Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp chỉ đạo nhằm năng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển ...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm năng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mn hà ngọc

.PDF
20
91
78

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Thực trạng của việc thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động tại trường mầm non Hà Ngọc 3-4 2.3. Các giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động 5-8 2.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động 5-8 2.3.2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên trong Trường mầm non Hà Ngọc 9-10 2.3.3. Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động 10-11 2.3.4. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh tham gia giáo dục phát triển vận động 11-12 2.3.5. Tổ chức hội thi “Bé khỏe bé yêu nghệ thuật” cấp trường 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 14-17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 3.1.Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 17 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đồng thời giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, giúp học tập và rèn luyện các kỹ năng vận động, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Trong nhiều năm qua tôi nhận thấy rằng trẻ phải có một môi trường vận động tốt thì trẻ mới có thể phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Mặt khác đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đôi khi còn mơ hồ chưa thực sự hiểu sâu sắc về giáo dục phát triển vận động chính vì vậy mà kết quả giảng dạy chưa cao, chưa kích thích được hứng thú của trẻ. Từ đó thiết nghĩ việc đưa biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì tầm quan trọng trên nên tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non Hà Ngọc” 1.2 Mục đích nghiên cứu + Giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non; + Huy động được sự ủng hộ đóng góp từ công tác phối kết hợp với phụ huynh; + Thông qua các hội thi trẻ sẽ được nâng cao thể lực, khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, qua đó góp phần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ; + Kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn; + Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và lấy trẻ làm trung tâm. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Hà Ngọc 1.4 Phương pháp nghiên cứu Từ kinh nghiệm thực tế quản lý ở trường Mầm non Hà Ngọc cá nhân tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây: - Phương pháp quan sát: + Quan sát thực tiễn giảng dạy của giáo viên; + Quan sát quá trình học tập của học sinh. - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp đàm thoại: + Đàm thoại trực tiếp giáo viên và học sinh; + Giảng giải để giáo viên hiểu được nội dung. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Các phương pháp khác có liên quan đến lý luận dạy học đổi mới. 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Tìm ra những biện pháp tốt nhất, sáng tạo nhất, dễ áp dụng nhất để đưa vào chỉ đạo giáo viên giáo dục chuyên đề phát triển vận động cho trẻ tốt hơn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận. Phát triển vận động là sự biến đổi của cơ thể về mặt sinh học, sự phát triển thể chất được biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hình thành và thay đổi kích thước trong không gian và trọng lượng cơ thể cụ thể là sự phát triển chiều cao, cân nặng, vòng ngực… Đây là sự biến đổi về hình thái, cấu trúc của cơ thể. Giáo dục phát triển vận động là một quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của sinh hoạt của cơ thể con người, hình thành và cũng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động giáo dục các tố chất thể lực để lao động. Dưới tác dụng của quá trình giáo dục vận động, cơ thể con người phát triển cân đối, khỏe mạnh, được rèn luyện, có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của môi trường. Giúp hình thành thói quen vận động. Giáo dục phát triển vận động với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thể. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản: phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Rèn luyện tính trung thực tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng tự quản. Hình thành cho trẻ kỹ năng vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ. Vận động là một nhu cầu tự nhiên của cơ thể đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, trẻ “Học bằng chơi – chơi bằng học”. Bởi vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động". Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Trong quá trình giảng dạy bậc học mầm non giáo viên cũng đã sử sụng nhiều phương pháp dạy học nhưng việc hiểu những phương pháp nhằm nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động còn mơ hồ chưa được chú ý, thậm chí bản thân người giáo viên vẫn chưc thực sự hiểu sâu sắc về vai trò của giáo dục phát triển vận động, chính vì vậy mà kết quả giảng dạy đặc biệt giáo dục phát triển vận động chưa cao, thể trạng của các cháu quá nhỏ so với học sinh các trường miền xuôi lân cận. Phát triển giáo dục thể chất cho trẻ là rất cần thiết và phải được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm của nhà trường gia đình và toàn xã hội để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 2.2 Thực trạng của việc thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động tại trường Mầm non Hà Ngọc. 2.2.1: Thực trạng: * Thuận Lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về nhiều mặt của chính quyền địa phương xã Hà Ngọc, phòng Giáo dục & Đào tạo Hà Trung đối với công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non Hà Ngọc. - Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo rõ ràng sát sao trong công tác giảng dạy, chỉ đạo đúng theo chương trình kế hoạch của phòng Giáo dục & Đào tạo. - Hầu hết nhân dân trong xã đều có ý thức chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, hiểu được tầm quan trọng của việc đưa con em đến trường học đúng độ tuổi . - Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tương đối đầy đủ. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ tâm huyết với công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Có khả năng tổ chức thực hiện chương trình và khả năng tiếp cận những vấn đề đổi mới về phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, có sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm cao có ý thức trong việc tạo môi trường giáo dục của trẻ. - Học sinh trường tôi mặc dù phần đa là dân con nông dân nhưng rất hiếu học đi học rất chuyên cần, rất thích tham gia vào các hoạt động học và chơi ở trường đặc biệt là giáo dục phát triển vận động. * Khó Khăn - Trường Mầm non Hà Ngọc là một trường thuộc vùng nông thôn nên vẫn còn một số các cháu sống trong điều kiện gia đình chưa được đầy đủ. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư, cải thiện, song vẫn còn khó khăn: thiếu phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi phục vụ Chuyên đề giáo dục phát triển vận động, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục phát triển vận động của trẻ. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đưa trẻ đến trường mầm non hoặc chưa phối kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả khi chưa áp dụng biện pháp cho thấy như sau: 2.2.2: Kết quả của thực trạng: Bảng khảo sát thực trạng giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Mức độ đạt được STT Nội dung khảo sát Tổng số GV Tốt 1 Sưu tầm và sáng tạo ra các phương tiện cho trẻ hoạt động phù hợp với chủ đề . 12 3 25 4 33.3 5 41.7 2 Hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng có hiệu quả đồ dùng phát triển vận động trong và ngoài lớp. 12 3 25 4 33.3 5 41.7 3 Tạo ra môi trường hoạt động có tính mở kích thích trẻ hứng thú vào hoạt động. 12 4 33.3 4 33.3 4 33.3 4 Kĩ năng tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo. 12 4 33.3 4 33.3 4 33.3 Tỷ lệ Khá (%) TB Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Bảng khảo sát thực trạng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Stt Nội dung Tổng số trẻ 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. Trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng của các hoạt động phát triển vận động do cô tổ chức. 2 3 Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh Kết quả đạt được Đạt % Chưa đạt % 217 182 83,8 35 16.2 217 180 82,9 37 17,1 nhẹn, thực hiện tốt các kỹ năng vận động. 217 179 82,4 38 17,6 Từ thực tế bảng thống kê của thực trạng trên tôi thấy trăn trở, băn khoăn và tìm ra giải pháp tốt để phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non Hà Ngọc. 2.3 Các giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động. 2.3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo Chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non Hà Ngọc. Ngay vào đầu năm học mới tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non theo năm, tháng và tuần. Chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng kế hoạch phát triển cho nhóm lớp của mình. Bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên trong nhà trường về Chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm, trao đổi về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động của giáo dục thể chất. - Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên, giúp giáo viên hiểu được những yêu cầu và các thao tác về về giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì mới dạy được trẻ. Dạy như thế nào để trẻ học và chơi thoải mái, trẻ thích học và giáo viên thích dạy. Muốn khuyến khích sự tích cực của trẻ, giáo viên phải biết khai thác, phát huy mọi năng khiếu và tiềm năng sáng tạo của trẻ. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, triển khai đầy đủ các nội dung hoạt động tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bồi dưỡng về mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện nhiệm vụ phát triển vận động cho toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường và đặc biệt là đội ngũ giáo viên nòng cốt tại các lớp. - Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn sự cần thiết phải phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi. - Tổ chức Hội thi nhằm tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh các cơ quan đoàn thể chính quyền và cộng đồng về chăm sóc giáo dục khoa học. Qua đó nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non và có sự quan tâm phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng đến mức thấp nhất. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG THÁNG. Thời gian Nội dung thực hiện - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho toàn thể cán bộ giáo viên trong toàn trường về chuyên đề phát triển vận động. - Tham mưu với BGH xây dựng môi trường PTVĐ ngoài trời - Tham mưu với BGH họp phụ huynh toàn trường tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng nội dung của chuyên đề GDPTVĐ cho trẻ tới các bậc cha mẹ phụ huynh và cộng đồng, huy động phụ huynh hợp thu gom phế liệu nộp cho nhà trường. Ủng hộ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề. Tháng 9 Người Người chỉ đạo thực hiện - PHT - PHT - PHT - PHT - Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động. - BGH - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc xây dựng môi - Tập thể CBGV - Tốt - PHT - PHT - GV - 100% GV thực hiện tốt công tác tuyên truyền - Tốt - Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi - BGH trường giáo dục trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động. Tháng 10 - Đã xây dựng kế hoạch. 100% CBGV được bồi dưỡng - 100% phụ huynh ủng hộ - Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình và kế hoạch đã xây dựng. - PHT Kết quả - GV - 100% GV biết XD môi trường HĐ cho trẻ. - PHT - GV - Tốt - PHT - GV - Tốt trường GDPTVĐ trong và ngoài lớp. - Chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy trẻ các bài tập vận động cơ bản thông qua các vận động như: thể dục sáng, vận động cơ bản và trò chơi dân gian... - PHT - GV - Xây dựng tiết dạy mẫu chuyên đề; dự giờ mẫu chuyên đề, rút kinh nghiệm. - PHT - GVCN Lớp 5-6 Tháng 11 - Chỉ đạo giáo viên đưa chương trình thể dục nhịp điệu, dạy Aerobic, khiêu vũ, biểu diễn thời trang làm từ phế liệu chào mừng ngày 20/11 ngày nhà giáo việt nam. - GV - PHT - GV - Tốt - PHT - GV - Tốt - PHT - GV - 95% CBGV làm tốt - Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, sáng tác những trò chơi vận động để lồng ghép tích cực vận động hàng ngày. - Tiếp tục chỉ đạo xây dựng tiết dạy mẫu chuyên đề. Tháng 12 - Tiếp tục dự giờ mẫu chuyên đề, rút kinh nghiệm. - Kiểm tra thực tế từng nhóm, lớp về công tác tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp. - Chỉ đạo giáo viên tận dụng môi - Tốt - Tốt - Chỉ đạo các nhóm, lớp nhân rộng tiết dạy mẫu. - Phát động phong tào thi đua dạy tốt học tốt giáo dục phát triển vận động, lâp thành tích chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11. - 100% giáo viên thực hiện tốt. - PHT - PHT - PHT - PHT - GVCN - Tốt các, nhóm lớp - GVCN các, nhóm lớp - Tốt - Tất cả các nhóm, lớp - Tốt - Tốt trường có sẵn: chơi với cát, nước các đồ chơi phát triển thể lực. Tháng 01/2016 - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ cho chuyên đề. - PHT - GV - Tốt - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho trẻ. - PHT - GV - 100% giáo viên làm tốt - PHT - GV - 90% nhóm, lớp làm tốt - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc dạy trẻ tập thể dục phát triển vận động tinh, vận động thô mọi lúc mọi nơi. - PHT - GV - Tốt - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức trò chơi phát triển vận động cho trẻ qua hoạt động nhận thức. - PHT - GV - Tốt - PHT - GV - 100% nhóm, lớp thực hiện tốt - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho trẻ. - PHT - GV - 100% GV tham gia - Tiếp tục chỉ đạo GV xây dựng có hiệu quả môi trường PTVĐ trong và ngoài lớp. - PHT - GV - Tốt - Tiếp tục kiểm tra dự giờ các nhóm lớp về nội dung giáo dục phát triển vận động. Tháng 02 - Chỉ đạo giáo viên tăng cường bổ sung đồ chơi vào góc phát triển vận động Tháng 03 - GV - Chỉ đạo giáo viên viết bài tuyên truyền. - Khích lệ CBGV có những đổi mới phương pháp về phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. - 100% VG tham gia. - 100% CBGV hưởng ứng. Tháng 04 - Củng cố các kiến thức cho trẻ về phát triển vận động. - PHT - GV - Tốt - Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về quá trình thực hiện chuyên đề phát triển vận động. - PHT - GV - 100% CBGV được rút kinh nghiệm 2.3.2 Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên trường Mầm non Hà Ngọc. Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên tôi luôn xác định là một nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách phải làm ngay. Ngày 20 tháng 08 năm 2015 tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ giáo viên, 100% cán bộ giáo viên được tham gia . Qua công tác bồi dưỡng giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của Chuyên đề giáo dục phát triển vận động, biết được nội dung và phương pháp, kỹ năng thực hiện. Biết cách tạo và thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động, được tham dự một số giờ dạy mẫu để từ đó áp dụng cho bản thân và xác định được rằng giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần giáo dục toàn toàn diện cho trẻ. Ý thức rõ hơn về công việc mà chính bản thân giáo viên phải làm từ đó yêu nghề mến trẻ hơn hết lòng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. * Phương pháp bồi dưỡng: - Đối với công tác bồi dưỡng lý thuyết cho cán bộ giáo viên tôi dựa trên kế hoạch đã xây dựng và lựa chọn nội dung phù hợp, hợp lý theo sự chỉ dạo của cấp trên. Giúp cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển của trẻ mầm non, trên cơ sở đó tôi đã sử dụng một số phương pháp bồi dưỡng cụ thể như sau: + Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng sư phạm, khả năng sư phạm và đổi mới hình thức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. + Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp cho từng độ tuổi cho từng nhóm, lớp,cách thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. VD: Thiết kế góc vận động trong lớp cho phù hợp cũng như môi trường sân bãi, đồ dung đồ chơi cho trẻ hoạt động . +Tổ cức cho giáo viên đi tham quan học hỏi về cách thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học ở một số trường điểm trong huyện để từ đó biết lựa chọn áp dụng vào tình hình thực tế của nhóm, lớp mình. + Xây dựng giờ mẫu. + Cho giáo viên dự một số giờ dạy mẫu. Sau khi bồi dưỡng lý thuyết tập trung cho tất cả cán bộ giáo viên tôi yêu cầu tất cả cán bộ giáo viên viết bài thu hoạch tổng hợp tất cả các nội dung đã tiếp thu được và nộp lại. Mục đích là để nắm bắt lại xem giáo viên tiếp thu tới đâu, từ đó có kế hoạch bổ sung kiến thức cho giáo viên. - Sau khi tất cả giáo viên đã được bỗi dưỡng cơ bản, tôi tham mưu cho BGH xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng nội dung của chuyên đề. Tổ chức kiểm tra thực tế các nhóm lớp về một số nội dung đã xây dựng để xem giáo viên đã làm tới đâu, từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho tất cả các giáo viên, đặc biệt quan tâm và thường xuyên kiểm tra những giáo viên còn yếu kém * Kết quả đạt được: Sau khi giáo viên được bồi dưỡng tiếp thu về các nội dung giáo dục phát triển vận động và áp dụng thực tế vào lớp học. Tôi dựa trên bài thu hoạch cũng như kiểm tra đánh giá thực tế cho từng lớp, thì kết quả cho thấy rằng hầu hết các giáo viên đều nắm bắt được kiến thức cũng như cách xây dựng kế hoạch, xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học. Biết khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vận động. Sắp xếp các góc chơi phù hợp, hợp lý đảm bảo an toàn. 2.3.3 Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho Chuyên đề phát triển vận động. Tự làm đồ dùng dạy học đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của giáo viên mầm non, đây là hoạt động không thể thiếu trong mỗi nhà trường nhất là trường mầm non, phong trào làm đồ dùng đồ chơi nhằm mục đích phục vụ hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời thông qua đó bổ sung đồ dùng đồ chơi cho chuyên đề giáo dục phát triển vận động của trẻ. Bên cạnh đó nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua của nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học. Phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong trường, giáo viên nghiên cứu và tự làm đồ dùng dạy hoc phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, nhằm bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường. Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học. - Đồ dùng tự làm với mục đích đẹp, sáng tạo dễ sử dụng, nguyên vật liệu rẻ tiền dễ kiếm có tác dụng giáo dục cao. * Phương phát phát động: - Để thực hiện tốt cho việc “Giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non” vào đầu năm học tôi chỉ đạo, phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động” đến từng giáo viên. Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, khéo léo, bền và dẻo dai góp phần nâng cao tầm vóc của trẻ và phát huy sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu phát triển vận động cho trẻ. - Để làm tốt được những vấn đề trên tôi đưa ra những gợi ý cũng như những yêu cầu cụ thể đối với giáo viên, mỗi giáo viên phải làm được ít nhất 10 loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên dề nhưng phải đảm bảo được yêu cầu: + Tính thẩm mỹ + Tính sáng tạo + Tính thiết thực + Tính giáo dục Sau đó cho giáo viên mang sản phẩm tập trung về trường trưng bày triển lãm đồ dùng đồ chơi cấp trường. Tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời bổ sung thêm đa dạng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động tại nhóm lớp của mình. * Kết quả đạt được: Qua phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động đã đạt được kết quả sau: Góp phần nâng cao thực hiện chuyên đề phát triển vận động, ban giám hiệu đánh giá cao về sản phẩm mà giáo viên tự làm từ những phế liệu có sẵn ở địa phương. Từ đó các lớp đã bổ sung thêm đồ dùng. Trẻ được sử dụng nhiều đồ dùng đồ chơi trực quan, phong phú hấp dẫn, giờ học, giờ chơi thuận lợi cho công tác dạy và học giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, đạt kết quả cao. Giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Giáo viên cũng nhận thức được việc tự làm đồ dùng đồ chơi là trách nhiệm của mình từ đó nhằm khơi dậy cho giáo viên lòng yêu nghề mến trẻ hết long hết sức vì sự nghiệp giáo dục của nhà trường và địa phương. 2.3.4 Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh tham gia giáo dục phát triển vận động. - Tuyên truyền để phụ huynh hiểu và ý thức được sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát triễn vận động và an toàn cho trẻ. - Giúp họ hiểu được các yêu cầu về môi trường giáo dục vận động trong và ngoài ngoài lớp học. - Chuyên đề phát triển vận động là để nâng cao phát triển thể lực sức khỏe cho trẻ, Các hoạt động học tập, vui chơi ngoài việc giúp trẻ có kỹ năng vận động còn giúp trẻ sức khỏe tốt cân đối hài hòa, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ cần phải giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó cho thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động có thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần và vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Đồng thời hình thành cho trẻ sự khéo léo, củng cố và phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động giúp thể lực của trẻ phát triển tốt. Kích thích sự hoạt động tích cực của trẻ khi tham gia vào các trò chơi phát triển vận động. * Phương pháp tuyên truyền: - Thông qua họp phụ huynh toàn trường: + Ngay vào đầu năm học, bản thân tôi đã tham mưu với hiệu trưởng mở Hội nghị họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. + Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng thông qua khảo sát đầu năm để phụ huynh được biết. Tôi đưa ra những hình ảnh và được trình chiếu trên powerpoint về sự so sánh sự phát triển về thể lực cũng như nhận thức đứa trẻ được được chăm sóc một cách khoa học và một đứa trẻ không được chăm sóc, chỉ cho phụ huynh thấy được cách chấm biểu đồ đẻ từ đó có biện pháp phối hợp với nhà trường để chăm sóc con em mình tốt hợn. + Qua đó cho phụ huynh nhận thấy được sự phát triển của con em mình là rất quan trọng. Vấn đề này được phụ huynh rất quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, kinh nghiệm để giúp trẻ phát triển thể lực tốt, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào, đặc biệt là công tác phối kết hợp trao đổi với giáo viên chủ nhiêm để nắm bắt được tình hình học tập cũng như sự phát triển của con em mình. Từ đó phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh về việc làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường hoạt động cho con em mình. - Thông qua ban liên lạc phụ huynh. - Thăm hỏi của nhà trường và giáo viên đến từng gia đình trẻ. - Thông qua giờ đón trả trẻ: + Chỉ đạo giáo viên trao đổi cụ thể với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ về vấn đề phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề khác về tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ...Tuyên truyền cho phụ huynh về tác dụng của chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Từ đó giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non và quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. + Từ đó yêu cầu phụ huynh hợp tác xây dựng môi trường học tập phục vụ cho phát triển vận động. Bằng cách cùng cô giáo thu gom phế liệu có sẵn ở địa phương theo sự gợi ý của nhà trường và giáo viên. Bằng sự khéo léo của giáo viên và phụ huynh để tạo nên những sản phẩm phục vụ cho hạt động của trẻ. Nhìn chung phụ huynh rất phấn khởi khi được đóng góp một chút công sức để phục vụ cho con em mình, qua đó càng nhận thức sâu sắc hơn về Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non Hà Ngọc. * Kết quả đạt được: - 100% phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất của trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình. - Hầu hết các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến hoạt động của con em tại trường, yên tâm tin tưởng cô khi giao con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt. - Từ đó rất nhiệt tình và xông xáo trong việc thu gom phế liệu có sẵn ở địa phương, giúp nhà trường và cô giáo kết hợp làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho vận động. Hầu hết các bậc phụ huynh rất nhiệt tình vui vẻ và phấn khởi khi được góp phần vào việc tạo môi trường giáo dục cũng như bổ sung đồ dùng phục vụ cho phát triển vận dộng giúp nhà trường. 2.3.5. Tổ chức Hội thi “Bé khỏe bé yêu nghệ thuật” cấp trường. - Tổ chức Hội thi nhằm tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh các cơ quan đoàn thể chính quyền và cộng đồng về tổ chức chăm sóc giáo dục khoa học. Qua đó nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non và có sự quan tâm phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng đến mức thấp nhất. - Tạo cho trẻ mầm non sân chơi bổ ích được giao lưu thể hiện khả năng giao tiếp giúp trẻ tự tin một cách vững vàng. - Thu hút sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể, xã hội đối với bậc học mầm non. Sau thi tổ chức song Hội thi “Bé khỏe bé yêu nghệ thuật” cấp trường đã để lại dấu ấn rất ấn tượng và tốt đẹp trong lòng phụ huynh và lãnh đạo địa phương, không ngừng có những lời khen ngợi về sự cố gắng nhiệt tình của nhà trường đối với con em họ. Hầu hết các bậc cha mẹ phụ huynh và đại diện chính quyền địa phương đều cổ vũ cho Hội thi rất nhiện tình. Về phía nhà trường chúng tôi cảm thấy rất tự hào vì đã tạo cho trẻ một sân chơi rất bổ ích và ý nghĩa. Đồng thời đạt được những kết quả rất khích lệ, cụ thể: - Đối với nhà trường: Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức hội thi qua Hội thi cũng như nhận thấy rõ được sự cố gắng phấn đấu của nhà trường và tập thể cán bộ giáo viên từ đó phát huy tốt hơn những mặt mạnh và có hướng khắc phục những mặt còn hạn chế. - Đối với trẻ: Tạo được cho trẻ một sân chơi vô cùng bổ ích và có ý nghĩa nó giúp trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên thoải mái, trẻ được rèn luyện, hình thành tốt các kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất vận động, thao tác trò chơi, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể giúp trẻ nhịp nhàng, nhanh nhẹn thoải mái, tăng cường sức khỏe tốt, sức đề kháng giúp loại bỏ sự mệt mỏi. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan. - Đối với phụ huynh: Phần lớn phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động, nó ảnh hưởng rất lớn đến con em mình, thông qua Hội thi họ nhìn nhận thấy rõ khả năng vận động cũng như sự nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát của con em mình, sự cố gắng nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường. Phụ huynh rất hăng hái và nhiệt tình trong việc cùng với nhà trường xây dựng môi trường học tập cho trẻ, thể hiện qua việc thu gom phế liệu sẵn có ở địa phương giúp nhà trường và giáo viên, tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng với nhà trường, ủng hộ kinh phí để mua thêm trang thiết bị cho trẻ hoạt động. 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân thu được kết quả rất khả quan, chất lượng chuyên đề được nâng lên rõ rệt, bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý và sẽ phát huy tối đa những thành quả đạt được. Kết quả đạt được: * Đối với nhà trường: Đây là nhiệm vụ mang ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường, tạo được niềm tin của phụ huynh và cộng đồng đối với nhà trường, cụ thể: + Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến lớp, giảm tỷ lệ nghỉ học các buổi trong năm, giảm số lượng trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi. + Bổ sung được trang thiết bi đồ dùng đồ chơi cho sân vận động da dạng và phong phú nhằm góp phần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. +Tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh các cơ quan đoàn thể chính quyền và cộng đồng về tổ chức chăm sóc giáo dục khoa học. + Thu hút sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể,xã hội đối với bậc học mầm non. + Qua đó giúp nhà trường phát huy tôt những thành quả đã đạt khắc phục kịp thời những hạn chế. * Đối với cán bộ giáo viên: - Giáo viên đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của Chuyên đề giáo dục phát triển vận động, biết được nội dung và phương pháp, kỹ năng thực hiện, giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác làm đồ dùng đồ chơi tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương gần gũi với trẻ tao nên các đồ chơi phục vụ cho giáo dục phát triển thể chất đạt hiệu quả cao. - Biết cách xây dựng kế hoạch phát triển vận động phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách. - Biết thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền một số kiến thức trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ, huy động phụ huynh hỗ trợ nhà trường đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ hoạt động và vui chơi. - Biết cách tạo và thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động phù hợp và hợp lý với điều kiện thực tế của địa phương. Biết lựa chọn nội dung kiến thức, phù hợp, hợp lý với từng độ tuổi với chủ đề. Xác định giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần giáo dục toàn toàn diện cho trẻ. Ý thức rõ hơn về công việc mà chính bản thân giáo viên phải làm và cống hiến. * Đối với học sinh: - Trẻ có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi - Trẻ được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và đặc biệt phát triển các tố chất vận động, nhanh, mạnh, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan. Trẻ được giao lưu trao đổi với các bạn. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Thấy được sự cân thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ. - Phụ huynh nắm được các yêu cầu về môi trường giáo dục phát triển vận động bên trong, ngoài lớp học. - Biết chia sẻ các điều kiện của nhà trường, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dưng môi trường giáo dục của trẻ trong trường mầm non. - Biết chia sẻ kết quả sử dụng các môi trường các môi trường giáo dục phát triển vận động được xây dựng và ảnh hưởng của môi trường giáo dục phát triển vận động đến kết quả phát triển vận động ở trẻ trong trường mầm non. Bảng khảo sát thực trạng giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: STT Mức độ đạt được Nội dung khảo sát Tổng số GV Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ (%) (%) (%) 1 Sưu tầm và sáng tạo ra các phương tiện cho trẻ hoạt động phù hợp với chủ đề . 12 5 41.6 7 58.4 0 2 Hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng có hiệu quả đồ dùng phát triển vận động trong và ngoài lớp. 12 5 41.6 7 58.4 0 3 Tạo ra môi trường hoạt động có tính mở kích thích trẻ hứng thú vào hoạt động. 6 50 6 50 0 4 Kĩ năng tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo. 6 50 6 50 0 12 12 Bảng khảo sát thực trạng học sinh sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Stt Nội dung Tổng số trẻ 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. 2 3 Kết quả đạt được Đạt % Chưa đạt % 217 215 99.1 2 0,9 Trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng của các hoạt động phát triển vận động do cô tổ chức. 217 212 97.7 5 2,3 Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, thực hiện tốt các kỹ năng vận động. 217 213 98.1 4 1,9 Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được nâng lên rõ rệt góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ về mọi mặt. Đây là dịp để giáo viên thể hiện năng lực chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ sư phạm từ đó góp phần thúc đẩy phong trào dạy tốt học tốt trong nhà trường. Hiểu sâu sắc hơn kiến thức nuôi dạy trẻ về mọi mặt. Đây là một nhiệm vụ mang ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Tạo được niềm tin của phụ huynh và cộng đồng với nhà trường. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận: Từ thực tiễn quản lý với việc áp dụng những kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non Hà Ngọc tôi đã đạt được những kết quả rất khả quan. Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất của trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình. Trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền bỉ; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Đối với giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu của giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, biết khai thác, xây dựng kế hoạch: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của địa phương 3.2 Kiến nghị: Từ những việc đã làm được cũng như những mặt còn hạn chế do những điều kiện khách quan tôi có một số kiến nghị sau đây: - Đề nghị phòng giáo dục mở nhiều lớp tập huấn chuyên đề phát triển vận động để giáo viên có thể học hỏi trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. - Tạo mọi điều về cơ sở vật chất để giáo viên có thể thực hiện tốt hơn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu và thực hiện, Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non Hà Ngọc. Rất mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học để được hoàn thiện hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Ngọc, ngày 10 tháng 3 năm 2019 CAM KẾT KHÔNG CÓP PY Người viết XÁC NHẬN CỦA HĐKH PGD & ĐT Trịnh Thị Phương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động “ giáo dục phát triển vận động” cho trẻ trong trường mầm non. ( Nhà xuất bản giáo dục) 2. Chuyên đề giáo dục phát triển vận động năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM HỌC TRƯỚC Tên SKKN Năm học Cấp xếp loại Xếp loại Một số biện pháp tuyên truyền kiến thức chăm sóc giáo duc trẻ với phụ huynh 2014-2015 Cấp tỉnh C PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TRUNG TRƯỜNG MẦM NON HÀ NGỌC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON HÀ NGỌC Người thực hiện: Trịnh Thị Phương Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Hà Ngọc SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý HÀ TRUNG NĂM 2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan