng 13:Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...........................................................67 Bảng 14: Tổng hợp cơ cấu lao động của Công ty ..............................................69 Bảng 15: Số lượt lao động được đào tạo trong năm 2005...................................71 Bảng 16: Tiền lương của người lao động các năm qua.......................................71 Bảng 17: Các mức lương mà Công ty áp dụng...................................................72 Bảng 18: Cơ cấu thu nhập bình quân của người lao động ..................................72 Bảng 19: Hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty ............................................73 Bảng 20: Đánh giá giá trị còn lại của máy móc thiết bị ......................................74 Bảng 21: Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty .......................................76 Bảng 22: Đơn giá một số mặt hàng của Công ty ...............................................78 Bảng 23: Tình hình xuất khẩu của Công ty theo mặt hàng .................................82 Bảng 24: Tình hình xuất khẩu theo thị trường....................................................84 Bảng 25: Doanh thu tiêu thụ của 1 số Công ty tại thị trường Đài Loan ..............85 Bảng 26: Tình hình tài chính của Xí nghiệp KT và DV Thuỷ sản Khánh Hòa....86 Bảng 27: Kết quả hoạt động SXKD của Xí nghiệp KT và DV Thuỷ sản KH .....87 Bảng 28: Đơn giá một số mặt hàng của Xí nghiệp KT và DV Thuỷ sản KH ......88 Bảng 29: Tình hình tài chính của Công ty F17...................................................89 Bảng 30: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty F17 ........................................89 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 7 Bảng 31: Đơn giá một số mặt hàng của Công ty F17 năm 2005 ........................90 Bảng 32: Tình hình tài chính của Công ty Việt Thắng .......................................91 Bảng 33: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty Việt Thắng.............................91 Bảng 34: Đơn giá một số mặt hàng của Công ty Việt Thắng năm 2005 .............92 Bảng 35: So sánh khả năng cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh..94 Bảng 36: Doanh thu của Công ty Long Shin so với Tỉnh ...................................95 Bảng 37: Kế hoạch xuất khẩu 5 năm 2006 – 2010 .............................................99 Bảng 38: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Tỉnh Khánh Hoà.............................100 Bảng 39: Kế hoạch sản xuất của Công ty TNHH Long Shin ...........................101 Bảng 40: Sản lượng khai thác của Tỉnh Khánh Hoà từ 2003 – 2005 ................103 Bảng 41: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh Khánh Hoà.........................103 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Tổng quát môi trường vi mô ................................................................17 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Long Shin ....................................34 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Long Shin ......................39 Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Long Shin...............................40 Sơ đồ 5: Hệ thống cung cấp nguyên liệu của Công ty .......................................75 Sơ đồ 6: Hệ thống phân phối đối với hàng xuất khẩu .........................................80 Sơ đồ 7: Hệ thống phân phối tại thị trường nội địa .........................................80 Danh mục hình Hình 1: Các định hướng của doanh nghiệp trong cạnh tranh ..............................14 Hình 2: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh ....................18 Hình 3: Ba mức độ của sản phẩm ......................................................................25 Hình 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá................................................26 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 8 Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt Ký hiệu PR Chữ Public relation R&D Research and develop LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế DT Doanh thu TNbq Thu nhập bình quân CSH Chủ sở hữu KPT Khoản phải thu NV Nguồn vốn TTNH Thanh toán ngắn hạn TTN Thanh toán nhanh HTK Hàng tồn kho TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định DTT Doanh thu thuần ĐTNH Đầu tư ngắn hạn PX Phân xưởng NL Nguyên liệu ĐVT Đơn vị tính TNHH Trách nhiệm hữu hạn GPĐT Giấy phép đầu tư PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cạnh tranh xuất hiện khi nền kinh tế hàng hoá ra đời và hình thức cạnh tranh càng ngày càng gay gắt hơn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tình trạng”cá lớn nuốt cá bé” xảy ra là điều không tránh khỏi. Bên cạnh nguy cơ bị phá sản, cạnh tranh cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho Công ty: giúp Công ty tìm được những chiến lược phù hợp với thực trạng của Công ty; Công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật để không bị lạc hậu so với đối thủ, từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty và cho toàn xã hội. Cạnh tranh buộc các Công ty phải chú ý hơn tới nhu cầu và mức sống của người lao động, nâng cao chất lượng sống của người lao động. Qua đó, giúp cho xã hội ngày càng văn minh phát triển hơn. Hiện nay, việc cạnh tranh trong ngành thuỷ sản diễn ra rất gay gắt, các đối thủ cạnh tranh ở khắp mọi nơi, cả trong nước cũng như nước ngoài. Sau một thời gian thực tập ở Công ty TNHH Long Shin em thấy Công ty chưa chú trọng nhiều tới hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh nên em mạnh dạn chọn đề tài”MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH LONG SHIN”. Em mong rằng những biện pháp đề ra trong đề tài này sẽ giúp Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện đề tài em đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất của Công ty, năng lực thực tế của Công ty, những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty . Từ đó, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và sau đó đề ra những biện pháp mà Công ty có khả năng thực hiện được để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. 2. Mục đích Vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao các kiến thức đã học. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình cạnh tranh của Công ty TNHH Long Shin, năng lực kinh doanh của Công ty, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty trong thời gian qua. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 10 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty trong các năm 2003, 2004, 2005 về các vấn đề: vốn, lao động, nguyên liệu, máy móc, tình hình tiêu thụ… 5. Phương pháp nghiên cứu ü Phương pháp chuyên gia ü Phương pháp hệ thống hoá ü Phương pháp so sánh - So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối ü Phương pháp thống kê ü Phương pháp phân tích chi tiết - Phân tích theo thời gian - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 6. Nội dung của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Shin Chương 3: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Shin Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô; cô chú; anh chị trong Công ty và các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Nha Trang, Tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Trần Tuyết Nhung PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 11 Chương1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 1.1.KHÁI Q UÁT VỀ CẠNH TRANH: 1.1.1.Khái niệm về cạnh tranh: Theo quan điểm của Mac-Lênin: cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh là một quy luật kinh tế không phụ thuộc vào ý muốn con người. cạnh tranh trong hầu hết các ngành có thể mô tả là khốc liệt, thỉnh thoảng mang tính hủy diệt. Như vậy, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện dụng. Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng khái niệm sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Rõ ràng các khái niệm trên đều có quan hệ với cạnh tranh, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong thực tế thì sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh được sử dụng như là khái niệm đồng nghĩa. 1.1.2. Phân loại cạnh tranh: *Nếu phân chia theo tính chất cạnh tranh thì có 2 loại: - Cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh bình đẳng nhau về điều kiện hoặc cùng “sân chơi”. - Cạnh tranh không lành mạnh: đối lập với cạnh tranh lành mạnh *Nếu xét dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường ta có : - Cạnh tranh giữa những người sản xuất(người bán) với nhau. - Cạnh tranh giữa người mua với người bán. - Cạnh tranh giữa người sản xuất với người tiêu dùng. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa và điều kiện dịch vụ. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 12 *Dưới góc độ thị trường, góc độ thực chứng thì có hai loại cạnh tranh: - Cạnh tranh hoàn hảo hay cạnh tranh thuần túy (Pure Competition): là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hóa là không thay đổi trong toàn bộ địa danh của thị trường bởi vì người mua, người bán đều biết tường tận về điều kiện của thị trường. Trong điều kiện đó không có nhà kinh doanh nào đủ sức mạnh để có thể ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm của mình trên thị trường. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): đây là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có sức mạnh và thế lực để có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền. *Dưới góc độ các công đoạn sản xuất kinh doanh: - Cạnh tranh trước khi bán hàng. - Cạnh tranh trong quá trình bán hàng. - Cạnh tranh sau khi bán hàng. * Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể cạnh tranh - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành. * Ngày nay, các nhà kinh tế chia thành hai hình thức: - Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cùng mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau. Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi giá bán và lượng bán nói trên của các doanh nghiệp sẽ có điểm dừng. Sau thời gian nhất định hình thành một giá thị trường thống nhất. Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nhiệp có chi phí bình quân cao bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao. - Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp như nhau. Do đặc điểm đó trong cạnh tranh ngang không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường, song giá cả ở mức thấp tối đa, lợi nhuận giảm và có thể không có lợi nhuận để hạn chế bất lợi đó cạnh tranh ngang dẫn đến hai khuynh hướng: hoặc phải liên minh thống nhất giá bán cao, giảm sản lượng trên thị trường - xuất hiện độc quyền, hoặc là các doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí, tức là chuyển từ hình thức cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại trên thị trường và có lợi nhuận cao. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 13 1.1.3. Vai trò và vị trí của cạnh tranh: 1.1.3.1. Đối với nhà sản xuất : Luôn linh hoạt, năng động, thích ứng nhanh kịp thời với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Để giành chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp sử dụng mọi nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhằm giảm mọi chi phí kinh doanh dẫn đến giảm giá thành. Đây là công cụ cạnh tranh phổ biến nhất. Đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng mới có giá trị sử dụng cao. Đây là công cụ cạnh tranh sắc bén nhất của doanh nghiệp. Ngày nay, ngoài giá cả và sản phẩm doanh nghiệp còn tấn công vào lĩnh vực dịch vụ, còn gọi là cuộc cạnh tranh về nhận thức. Đây là công cụ cạnh tranh hiện đại nhất hiện nay vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu dùng. Ngoài ra, cạnh tranh còn làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp phát huy mọi ý tưởng sáng tạo của mình. Ra sức nghiên cứu tìm tòi cái mới. Do đó, sản phẩm ngày nay ngoài giá trị hữu hình sản phẩm còn đuợc cấu thành từ những giá trị vô hình, hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày càng cao. Cơ cấu mặt hàng, chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng tốt thị hiếu của khách hàng. 1.1.3.2. Đối với người tiêu dùng : - Có nhiều mặt hàng để lựa chọn, phù hợp với túi tiền. Cùng một khoản tiền bỏ ra nhưng khách hàng có thể mua được nhiều sản phẩm, với nhiều tiện ích nhất. - Nhận được sự chăm sóc chu đáo của người bán. - Mua hàng hóa với giá trị sử dụng cao nhưng với giá trị cạnh tranh thấp nhất. - Có nhiều thời gian đầu tư vào việc khác. - Giảm tress với những mặt hàng giải trí độc đáo. - Cuộc sống văn minh, hiện đại, tiết kiệm nhiều chi phí 1.1.3.3. Đối với xã hội - Cạnh tranh làm sao cho xã hội ngay càng phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. Những hoạt động P.R của các doanh nghiệp giúp cho xã hội ngày càng văn minh hiện đại. - Cùng với việc cạnh tranh các Xí nghiệp ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường. - Nâng cao mức sống của người dân trong xã hội. - Đưa con người vào lối làm việc công nghiệp, tác phong nghiêm túc. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 14 - Cải thiện môi trường sống của con người, người dân có diều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài. - Tạo điều kiện để con người phát triển một cách toàn diện. - Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, nhiều doanh nghiệp vì chạy theo cạnh tranh đã gây ra cho người tiêu dùng và xã hội nhiều nỗi lo. Đó là các loại hàng giả, hàng nhái, những mặt hàng có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, làm thoái hóa đạo đức của lứa tuổi thanh niên, gây ô nhiễm môi trường. - Vị trí cạnh tranh đó là ngành nghề, lĩnh vực mà hoạt động kinh doanh triển khai điểm mạnh và điểm yếu trong sự so sánh của đối thủ cạnh tranh, cách thức mà lâu nay Công ty vẫn cạnh tranh, vị trí ngành nghề hoạt động và vị trí tỷ trọng giá trị của Công ty so với tổng giá trị trong toàn ngành nghề. - Nâng cao được khả năng cạnh tranh đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được ba mục tiêu chung của doanh nghiệp + Mục tiêu lợi nhuận. + Mục tiêu thế lực. + Mục tiêu an toàn. 1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh: - Trong thời đại khoa học kĩ thuật, nếu doanh nghiệp nào không ý thức được vai trò của cạnh tranh, không tích cực đổi mới thì dễ dàng bị tụt hậu, phá sản. - Nếu không có cạnh tranh mọi doanh nghiệp sẽ bảo thủ không năng động sáng tạo, gây lãng phí nguồn lực trong doanh nghiệp, lãng phí của cải của Nhà nước. - Nếu không nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình thì doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động, bị bỏ rơi trên đường hội nhập. - Đối với một quốc gia nếu cạnh tranh không xảy ra thì mọi ngành kinh tế giậm chân tại chỗ, tụt hậu bị bỏ lại phía sau các nước trên thế giới. - Đời sống của người dân sẽ khổ cực lạc hậu, bệnh tật. 1.1.5. Các vị thế cạnh tranh Quy mô và vị thế trong ngành của mỗi Công ty sẽ xác định chiến lược của Công ty ấy. Những Công ty lớn với vị thế ưu trội trong một ngành có thể thực hiện những chiến lược mà Công ty nhỏ không đủ khả năng làm nổi. Tuy nhiên, các Công ty nhỏ cũng có thể tìm thấy những chiến lược để đạt tỷ lệ lời tốt hoặc tốt hơn các Công ty lớn. Cả Công ty nhỏ và lớn đều phải có những chiến lược định vị hiệu quả chống lại các đối PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 15 thủ cạnh tranh trên thị trường. Theo Michael. Porter, trong quyển “Chiến lược cạnh tranh” đưa ra 4 chiến lược định vị chung, đó là: - Đứng đầu hẳn về giá: Công ty cố gắng đạt mức chi phí sản xuất và phân phối thấp để có thể định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh và đạt được thị phần lớn. - Đa dạng hóa: Công ty tạo ra một chuỗi mặt hàng và các chương trình tiếp thị khác biệt nhau. Muốn thế Công ty phải mạnh về nghiên cứu và phát triển, mẫu mã và tiếp thị. - Tập trung: Công ty tập trung nỗ lực phục vụ một vài phân khúc thị trường mà mình có khả năng và sở trường hơn đối thủ. Hãng không theo đuổi một chiến lược rõ ràng: những người lừng chừng giữa đường thường hoạt động kém hiệu quả. - 1.2. CÁC CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 1.2.1.Chiến lược cạnh tranh: Chiến lược cạnh tranh là những phương pháp nhằm đạt được ưu thế về chất lượng, giá cả, hệ thống phục vụ, danh tiếng của doanh nghiệp và các mối liên kết giữa chúng. 1.2.1.1. Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Đây là chiến lược dựa trên cơ sở chi phí thấp, nó cho phép cạnh tranh có hiệu quả bằng giá của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này phải tạo ra được sản phẩm có chất lượng ngang với đối thủ cạnh tranh thậm chí có thể thấp hơn nhưng giá bán phải thấp hơn hẳn và dùng lợi thế đó để cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng chiến lược này doanh nghiệp phải hết sức thận trọng bởi chiến lược này rất dễ bị đối thủ làm theo. 1.2.1.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này dựa trên cơ sở việc tạo ra được sản phẩm có tính năng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và dùng lợi thế đó trong kinh doanh. Sự khác biệt có thể là sự khác biệt về hình dáng, nhãn mác, công nghệ, thiết bị của sản phẩm hay đặc trưng của sản phẩm. Khi áp dụng chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một thế mạnh riêng cho sản phẩm của mình. Điều này kéo theo chi phí rất lớn nên cần phải chú ý tới độ lớn của giá thành của hàng hóa và dịch vụ, đồng thời đề phòng những sản phẩm nhái. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 16 1.2.1.3. Chiến lược tập trung Thực chất doanh nghiệp dồn toàn bộ nguồn lực của mình vào một số đoạn hoặc một số đoạn trọng tâm, trọng điểm mà doanh nghiệp có lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh. 1.2.1.4. Các chiến lược kết hợp : Dẫn đầu về chi phí và thị trường ngách. Thực chất doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tương đương với chất lượng của đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn và giành chi phí đó trên thị trường ngách. 1.2.1.5. Chiến lược dẫn đầu thị trường : Trong thị trường có một hãng được công nhận đứng đầu. Nếu hãng này chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh và chiến lược tập trung thì có thể chọn một trong hai mục tiêu tăng trưởng Marketing. Thứ nhất, tìm cách mở rộng qui mô của toàn thị trường như thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu tìm ra công cụ mới của sản phẩm hoặc tăng số lượng của sản phẩm trong một lần sử dụng. Thứ hai, hãng đứng đầu thị trường có thể tăng thị phần nhằm đạt muc tiêu tăng trưởng nhanh. Chiến lược Marketing nhằm tăng qui mô thị trường hoặc điều chỉnh một trong các khâu của công tác Marketing. 1.2.1.6. Chiến lược thách thức thị trường: Đây không phải là hãng số một trên thị trường. Các mục tiêu tăng trưởng nhanh và các chiến lược tăng trưởng tập trung rất thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng Marketing nhằm giành thêm thị phần và phải xem xét giành thị phần từ tay hãng nào. 1.2.1.7.Chiến lược theo sau: Các hãng này thường có thị phần nhỏ hơn các hãng dẫn đầu thị phần nhưng lợi nhuận tổng cộng của họ có thể ở mức tốt hoặc sẽ tốt hơn. Đối với các hãng theo sau thì mục tiêu Marketing thường là bảo vệ thị phần hiện có của mình. Các hãng này cần phải không ngừng cố gắng giữ các khách hàng hiện tại và tìm kiếm thị phần mới nhờ các khách hàng mới. 1.2.1.8.Các hãng đang tìm chỗ đứng trên thị trường: Các hãng này cố gắng tìm kiếm và chiếm các vị trí nhỏ trên thị trường mà dường như các hãng lớn bỏ qua hoặc không chú ý đến. Muốn đạt được hiệu quả trong viêc phục vụ đối tượng ở khu vực này thông thường phải có một hình thức cách mạng hóa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 17 nào đó như phải chuyên môn hóa đặc điểm khách hàng, địa lý, mặt hàng, phẩm chất hàng hóa, dịch vụ và chất lượng hàng. 1.2.2.Các chiến lược Marketing hỗ trợ: Marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Tùy vào từng đoạn thị trường mà doanh nghiệp sử dụng chiến lược Marketing cho phù hợp. Có các chiến lược Marketing sau: 1.2.2.1. Chiến lược Marketing không phân biệt : Doanh nghiệp xây dựng và thực hiện một chiến lược Marketing chung với những biện pháp giống nhau trên toàn bộ thị trường, cung cấp cho thị trường một loại sản phẩm đồng nhất với các hoạt động Marketing giống nhau như bán sản phẩm với cùng mức giá, cùng hình thức quảng cáo rộng khắp, cùng phương thức khuyến mại. Nội dung của chiến lược khai thác những đặc điểm chung đồng nhất của thị trường nhằm thu hút số đông khách hàng. Sản phẩm được sản xuất và bán ra trên thị trường với tiêu chuẩn đồng nhất và khối lượng lớn nên đạt hiệu quả kinh tế nhờ qui mô, chi phí sản xuất thấp, các chi phí Marketing cũng tiết kiệm được nên có giá thấp Hạn chế của chiến lược : Khai thác thị trường kém hiệu quả do có nhiều người tiêu dùng có nhu cầu khác biệt đã không chấp nhận mua sản phẩm đại trà này. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt khi các Công ty đều phát triển chiến lược không phân biệt nhằm vào số đông khách hàng trên thị trường mà bỏ qua những phân khúc nhỏ. Công ty dễ gặp rủi ro khi hoàn cảnh thay đổi. 1.2.2.2. Chiến lược Marketing phân biệt: Doanh nghiệp phát triển và thực hiện nhiều chiến lược Marketing hỗn hợp nhằm vào nhiều đoạn thị trường khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng bây giờ được đáp ứng bằng một chiến lược Marketing riêng so với sản phẩm khác, phân phối qua những kênh khác nhau, bán với những giá khác nhau và với nhiều hình thức xúc tiến khác nhau. · Ưu điểm : - Đáp ứng được nhu cầu mong muốn đa dạng của khách hàng nên đạt hiệu quả khai thác thị trường cao, doanh số và lợi nhuận cao. - Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh đồng thời khai thác được nhiều đoạn thị trường. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 18 · Hạn chế: chi phí thực hiện chiến lược cao, quản lí phức tạp nếu trình độ quản lí kém, dễ gây xung đột nội bộ giữa các chiến lược Marketing của doanh nghiệp phải chọn đoạn thị trường thích hợp dễ khai thác. 1.2.2.3. Chiến lược Marketing tập trung: Doanh nghiệp tập trung tất cả nguồn lực của mình để phát triển một chiến lược Marketing nhằm khai thác một đoạn thị trường mục tiêu duy nhất đã chọn. · Ưu điểm: - Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và vì vậy có thể trở thành người độc quyền khai thác đoạn thị trường đó. Doanh nghiệp cũng đạt được lợi thế về chuyên môn hóa sản xuất phân phối các hoạt động Marketing khác. - Hiệu quả khai thác thị trường cao với tỷ suất lợi nhuận lớn. · Hạn chế: Rủi do cao vì Công ty tập trung vào một đoạn thị trường, nếu nhu cầu của loại thị trường này thay đổi Công ty sẽ khó có thể đối phó. 1.3. NGHIÊN CỨU CÁC ĐỐI THỦ: 1.3.1. Nhận dạng đối thủ: Đối thủ của Công ty không những là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất những sản phẩm giống như Công ty đang sản xuất mà đối thủ của Công ty là những nhà sản xuất những sản phẩm có khả năng thay thế cho sản phẩm hiện tại. Do đó, các Công ty phải tránh mắc “bệnh cận thị về đối thủ cạnh tranh”. Công ty có nhiều khả năng bị “chôn vùi” bởi những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm hơn là những đối thủ cạnh tranh hiện tại. Chúng ta có thể phân biệt bốn mức độ của đối thủ, dựa trên quan điểm thay thế sản phẩm: - Cạnh tranh nhãn hiệu: Công ty có thể xem những Công ty khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình. - Cạnh tranh ngành: Công ty có thể xem một cách rộng hơn tất cả những Công ty sản xuất cùng một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình. - Cạnh tranh công dụng: Công ty còn có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả các Công ty sản xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối thủ cạnh tranh của mình. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 19 - Cạnh tranh chung: tất cả các Công ty đang kiếm tiền của cùng một người tiêu dùng đều là đối thủ cạnh tranh của mình. 1.3.2. Điều tra về chiến lược của đối thủ cạnh tranh Các đối thủ gần gũi nhất của Công ty là những người cùng theo đuổi một thị trường mục tiêu với cùng một chiến lược. Nhóm chiến lược là nhóm các Công ty cùng áp dụng một chiến lược giống nhau trên một thị trường mục tiêu nhất định Công ty phải không ngừng theo dõi chiến lược của đối thủ. Những đối thủ mạnh về tài chính luôn thay đổi về chiến lược kinh doanh của họ. Các Công ty luôn tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để thay đổi chiến lược tiếp thị, chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phân phối phù hợp với những mong muốn của khách hàng. 1.3.3. Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh: Sau khi đã xác định được đối thủ chính và chiến lược của họ, chúng ta phải đặt vấn đề: từng đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm cái gì trên thị trường? Cái gì đã điều khiển hành vi của từng đối thủ cạnh tranh? Một giả thiết ban đầu có ích là đối thủ cạnh tranh đều phấn đấu để tăng tối đa hóa lợi nhuận, nhưng những Công ty này cũng có cách nhìn nhận khác nhau về tầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt và lợi nhuận lâu dài hoặc có Công ty lại hướng suy nghĩ của mình vào “việc thỏa mãn’’ chứ không phải “tăng tối đa”. Họ đề ra chỉ tiêu lợi nhuận mục tiêu và hài lòng khi đạt được nó, cho dù là với những chiến lược và nỗ lực khác có thể đạt được lợi nhuận lớn hơn. Một giả thiết nữa là mỗi đối thủ cạnh tranh đều theo đuổi một số mục tiêu. Ta cần biết tầm quan trọng tương đối mà các đối thủ cạnh tranh nhìn nhận đối với khả năng sinh lời hiện có, mức tăng thị phần, vị trí dẫn đầu về công nghệ, về dịch vụ …. Từ đó ta có thể biết được đối thủ có hài lòng với kết quả đó hay không và phản ứng của họ trước cạnh tranh. Các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh được xác định dựa trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó có quy mô, quá trình lịch sử, ban lãnh đạo và tình trạng kinh tế của họ. 1.3.4. Phân tích mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ : Liệu các đối thủ cạnh tranh của Công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình và đạt được những mục đích của họ không? Điều đó còn tùy thuộc vào các nguồn tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh. Công ty cần phát hiện những mặt mạnh và yếu của từng đối thủ cạnh tranh. Đầu tiên Công ty phải thu thập các dữ liệu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 20 quan trọng gần đây về tình hình kinh doanh của mỗi đối thủ đặc biệt là : mức tiêu thụ, thị phần, mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư, đầu tư mới. Những thông tin này giúp cho Công ty quyết định tấn công ai trong thị trường, có thể lập chương trình kiểm soát. Các Công ty thường tìm hiểu những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và lời đồn. Họ có thể bổ sung thêm sự hiểu biết của mình bằng cách tiến hành nghiên cứu Marketing trực tiếp với các khách hàng, người cung ứng và đại lý của mình. 1.3.5. Dự đoán phản ứng của đối thủ và thu thập thông tin tình báo: Những mục tiêu và các mặt mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh góp phần rất lớn và việc chỉ rõ những biệp pháp và phản ứng của họ đối với những biện pháp của Công ty như giảm giá, tăng cường khuyến mãi hay tung ra sản phẩm mới. Ngoài ra, mỗi đối thủ cạnh tranh còn có một triết lý nhất định về việc kinh doanh, một nề nếp văn hóa nội bộ nhất định và một số niềm tin chủ đạo nhất. Cần phải hiểu một cách sâu sắc toàn bộ ý đồ của một đối thủ cạnh tranh nhất định thì mới có thể dự đoán cách đối thủ có thể hành động. Một số kiểu phản ứng của đối thủ : - Đối thủ điềm tĩnh: một số đối thủ không phản ứng nhanh chóng hay mạnh mẽ với hoạt động của một địch thủ nhất định. Có lẽ họ cho rằng khách hàng của họ đã trung thành, họ có thể kinh doanh tài tử, họ có thể thiếu kinh phí để phản ứng, họ có thể chậm phát hiện ra biện pháp…. Công ty phải cố gắng đánh giá lý do tại sao đối thủ lại có hành vi điềm tĩnh. - Đối thủ chọn lọc: Đối thủ thể chỉ phản ứng với một vài kiểu tấn công và không để ý đến các dạng khác. - Đối thủ hung dữ : Công ty này phản ứng mau lẹ và mạnh mẽ với mọi cuộc đột kích vào lãnh địa của họ. Đối thủ cạnh tranh hung dữ luôn cảnh báo rằng Công ty nên chọn đối thủ khác tốt hơn là tấn công họ bởi vì người phòng thủ sẽ chiến đấu tới cùng nếu đã tấn công. Tấn công một con cừu bao giờ cũng tốt hơn là tấn công một con cọp. - Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan: có một số đối thủ cạnh tranh không để lộ ra một cách phản ứng nào có thể đoán trước được. Như đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa hay không trả đũa trong một trường hợp cụ thể nào đó, và không có cách nào đoán trước được điều đó căn cứ vào tình trạng kinh tế, quá trình lịch sử hay bất kỳ điều gì khác hơn nữa. 1.3.6. Thiết kế hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh Việc thu thập thông tin tình báo cạnh tranh đã phát triển rất nhanh vì ngày càng nhiều Công ty cần biết các đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì. Mặc dù chi phí tiền bạc và thời gian để thu thập thông tin tình báo cạnh tranh rất lớn, nhưng cái giá của việc PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan