Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên môn ở trường mầm non nga phú...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên môn ở trường mầm non nga phú

.PDF
23
13
63

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội [1] Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của các bậc giáo dục khác; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.[2] Chính vì vậy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ ở Trường Mầm non. Với nhiệm vụ là người cán bô ̣ quản lý phụ trách trường mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Nga Phú” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng và hiê ̣u quả thực hiê ̣n đổi mới nô ̣i dung, phương pháp giáo dục. Nâng cao năng lực đô ̣i ngũ đáp ứng yêu cầu GD trong giai đoạn mới. Phát triển quy mô trường lớp, học sinh cân đối với nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường cơ sở vâ ̣t chất, thiết bị dạy học, Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Nếu cán bộ quản lý là người lo lắng, quan tâm, trăn trở đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục các cháu ở trường, luôn tìm tòi học để có những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng nhà trường thì chất lượng sẽ 1 được nâng lên và tạo được niềm tin từ phụ huynh học sinh và ngược lại người quản lý mà không quan tâm đến công tác chăm sóc, cũng như giáo dục các cháu thì chất lượng trường mầm non đó ngày càng xuống dốc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tất cả giáo viên, học sinh trong nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Đề tài đi sâu khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non. - Làm rõ yêu cầu cấp bách của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đáp ứng sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát điều tra phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, tìm nguyên nhân của thực trạng đó. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mai sau. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non, người giáo viên phải là người giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, thông qua việc giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, nắm bắt và lĩnh hội các tri thức và kỹ năng về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ tính tập trung, thái độ nghiêm túc khi tham gia vào các hoạt động cũng như thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên đề ra và hình thành cho trẻ thành con người năng động trong mọi tình huống và lĩnh hội kiến thức trong các lĩnh vực. Đây là yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nhận thức và xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non. Luôn đề ra phương châm" Lấy trẻ làm trung tâm" để không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo đưa ra các hình thức, phương pháp tổ chức cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng đạt kết quả cao. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng, người giáo viên cần phải sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ theo chương trình vì vậy bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là nội dung rất quan trọng. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 2.2.1. Thuận lợi: Là người quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn quan tâm sâu sát đến việc chăm lo chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo sát sao 2 của lãnh đạo ngành tôi đã không ngừng nghiên cứu chương trình để đưa ra các hình thức, phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong mỗi một giáo viên. Ban giám hiệu là những người năng động, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao. Trường được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnh vực, phần lớn giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, một số giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ. 2.2.2. Khó khăn: Bên cạnh đó giáo viên còn có một số hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp, chưa mạnh dạn trong xây dựng các chủ đề mang tính đổi mới, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chưa mang tính chất mở. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các phương pháp để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực. Đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đối phó chưa đầy đủ và phong phú, để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện. Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. *. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài qua bảng khảo sát chất lượng đầu năm Bảng 1: Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ : (Tổng số trẻ: 299) Nội dung khảo sát Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học Trẻ có ý thức thực hiện tốt yêu cầu của tiết học Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Số lượng 299 299 299 Cháu đạt Chưa đạt 191 63,8% 108 36,2% 195 65,2% 104 34,8% 185 61,9% 114 38,1% 3 Bảng 2: Khảo sát chất lượng đầu năm đối giáo viên :( Tổng số giáo viên: 18) Nội dung khảo sát - Nắm vững nội dung các lĩnh vực. - Biết thiết kế và xây dựng các chủ đề phù hợp với độ tuổi. - Nắm vững phương pháp các lĩnh vực - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo - Phát huy tốt ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động Số Tốt lượng % Khá % TB % Kém % 18 7 39 5 28 6 33 0 0 18 9 50 6 33 3 17 0 0 18 10 55.6 6 33 3 17 0 0 Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường mầm non như sau: - Nhận thức của giáo viên về quan điểm tích hợp trong tổ chức các hoạt động cho trẻ theo chương trình còn nặng nề, chưa làm nổi bật chủ đề, máy móc, rập khuôn. - Đối với trẻ cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rải nhưng giáo viên thiết kế các giáo án điện tử còn lúng túng, chưa sáng tạo - Đå dïng, ®å ch¬i ®Ó d¹y trÎ ®· cã nhng còn ít, cßn ®¬n ®iÖu,cha s¸ng t¹o, cha hÊp dÉn, chưa sưu tầm các nguyên vật liệu sẳn có để làm đồ chơi, hÇu nh chØ cã ®å dïng bằng nhựa sẵn có, chỉ có một số ít đồ dùng đồ chơi c« tù lµm, cha cã s¶n phÈm cña trÎ - Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường chưa đúng quy trình, thiếu thực tế. - Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động dạy học ở trường mầm non chưa cao, phụ huynh còn xem nhẹ vấn đề giáo dục trẻ vì họ nghĩ chỉ trẻ lớp một mới cần học chữ , còn trẻ mầm non thì chỉ cần ăn giỏi, ngủ giỏi là được. 2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm tích hợp trong tổ chức các hoạt động cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở, linh hoạt cho giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng cách phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như quan sát, tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội, vận động tham gia trò chơi, làm quen với âm nhạc, 4 hát, kể chuyện đọc thơ, làm quen với toán và các hoạt động sáng tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán...qua đó phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thể lực, nhận thức tình cảm xã hội, cách tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt có thể đưa ra các tình huống xảy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch dạy, đưa ra những nội dung tích hợp không nặng nề, ôm đồm, mang tính chất số cộng mà tích hợp ở đây nhằm tổ chức các hoạt động thông qua chơi với những nội dung nhẹ nhàng, mang tính bao quát theo nội dung hoạt động cá nhân làm nổi bật chủ điểm cô đưa ra để đáp ứng sự hứng thú của trẻ, làm phong phú dần vốn kinh nghiệm của trẻ và tạo không khí sinh động, nhẹ nhàng trong lớp học. Để giúp giáo viên nhận thức được điều này thì qua các cuộc họp chuyên môn tôi đã để cho giáo viên có thời gian nghiên cứu tài liệu đồng thời cho giáo viên có những ý kiến đề xuất về những mặt đã thực hiện được và những tồn tại còn mắc phải trong quá trình tích hợp các nội dung giúp giáo viên dễ dàng thực hiện tốt chương trình. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát một số cây trong trường “chủ đề cây xanh quanh bé” vào bài tôi cho trẻ trình diễn thời trang, trang phục là các cây xanh làm bằng giấy đề can dán trên tấm bìa, lần lượt từng trẻ mang tên gọi các loại cây xanh ra tự giới thiệu về tên cây sau đó tất cả cùng đồng thanh kêu gọi “chúng tôi là những cây xanh, mọi người hãy bảo vệ cây xanh để môi trường xanh sạch đẹp”. cô mở nhạc hát bài “Em yêu cây xanh ”và cho trẻ đi quan sát các cây xung quanh trường. Ví dụ: Trong hoạt động chung cho trẻ trò chuyện về đồ dùng gia đình.” Chủ đề gia đình” Tổ chức cho trẻ cùng chung sức ghép tranh “ áo, quần, nồi, bát, tủ, giường…” thông qua trò chơi trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, hình dạng, chất liệu, công dụng…của đồ dùng đó. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm ra sản phẩm đồ dùng gia đình theo ý tưởng của trẻ. Cô cần phải vừa cung cấp ,vừa thu hút trẻ tham gia hoạt động tích cực, đồng thời thông qua các hình thức, nội dung tích hợp nhẹ nhàng đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức về chất liệu, công dụng, cách bảo quản đồ dùng, cũng như rèn luyện kỹ năng tạo hình và phát triển tình cảm xã hội về hiểu biết gia đình... Nắm bắt được quan điểm tích hợp, giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt, điều này đã được thể hiện rõ qua quá trình tôi đã kiểm tra kế hoạch giáo viên xây dựng mục tiêu chủ đề, lên mạng nội dung, mạng hoạt động của từng chủ đề, qua bài soạn, qua việc thăm lớp dự giờ. Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với toán “ nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật ” ở chủ đề “ ngành nghề ”, ngay từ khi lên kế hoạch tổ chức hoạt động này giáo viên đã xác định mình sẽ tích hợp nội dung gì để thu hút được trẻ tham gia cũng như làm nổi bật ở chủ đề mình đang thực hiện như: trò chuyện về nghề nghiệp, hát về “Cháu yêu cô chú công nhân”... về tên các đồ dùng, đồi chơi trong lớp học có các khối vuông, khối chữ nhật. Ví dụ: Làm quen bài thơ” Tết đang vào nhà” chủ đề mùa xuân. Giáo viên tổ chức cho trẻ đi hội chợ xuân mua sắm đồ dùng, cây cảnh về chuẩn bị ngày tết như: Hoa mai, hoa cúc, nụ tầm xuân, bánh kẹo... thông qua tên các loài hoa và 5 bánh kẹo giáo viên cho trẻ hiểu được một mùa xuân mới đang về, trẻ lớn thêm một tuổi, những loài hoa, những món ăn đặc trưng của mùa xuân. 2.3.2. Chỉ đạo giáo viên thiết kế các hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí thức?. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Quan sát tranh vẽ, nghe hát, trẻ bắt chước cô…đã trở nên quá quen thuộc và làm trẻ chóng chán nên hiệu quả giờ dạy không cao. Đối với trẻ cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rải và thiết thực cho đời sống và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Chính vì vậy sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ sẽ tạo ra những điều mới lạ, kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ, hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn. * Tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. Trước đây trong giờ hoạt động cho trẻ KPKH chúng tôi thường sử dụng phương pháp trực quan: Cho trẻ xem tranh, đồ dùng đồ chơi… những hình thức đó chưa thật sự lôi cuốn trẻ. Khi được tiếp cận với máy vi tính, chúng tôi khai thác các phần mềm kidsmat, truy cập vào mạng để tìm kiếm hình ảnh có liên quan. Đặc biệt là các hình ảnh khó quan sát ở môi trường xung quanh như (vòng tuần hoàn của nước, sự phát triển của cây; một số loại côn trùng, một số địa danh của đất nước..) Hoặc chụp ảnh quay videclip các hình ảnh gần gũi để đưa vào bài dạy và tạo các trò chơi trên máy. một số trò chơi mà chúng tôi đã ứng dụng từ phần mềm làm các tập mở cho trẻ khám phá khoa học theo chủ đề. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” với hoạt động khám phá tìm hiểu “ Một số loại côn trùng” chúng tôi đã khai thác truy cập mạng với bộ phim sự phát triến của kiến bằng việc dạy trên máy projector về các hình ảnh của kiến đã giúp trẻ quan sát được sự phát triển của kiến như kiến để trứng- trứng kiến nở thành con và các hoạt động của kiến: kiến tha mồi; kiến uống nước đọng trên lá cây; kiến cắn lá cây; kiến truyền tin; kiến tìm mồi và bắt mồi…mà trẻ khó có thể quan sát được ở môi trường xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi dạy trẻ chủ đề “Quê hương - Đất nước” với hoạt động tìm hiểu các địa danh nổi tiếng của Việt Nam, chúng tôi đã tạo trò chơi “Du lịch cùng bé”. Mục đích của trò chơi này đó là giúp trẻ hiểu thêm về các địa danh của đất nước, giúp trẻ khám phá và liên hệ giữa các địa danh trên bản đồ. Hình thức chơi của trò chơi này đó là trẻ sẽ kích chuột vào điểm xuất phát, điều khiển chuột tiến về phía trước hay phía sau, sang phải hay sang trái theo yêu cầu. Bằng cách kích chuột để di chuyển, nếu trẻ thực hiện đúng trẻ được xem phong cảnh của vùng miền đó. Trò chơi này được tôi sử dụng ở phần trò chơi luyện tập trong giờ hoạt động có chủ đích, hoặc tiến hành chơi trong giờ hoạt động chơi ở các góc, hoạt động chiều và ở mọi lúc mọi nơi. Từ cách chơi trên máy với trò chơi này trẻ có thể chơi trên tấm bìa cát tông. dụng nền nhà để chơi. 6 Hồ gươm ở thủ đô Hà Nội Lăng Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên, chúng tôi cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy tính các hiện tượng của thời tiết khi trời sắp mưa, nghe tiếng sấm, chớp, quan sát bầu trời có nhiều mây, quan sát trời mưa to, mưa nhỏ, trẻ xem các hình ảnh cầu vồng xuất hiện, một số hình ảnh của lũ lụt, vòng tuần hoàn của nước … Để tránh lạm dụng trong việc sử dụng máy với những đề tài gần gũi như các loại rau, hoa, quả, con vật sống trong gia đình, con vật sống dưới nước 7 chúng tôi chủ yếu là dùng vật thật. Chỉ cho trẻ xem trên máy các hình ảnh mở rộng để cũng cố kiến thức. Và tham gia chơi 1- 2 trò chơi trên máy như giải câu đố, tìm đúng nhóm, phân loại … Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ khám phá khoa học chúng tôi thấy trẻ rất hứng thú say sưa và trẻ quan sát một cách tỉ mỉ nói được chính xác các đối tượng mà trẻ khám phá, trẻ có nhiều cơ hội được hoạt động một cách độc lập, chủ động, sáng tạo, tích cực khám phá hiểu biết về thế giới xung quanh từ các góc độ đa dạng khác nhau. Chúng tôi thấy hiệu quả lên rất nhiều và trở thành công cụ đắc lực cho chúng tôi trong việc dạy trẻ khám phá khoa học. * Tổ chức hoạt động tạo hình. Cũng giống như bất cứ hoạt động có chủ đích khác, việc tạo cảm xúc khi vào bài là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian hoạt động. Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết. Ví dụ: Cho trẻ “ vẽ vườn hoa ” để sản phẩm của trẻ sáng tạo thì đòi hỏi cô giáo phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không đơn thuần chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát các loài hoa. Cô cung cấp cho trẻ hình ảnh qua máy chiếu projector, cho trẻ được trực tiếp xem các loài hoa rung rinh trong gió, đua nhau khoe sắc. Chắc chắn rằng trẻ sẽ thích thú hơn khi cho trẻ xem bằng tranh, hoặc bằng mô hình cô xây dựng. Hay khi cho trẻ nặn “ Con thỏ ” hình ảnh con thỏ đang chạy tung tăng vui đùa với cỏ cây, hoa lá trẻ sẽ thích thú hơn là xem tranh. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của trẻ. * Sử dụng máy chiếu projector cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức. Hay ở hoạt động cho trẻ làm quen với toán, sau khi truyền thụ kiến thức mới cho trẻ để cũng cố lại vốn kiến thức đó. Giáo viên nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các trò chơi. Tuỳ thuộc vào nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn ra các trò chơi khác nhau, nhằm cung cấp cho trẻ nhận biết các chữ số, tạo nhóm, hay so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau...một cách chính xác và rèn cho trẻ kỹ năng khi lựa chọn chữ số, tạo nhóm, hay so sánh các hình, khối....theo yêu cầu của cô qua trò chơi. - Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình Ví dụ: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ đề động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màn hình với vói tiếng gáy 0 ó o .....các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn. 8 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động LQ với biểu tượng toán * Thiết kế bài giảng hướng dẫn trẻ làm quen tác phẩm văn học: Để tác phẩm thơ, truyện đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đòi hỏi cô giáo không chỉ có giọng đọc, kể diễn cảm mà phải biết cách lựa chọn các nội dung trên mạng phù hợp với nội dung bài dạy, hình ảnh phải sinh động nhằm thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. VÝ dô: Víi chñ ®iÓm “ ThÕ giíi ®éng vËt” khi kÓ c©u chuyÖn “cáo thỏ và gà trống” tôi gợi ý giáo viên cho trÎ ®i vµo vên cæ tÝch ë phia sau khu rõng, võa vµo rõng th× nghe tiÕng của gà trống… §ã lµ lóc b¾t ®Çu kÓ cho trÎ nghe, và kết hợp cho trẻ xem qua màn hình chiếu. 9 Hình ảnh: “Cáo thỏ và gà trống 2.3.3. Hướng dẫn, gợi ý, chỉ đạo giáo viên làm đồ chơi cho trẻ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú : lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí...là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, vỏ trứng, len... Các loại đồ dùng đồ chơi mang tính chất đa dạng, phong phú nhiều thể loại, màu sắc hấp dẫn, nhằm phát triển tính tò mò ham khám phá, hiểu biết. Qua các trò chơi, các lĩnh vực mà có đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, trí tuệ. Chính vì vậy cần phải tổ chức cho giáo viên tăng cường làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm các nguyên vật liệu sẳn có. Ví dụ: Với chủ đề “ Một số nghề ” hướng dẫn giáo viên làm bộ bàn ghế bằng que kem, những dụng cụ xây dựng bằng xốp sau đó quét màu sơn lên. Hình ảnh làm đồ dùng đồ chơi tự tạo Theo kế hoạch của nhà trường hàng tháng chúng tôi tổ chức chấm đồ dùng đồ chơi một lần. Gợi ý cho giáo viên vận động phụ huynh, các cháu cùng thu gom nguyên vật liệu, hướng cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, có thể đồ dùng đồ chơi đó do tự chính trẻ tạo ra và cô đưa vào sử dụng trong quá trình cho trẻ tham gia các hoạt động chơi và học của trẻ. Ví dụ: Với chủ đề “ Quê hương đất nước ” Tôi đã hướng dẫn giáo viên làm được mô hình “Nhà sàn” bằng que tăm. 10 Hình ảnh giáo viên làm mô hình bằng que tăm và que kem Ví dụ: Với chủ đề “ Thực vật ” Nhà trường phát động phong trào cô và cháu cùng sưu tầm nguyên vật liệu như: Lá cây, vỏ cây, cành khô, rơm, rạ, que kem...Cô vệ sinh nguyên vật liệu đó phơi khô. Sau khi thu gom phế liệu tổ chức cho giáo viên cùng trẻ tạo ra các sản phẩm, đồ dùng đồ chơi phù hợp chủ đề, trưng bày lên cho hội đồng nhà trường chấm. Những lớp, cá nhân nào có đồ dùng đồ chơi đẹp hội đồng có phần thưởng xứng đáng, và được đưa vào đánh giá xếp loại giáo viên cuối tháng, cuối kỳ, cả năm, giáo viên nào cũng cố gắng thi đua trong việc sưu tầm nguyên liệu và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chơi và học của trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên giáo viên kết hợp với trẻ cùng tạo ra các sản phẩm phù hợp chủ đề phục vụ cho các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm... Ví dụ: Với những que kem tôi đã gợi ý cho giáo viên và trẻ cùng tạo nên những bức tranh về các con vật và chữ cái để trang trí ở lớp thật nghộ nghĩnh. 11 Hình ảnh góc bé hoạt động với chữ cáí Ví dụ: Dùng lá cây, quả khô cho trẻ học đếm, chia nhóm, thêm bớt, hoặc dùng các lá cây, cành, vỏ tạo thành các con vật cho trẻ học đếm, chia nhóm, so sánh to, nhỏ, cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, tạo ra các mô hình, các bức tranh về chủ đề tổ chức cho trẻ tìm hiểu về môi trường, về thế giới xung quanh... Cũng qua các nguyên vật liệu trên cô tổ chức cho trẻ lắp ghép theo ý tưởng bằng các lá cây, vỏ, cành, quả, rơm, rạ… tạo ra các sản phẩm tạo hình phong phú, dùng sơn nhiều màu sắc hấp dẫn nhằm gây ấn tượng cho trẻ, sử dụng chính ngay các bức tranh của trẻ tạo ra để tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học có nội dung về thế giới thực vật, tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường hoặc để trang trí theo chủ đề ở góc học tập tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Thông qua hoạt động này tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tự nghiên cứu tìm ta các hình thức, cách thức hướng dẫn trẻ vào hoạt động tạo nên các đồ dùng đồ chơi mang tính chất mở đồng thời kích thích trẻ được tự mình trải nghiệm khám phá từ các nguyên vật liệu và đồ dùng, đồ chơi trẻ tự làm ra, điều đặc biệt là đã tạo ra được sự quan tâm của các bậc phụ huynh tạo điều kiện dễ dàng cho giáo viên khi thực hiện công tác tuyên truyền. Kết quả những đợt phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi giáo viên đã học tập được rất nhiều ở nhau và có những đồ dùng đồ chơi để phục vụ trẻ chơi và học đạt kết quả. 2.3.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn * Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên qua tổ chức các hội thi. Việc tổ chức hội thi cho giáo viên là một hình thức có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, bổ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau. Trong năm nhà trường đã tổ chức các hội thi đó là: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên.. Qua các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể, bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo tới toàn chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thi. 12 Hình ảnh giáo viên tham gia thi hội thi giáo viên giỏi trường * Bồi dưỡng giáo viên thông qua phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm là những bài học quý báu, những giải pháp sáng tạo mà trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu chắt lọc đúc rút lại để thu được kết quả tốt nhất khi vận dụng vào thực tế. Vì vậy nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện để phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm được duy trì, phát triển có chiều sâu và hiệu quả. Đầu năm nhà trường chỉ đạo giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, đề tài sáng kiến kinh nghiệm để phấn đấu thực hiện. Giữa năm học nhà trường chấm sáng kiến kinh nghiệm, đánh giá, phân loại. Các kinh nghiệm đó đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong trường. *Bồi dưỡng qua việc tổ chức cho giáo viên cốt cán đi thăm quan học tập, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn trong huyện. Phối hợp với các đơn vị bạn trong huyện chúng tôi đã tổ chức cho một số giáo viên nồng cốt đến các trường điểm trong huyện để học tập. Trước khi tham quan, tôi nhắc nhở, quán triệt tư tưởng, có sự định hướng giúp giáo viên học tập ở trường bạn về cách tạo môi trường mở, cách trang trí nhóm lớp phù hợp với chủ điểm, tác phong lên lớp, cách tuyên truyền các kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh, công tác vận đô ̣ng phụ huynh làm xã hội hoá giáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp, hấp dẫn trẻ giúp trẻ thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Sau đợt tham quan, cho chị em viết bài thu hoạch về những vấn đề đã học tập được và những điều cần tránh. Đặc biệt tôi nhấn mạnh những điều cần học tập, cần áp dụng và theo dõi kết quả việc thực hiện, tránh tình trạng hời hợt, hình thức, gây tốn kém lãng phí, sau đó triển khai những gì tiếp thu được qua đợt tham quan cho tất cả giáo viên được biết. 13 Giáo viên dự giờ học hỏi kinh nghiệm 2.3.5. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đánh giá cuối chủ đề để có sự điều chỉnh: Công tác kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Đây là một biện pháp giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng chất lượng dạy và học để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những yếu kém, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và có kế hoạch chỉ đạo tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Để công tác này thực sự có hiệu quả tôi đã áp dụng các biện pháp sau; Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ trưởng, dưới sự dám sát của Ban giám hiệu nhà trường. Bồi dưỡng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ thanh kiểm tra cho những người cốt cán, hướng dẫn kiểm tra theo quy định của nhà trường và của nghành. Tổ chức đánh giá, khảo sát chất lượng trẻ theo chủ đề, giai đoạn, năm học để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Đánh giá xếp loại theo tiêu chí hàng tháng, kỳ, xây dựng tiêu chí khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ nhằm nâng cao phong trào thi đua giữa giáo viên trong nhà trường. 2.3.6. Phối hợp giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh trong tổ chức hoạt động cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động cho trẻ Mẫu giáo tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Ngay từ đầu cần phải lên kế hoạch phối hợp giữa gia đình, phụ huynh, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể 14 theo từng chủ đề. Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp. Phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, của lớp. Theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc trẻ. Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, trồng rau, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho phụ huynh biết các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, những nội dung hoạt động của trẻ ở lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo…bắng các hình ảnh tuyên truyền ngộ ngĩnh như: hình ảnh con thuyền, trên mỗi cánh buồm là 1 nội dung tuyên truyền, hay hình ảnh ông mặt trời tỏa nắng, mỗi tia nắng là một nội dung tuyên truyền. Thông qua cuộc họp phụ huynh giáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh nắm được, tuyên truyền phụ huynh cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các cháu, vận động phụ huynh đóng góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động cho các cháu đầy đủ, phối hợp cùng cô tổ chức cho các cháu dạo chơi, tham quan tìm hiểu về một số ngành nghề phổ biến, hay các di tích thắng cảnh của quê hương... Tuyên truyền phụ huynh biết được các hội thi sẽ tổ chức trong năm như: Tìm hiểu luật ATGT, Bé khỏe bé tài năng .. để phụ huynh nắm bắt và phối hợp cùng cô và cháu tham gia hội thi đạt kết quả. Tham gia các hoạt động, khảo sát chất lượng trẻ theo từng chủ điểm với cô giáo và nhà trường. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút phụ huynh cùng tham gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách đạt kết quả. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Qua thực hiện các biện pháp đã giúp cho chất lượng chuyên môn ở trường chúng tôi ngày càng nâng lên rõ rệt. * Đối với hoạt động giáo dục: Bảng 1: Chất lượng trẻ so với đầu năm:( Tổng số trẻ: 299 ) Nội dung khảo sát Số lượng Cháu đạt Chưa đạt Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 299 290 97% 9 3% Trẻ có ý thức thực hiện tốt yêu cầu 299 284 95% 15 5% của tiết học Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng 299 282 94% 17 6% vận dụng linh hoạt, sáng tạo. 15 Bảng 2: Khảo sát chất lượng so với đầu năm đối giáo viên :( Tổng số giáo viên: 18 ) Nội dung khảo sát - Nắm vững nội dung các lĩnh vực. - Biết thiết kế và xây dựng các chủ đề phù hợp với độ tuổi. - Nắm vững phương pháp các lĩnh vực - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo - Phát huy tốt ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động Số Tốt lượng % Khá % TB % Kém % 18 12 66.7 6 33.3 0 0 0 0 18 16 89 2 11 0 0 0 0 18 14 78 4 22 0 0 0 0 * Đối với bản thân: Để thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non, là một hiệu phó phụ trách chuyên môn trước hết tôi phải quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên, nắm bắt được năng lực chuyên môn của từng giáo viên từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng. Từ những việc làm cụ thể bản thân đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: - Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, Giúp giáo viên xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nắm bắt được chương trình về: Nội dung, phương pháp, hình thức...Chú ý đến xây dựng các hoạt động mang tính lôgic khoa học, đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. * Đối với đồng nghiệp: Đội ngũ giáo viên vững vàng hơn nhiều trong chuyên môn, linh hoạt sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới hình thức phương pháp tổ chức, đặc biệt là biết tận dụng mọi cơ hội để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ “ lấy trẻ làm trung tâm ” trong quá trình dạy học để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, cũng như vận dụng hoạt động mọi lúc, mọi nơi để cung cấp các kiến thức cho trẻ nhằm giúp trẻ tham gia vào các hoạt động đạt kết quả cao hơn. - 100% giáo viên sử dụng thành thạo và soạn bài bằng máy vi tính, đa số giáo viên biết sử dụng CNTT, truy cập Internet thu thập dữ liệu phục vụ cho trẻ hoạt động theo chủ đề. - 100% giáo viên biết sáng tạo khi trang trí mãng tường mở. - Giáo viên có nhiều sáng kến kinh nghiệm hay, áp dụng vào thực tế. 16 - Chất lượng sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi nâng lên rõ rệt cụ thể: Làm được 80 bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động với nhiều chức năng khác nhau, tổ chức trên nhiều hoạt động. - 100% giáo viên biết kiểm tra, đánh giá đúng các hoạt động trong nhà trường, điều chỉnh nội dung phù hợp, có hiệu quả. * Đối vớí nhà trường: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao, nhà trường có được cơ sở vật chất khang trang, và gây được niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường. Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, cô giáo và phụ huynh tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức hoạt động theo chủ đề, phụ huynh đã tham gia sưu tầm, cung cấp các nguyên vật liệu, tranh ảnh, họa báo, xây dựng mảng tường mở, thư viện của bé, góc thiên nhiên, các trang thiết bị phục vụ cho trẻ hoạt động, tham gia các cuộc thi do nhà trường, ngành tổ chức đạt kết quả cao, tham gia khảo sát trẻ cuối chủ đề, cuối kỳ, cuối năm và có sự đánh giá chất lượng trẻ theo mục tiêu phát triển các lĩnh vực theo độ tuổi. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đổi mới toàn diện phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để đáp ứng nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên ngang tầm, đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất "Là con thuyền cách mạng" đến "Bên bờ thắng lợi", chỉ có sự ngiệp giáo dục mới bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực đủ tài và đủ sức để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khâu then chốt thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục đó chính là đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, là một quy luật tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và cũng chính là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện cơ bản để phát triển nguồn lực con người. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Mỗi giáo viên cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp trồng người vì lợi ích trăm năm của dân tộc. - Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, Giúp giáo viên xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nắm bắt được chương trình về: Nội dung, phương pháp, hình thức...Chú ý đến xây dựng các hoạt động mang tính lôgic khoa học, đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Tổ chức lớp học vi tính tại trường thu hút 100% cán bộ giáo viên tham gia học tập, thường xuyên kiểm tra chất lượng trên từng giáo viên, không ngừng nâng cao trình độ CNTT. Khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử, ứng 17 dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Truy cập mạng Internet thu thập tài liệu, dữ liệu phục vụ chủ đề. - Giúp giáo viên biết linh hoạt sáng tạo trong việc thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ, lồng ghép tích hợp các nội dung phù hợp. - Luôn tạo cơ hội và kích thích trẻ tích cực sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu, giúp giáo viên luôn suy nghĩ để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động mang tính chất mở, luôn lấy trẻ làm trung tâm. Hàng tháng tổ chức chấm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề để nhằm nâng cao phong trào thi đua giữa giáo viên. - Bồi dưỡng năng lực giáo viên biết sáng tao, sưu tầm những trò chơi mới, sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ, sẽ tạo ra những điều mới lạ, kích thích tính tò mò hứng thú của trẻ, hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn. - Tăng cường công tác thanh kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế. Hàng tháng có sự đánh giá, khen thưởng kịp thời để làm động lực thúc đẩy giáo viên thi đua. - Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai rộng đến từng giáo viên về công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh, qua góc tuyên truyền, qua nội dung chương trình mà từng chủ đề giáo viên đã thông báo với phụ huynh để tuyên truyền phụ huynh cùng tham gia tổ chức các hoạt động với giáo viên và nhà trường. 3.2. Kiến nghị đề xuất: - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị, cung cấp thêm máy chiếu đa năng để phục vụ công tác dạy và học. - Biên chế giáo viên tin học, giáo viên dạy năng khiếu âm nhạc cho các trường mầm non để nâng cao chất lượng các hoạt động, các phong trào trong nhà trường. - Tổ chức hội thảo CNTT giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để cho việc ứng dụng CNTT trong ngành học mầm non đạt kết quả cao hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình quản lý chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Rất Mong được sự góp ý, đánh giá của hội đồng khoa học, Phòng giáo dục và bạn bè đồng nghiệp./. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Thị Hồng Nga phú, ngày 08 tháng 04 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Mai Thị Yến 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường MN năm 2000. 2. Chuyên đề: quản lý nhân sự trong nhà trường – Tác giả: Th.s Nguyễn Thị Thu Hiền 3. Chuyên đề: Hiệu trưởng quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ- Tác giả: Nguyễn Thị Bích Yến 4. Chuyên đề: Quan điểm, đường lối phát triển giáo dục - Tác giả: Vũ Đình Chiến 5. Lụật giáo dục năm 2006 6. Một số chuyên đề trọng tâm trong năm học. 19 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẪ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Mai Thị Yến Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường mầm non Nga Phú TT 1 2 Tên đề tài SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non Nga Phú Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên môn ở trường mầm non Nga Phú Cấp đánh giá Kết quả đánh xếp loại giá xếp Năm học đánh (Phòng, Sở, loại(A, B giá xếp loại Tỉnh) hoặc C) Phòng GD&ĐT C Phòng GD&ĐT C 2014 – 2015 2016 – 2017 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan