Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non trên địa bàn huyện hà trung

.PDF
18
22
87

Mô tả:

Mục lục Nội dung Trang I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 II. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 3.1. Xây dựng kế hoạch 7 3.2.Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 7 3.3.Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hợp đồng mua, bán thực phẩm 9 3.4.Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến. 10 3.5.Vệ sinh môi trường 12 3.6.Tăng cường vai trò của nhà trường và phụ huynh 13 3.7.Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cán bộ giáo viên và học sinh 3.8.Tổ chức Hội thi Giáo viên dinh dưỡng giỏi. 13 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 14 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”[1]. “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non, bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, công bằng và bình đẳng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội” [2]. Như chúng ta biết, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, được bảo vệ trong tình yêu thương của gia đình, nhà trường và xã hội. Bác Hồ, vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, suốt đời hết mình chăm lo cho thế hệ măng non. Bác đã dành cho trẻ em những tình cảm yêu thương vô bờ bến. Bác đã Chỉ thị cho ngành giáo dục mầm non “Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ”. Thật vậy, trường mầm non là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ những năm tháng đầu đời. Thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà. Dinh dưỡng cho trẻ những năm đầu đời là tiền đề, là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của đứa trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với trẻ là rất cao nếu như chúng ta thiếu đi một chút quan tâm, một chút trách nhiệm. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp người ta hoạt động và làm việc. “An toàn thực phẩm có tầm quan mối quan tâm lớn về tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay trọng sự sống còn đối với sức khoẻ, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển đất nước ta; trở thành thách thức an ninh phi truyền thống” [3]. Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị TW 8, Khóa XI . [2] Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”. [3] Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khoá XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. 2 Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Trong thời gian qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non bán trú được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là một tiêu chí quan trọng, được đặt lên hàng đầu của hầu hết các trường tổ chức ăn bán trú, đặc biệt là các trường mầm non. Là một chuyên viên phụ trách công tác nuôi dưỡng bậc học mầm non, với trách nhiệm của bản thân luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong công tác tổ chức bán trú để chất lượng nuôi dưỡng trẻ ngày càng nâng cao, giúp trẻ luôn được phát triển một cách toàn diện và lành mạnh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung”. 3 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung. Tìm ra những biện pháp nhằm chỉ đạo đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung. 3. Đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, thu thập thông tin từ các văn bản, Nghị quyết có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tiến hành khảo sát thực tế việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Chỉ đạo các trường thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Xử lý kết quả nghiên cứu bằng bảng thống kê số liệu. - Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá kết quả: Sử dụng những thông tin, số liệu đã nghiên cứu để so sánh thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu và đánh giá hiệu quả khi sử dụng các biện pháp trong công tác chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và xem xét lại những kết quả đã đạt được trong quá trình đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề, từ đó rút ra những kinh nghiệm tốt trong quá trình chỉ đạo các trường mầm non tổ chức ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho các cấp học. Đổi mới nội dung  phương pháp dạy học, chú trọng phát triển giáo dục mầm non, tăng cường cơ sở vật chất, chấn chỉnh nề nếp, đánh giá đúng thực chất, chất lượng giáo dục. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong 4 những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc vệ sinh an toàn thực phẩm ở các địa phương gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn nhỏ bé, trẻ chưa nhận thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở lứa tuổi này thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì vậy giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy chế thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế, thiết thực tổ chức cho trẻ ăn bán trú và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, vừa kế thừa các tập quán tốt của từng dân tộc, vừa tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sức lao động và phòng chống bệnh tật. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh thực phẩm những thức ăn làm chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước.           Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được một nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em là các bệnh đường ruột, trong đó phổ biến là bệnh tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Theo thống kê của Bộ y tế nước ta, trong 10 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đứng hàng thứ hai. Mặt khác tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm gần đây không ổn định, số các mẫu lương thực, thực phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đối với nước ta cũng như những nước đang phát triển, lương thực, thực phẩm thuộc loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng. Sự ô nhiễm do các chất độc hại, sự giảm chất lượng của sản phẩm trong quá trình gieo trồng, thu hoạch, dự trữ, bảo quản, chế biến và phân phối lưu thông gây tổn hại rất lớn, có khi lên tới 30-50% tổng số lượng thu hoạch. Ngoài yếu tố chính về sinh vật, lượng lương thực, thực phẩm còn bị ô nhiễm, độc hại ngày càng tăng do sự sử dụng không đúng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp, các loại thuốc tăng trọng trong quá trình chăn nuôi đối với ngô, lạc, gạo, các kim loại nặng như đồng, chì trong quá trình sản xuất đồ hộp, sữa, rau và quả … hoặc sử dụng gian dối các chất phụ gia, phẩm màu trong quá trình chế biến bánh, keo, đồ uống, thực phẩm… Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người nói chung và đặc biệt trong các trường mầm non nói riêng có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có rất 5 nhiều khâu nhưng trước hết đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là giao nhận thực phẩm. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Hà Trung là huyện vùng đồng chiêm trũng nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, có 25 xã, thị trấn (trong đó có 7 xã miền núi thấp, 5 xã có đạo Thiên chúa giáo, trên địa bàn huyện có 2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống). Kinh tế đang từng bước phát triển, tình hình trật tự xã hội được giữ vững, tỷ lệ dân số ổn định. Được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp và sự ủng hô ̣, chăm lo đến giáo dục của các tầng lớp nhân dân giúp cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục mầm non huyê ̣n nhà phát triển đáp ứng với yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên địa bàn toàn huyện có 25 trường mầm non, trong đó có 11 điểm lẻ. Tổng số 25/25 trường tổ chức ăn bán trú, đạt tỷ lệ 100%. Có 33 bếp ăn bán trú trên tổng số 36 điểm trường (tính cả điểm chính), tỷ lệ 91,7%; 22/25 trường, tỷ lệ 88% có bếp ăn đảm bảo quy cách, được cấp giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; số bếp ăn được cấp giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm là 23/33 bếp, tỷ lệ 69,7%%. Tổng số đội ngũ CBQL, GV, NV là 414 người. Trong đó CBQL là 63 người; GVNT là 88 người (trong đó có 1 giáo viên dạy nhóm trẻ TT, 7 giáo viên thuyên chuyển từ THCS); GVMG là 227 người (trong đó có 10 giáo viên thuyên chuyển từ THCS); nhân viên 26 người (trong đó có 25 nhân viên kế toán hợp đồng trường, 1 nhân viên phục vụ (thuyên chuyển từ THCS). Tổng số nhóm lớp 226. Trong đó có 58 nhóm trẻ và 168 lớp mẫu giáo. Trẻ đến trường là 7182: trong đó có 1513 trẻ nhà trẻ và 5669 trẻ mẫu giáo. Tổng số nhóm, lớp tổ chức ăn bán trú là 219: trong đó có 55 nhóm trẻ và 164 lớp mẫu giáo. Số trẻ ăn bán trú là 6751: trong đó có 1264 trẻ nhà trẻ và 5487 trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó Hà Trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng: Là một huyện đồng bằng chiêm chũng nên hay bị lũ lụt cục bộ, cuộc sống và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cha mẹ trẻ phần lớn làm nông nghiệp và công nhân, nên đời sống còn khó khăn, mức đóng góp tiền ăn cho trẻ thấp nên chất lượng bữa ăn của trẻ chưa được nâng cao, thời gian quan tâm, chăm sóc của cha mẹ dành cho trẻ không có nhiều, chính vì vậy đã phó mặc hết cho giáo viên và nhà trường. 6 Các trường mầm non trên địa bàn huyện còn thiếu nhiều giáo viên nên một số hoạt động trong nhà trường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Một số địa phương không quan tâm đầu tư bổ sung, cải tạo, sửa chữa bếp ăn chưa đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số điểm lẻ chưa có bếp ăn bán trú nên các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở một số trường mầm non thực hiện chưa đồng bộ. Số nhân viên làm công tác nuôi dưỡng chủ yếu là hợp đồng trường, mức lương thấp nên đôi lúc các đồng chí nhân viên chưa thực sự yên tâm làm việc, một số đồng chí chỉ làm được một thời gian lại bỏ làm việc khác với mức lương cao hơn. Nguồn thực phẩm nhập vào trường hầu hết chưa rõ nguồn gốc xuất sứ, phần lớn các nhà trường mới chỉ hợp đồng với người bán thực phẩm là người quen để làm. 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch Kế hoạch là những điều vạch ra một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định [4]. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Ngay từ đầu năm học chỉ đạo của các trường xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm phù hợp với đặc điểm thực tế. Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ theo độ tuổi hàng ngày, hàng tuần, theo mùa hợp lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bộ phận, đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, thông qua Hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia phối hợp thực hiện. 3.2. Biện pháp 2: Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. * Phối hợp với TT Y tế dự phòng tỉnh: [4] Hệ thống từ điển chuyên ngành mở free online Vietnamese tratu.soha.vn 7 Nước ăn uống là nước dùng cho các mục đích ăn uống, chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành [5]. Nước sinh hoạt là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành[5]. Căn cứ vào các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng nguồn nước ăn uống, nước sinh hoạt trong các trường mầm non. Phòng GD&ĐT phối hợp với TT Y tế dự phòng tỉnh thống nhất các chỉ tiêu cần phải xét nghiệm. Thống nhất hợp đồng với TT Y tế dự phòng tỉnh lấy mẫu và xét nghiệm mẫu nước cho các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung. Trong năm học vừa có 21/25 trường xét nghiệm nguồn nước (4 trường còn lại sử dụng nguồn nước máy nên không phải xét nghiệm). Tổng số có 21 mẫu nước, trong đó có 11/21 mẫu nước đạt yêu cầu, tỷ lệ 52,4%. Các mẫu nước không đạt là do nhiễm khuẩn Colifoms và E.coli (trong đó có 6 trường nhiễm Colifoms; 4 trường nhiễm cả Colifoms và E.coli). Sau khi có kết quả xét nghiệm nguồn nước, phòng GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo các trường mầm non có nguồn nước nhiễm khuẩn Colifoms và E.coli khẩn trương xây dựng các biện pháp khác phục triệt để. Cụ thể: - Trước hết nhà trường cần đun sôi kỹ thức ăn, nước uống trước khi ăn, uống. - Sử dụng máy lọc nước đảm bảo chất lượng, thường xuyên thay cục lọc để nguồn nước sử dụng luôn sạch và an toàn. - Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa đựng nước. - Phối hợp với trạm Y tế xã khử trùng nguồn nước, dụng cụ chứa đựng nước bằng Cloramin B. Sau khi chỉ đạo các trường thực hiện các biện pháp khắc phục nêu trên, đã lấy mẫu nước xét nghiệm lại, kết quả 10/10 mẫu nước xét nghiệm lại đạt tiêu chuẩn chất lượng. * Phối hợp với Chi cục ATVSTP tỉnh: Đối với Chi cục ATVSTP tỉnh quản lý 11 trường mầm non trên địa bàn huyện có 200 suất ăn trở lên. - Tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục vụ bán trú. Kết quả có 213 người, tỷ lệ 100% được cấp giấy xác nhận kiến thức về VSATTP. [5] Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/ 12/2015 của Bộ Y tế. 8 - Tổ chức kiểm tra các điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn hàng năm (mỗi năm ít nhất 1 lần). - Tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo an toàn thực phẩm theo văn bản đề nghị của các xã, thị trấn (kỳ hạn 3 năm 1 lần). Kết quả có 11/11 trường mầm non được Chi cục VSATTP tỉnh cấp giấy chứng nhận “Bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP”. * Phối hợp với TT Y tế huyện: Đối với Trung tâm Y tế huyện quản lý 14 trường mầm non trên địa bàn huyện có dưới 200 suất ăn. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 401/401 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục vụ bán trú. Riêng đối với nhân viên trực tiếp nấu ăn được xét nghiệm phân để phát hiện các bệnh về ký sinh trùng, tả, lỵ, thương hàn. Thông qua đó, phát hiện những trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm. - Tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục vụ bán trú. Kết quả có 150 người, tỷ lệ 100% được cấp giấy xác nhận kiến thức về VSATTP. - Tổ chức kiểm tra các điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn hàng năm (mỗi năm ít nhất 1 lần). - Tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo an toàn thực phẩm theo văn bản đề nghị của các xã, thị trấn (kỳ hạn 3 năm 1 lần). Kết quả có 14/14 trường mầm non được UBND huyện cấp giấy chứng nhận “Bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP”. 3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hợp đồng mua, bán thực phẩm Hợp đồng mua, bán thực phẩm là đầu mối quan trọng trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Hợp đồng mua, bán thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả và đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất việc mất an toàn rủi do khi sử dụng. Có giá trị về mặt pháp lý nếu xảy ra mất an toàn. Đối với bếp ăn trường mầm non việc hợp đồng thực phẩm càng đặc biệt quan trọng, vì cơ thể trẻ non nớt dễ bị ngộ độc, số lượng trẻ ăn tại trường đông (98,5% trẻ ăn tại trường). Nếu xảy ra mất an toàn là thiệt hại rất lớn. Có khi ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Vì vậy việc ký hợp đồng thực phẩm quy đồng trách nhiệm của chủ hàng là thực sự cần thiết với mỗi trường mầm non nếu không may xảy ra ngộ độc 9 hàng loạt. Nhằm giảm tối đa việc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Ngoài ra ký hợp đồng thực phẩm còn nhằm quản lý tốt tiền ăn của trẻ tránh thất thoát lãng phí. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện thực hiện tốt việc lựa chọn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cửa hàng kinh doanh lương thực, thực phẩm có đủ các điều kiện đảm bảo VSATTP để hợp đồng mua thực phẩm phục vụ cho trẻ trong nhà trường. Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18 tháng 8 năm 2016 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hà Trung, đặc biệt đối với các xã đã được công nhận xã đạt Chuẩn Nông thôn mới đang khẩn trương xây dựng xã đạt tiêu chí ATTP, chính vì vậy đã chỉ đạo quyết liệt các hộ sản xuất nhỏ lẻ, sơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm dần dần đi vào hệ thống đảm bảo các tiêu chí đảm bảo ATTP. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các trường mầm non hợp đồng với các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên kiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng. 3.4. Biện pháp 4: Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến. Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí. Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán bộ viên chức trong nhà trường tham gia ngay vào đầu năm học. Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi làm việc vào đầu năm học mới. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. 10 Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức xây dựng vườn rau cho bé tại ngay sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói bụi cho trẻ. Cọ rữa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng. Thùng rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại rát thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời. Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: đeo tạp dề, đội mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân công cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên cấp dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý. Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp - dụng cụ nhà bếp - dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống-khu chế biến thực phẩm-chia cơm-nơi để thức ăn chín… Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi rác, khu chăn nuôi…không có mùi hôi thôi xãy ra khi chế biến thức ăn. Dao thớt sau khi chê biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín. Người không phận sự không được vào bếp. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ 11 3.5 Biện pháp 5: Vệ sinh môi trường a. Nguồn nước: Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ. Nước nhiễm bẩn sẽ taọ nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, nước máy, nước giếng… và nước cũng phải được kiểm định về vệ sinh thường xuyên. Nhà trường đã sử dụng nguồn nước sạch và luôn được sát trùng, nếu có biểu hiện khác thường thì nhân viên nhà bếp báo ngay cho nhà trường và nhà trường báo ngay với cơ quan y tế để điều tra và xử lý kịp thời nếu nước nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn trong ăn uống, và các chứng bệnh ngoài da của trẻ. Nước uống luôn được đun sôi để nguội và đựng vào bình có nắp đậy bằng Inoox, tất cả các lớp đều có bình đựng nước và bình đựng nước được cọ rửa hàng ngày. b. Xử lý chất thải Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như:Nước thải, khí thải, rác thải… Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữa…Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải ra phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rát thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rát thải tồn đọng và mùi hôi thối. Ngoài ra nếu xe thu gom rát bị sự cố nhà trường sẽ tiêu huỷ rác tại chỗ là đào hố sâu, lấp rác thải kỹ từ 5-10 phân đất lên mặt tránh gây ra mùi hôi thối, nếu không sẽ gây bệnh. Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được nhân viên vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ. Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 20082009 và nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch -đẹp. Đây là phong trào đã được cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh đồng tình hưởng ứng cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh mát. Ngoài ra sân sau nhà trường còn có vườn rau cho cô và trẻ cùng chăm bón. Vườn rau này cũng là nguồn cung cấp rau lớn nhất cho nhà bếp và thật sự là vườn rau sạch để có những bữa canh thật an toàn và ngon miệng cho trẻ. 12 Ý thức vệ sinh chung: Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trên sân trường, đồ chơi đẹp-sạch-an toàn và lành mạnh là tất cả cán bộ viên chức, cha mẹ học sinh và học sinh đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3.6. Biện pháp 6: Tăng cường vai trò của nhà trường và phụ huynh Về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học, mỗi nhà trường cần thành lập Ban Giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, có sự tham gia của phụ huynh học sinh, để giám sát thực phẩm hằng ngày. Không đơn vị nào giám sát an toàn thực phẩm tại trường học tốt hơn là chính nhà trường và phụ huynh. Do đó, về phía phụ huynh cũng cần chủ động yêu cầu tham gia hoạt động này để kịp thời phát hiện những nghi ngờ liên quan đến thực phẩm trong trường học. 3.7. Biện pháp 7: Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cán bộ giáo viên và học sinh Ban chỉ đạo y tế trường học có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường. Theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ… cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt. Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động chung nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường, lớp mầm non. Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ cho công tác an toàn thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất một lần trong một năm học để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp đảm bảo vệ sinh. Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi trường tới các bậc cha mẹ học sinh và có biện pháp phối hợp chặt chẽ. Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần biết. 3.8. Biện pháp 8: Tổ chức Hội thi Giáo viên dinh dưỡng giỏi. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc phục vụ bán trú cho trẻ, trong từng năm học cần chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua, công tác thi đua là biện pháp tích cực, là tác nhân kích thích việc lao động của giáo viên. Đặc biệt, tổ chức thi giáo viên dinh dưỡng giỏi - đây là hình thức giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm tổ chức các hoạt 13 động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hiệu quả nhất. Bời vì thông qua Hội thi giáo viên có thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng, tay nghề thực hành dinh dưỡng, sáng tạo trong chế biến và trình bày các món ăn, nâng cao khả năng thuyết trình, phương pháp tuyên truyền từ đó nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ. Thông qua Hội thi giáo viên dinh dưỡng giỏi, những giáo viên có kết quả cao được đề xuất khen thưởng, từ đó tạo động lực cho giáo viên hăng say hơn trong công tác, tạo cho giáo viên có thêm niềm tin, tình yêu nghề, yêu trẻ. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và đối với các trường mầm non trong huyện. Qua thực tế với việc áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao bữa ăn cho trẻ trong trường có hiệu quả rõ rệt: - 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được khám sức khỏe định kỳ, được tham gia tập huấn xá nhận kiến thức thực hành dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh chế biến, vệ sinh trong ăn uống. - 100% cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường. Quy trình sơ chế, chế biến, chia ăn, cho trẻ. - Trẻ ăn ngon miệng hơn và hết suất. Trẻ nhận biết được thế nào là một bữa ăn hợp lý đặc biệt là trẻ biết vệ sinh văn minh trong bữa ăn. - Trẻ có được những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, những bữa ăn có hương vị thơm ngon, kích thích sự thèm ăn nhờ vào sự thay đổi bữa ăn và cách chế biến món ăn hợp lý. - Thực đơn của nhà trường luôn thay đổi theo tuần, theo mùa có nhiều món ăn mới phong phú, màu sắc bắt mắt hấp dẫn trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất không có thức ăn thừa. - Việc sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng đã góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng chung của huyện. Cụ thể: Năm học SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Thừa cân, béo phì 2017-2018 2018-2019 5,5% 4,9% 6,1% 5,3% 0,3% 0% 0,2% 0,06% Trên cơ sở trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa về thể chất sẽ giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Có thể nói, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ là một việc làm rất cần thiết và là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có những biện pháp cụ thể. Để có 14 những bữa ăn chất lượng cho trẻ phải đảm bảo VSATTP, cách chế biến các món ăn phải luôn thay đổi và được kết hợp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau… Đó là sự cố gắng nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để chế biến ra những món ăn mới lạ, hấp dẫn trẻ cũng như lòng nhiệt tình, yêu nghề của đội ngũ cô nuôi chúng tôi. Hơn nữa hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non có chất lượng, an toàn, khoa học sẽ thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường. Vì trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì học tập mới tốt, trẻ mới mạnh dạn, hồn nhiên tham gia tích cực vào các hoạt của trường của lớp. Nếu không được chăm sóc tốt thì trẻ sẽ chậm lớn, chậm phát triển dẫn tới suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Chế độ ăn uống của trẻ phải dựa vào các loại thực phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh, không được cho trẻ ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, mốc, có mùi lạ hoặc thực phẩm biến đổi màu vì rất dễ bị ngộ độc. Thức ăn, nước uống rất cần thiết đối với cơ thể trẻ, nhưng cũng chính do thức ăn, nước uống đã gây cho trẻ biết bao bệnh tật vì thức ăn là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu của trường chúng tôi. Việc nuôi dạy trẻ ở nhà trường là hai vấn đề song song. Nếu chỉ dạy tốt mà nuôi dưỡng không tốt thì cũng chưa đảm bảo trẻ phát triển toàn diện, cân đối, hình thành và phát triển toàn diện, đặt nền tảng vững chắc cho các bậc học tiếp theo. Nếu chế độ ăn của trẻ mà thiếu về số lượng và không cân đối về chất lượng thì trẻ sẽ bị giảm cân, giảm khả năng hoạt động, tăng khả năng mắc bệnh. Ngược lại nếu trẻ ăn quá nhiều lượng không cân đối tỉ lệ giữa các chất sẽ dẫn đến cơ thể thiếu chất và ốm yếu, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng không tốt, khiến cho trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, tôi cùng với các thành viên trong tổ nuôi luôn thực hiện tốt công việc được giao, luôn tìm tòi, học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt những nội quy và quy định trong công việc để việc chăm sóc trẻ này ngày càng tốt hơn, chất lượng bữa ăn được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm tuyệt đối. Trong năm vừa qua, trẻ sau khi vào trường được sự chăm sóc của các cô với bữa ăn ngon, đủ chất mà tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể. Phòng bệnh hơn chữa bệnh tôi thiết nghĩ một bữa ăn đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Tôi mong rằng mọi người hãy cùng nâng cao nhận thức và chung tay góp sức vì sức khỏe của con em chúng ta. 2. Kiến nghị. 2.1. Đối với các trường mầm non. - Đội ngũ cán bộ quản lý của trường phải chủ động trong việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, nhân viên về kiến thức VSATTP. Phải có kế hoạch và chương trình thực hiện cụ thể. 15 - Bố trí những giáo viên, nhân viên có chứng chỉ nghề nấu ăn, có kiến thức về VSATTP, có tâm huyết phụ trách công tác nuôi dưỡng. - Nghiêm túc thực hiện tốt các quy định về VSATTP. 2.2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo. - Tham mưu bổ nhiệm những cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt nhanh sự thay đổi, đổi mới của chương trình và xã hội. Có năng lực chỉ đạo và chủ động trong mọi công việc. - Phối hợp với các cơ quan ngành Y tế cấp huyện và cấp tỉnh mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề bồi dưỡng về công tác đảm bảo VSATTP tại huyện cho giáo viên được cập nhật kiến thức thường xuyên. - Có chế độ khuyến khích cho đội ngũ nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng. 2.3. Đối với sở giáo dục và đào tạo. - Sở Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sớm có kế hoạch bổ sung số giáo viên còn thiếu cho các trường mầm non, để các nhà trường phân công lao động hợp lý, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ, tích cực tham gia tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Đồng thời có định biên nhân viên nấu ăn cho các trường MN để nhà trường tổ chức tốt các hoạt động. - Có kế hoạch đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở những địa phương khó khăn. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngành Y tế nhằm thống nhất quản lý các hoạt động về công tác VSATTP trong các trường tổ chức bán trú. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác chỉ đạo chuyên môn “ Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo mầm non Hà Trung”. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các cấp lãnh đạo để kinh nghiệm nhỏ của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả trong công tác chuyên môn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Trung, ngày 02 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác./. Tác giả Vũ Thị Viên 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị TW 8, Khóa XI . [2] Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”. [3] Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khoá XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. [4] Hệ thống từ điển chuyên ngành mở free online Vietnamese tratu.soha.vn [5] Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/ 12/2015 của Bộ Y tế. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO Năm học Tên SKKN Xếp loại Cấp đánh giá xếp loại 2010-2011 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan