Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động trẻ ...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động trẻ đến trường trong trường mầm non nga giáp

.PDF
35
16
124

Mô tả:

. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GÓP PHẦN HUY ĐỘNG TRẺ ĐẾN TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP Người thực hiện: Mai Thị Thủy Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Giáp SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các giải pháp thực hiện. Giải pháp1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách chặt chẽ, khoa học. Giải pháp 2: Từng bước triển khai thực hiện kế hoạch trong nhà trường. Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ban ngành đoàn thể để nâng caochất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, góp phần huy động trẻ ra lớp. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại trường. Giải pháp 5: Tăng cường công tác đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giải pháp 6: Tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. Giải pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 1 2 2 2 3 3 4 5 5 17 18 3.1. Kết luận chung 18 3.2. Kiến nghị 19 * Tài liệu tham khảo * Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại 6 9 10 11 12 16 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết: Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là chiếc nôi ban đầu để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. “ Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [1 ] Chính vì vậy mà việc quan tâm, chăm sóc cho trẻ em là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành và tất cả mọi nguời trong cộng đồng xã hội đặc biệt là giữa gia đình và trường mầm non phải có sự phối kết hợp chặn chẽ, thường xuyên, thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ . Sức khoẻ có liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khoẻ tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất hài hoà, cân đối nói chung, phát triển trí tuệ để học tập, lao động và tích tực tham gia vào các hoạt động khác nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực. Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi nhằm hình thành và phát triển ở trẻ toàn diện về năm mặt nhân cách và năm lĩnh vực phát triển, trang bị, cung cấp những kiến thức khoa học đơn giản, chuẩn bị đầy đủ những tâm thế tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách vưng vàng, tự tin. Do đặc điểm cơ thể của trẻ từ 0 - 6 tuổi còn rất non nớt, sức đề kháng với những tác động từ môi trường bên ngoài còn hạn chế nên đòi hỏi công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang tuổi lớn và phát triển rất cao cho nên cần được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn đủ chất, đủ lượng, đủ thành phần dinh dưỡng đảm bảo khoa học theo quy định của từng độ tuổi như chất Prôtít (Đạm), Lipít (Mỡ), Gluxít (Đường), VTM và chất khoáng. Chế biến thức ăn, chế độ ăn phù hợp với từng độ tuổi, bày bàn ăn sạch, đẹp, khoa học, tạo không khí bữa ăn ấm áp, thoải mái, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, trẻ ăn uống tốt giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh, phát triển cân đối, thì trẻ mới tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi ,tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ ở lứa tuổi mầm non " Học bằng chơi - Chơi mà học". Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy "Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan " . Công tác huy động trẻ đến lớp và tổ chức tốt về CS-ND-GD cho trẻ ở trường mầm non. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm đáp ứng mục tiêu 1 hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ em về trí tuệ và thể lực ở những năm đầu đời của con người, tạo nền móng nhân tài tương lai cho đất nước. Chính vì vậy với vai trò của là Phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phụ trách công tác Nuôi dưỡng – Chăm sóc trẻ, tôi xác định nâng cao chất lượng toàn diện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đồng thời góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống phần trăm thấp nhất để góp phần cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, huy động trẻ đến trường ngày càng cao. Đó cũng là lý do mà năm học 2018-2019 tôi đã đi sâu vào nghiên cứu “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường trong trường MN Nga Giáp ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: + Nhăm nâng cao chất lượng toàn diện về nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường MN. + Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, việc tổ chức các hoạt động CS-ND-GD trẻ cho giáo viên. + Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ. + Tạo cho trẻ phát triển thể lực cân đối, hài hòa, phát huy tính tự lập, tự phục vụ, tính tập thể. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường MN - Giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh Trường MN Nga Giáp - Huyện Nga Sơn - Thanh Hoá. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Để tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ gia đình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tổng hợp cụ thể từng tiêu chí, các biểu bảng và điều chỉnh, xử lý số liệu phù hợp với nội dung đề tài - Phương pháp trực quan, minh hoạ: Dùng trực quan ( vật thật, đồ chơi, hành động mẫu…) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan, thoả mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin - Phương pháp tác động bằng tình cảm: Dùng cử chỉ vỗ về, gần gũi, cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy thoả mẫn nhu cầu giao tiếp. - Phưong pháp thực hành, trải nghiệm: Tổ chức cho trẻ hành động, thao tác trực tiếp với đồ vật, đồ chơi, sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ hoạt động… - Phương pháp dùng lời nói ( trò chuyện, kể chuyện, giải thích ): Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với người xung quanh… 2 - Phương pháp đánh giá, nêu gương. Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu gương, kích lệ những việc làm, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động… 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận: “ Được đi học, được đến trường đó là một trong những Quyền của trẻ em phải được hưởng. Trẻ được học, được ăn ngủ, vui chơi trong những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho trẻ khi trưởng thành, điều này cho thấy ý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng của giáo dục mầm non và để giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện về mọi mặt.[2 ] Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện của trẻ, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời gian trẻ ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ ngơi, vui chơi, … tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm cô - trò. Để phát triển công tác chăm sóc,nuôi dưỡng ở trường mầm non, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo cho các huyện đưa chỉ tiêu cụ thể phù hợp với vùng miền, trong đó chú trọng chỉ tiêu và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Với chỉ tiêu phòng GD&ĐT đề ra, huy động trẻ bán trú phải đạt 95 - 100%. Như vậy về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đã được đặt ngang tầm với công tác giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ xã Nga Giáp, Nghị quyết HĐND xã khoá XVIII cũng đã chỉ rõ “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cả 3 cấp học, phát huy chất lượng trường chuẩn quốc gia” Đối với trẻ mầm non, muốn có một cơ thể phát triển cân đối và toàn diện thì cần phải có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đủ, đúng theo khoa học. Hơn đâu hết trường mầm non là nơi thực hiện nhiệm vụ cao cả đó để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện, thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ CS-ND-GD trẻ ở trường mầm non thì vấn đề đầu tiên là phải huy động trẻ ăn, ngủ bán trú tại trường đạt tỷ lệ 100% . Để phát triển tốt các lĩnh vực giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất nói riêng chúng ta cần dựa vào các đặc điểm phát triển tâm - sinh lí trẻ: “ Trong sự phát triển toàn diện về các mặt của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu của mọi hoạt động. Do vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động CS-ND-GD, trẻ còn mắc một số hạn chế như: Vốn từ của trẻ chưa phong phú, khả năng nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp, sự chú ý, ghi nhớ có chủ định, tính tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động còn hạn chế.Trẻ luôn muốn ăn những thức ăn và làm theo ý của mình…vv” [3 ] Công tác huy động và duy trì số lượng trẻ ăn bán trú tại trường mầm non là cực kỳ quan trọng. Bởi trẻ sẽ được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo khoa học, đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non. - Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) hướng dẫn rất kỹ về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, ăn ngủ, vệ sinh 3 cá nhân cho trẻ theo từng độ tuổi đảm bảo đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. - Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi theo Thông tư số 28 của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Hướng dẫn về thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở các độ tuổi và nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hàng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “ Tổ chức tốt hoạt động bán trú, nuôi dưỡng ở trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non” .[3 ] Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc tổ chức tốt hoạt động CS-ND cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm trọng tâm trong năm học 2018 - 2019, góp phần quan trọng việc huy động trẻ ra lớp, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. 2.2. Thực trạng: * Thuận lợi: - Trường mầm non Nga Giáp đã được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, là ngôi trường có khuôn viên, cảnh quan môi trường rộng rãi, thoáng mát, xanh, sạch, đẹp, về cơ sở vật chất có đủ phòng học, phòng chức năng, về trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi trong nhà, đồ chơi ngoài trời tương đối đầy đủ để phục vụ cho cô và cháu; Riêng đồ dùng về chăm sóc và nuôi dưỡng đảm bảo về số lượng và chất lượng 100%. - Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là một hội đồng sư phạm đại đoàn kết, có ý thức, trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc được phân công, 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn đạt 13/16= 81 %; Đảng viên 15/16= 93,6.%. - Các cháu đến có nề nếp, ngoan, được CS-ND-GD theo nhóm, lớp đúng chương trình và độ tuổi quy định. - Cán bộ lãnh đạo địa phương, các cấp, các ngành và các bậc phụ huynh đã thực sự quan tâm chăm lo cho ngành học và con em của mình. * Khó khăn - Trong thực tế hiện nay trong nhà trường vẫn còn một số phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, cũng do điều kiện kinh tế của một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà không cho trẻ ra lớp học đúng độ tuổi, đi học chuyên cần, thường xuyên, nên việc huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non, chưa đạt kết quả cao. Tỉ lệ trẻ huy động tháng 9 mới đạt: Nhà trẻ huye động 50/179 cháu điều tra = 27,9%; Mẫu giáo huy động 196/ 215 cháu điều tra = 96,7%. Tỉ lệ ăn bán trú tại trường 238/246 cháu đạt 96,7%. - Một số giáo viên tuổi đời đã cao, GV mới vào ngành nên việc tiếp cận với phương pháp mới, chương trình GDMN còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các hình thức chăm sóc, tổ chức bữa ăn cho trẻ trên nhóm lớp. 4 * Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học (Tháng 9/2018) Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chung của nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ. Kết quả: + Đối với nhà trường: Kết quả đánh giá công tác VSATTP đầu năm học ( tháng 9 năm 2018) ( Xem phụ lục 1) + Đối với giáo viên: Kết quả đánh giá GDDD- VSATTT đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên( tháng 9 năm 2018) ( Xem phụ lục 2) + Đối với trẻ: Tổng số 246 trẻ ( trong đó nhà trẻ 50 :MG: 196 ) TỔNG HỢP CÂN ĐO, KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ THÁNG 9 NĂM HỌC 2018- 2019. Bảng 1: Kết quả theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Độ tuổi Nhà trẻ 18-24T 25-36T Tổng Mẫu giáo 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi Tổng Tổng chung Số trẻ huy động Số trẻ ăn bán trú Kết quả chăm sóc sức khoẻ Cân nặng Chiều cao CN theo CD/ chiều cao Kênh SDD thể Thừa cân Kênh SDD thể BT nhẹ cân béo phì BT thấp còi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ lệ % 12 38 50 10 35 45 12 36 48 49 73 74 196 246 46 73 74 193 238 47 71 68 186 234 Số trẻ theo dõi K BT Suy DD thể GC được TL SD D thể GC (%) Thừa cân, béo phì 0 0 0 96 0 2 2 0 5,3 4,0 0 0 0 0 0 0 12 38 50 100 100 100 0 0 0 0 0 0 12 36 48 12 36 48 0 0 0 0 0 0 95 97 2 2 5 3 0 0 0 0 91,9 94,9 5 9 11 6,7 4,6 4,8 1 1,4 0 0 1 0,4 47 69 73 189 239 95 97 98 96 99. 7 2 4 1 7 7 5 3 2 4 3 47 71 69 187 235 47 70 68 185 233 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 100 94.7 95, 1 0 0 0 0 1 1 2 2 Bảng 2: Kết quả chăm sóc, khám sức khỏe trẻ: Kết quả khám bệnh Độ tuổi Nhà trẻ 18-24T 25-36T Tổng NT Mẫu giáo 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi Tổng MG Tổng chung Bé sạch Tỷ lệ % chuyên 12 38 50 100 100 100 11 36 46 49 73 74 196 100 100 100 100 246 100 Bé Tỷ lệ % Hô hấp Sâu răng Giun Ngoài da Tổng số trẻ mắc bệnh Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ% 94,7 92,0 1 2 3 8,3 5,2 6,0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 2,6 2,0 1 0 1 8,3 0 2,0 2 3 5 16,6 7,9 10,0 47 71 73 191 95,9 97,2 98,6 97,4 1 0 0 1 2,0 0 0 0,5 2 5 7 14 0 0 0 7,1 0 0 1 1 0 0 0,5 0 0 0 0 0 0 0 0 3 5 8 16 6,1 6,8 10,8 8,2 237 96,3 4 1.6 14 5,7 2 0,8 1 0,4 21 8,5 cần 91.7 TL thừa cân, béo phì (%) 5 0 1,4 1,5 1,1 0.8 Từ kết quả thực tế trên, nên tôi rất băn khoán, trăn trở. Chính vì vậy mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường MN” để áp dụng chỉ đạo trường mình vào năm học 2018-2019 đạt kết quả cao hơn. 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện: Giải pháp1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách chặt chẽ, khoa học. Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã thực hiện như sau: a. Thu thập và xử lý thông tin: * Thông tin về thực trạng huy động trẻ vào bán trú năm học 2017 – 2018 và đầu năm học 2018-2019. Trong năm học vừa qua mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã quan tâm chăm lo đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nhưng chưa có nhiều biện pháp tích cực để huy động trẻ vào bán trú. Vì thế mà chưa đạt được chỉ tiêu và kế hoạch của nhà trường cũng như phòng giáo dục đề ra đầu năm. * Tìm hiểu thông tin về tình hình phụ huynh của các nhóm lớp. Phân vùng điều tra về tình hình phụ huynh, nắm được kinh tế gia đình về nhận thức, quan điểm của từng phụ huynh và những người có ảnh hưởng đến họ. Để hoàn tất vấn đề này tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu thống nhất phân công: một ban giám hiệu phụ trách một thôn cùng với giáo viên ở địa bàn và am hiểu về địa bàn đó để tiến hành điều tra khảo sát phân loại đối tượng, thông qua việc làm này để chúng tôi nắm được: + Số phụ huynh có điều kiện kinh tế thuận lợi để gửi con vào bán trú. + Số phụ huynh muốn gửi con vào bán trú nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. + Số phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt nhưng muốn chăm sóc con ăn ở nhà. + Số phụ huynh gửi con theo phong trào khi thích thì gửi, không thích thì đưa về. + Những người có ảnh hưởng đến những phụ huynh đó là ai? Có thể là ông bà nội, ngoại, cô, gì, chú, bác. Các phụ huynh với nhau và là những người nhất là các bác, các anh ở cơ sở xóm, các ban ngành đoàn thể là những người thân thuộc gần gủi hoặc là cô gì, chú, bác của các bậc phụ huynh đó. Từ đó để chúng tôi có biện pháp tác động phù hợp về công tác vận động đạt hiệu quả cao. b, Yêu cầu về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Năm học 2018 - 2019 là năm tiếp tục quán triệt và triển khai nghị quyết đại hội Đảng các cấp, thực hiện tốt các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non”. Trường Mầm Non Nga Giáp quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, trong đó yêu cầu về chỉ tiêu huy động số lượng trẻ bán trú 100%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi xuống dưới 7%. Tôi đã xin ý kiến ban giám hiệu tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường chỉ đạo công tác tuyên truyền về nội dung năm học, 6 vận động 100% các bậc phụ huynh cho con ăn bán trú ở trường để giáo viên xác định trước nhiệm vụ của mình, từ đó có cách tuyên truyền, đưa thông tin đến các bậc phụ huynh bằng nhiều cách, và cũng thu thập được những phản ứng đa chiều từ phía phụ huynh. Đây cũng là một thắng lợi lớn cho nhà trường trong công tác xây dựng kế hoạch. Khi đã có đầy đủ lượng thông tin đa chiều, chính xác, cũng như kết quả điều tra khảo sát thực trạng của phụ huynh cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế và cơ chế chính sách của địa phương, chỉ tiêu và nhiệm vụ của nhà trường cần đạt trong năm học tới. Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học 2018- 2019. Ví dụ: Kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ năm học 2018- 2019. ( Xem phụ lục 3) * Kết quả: 100% giáo viên thực hiện kế hoạch đã đề ra Giải pháp 2: Từng bước triển khai thực hiện kế hoạch trong nhà trường. * Triển khai kế hoạch qua hội đồng sư phạm nhà trường Khi kế hoạch đã được phê duyệt, đầu tiên tôi tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trước cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường. Ban giám hiệu phân tích tình hình thực trạng của trường, của địa phương và yêu cầu nhiệm vụ năm học 2018 -2019, mục đích làm cho giáo viên thấm nhuần công tác tư tưởng để cùng nhau bắt tay vào cuộc. + Trước hết cùng với nhà trường làm công tác tuyên truyền + Hy sinh về thời gian: Có thể đi sớm hơn, về muộn hơn và cùng ở lại với giáo viên, các lớp để động viên trẻ ăn, dỗ dành trẻ trong những ngày đầu mới ra quân. + Với những phụ huynh còn chưa thống nhất quan điểm, chưa ủng hộ chủ trương thì giáo viên chủ nhiệm trực tiếp báo cáo kịp thời với nhà trường và cùng làm công tác tuyên truyền vận động. + Giáo viên bàn bạc góp ý về các biện pháp huy động trẻ ăn bán trú. + Hiệu trưởng tập hợp các ý kiến, thống nhất các biện pháp và triển khai kế họach. Xác định tầm quan trọng của cuộc họp phụ huynh, phụ huynh nhất trí trong cuộc họp thì coi như kế hoạch đã thành công được 90%. Vì vậy việc chuẩn bị nội dung họp phụ huynh là vô cùng quan trọng. * Chuẩn bị tốt nội dung họp phụ huynh và hình thức tổ chức khoa học, sáng tạo nhằm đạt mục đích đề ra. - Chuẩn bị tốt về nội dung họp phụ huynh: + Thành phần tham dự: Mời lãnh đạo địa phương, chủ tịch UBMTTQ xã, CT hội phụ nữ,... + Đặt vấn đề trước với một số phụ huynh mà những năm trước đây họ đã gửi con vào bán trú, họ luôn ủng hộ kế hoạch nhà trường xã để đến phần thảo luận họ phát biểu trước và mượn tiếng nói của họ đế thuyết phục các phụ huynh khác. + Phải xác định tư tưởng kiên định trong công tác điều hành cuộc họp vì rất có thể sẽ xẩy ra nhiều tình huống: đa số phụ huynh phản ứng quyết liệt và đề nghị theo phương án: ai có điều kiện thì gửi con bán trú như những năm trước,... 7 - Tổ chức cuộc họp: Báo cáo đánh giá tình hình năm học trước. + Triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 - Thông qua kế hoạch nhà trường, nhấn mạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm huy động số lượng trẻ ăn bán trú tại trường. - Thông qua chế độ đóng góp tiền ăn: 14.000đ/ngày/trẻ với 3 phương án để phụ huynh bàn bạc lựa chọn hình thức cho trẻ bán trú phù hợp với điều kiện gia đình: Phương án 1: Nạp tiền hoàn toàn 14.000đ/ngày Phương án 2: Nạp 3Kg gạo/ tháng + đóng tiền 12.000đ/ngày Phương án 3: Nếu gia đình làm nông nghiệp khó khăn nộp 1kg gạo/ngày/ cháu. - Thông qua thực đơn theo mùa và quyết toán chế độ ăn hàng ngày của trẻ cho phụ huynh biết để theo dõi và chăm sóc trẻ ở nhà cho phù hợp. - Kiểm tra sức khỏe cho trẻ định kỳ có mời đại diện các phụ huynh nhóm lớp đến dự để phụ huynh biết được trẻ được kiểm tra đứng, đủ theo từng kỳ. - Động viên phụ huynh tham gia hỗ trợ kinh phí để nhà trường có kinh phí đầu tư sữa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bán trú. - Hợp đồng với phụ huynh bán thực phẩm sạch như: Tôm, cua, cá, trứng, gạo, rau cho nhà trường…vv Ví dụ: Trong thảo luận: - Trước hết mời những phụ huynh đã được đặt vấn đề phát biểu trước. - Lãnh đạo địa phương phát biểu ý kiến, chỉ đạo. Và quả thực những khó khăn chúng tôi lường trước đã xẩy ra, rất đông phụ huynh không đồng tình vì họ cho rằng gia đình còn gặp nhiều khó khăn . Họ đòi chủ trì biểu quyết ai đồng ý kế hoạch, ai không. Đến lúc này thì sức nóng của hội nghị đã tăng lên đến đỉnh điểm. Tôi đã có lúc trong suy nghĩ bị “chùng” lại nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xác định tư tưởng, kiên định với kế hoạch. Tôi đã giải thích với phụ huynh như sau: Nếu như nhà trường bắt buộc 100% trẻ ở lại bán trú chỉ với một hình thức nộp tiền thì sẽ có nhiều phụ huynh rất khó khăn và không thể đủ điều kiện cho trẻ ở lại ăn trưa tại trường. Nhưng nhà trường giáo viên đã vì sức khoẻ, vì sự phát triển của các cháu, vì cái chung của nhà trường ổn định về nề nếp,chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ , bởi trẻ về khi đưa, đón giờ trưa thì ảnh hưởng chế độ ăn, ngủ của trẻ. Do vậy đề nghị phụ huynh cố gắng thực hiện kế hoạch, còn những hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách… sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập, tiền ăn trưa từ chính sách của nhà nước. Với hình thức và cách làm thuyết phục như trên cuộc họp đã thành công, mặc dù vẫn còn một số phụ huynh chưa đồng tình. Nhưng sau cuộc họp này việc triển khai kế hoạch đã có thêm một hành lang pháp lý nữa. Đó là nghị quyết hội nghị phụ huynh làm cơ sở cho việc thực hiện kế họach sau này đạt kết quả. * Phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên bám trụ địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện. Sau khi đã tổ chức hội nghị phụ huynh, chúng tôi tiến hành ra quân đồng bộ và thực hiện dứt điểm. Tôi xác định việc làm này rất khó khăn, những ngày 8 đầu xem như thực hiện một chiến dịch, vì tính chất quyết liệt đó mà chúng tôi thực hiện đồng tâm cật lực, vì nếu không làm được điều này thì sẽ gây mất lòng tin nơi phụ huynh, với địa phương về việc xây dựng kế hoạch nhà trường. Tôi xác định số ít phụ huynh không đồng tình với kế hoạch trường lại là phụ huynh có tính cách cá biệt. Nếu làm dứt điểm thì sẽ lấy đà để thực hiện tốt kế họạch. Vì vậy tôi đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên: Hàng ngày tôi cập nhật thông tin, trong số trẻ chưa ở lại bán trú là con ai? Thuộc xóm nào? Do điều kiện kinh tế hay nhận thức phụ huynh để từ đó có cách động viên thuyết phục phụ huynh cho phù hợp. Trong số phụ huynh chưa gửi con ở lại, nếu thấy phụ huynh nào khó thì làm trước, từng ngày, từng ngày một, cứ như thế chúng tôi kiên trì bám trụ, lựa thời điểm để gặp phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ. Những trường hợp khó khăn quá tôi trực tiếp gặp CTMTTQ, hội phụ nữ xã, xóm trưởng, hội trưởng hội phụ huynh cùng trực tiếp làm công tác tư tưởng với phụ huynh. Qua điều tra nắm được tình hình cụ thể của từng phụ huynh trong số này phần đa là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có hoàn cảnh có 2 cháu học ở trường mầm non, nên phụ huynh không mạnh dạn để con ở lại bán trú, những phụ huynh đó họ ngại không đưa con đến trường sợ gặp cô giáo sẽ khó từ chối, mà họ gửi con nhờ phụ huynh khác đón hoặc cho các anh, chị đón em. Trước tình hình đó tôi lại nghĩ ngay đến phương án tiếp theo là phải đến từng hộ gia đình trực tiếp gặp. Tôi và đồng chí giáo viên các nhóm, lớp tranh thủ thời gian đến gặp gia đình vào những buổi trưa, buổi tối, và nhờ sự cộng tác của xóm trưởng, ban thường trực hội phụ huynh cùng đến nhà để vận động. Sau mỗi ngày chúng tôi lại tổng hợp kết quả về trường. Đây là một thắng lợi mà tôi những người làm công tác quản lý hằng ấp ủ bao năm. Nhìn những đứa trẻ ăn giỏi, ngủ ngon và cô giáo tất bật với công việc, chăm lo cho các cháu ăn, ngủ, lòng tôi lại rộn lên vui sướng tột cùng. Tôi cảm thấy an tâm hơn về giờ giấc, thời gian sinh hoạt của trẻ và tin rằng giờ đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Khi đã huy động được số lượng trẻ thì tôi lại nghĩ đến việc làm tiếp theo là làm sao để đảm bảo duy trì số lượng bán trú thường xuyên và đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh và nhân dân trong toàn xã. * Kết quả: Tỷ lệ huy động trẻ ra trường đạt; Mẫu giáo 215/215 cháu điều tra đạt 100%; Nhà trẻ 58/179 cháu điều tra đạt 32,4%, tăng lên 27 cháu so với đầu năm. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường là 273/273 = 100% .Phụ huynh luôn tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ. Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ban ngành đoàn thể để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, góp phần huy động trẻ ra lớp. Công tác tham mưu là một việc làm không thể thiếu đối với người cán bộ quản lý. Muốn thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường thì đầu tiên phải nói đến là công tác tham mưu. 9 Dựa vào thực tế của nhà trường, của phụ huynh và của địa phương, việc huy động trẻ vào bán trú để đạt chỉ tiêu của ngành, của trường là một việc làm cấp bách cho việc xây dựng kế hoạch của năm học mới. Xác định được nội dung tham mưu, sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành, các cấp của toàn xã hội. Ngay từ cuối năm học 2018- 2019. Tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng, nội dung tham mưu với những vấn đề sau: - Về chỉ tiêu cần huy động, cách tổ chức thực hiện, các phương án đóng góp, chế độ ăn cho trẻ (nạp tiền, nạp gạo) - Về xây dựng bổ sung, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiệt bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. - Về thời gian triển khai kế hoạch, cơ chế chính sách hỗ trợ động viên khuyến khích những trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Để thực hiện đạt mục tiêu các nội dung trên, tôi đã nghiên cứu kỹ các văn bản về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của trường. Mặt khác tôi trình kế hoạch xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng, chuyên viên phòng GD&ĐT về các phương án tổ chức cho trẻ ăn, định mức ăn của trẻ. - Để có căn cứ gây niềm tin và thuyết phục đối với địa phương, tôi đã tìm, và thu thập một số thông tin của một số địa phương trong huyện mà điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiên kinh tế địa phương, kinh tế phụ huynh tương đồng với địa phương mình mà họ đã làm tốt công tác huy động trẻ vào ra lớp như: mầm non Nga An, Mầm non Thị Trấn … - Bước đầu thực hiện tôi gặp rất nhiều trở ngại, vì năm học 2017-2018 tiền ăn của trẻ là 12.000đ/ngày/ trẻ vì vậy năm học 2018-2019 dụ kiến nâng mức tiền ăn của trẻ lên 14.000đ/ ngày/ trẻ nên một số phụ huynh ý kiến chế độ ăn cho trẻ cao , không phù hợp, với điều kiện kinh tế của phụ huynh Nhưng tôi vẫn cứ kiên trì thuyết phục và đưa ra lý do: Nếu như phụ huynh cho con ở lại bán trú 100% mà phải đóng tiền ăn cả tuần, cả tháng, thì có nhiều gia đình khó khăn sẽ không lo nỗi và chắc chắn họ có những phản ứng không thống nhất với nhà trường. Còn nếu thực hiện các phương án nộp tiền bữa một, nếu không có tiền thì nộp 1 kg gạo/ ngày cho nhà trường, thì sẽ phù hợp với một số gia đình làm nghề nông nghiệp, kinh tế khó khăn, chỉ cần phụ huynh chịu khó thì ai cũng có thể làm được. Xác định đây là năm đầu thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn cho một số hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy chúng tôi tham mưu với quỹ vì người nghèo, nhà trường, công đoàn, hổ trợ tiền tài liệu và một phần tiền học phí cho những trẻ khó khăn và phương án này đã được lãnh đạo địa phương, các cấp, các ngành đồng tình cao. - Về thời gian: Xác định thời gian thực hiện kéo dài vì đây là việc làm mới cần phải có thời gian để phụ huynh suy nghĩ cân nhắc để có các phản ứng đa chiều, tạo nhiều nguồn thông tin cho nhà trường. - Để hoàn tất công tác phối kết hợp với các ban, ngành, cán bộ xóm thì vấn đề tham mưu trong các cuộc họp mở rộng của xã là rất quan trọng, chúng tôi đã đăng ký phát biểu tại hội nghị của xã, trong đó nhấn mạnh công tác hoạt động trẻ vào bán trú. Vì vậy khi địa phương giao chỉ tiêu vận động cho xóm, thì cán bộ xóm, chi hội phụ nữ sẵn sàng đồng tình vào cuộc quyết liệt với mình. 10 Địa phương xã Nga Giáp luôn quan tâm và ưu tiên cho công tác giáo dục trong đó có những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy người cán bộ quản lý phải biết tranh thủ, vận dụng tối đa sự chỉ đạo sát sao và sự đồng tình ủng hộ của các ngành, các cấp trong toàn xã, bởi việc huy động trẻ vào bán trú ở địa phương Nga Giáp không đơn thuần là sự nổ lực của nhà trường là có thể làm được. Bởi vậy công tác tham mưu phải được đưa lên hàng đầu, và đây là một việc làm thường xuyên và bất kỳ lúc nào cần sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường. *Kết quả: Tôi đã thực hiện tốt công tác tham mưu với hội phụ nữ xã, xóm và các ban nghành trong xã đồng thời cùng với các xóm trưởng đôn đốc, hỗ trợ vận động phụ huynh. Phụ huynh đã đồng tình thống nhất phương án 1 nâng mức tiền ăn của trẻ lên 14.000đ/ ngày, vượt kế hoạch đề ra và đã đạt 100% so với quy định Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại trường. Như ta đã biết trẻ em là hạnh phúc, tương lai của gia đình và của xã hội . từ trước tới nay,gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu là yếu tố quyết định, đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non. Chính vì thế Luật giáo dục 2005 cũng đã nêu rõ nhà trường và gia đình phối kết hợp cùng kết hợp để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tạo môi trường thuận lợi để trẻ phát triển tốt hơn, theo các lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non. Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch nội dung tuyên truyền cho nhà trường và chỉ đạo giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để lên kế hoạch nội dung tuyên truyền ở nhóm, lớp mình cho phù hợp. Ban giám hiệu chịu trách nhiệm làm công tác tham mưu để thu hút tối đa mọi nguồn lực. Trước hết tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể để đưa chủ trương, mục tiêu , kế hoạch của trường về công tác huy động trẻ bán trú ở trường Mầm Non đến từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Ví dụ: Gắn chỉ tiêu thi đua xóm, bình xét gia đình văn hoá,… Để nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ ở lại bán trú, trẻ sẽ được chăm sóc, ăn ngủ theo khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chúng tôi đã chỉ đạo cho mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên tích cực. Tuyên truyền ở mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều hình thức phong phú Ví dụ: Qua các góc tuyên truyền của nhóm, lớp, trực tiếp với phụ huynh, thông qua các bậc phụ huynh với nhau: Nhằm làm cho số phụ huynh có tư tưởng tiến bộ ủng hộ chủ trương kế hoạch của nhà trường, tuyên truyền cho những phụ huynh có tư tưởng chậm tiến. - Chỉ đạo viết bài truyền thông vào giờ đón trẻ, trả trẻ tại trường. - Để mở rộng phạm vi tuyên truyền tôi kết hợp đài phát thanh của xã tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Ngoài ra tôi cùng với giáo viên ở từng địa bàn luôn tranh thủ hoà nhập vào các cuộc họp xóm, họp phụ nữ để tuyên truyền trong các tổ chức để mọi phụ huynh thấm nhuần và gửi con vào bán trú (Vấn đề này đã được chúng tôi đề cập ở giải pháp 2) 11 - Mặt khác tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu, thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao với các đoàn thể trong xã, các xóm, tạo nên sự gắn bó thân tình, từ đây sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền. - Công tác tuyên truyền được thực hiện xuyên suốt từ lúc xây dựng kế hoạch cho đến lúc triển khai và tổng kết kế hoạch. - Khi đa số các bậc phụ huynh đã đồng tình gửi con, nhưng còn một số ít gia đình ở Hanh gia và Ngoại 3, tôi và một giáo viên chủ nhiệm đến tận hộ gia đình để động viên họ gửi con vào bán trú. * Kết quả : 100% các gia đình đồng ý cho con ăn bán trú tại trường Giải pháp 5: Tăng cường công tác đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non, Bởi vậy ngay từ cuối năm học 2017 -2018 tôi tham mưu với Hiệu trưởng thành lập đoàn kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng nhà trường, nắm được tình hình cụ thể về đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên theo yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành. Từ đó tôi đề nghị với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú. Kế hoạch mua sắm: Mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú gồm: chiếu, chăn,xạp giường… Mua sắm bổ sung đồ dùng nhà bếp gồm: Tủ nấu cơm bằng ga, Hệ thống bếp ga dây dẫn ga công nghiệp, máy xay thức ăn, xoong nồi, bát I nốc, đĩa, thìa, đóng lưới chắn côn trùng khu sơ chế …mua sắm bổ sung đồ dùng vệ sinh, thùng đựng nước, thau, xô, khăn cho trẻ…vv Hình ảnh: Tủ cơm ga và hệ thống khu sơ chế. - Tu sửa cơ sở vật chất: Tu sửa hệ thống điện nước, nền nhà bếp, khu sơ chế Biện pháp: - Tham mưu với UBND xây dựng tu sửa những hạng mục lớn - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các bậc phụ huynh. - Nhà trường thực hiện chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, bảo quản tốt cơ sở vật chất. 12 * Kết quả: Nhà trường cùng với Ban chấp hành phụ huynh và chính quyền địa phương đã tu sửa hệ thống điện nước, nền nhà bếp, bếp nấu, khu sơ chế… mua tủ cơm, giá bát, giá phơi khăn, giá để cốc, bát, thìa, khăn mặt... đầy đủ để nhà trường thực hiện tốt công tác cho trẻ ăn bán bán trú đạt kết quả cao Giải pháp 6: Tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. * Công tác chăm sóc- nuôi dưỡng: - Làm tốt công tác xây dựng thực đơn theo ngày, tuần, tháng, mùa. Là quản lý song tôi luôn tìm tòi nghiên cứu học hỏi để làm sao bảo đảm chế độ ăn cho trẻ đạt yêu cầu về năng lượng và cân đối các chất theo quy định chuẩn của từng độ tuổi. Chỉ đạo xây dựng thực đơn phải căn cứ vào số tiền đóng góp của phụ huynh.Đảm bảo số lượng và chất lượng bữa ăn, hợp đồng mua thực phẩm sạch sẵn có ở địa phương, phụ huynh, GV. Xây dựng thực đơn cho trẻ nhà trẻ ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ/ ngày, MG ăn 1 bữa chính, 1 bữa phụ/ ngày . Ví dụ: Xây dựng thực đơn chuẩn ( Xem phụ lục 4) - Chỉ đạo công tác mua, sơ chế, chế biến, nấu và chia thực phẩm Ngay từ đầu năm học tôi cùng với tổ trưởng tổ nuôi dưỡng đi tham khảo thị trường để tìm hiểu giá cả và chất lượng thực phẩm ở các cửa hàng, các phụ huynh, GV, để đặt và làm hợp đồng mua thực phẩm sạch cho toàn trường như hợp đồng: Mua gạo nếp, đậu các loại thịt, tôm, cá, nghêu, rau, trứng, chuối, sữa, … Ngoài ra chú trọng việc chọn mua thực phẩm phải tươi ngon, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giá cả hợp lý. Cùng với công tác chọn mua thực phẩm thì việc chế biến tực phẩm sao cho phù hợp, phải đảm bảo từ khâu chuẩn bị, sơ chế đến chế biến theo quy trình 1 chiều từ bẩn đến sạch, từ sống đến chín. Chế biến phải phù hợp với độ tuổi, khẩu vị ăn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và dễ tiêu hoá. Để đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ thì việc chia thực phẩm cũng là việc làm quan trọng. Vì vậy yêu cầu phải chính xác trong việc chia thực phẩm đủ số lượng cho các nhóm, lớp. Hình ảnh: Nhân viên nuôi dưỡng đang chế biến thực phẩm 13 * Chỉ đạo tốt công tác tổ chức bữa ăn và chăm sóc trẻ ngủ, vệ sinh Như chúng ta đã biết: chăm sóc nuôi dưỡng là rất cần thiết, luôn đi đôi với nhau. Bởi trong CS-ND có dạy, trong dạy có CS, ND, một cơ thể khoẻ mạnh mới có điều kiện phát triển trí tuệ. Như người ta nói “trí tuệ phát triển trong cơ thể khoẻ mạnh”. Chính vì thế mà chúng tôi những người làm công tác quản lý phải lên kế hoạch chỉ đạo sát đúng, phù hợp để tất cả trẻ phải được chăm sóc theo khoa học từ bữa ăn đến giấc ngủ. Hơn ai hết cô giáo chủ nhiệm phải là người nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của từng trẻ để có cách chăm sóc trẻ cho phù hợp như: Tạo cảm giác ăn ngon miệng, ăn hết suất và có thói quen lễ phép, vệ sinh trong giờ ăn thì cô giáo phải biết tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ như: Trước giờ ăn hoặc chờ chia cơm cô cho trẻ đọc thơ có nội dung về giáo dục, lễ giáo như ăn biết mời…hay giữ vệ sinh trong khi ăn hoặc giới thiệu các món ăn cho trẻ biết mỗi món ăn cung cấp cho chất gì và có lợi cho cơ thể như thế nào? Nếu thiếu chất dinh dưỡng thì có hại gì cho cơ thể từ đó tạo cảm giác ăn ngon miệng cho trẻ cũng như kích thích một số trẻ ăn yếu. Ngoài ra cô cần chú ý chăm sóc riêng đối với những trẻ kém ăn, ăn chậm, động viên khuyến khích cho trẻ ăn hết xuất. Ví dụ: Tôi chỉ đạo và hướng dẫn GV tổ chức cho trẻ rưa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn (theo 7 bước) Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau. Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. Hình ảnh: Trẻ đang rửa tay tại lớp 14 . Tổ chức một bữa ăn trên nhóm, lớp cho trẻ + Bước chuẩn bị trước khi ăn: Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ trước khi chia thức ăn, cô giáo phải rửa tay bằng xà phòng, quần áo đầu tóc, gọn gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều cho trẻ ăn ngay, khi thức ăn còn nóng không để trẻ ngồi đợi lâu. + Trong khi ăn: Cần tạo không khí vui vẻ, thoái mái,nói năng dịu dàng, động viên trẻ ăn hết xuất của mình. Cần quan tâm, chăm sóc đối với trẻ mới đến lớp. Nếu thấy trẻ ăn kém, cần tìm hiểu nguyên nhân, báo cho nhà bếp, chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc cơm chưa thạo, ăn châm, hoặc biếng ăn, cô giáo có thể giúp trẻ xúc động viên trẻ ăn nhanh hơn.Trong khi trẻ ăn phòng tránh trẻ hóc, sặc + Sau khi ăn: Trẻ dọn xếp bát, thìa mình vừa ăn vào nơi quy đinh, lau bàn cất bàn ghế đúng nơi quy định uống nước lau miệng, lau tay, sau khi ăn, đi vệ sinh. Hình ảnh: Giờ ăn trưa của trẻ tại lớp . Tổ chức cho trẻ ngủ Trước khi trẻ ngủ, cô bố trí cho trẻ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, phòng ngủ phải giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ và tắt bóng đèn. Trong khi trẻ ngủ. Cô giáo trực quan sát, phát hiện, sử lý kịp thời các tình huống sảy ra trong khi ngủ. Về mùa hè cô dùng quạt điện chú ý tốc độ vừa phải, Mùa đông cô phải đủ ấm cho trẻ, sau khi ăn xong không ép trẻ ngủ ngay, .. Sau khi trẻ thức dậy, cô không cho trẻ dậy ngay mà cho trẻ tỉnh hẳn rồi làm các động tác nhẹ nhàng trước khi ngồi dây. nhắc nhở tre khi tỉnh giấc nhè nhàng cất gôi, xếp chăn, chiếu…. 15 Chỉ đạo cho giáo viên rèn cho trẻ có kiến thức, kỹ năng, thói quen, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vế sinh… và súc miệng, đánh răng sau khi ăn đối với trẻ mẫu giáo. Với trẻ nhà trẻ làm vệ sinh cho trẻ và tập cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ để trẻ ngủ ngon giấc. Hình ảnh: Giờ ngủ trưa của trẻ tại lớp * Kết quả: 100% nhân viên thực hiện tốt từ khâu chọn TP, sơ chế, chế biện, chia TP. GV tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ và các thao tác vệ sinh cho trẻ. Giải pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Công tác kiểm tra là một hoạt động quản lý thường xuyên của BGH và là một yêu cầu về đổi mới công tác quản lý hiện này. Kiểm tra là chức năng của nhà quản lý, giúp nhà QL phát hiện được thiếu sót, hạn chế, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn và GV, NV. Qua kiểm tra để biết rõ kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã dạt được đến đâu, như thế nào. Từ đó tìm ra biện pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, khắc phục, động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh cho phù hợp, nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ GV,NV và chất lượng toàn diện về CS-ND-GD trẻ. Đối với việc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non việc kiểm tra của người quản lý là hết sức cần thiết vì đây là công việc hết sức tỷ mỹ, dễ sai sót và có những sai sót khó phát hiện. Vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra (định kỳ, đột xuất…) và phải phối hợp với các lực lượng khác trong trường như công đoàn, thanh tra, kế toán để tiến hành kiểm tra và để tạo niềm tin cho phụ huynh. Ví dụ: Kiểm tra bộ phận cô nuôi: Kiểm tra khâu chọn mua thực phẩm, khâu chế biến thực phẩm và sự công bằng trong chia thức ăn cũng như giờ ăn đã đúng với quy định chưa, việc lưu mẫu thức ăn có thường xuyên không? Công khai tài chính có hợp lý không? + Kiểm tra giáo viên về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ và hướng dẫn trẻ vệ sinh cũng như việc chăm sóc trẻ ngủ. 16 - Trước hết kiểm tra về khâu chuẩn bị bàn ăn, khăn lau, nước uống, phản ngủ, chăn, chiếu, gối có đảm bảo cho trẻ không? - Kiểm tra việc chăm sóc trẻ ăn có tốt không? Trẻ có ăn hết suất không? Có lồng giáo dục vào bữa ăn chưa? Đã có biện pháp hay chăm sóc với những trẻ ăn chậm hay kén ăn chưa? Giáo viên đã có thủ thuật hay sáng kiến gì để trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu, ngủ đủ giấc chưa? Sau những lần kiểm tra chúng tôi ghi lại những kết quả chính để theo dõi tiếp quá trình thực hiện công việc tiếp theo. Những kết quả này cũng là cơ sở để đánh giá thi đua khen thưởng hay kỹ luật. Kiểm tra là công việc đã khó, kiểm tra việc nuôi dưỡng trẻ lại càng khó hơn. Chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng kiểm tra và kinh nghiệm thực tế trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Kiểm tra càng kỹ càng phát hiện ra những sai sót dù nhỏ nhất. Vì vậy người quản lý luôn đi sát thực tế để nắm vững công việc của từng bộ phận có nhiều kinh nghiệm, có ích cho công tác kiểm tra của mình. Kết quả: 100% tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ từ khâu chọn thực phẩm, tổ chức cho trẻ ăn, ngủ,vệ sinh đúng, đủ, khoa học, không để sảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau một năm tôi đã áp dụng những giải pháp nêu trên vào trong công tác chỉ đạo, cuối năm học 2018-2019 đã đạt được kết quả như sau: * Đối với nhà trường: + Kết quả đánh giá công tác VSATTP nhà trường (tháng 4 năm 2019) ( Xem phụ lục 5) + Kết quả đánh giá GDDD- VSATTT đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên (tháng 4 năm 2019) ( Xem phụ lục 6) + Kết quả trên trẻ: Tổng số 273 (trong đó nhà trẻ 58 :MG: 215 ) Độ tuổi 18-24T 25-36T Tổng Số trẻ huy động Số trẻ ăn bán trú Bảng 1: Kết quả theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Kết quả chăm sóc sức khoẻ Cân nặng Chiều cao Kênh SDD thể Thừa cân Kênh SDD thể BT nhẹ cân béo phì BT thấp còi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ lệ % Nhà trẻ 17 17 17 100 0 0 0 17 41 41 40 100 98, 3 1 0,5 0 39 58 58 CN theo CD/ chiều cao 57 1 1,7 0 0 56 Số trẻ được theo dõi K BT Suy DD thể GC TL SD D thể GC (%) Thừa cân, béo phì 0 0 0 0 0 0 TL thừa cân, béo phì (%) 2 0 41 41 96, 6 2 3,4 58 58 0 0 0 63 63 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 100 0 0 17 17 0 0 0 Mẫu giáo 4 tuổi 5 tuổi Tổng 74 71 95,9 3 4.1 0 69 93,2 5 10. 6 6.8 75 75 75 0 0 0 75 0 75 215 209 6 2,8 0 203 12 5,6 209 70 68 185 Tổng 273 273 266 7 2.6 0 259 100 94. 4 94,9 0 215 0 97. 2 97,4 14 5,1 266 233 3 tuổi 66 66 63 95.5 3 4.5 0 59 89.4 7 74 71 17 chung Bảng 2: Kết quả chăm sóc, khám sức khỏe trẻ: Kết quả khám bệnh Độ tuổi Bé sạch Tỷ lệ % 18-24T 25-36T Tổng NT 17 41 58 100 100 100 Bé Hô hấp cần Tỷ lệ % Số trẻ 17 38 55 82,4 92,8 94,8 0 0 0 chuyên Tỉ lệ % Sâu răng Giun Ngoài da Tổng số trẻ mắc bệnh Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhà trẻ 0 0 0 Mẫu giáo 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi Tổng MG Tổng chung 66 74 75 100 100 100 64 72 74 97 97,3 98,7 0 0 0 0 0 0 2 5 7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 215 100 210 97,7 0 0 14 0 0 0 0 0 14 6,5 273 100 265 97,1 0 0 14 5,1 0 0 0 0 14 5,1 Qua thời gian thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường, chúng tôi thấy trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, thể lực phát triến tốt, cơ thể phát triển cân đối hài hoà, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn dưới 7% và cuối năm giảm xuống dưới 3,% so với đầu năm. * Đối với bản thân: Đã nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng sư phạm. Tích luỹ được một số hình thức, biện pháp chỉ đạo phù hợp với thực tế của từng đối tượng trẻ, giáo viên, nhà trường, địa phương… * Đối với đồng nghiệp: Là một trong những tài liệu để cho các đồng nghiệp có thể sử dụng để tham khảo và ứng dụng vào trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở đơn vị mình cho phù hợp. * Đối với nhà trường: Qua một năm áp dụng những giải pháp trên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc của nhà trường tăng lên rõ rệt, số cháu ra lớp ngày càng đông, cuối năm học đã tăng lên 27 cháu so với đầu năm. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được các đoàn kiểm tra đánh giá tốt. SKKN của tôi được Hội đồng khoa học trường đánh giá cao, dùng làm tài liệu lưu tại trường và được nhà trường triển khai cho hội đồng sư phạm cùng tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: * Kết luận chung: Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi mầm non, các cháu rất cần sự chăm sóc thương yêu, gần gủi và quan tâm đến tre, một cách thật thà không tính toán. Cho nên với tấm lòng mến trẻ, coi con trẻ như con của mình mà cô giáo là người mẹ thứ 2 của trẻ. Chính vì thế côluôn luôn bên trẻ vui đùa cùng trẻ, trẻ em như một tờ giấy trắng, luôn tin tưởng vào cô, cô luôn là niềm tin vững chắc của trẻ luôn 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan