Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục dinh d...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non nga điền

.PDF
27
19
99

Mô tả:

MỤC LỤC TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Nội dung 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Thuận lợi. b. Khó khăn. c. Kết quả thực trạng ban đầu khảo sát 2.3. Các giải pháp sử đã dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1.Nghiên cứu tài liệu về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để chỉ đạo và mở hội thảo chuyên đề để xây dựng kế hoạch về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại đơn vị. 2.3.2. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.: 2.3.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng và chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên - nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 2.3.4 Chỉ đạo giáo viên biết lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc, mọi nơi vào các hoạt động trong ngày của trẻ. 2.3.5 Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng và tổ chức hội thi 2.3.6. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra quá trình nhận thực phẩm, chế biến thực phẩm. 2.3.7. Xây dựng phong trào vườn ra sạch của bé 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. Tài liệu tham khảo Danh mục sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại Phụ lục Trang 1 2 2 2 2 2 2 3 3 4 4 4 4 6 7 9 14 15 16 19 19 20 21 22 23 - 25 0 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói ! “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”[1]. Vâng! Đó là điều ai ai cũng mong muốn. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Sự quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ngay từ nhỏ, một đứa trẻ khoẻ mạnh, hồn nhiên “Ăn ngon, ngủ ngoan, tích cực hoạt động”[2]. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển toàn diện. Với mục tiêu của GDMN hiện nay các cháu đến trường mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo các lĩnh vực như: “Đối với nhà trẻ phát triển 4 lĩnh vực và đối với mẫu giáo phát triển trên 5 lĩnh vực” [3]. Các cháu đến trường được cân đo khám sức khoẻ định kỳ, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý theo đúng độ tuổi để phát triển toàn diện. Cụ thể của các mục tiêu đó là phát triển ở trẻ thể lực đúng yêu cầu chuẩn độ tuổi, hình thành ở trẻ các khả năng ban đầu về nhân cách con người. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở các địa phương, các bếp ăn tập thể trong cả nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Trẻ mầm non còn non nớt chưa chủ động, chưa có ý thức đầy đủ về giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nếu sức khỏe trẻ phát triển tốt, trẻ sẽ tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi. Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối về thể lực, trí tuệ ít ốm đau, bệnh tật. Hình thành cho trẻ một số thói quen nề nếp, kỹ năng sống, một cách tích cực, biết ăn đúng, ăn đủ hợp vệ sinh văn minh. Đó là trách nhiệm và cũng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta cần làm tốt việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở lứa tuổi mầm non. Để cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, thì bữa ăn của trẻ tại trường mầm non luôn luôn phải xây dựng theo khẩu phần thực đơn, đủ định lượng, đủ Kcal, các món ăn thường xuyên được thay đổi theo ngày, theo tuần và theo mùa giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hóa, hấp thu trẻ phát triển tốt giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất cần thiết và quan trọng đối với con người. Nếu sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ bị mắc bệnh. Thực phẩm nhiễm hóa chất có thể gây ung thư và một số bệnh quan trọng khác. Vì vậy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe con người, góp phần nâng cao lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng động 1 xã hội. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mầm non. Bản thân là một hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Tôi rất luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để trẻ phát triển hài hòa cân đối, ít ốm đau bệnh tật. Đây chính là động lực thôi thúc tôi luôn luôn phải tìm tòi những giải pháp, thủ thuật, biện pháp, nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Nga Điền ” đề làm đề tài nghiên cứu trong một năm qua. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Nga Điền một cách có hiệu quả và đáp ứng với nhu cầu đổi mới hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra những biện pháp để chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và các cháu trong trường mầm non Nga Điền. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ của đề tài cần sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. + Phương pháp thực hành trải nghiệm + Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. + Phương pháp thu thập thông tin. + Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luậncủa sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo: Theo Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Hội Nghị BCH trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI thì Mục tiêu của giáo dục là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”. Trong đó“Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, hiểu biết thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo”[4]. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm- xã hội và phát thẩm 2 mỹ “Các lĩnh vực nội dung giáo dục được tổ chức theo tích hợp chủ đề”[3], để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, giúp cho trẻ phát triển cân đối hài hoà, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cung cấp kỹ năng sống phù hợp với từng lứa tuổi. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm một cách đúng hướng. Sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: “Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường..” [5]. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em. Thiếu ăn, ăn không đủ chất, ăn không khoa học, đều gây tác hại cho sức khỏe của trẻ. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn cơ thể phát triển rất mạnh, rất nhanh, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện. Đây cũng là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ. Sức khỏe là yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của con người. Sức khỏe tốt tạo điều kiện cho con người phát triển về thể chất nói chung, học tập và lao động nói riêng. Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ giáo dục mầm non đang có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phát triển cân đối hài hòa, chống đỡ bệnh tật. Chính từ những lý luận và thực tiễn trên, các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ có tới 90% trẻ em trí tuệ kém phát triển là do sức khỏe, thể lực phát triển không tốt. Do đó, chúng ta cần tránh một số quan điểm chưa đúng đối với ngành học mầm non đó là: Quan điểm đánh giá về chất lượng, chỉ đánh giá về kết quả học tập của các môn như: Khám phá khoa học, âm nhạc, toán, tạo hình... mà chưa thực sự quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và lông ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non. Điều kiện để trẻ sẽ được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, nuôi dạy con theo phương pháp khoa học, trẻ được phát triển cân đối giữa 2 mặt thể lực và trí tuệ. Việc nâng cao chỉ đạo chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng quan trọng. Sức khoẻ là vốn quý, qua đây tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về cả thể lực và trí tuệ sau này. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu a. Thuận lợi: - Trường mầm non xã Nga Điền đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất đầy đủ, môi trường sạch sẽ, thoáng mát. - Các cấp ủy Đảng chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. - Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, có tinh thần năng động nhiệt huyết, đoàn kết, tận tâm với nghề, yêu mến trẻ. Có trình độ đào tạo 100 % đạt chuẩn, trên chuẩn 82 % ( Đại học).Đặc biệt là có kiến thức về vấn đề dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Qua đó đã tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh và nhân dân trong toàn xã. 3 Trường Mầm non xã Nga Điền năm học: 2017 - 2018 trường có tổng số 366 cháu được phân chia theo từng độ tuổi và có 11 nhóm lớp. Cấc cháu đi học đều, ngoan ngoãn. b. Khó khăn: - Xã Nga Điền nằm xa trung tâm huyện Nga Sơn với tổng số dân là hơn 7 nghìn nhân khẩu. Trong đó số dân theo đạo thiên chúa chiếm 75% tổng số dân trong toàn xã, trình độ dân trí thấp lại phân bố không đồng đều nên ảnh hưởng rất nhiều tới việc huy động trẻ đến trường mầm non. - Đội ngũ giáo viên mới vào nghề nên kinh nghiệm chưa nhiều để áp dụng vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy còn hạn chế. - Đối với trẻ nhận thức không đồng đều, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao. - Hầu hết cha mẹ các cháu là làm nông nghiệp nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, chất lượng bữa ăn còn phụ thuộc vào mức thu nhập của cha mẹ, thiếu kiến thức, hiểu biết, cũng như kinh nghiệm về nuôi dưỡng, chăm sóc con theo khoa học nên dẫn đến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Một số bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm sức khỏe của trẻ, để trẻ ăn, ngủ, vệ sinh tùy thích, mất vệ sinh, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và mắc các bệnh như: ngoài da,hô hấp, đau mắt, tiêu chảy… c. Kết quả thực trạng ban đầu khảo sát (Tháng 9/2017) (Kèm theo các bảng khảo sát đầu năm ở phụ lục 1) Qua kết quả thực trạng trên cho thấy kết quả thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Vì vậy là hiệu trưởng tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ đạt kết quả cao hơn nữa, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện như sau: 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1.Nghiên cứu tài liệu về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để chỉ đạo và mở hội thảo chuyên đề để xây dựng kế hoạch về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại đơn vị. Ngay từ đầu năm tôi đã định hướng cho tôi một số mục tiêu cần phấn đấu và tôi đã làm các nội dung như sau: Nghiên cứu tài liệu, mở hội thảo chuyên đề, xây dựng kế hoạch. + Với mục đích là giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Nga Điền. Ngay đầu năm tôi đã xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học còn thấp so với quy định vì thế tôi bắt tay vào nghiên cứu tài liệu và tham khảo trên các trang web của các trường mầm non đạt chất lượng cao để tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường, để nâng cao và bổ sung kiến thức xây dựng các kế hoạch chuyên đề phù hợp với từng độ tuổi để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu phát triển toàn diện. 4 Để xây dựng kế hoạch thực thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và về sinh an toàn thực phẩm đạt kết quả cao, bản thân tôi luôn luôn bám vào các công văn chỉ đạo của ngành về thực hiện chương trình: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục & đạo tạo ban hành;Văn bản hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo đối với cơ sở giáo dục mầm non về tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với địa phương, những chủ chương của lãnh đạo địa phương về công tác giáo dục mầm non, biên chế thời gian do sở giáo dục và đào tạo quy định trong năm học và từ đó tôi nghiên cứu các nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để chỉ đạo ngày một tốt hơn. - Mở hội thảo chuyên đề cho cán bộ giáo viên cùng tham gia hưởng ứng thảo luận về nội dung kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chỉ đạo phó hiệu trưởng xây kế hoạch cụ thể cho từng độ tuổi như: kế hoạch tuần, tháng, năm. - Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trường đã đề ra. + Chỉ đạo các nhóm lớp tự xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm lớp của mình. Từ kế hoạch của nhà trường từng nhóm, lớp xây dựng kế hoạch cho nhóm lớp mình phù hợp với độ tuổi. Trong đó phải xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, biện pháp, thời gian thực hiện và cụ thể từng nội dung, từng bộ phận, chỉ đạo thực hiện lồng ghép giáo dục, làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung trang thiết bị cho từng tháng cụ thể rõ ràng. Trên cơ sở đó BGH nhà trường có kế hoạch kiểm tra chỉ đạo các lớp thực hiện tốt nội dung đã đề ra một cách có hiệu quả. - Giáo viên chủ nhiệm của từng nhóm lớp xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm học phù hợp với từng độ tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và của chương trình nuôi dưỡng - Chăm sóc - giáo dục trẻ + Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường phải nắm chắc được vai trò của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ạn toàn thực phẩm cho trẻ. Hình ảnh hội thảo chuyên đề về nội dung giáo dục dinh dưỡng 5 * Kết quả: - 100% giáo viên tham gia học tập và bồi dưỡng kiến thức và học hỏi kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ạn toàn thực phẩm cho trẻ - 100% giáo viên xây dựng kế thực hiện chuyên đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng độ tuổi. - 11/11 = 100% nhóm lớp thực hiện tốt chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ạn toàn thực phẩm cho trẻ. 2.3.2. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Để thực hiện tốt chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp, đảm bảo chất lượng ,đảm bảo vệ sinh là rất quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học bản thân đã xây dựng dự thảo kế hoạch bổ sung mua sắm một số đồ dùng cần thiết trong năm học và kế hoạch được đưa ra hội nghị họp chi ủy, chi bộ, BGH, hội đồng sư phạm nhà trường để đưa đến sự thống nhất và đươc cấp trên thẩm định, sau đó nhà trường tổ chức họp phụ huynh và được sự đồng ý nhất trí của phụ huynh,nhà trường và ban thường trực phụ huynh nhà trường lập biên bản yêm iết sau 7 ngày phụ huynh học sinh không có ý kiến phản hồi về các khoản mua sắm, ban thường trưc phụ huynh, BGH và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường tháo dỡ biên bản niêm iết mới được thực hiện thu theo kế hoạch đã đề ra .Tôi đã cùng Ban giám hiệu trường Mầm non xã Nga Điền thống nhất các nội dung để tham mưu với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các lực lượng tham gia công tác giáo dục, các cơ quan đóng trên địa bàn, các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong xã, để ủng hộ và đóng góp trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ.Tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc phụ huynh và các đoàn thể trong xã.Từ đó các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh và cộng đồng nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc - Nuôi dưỡng - Giáo dục và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ được tốt hơn và quan tâm tạo điều kiện ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho nhà trường. Kết quả: Từ việc thực hiện công tác xã hội hóa trên mà nhà trường đã mua sắm được thêm rất nhiều trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc - Nuôi dưỡng của nhà trường đảm bảo chất lượng cụ thể: Như mua sắm nồi cơm điện, thay đổi từ bếp củi sang bếp ga, sửa sân khu vực chế biến thực phẩm….Với tổng số tiền là: 56.460.000đ. Nhờ đó mà việc chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho các cháu ngày cáng tốt hơn. 2.3.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng và chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên - nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Với nhiệm vụ là hiệu trưởng quản lý chung các hoạt động của nhà trường, về công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong 6 nhà trường tôi đã chỉ đạo cho phó hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên, nhân viên đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt. Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cung cấp. Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và VSATTP vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề và các hoạt động hành ngày. a. Đối với giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng: Thực hiện chủ trương phòng chống bệnh tật và phòng chống suy dinh dưỡng. Đi đôi với việc phòng chống béo phì. Trường mầm non Nga Điền rất quan tâm đến vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội trong điều kiện kinh tế phát triển, nhận thức của các bậc phụ huynh được nâng cao, nên ngày càng có nhiều bậc cha mẹ học sinh cho con ăn bán trú tại trường, nâng tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%. Kèm theo đó là yêu cầu cấp bách về kiến thức vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu nhà trường tổ chức hội thảo vấn đề lựa chọn, chế biến thực phẩm. Cho trẻ cần sạch, tươi ngon, chế biến đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không coi giá rẻ làm mục tiêu chính trong phục vụ. Dụng cụ phải luôn sạch sẽ, chế biến các món ăn ngon, đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh và tạo cảm giác ngon miệng. Xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng, các biện phảm cải tiến món ăn. Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương, thực phẩm tại chỗ, thực phẩm phải rõ nguồn gốc xuất sứ. Trong các hội thảo trường mời cán bộ y tế cùng phối hợp thực hiện. Lấy khẩu hiệu không để dịch bệnh xâm nhập vào nhà trường. Trường đánh giá hội thảo là nơi nảy sinh những sáng kiến cải tiến chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của năm sau giảm hơn năm trước. - Đối với giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng phải được học tập kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và có giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp, hàng năm phải học tập bổ và thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh nhà bếp, đồ dùng ăn uống, đồng thời phải có kiến thức về sử dụng nguồn thực phẩm an toàn. Không mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc, động viên các gia đình trồng rau sạch cung cấp cho nhà trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh chế biến, chế biến thực phẩm đảm bảo đúng quy trình một chiều như từ sống đến chín, không được để chồng chéo thức ăn sống chồng chéo thức ăn chín. Hàng ngày phải để lưu trữ mẫu thức ăn trong 24 giờ trong tủ lạnh. Thực hiện nghiêm túc cam kết hợp đồng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối cho trẻ. 7 - Đối với giáo viên tại nhóm lớp. phải có kiến thức và cách tổ chức cho trẻ ăn tại nhóm lớp, phương pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua trò chơi “Bé tập làm nội trợ” thông qua các hoạt động góc, qua bữa ăn hàng ngày như thế nào để đạt kết quả cao... Nhà trường thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ xung những thiếu sót cho từng giáo viên.. * Kết quả: - 100% Cán bộ giáo viên nhân viên có giấy chứng nhận tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm . - 100% cán bộ giáo viên, nhân viên năm vững kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm b. Bồi dưỡng vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trên các nhóm lớp Về lý thuyết cung cấp tài liệu để giáo viên được nghiên cứu. Bồi dưỡng chuyên đề qua các buổi họp chuyên môn của trường. Tôi chỉ đạo cán bộ giáo viên biết vận dụng kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào công việc hàng ngày một cách linh hoạt. Chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo cán bộ, giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được đưa vào thực hiện ở các nhóm lớp với mức độ khác nhau và được thực hiện ở các hoạt động của trẻ như: - Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào chủ đề trường mầm non. Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau: - Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn. - Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối trước khi đi ngủ. - Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định - Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị rập nát. Qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi. Với trò chơi học tập: “Phân nhóm thực phẩm” thì cần phải chuẩn bị những lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi “Thi xem ai nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu cầu của cô giáo. Qua các trò chơi 8 giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm trẻ biết nhóm nào lên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non. Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp trên chuẩn các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề. Đối với giáo viên dinh dưỡng phải được tham gia tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và có chứng nhận. Tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nhà trường. Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nhiệm vụ năm học, triển khai chỉ đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo dõi việc thực hiện của giáo viên nhân viên có đánh giá xếp loại hàng tháng. - Tăng cường chỉ đạo các hội thi: Chỉ đạo tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, thi xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, hội thi dinh dưỡng trẻ thơ nhóm lớp, hội thi dinh dưởng trẻ thơ cấp trường. Bên cạnh đó phân công giáo viên có tay nghề vững kèm giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, những cô nuôi giỏi kèm những cô nuôi còn chưa có kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Kết quả: -100% cán bộ giáo viên biết vận dụng kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào công việc hàng ngày một cách linh hoạt. - 100% các nhóm lớp có góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.3.4 Chỉ đạo giáo viên biết lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc, mọi nơi vào các hoạt động trong ngày của trẻ một các hợp lý, tạo cơ hội để trẻ được khám phá, thực hành, trải nghiệm. - Ngay từ đầu năm học sau khi phân công phân nhiệm và triển khai nhiệm vụ năm học Tôi đã chỉ đạo phó hiệu trưởng, các bộ phận chuyên môn, giáo viên trong trường chủ động xây dựng kế hoạch lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các chủ đề. Các thời điểm hoạt động trong ngày một cách nhẹ nhàng linh hoạt, sáng tạo để giáo dục trẻ mà không làm ảnh hưởng đến nôi dung chính cần chuyển tải đến trẻ. - Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường học tập về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đẹp về hình thức, phong phú về nội dung có sự sáng tạo để hướng dẫn trẻ như: 9 - Bố trí góc hợp lý, chú trọng góc phân vai đặc biệt là nhóm nấu ăn: trưng bày tranh ảnh, đồ chơi theo 4 nhóm thực phẩm, thao tác nấu, làm các món ăn, quy trình chế biến thực phẩm… - Chỉ đạo giáo viên vận dụng linh hoạt việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào giờ đón trẻ, giờ hoạt động góc, giờ ăn: Cô trao đổi, trò chuyện với trẻ để trẻ biết ăn sạch, uống sạch, biết vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, đầy đủ các nhóm chất giúp cơ thể cân đối, thông minh, khoẻ mạnh… - Bên cạnh đó còn lồng ghép vào các hoạt động có chủ định. Tuy vậy có một số hoạt động dể dàng lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng cũng có hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vào tôi thấy chưa phù hợp, chưa khoa học và tính thuyết phục cao. Nên tôi đã chỉ đạo giáo viên không nhất thiết hoạt động nào cũng phải lồng ghép, tích hợp nhưng phải có sự lựa chọn cả về đề tài, nội dung cũng như ở thời điểm nào là thích hợp. Cho nên tôi đã gợi ý cho giáo viên tổ chức thực hiện với từng lĩnh vực, từng hoạt động cụ thể. a. Hoạt động đón trẻ: - Chỉ đạo giáo viên cho trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm mà trẻ biết, về tác dụng, lợi ích của thực phẩm đó đối với sức khỏe con người phù hợp với chủ đề, giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp và cả những nơi công cộng. Ví dụ. Khi giáo viên thực hiện chủ đề: “.Thế giới động vật” lớp MG 5 - 6 tuổi. Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ xem tranh ,ảnh, băng hình và hỏi trẻ về 4 nhóm chất mà trẻ biết và sau đó hỏi trẻ về các con vật sống trong gia đình (con vịt, gà, ngan, chim bồ câu, lơn..) các con vật sống dưới nước như: Các loài tôm, cua, ốc, các loại cá: Cá nước ngọt, nước mặn, mà ở địa phương tôi không có như: cá chim, cá thu, cá hồi… Sau đó giới thiệu về tên gọi của từng loại cá và cho trẻ biết, các loại cá này chỉ có ở vùng biển nên ở địa phương không có các loại cá này. Thịt, trứng của các con vật: Vịt, gà, lợn,.. là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm. b. Hoạt động trả trẻ: Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật”. Giáo viên trò chuyện với trẻ về các loại rau, quả, như tên gọi, đặc điểm,…là thực phẩm chứa nhiều vi ta min a và muối khoáng, ăn các loại rau củ quả giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Nhưng trước khi ăn phải rửa sạch quả, gọt vỏ, rửa tay, rửa chân, vệ sinh các dụng cụ chế biến. - Bên cạnh đó còn khuyến khích, động viên trẻ kể tên các món ăn mà trẻ biết và để trẻ tự kể mình thích ăn những món ăn gì nhất, qua đó tôi cũng giới thiệu thêm về tên các món ăn khác để góp phần làm tăng vốn hiểu biết phong phú về các món ăn cho trẻ. c. Hoạt động học có chủ định: Tổ chức giờ hoạt động có chủ định là hoạt động chủ đạo để giúp tôi lồng ghép, tích hợp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ một 10 cách tốt nhất. Bởi vậy, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động và được tiến hành lồng ghép như sau: * Với hoạt động khám phá khoa học: Đây cũng chính là hoạt động giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng - sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua các hoạt động cho trẻ khám phá về các loại rau, củ quả, các con vật nuôi trong gia đình. Tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm, tên gọi các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm ấy và giúp trẻ biết được các nguồn gốc các loại thực phẩm có trong các loại thực phẩm đó. Tôi chỉ đạo cho giáo viên bước đầu cho trẻ khám phá về các con vật nuôi trong gia đình cụ thể là con vịt, hoặc (con gà mái), vịt, gà đẻ ra trứng, trứng là thực phẩm có nhiểu chất đạm, ăn trứng giúp cơ thể lớn nhanh. Qua đó giáo viên có thể động viên khuyến khích trẻ chưa thích ăn trứng để trẻ tự giác ăn, đồng thời giáo dục trẻ thích ăn các loại trứng gà, vịt, ngan … ở mức độ vừa phải, nếu ăn trứng vịt, gà..hằng ngày và ăn quá nhiều, sẽ bị mắc bệnh không tốt cho sức khỏe. Trứng có thể chế biến thành nhiều món ăn: Trứng rán, trứng luộc, trứng nấu canh cà chua, trứng kho thịt, nấu đông… * Với hoạt động tạo hình: Thông qua hoạt đông tạo hình tôi cũng chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng: Giúp trẻ biết thêm về các loại thực phẩm, tên thực phẩm, đặc điểm thực phẩm, các chất có bên trong thực phẩm đó. Trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động như: Vẽ, nặn, xé dán, cắt,…Từ đó giúp trẻ nhớ lâu các thực phẩm đó. Ví dụ: với hoạt động nặn “Củ cà rốt”. Tôi đã chỉ đạo giáo viên cho trẻ gọi tên các loại rau: Rau ăn củ, quả, lá, màu sắc, qua đó giáo dục trẻ ăn rau, củ, quả hàng ngày cung cấp nhiều vi ta min a và muối khoáng, giáo dục trẻ trước khi ăn phải nhặt, rửa sạch và ngâm nước muối, nấu chín. Nhặt rau xong phải bỏ vào thùng rác, khi rửa rau phải biết tiết kiệm nước. * Thông qua hoạt động âm nhạc: Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy thông qua hoạt động âm nhạc là những hoạt động lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giúp trẻ biết tên các loại quả, rau,… có tác dụng, lợi ích. Ví dụ : Khi dạy hát bài: “Quả” nhạc và lời: Xanh Xanh. Tôi chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ để trẻ biết được có rất nhiều loại quả khác nhau, trẻ kể tên các loại quả có trong bài hát và giáo dục trẻ biết trong các loại quả đó chứa nhiều vi ta mina và muối khoáng, khi ăn phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, rửa tay sạch sẽ, khi ăn song bỏ vỏ vào thùng rác. 11 Chính vì thế mà việc chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép , tích hợp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào môn học và các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả rất cao, trẻ nhận biết tốt. d. Hoạt động ngoài trời: Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có ý nghĩa rất quan trọng, trẻ được trực tiếp tham quan, dạo chơi ngoài trời, giúp trẻ biết tên các loại thực phẩm, trực tiếp quan sát các đặc điểm của các loại thực phẩm Ví dụ: Quan sát vườn rau trẻ được gọi tên các loại rau, quan sát đặc điểm của các loại rau, củ, quả… Các con vật tôm, cua, cá, ốc, ngao, trai, gà vịt, ngan, ngỗng, trâu bò, lợn. Cô và bé quan sát vườn rau trường mầm non Nga Điền Ngoài việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động học có chủ định, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, tạo điều kiện để trẻ tiếp thu và phản ánh những hiểu biết của mình về dinh dưỡng là hoạt động hết sức quan trọng. Trẻ được tiếp xúc với các đồ vật đồ chơi, qua trò chơi tạo điều kiện cho trẻ tự học hỏi nhau, thể hiện sự hiểu biết của mình về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua các trò chơi qua hoạt động góc, tôi chỉ đạo giáo viên tạo điều kiện để trẻ vui chơi với đồ chơi, khi trẻ gọi tên các thực phẩm, trẻ học cách chế biến các món ăn và trẻ thực hiện các thao tác chế biến món ăn, cách chế biến thực phẩm và vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. e. Với hoạt động góc Việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc với tất cả các góc mở giúp trẻ được trải nghiệm hoạt động của người lớn, trẻ được làm thí nghiệm, từ đó giúp trẻ hiểu biết thêm về dinh dưỡng. Qua hoạt động góc trẻ gọi tên các loại thực phẩm, biết đặc điểm của các loại thực phẩm, trẻ tự học cách chế biến những thực phẩm 12 thành những món ăn. Biết cách tạo ra những thực phẩm trong cuộc sống, biết vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh. Để lôi cuốn thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tôi chỉ đạo giáo viên tìm tòi những trò chơi phù hợp với hoạt động có lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhớ lâu. Tôi đã chỉ đạo cho giáo viên sử dụng các trò chơi như : “Bé tập làm nội trợ”, “Thi tài phân loại nhóm thực phẩm theo 4 nhóm chất”, “Bé thích ăn món nào”, “Cùng mẹ đi chợ,” “vườn rau sạch của bé, “Xếp chuồng cho các con vật”, “Thi tài chế biến món ăn”… Trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động ở góc phân vai với trò chơi “Thi tài chế biến món ăn” Ví dụ: Ở góc phân vai trẻ mua hàng muốn mua loại thực phẩm gì thì hỏi người bán hàng “Bác ơi bán cho con một ít hoa quả?”…người bán hàng nhớ đặc điểm của con tôm mà lấy bán cho người mua hàng. Từ đó giúp trẻ biết tên và nhớ loại thực phẩm. Còn ở góc khám phá khoa học, góc nghệ thuật trẻ lại được chơi lô tô, được ra những bức tranh, được đọc thơ ca dao, đồng dao, hò vè về các loại thực phẩm. Từ đó giúp trẻ nhớ thêm về các loại thực phẩm, biết các loại thực phẩm được phân thành 4 nhóm, trẻ biết thêm được tầm quan trọng của các chất đối với sự phát triển của trẻ. Việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở hoạt động góc có hiệu quả vô cùng to lớn để lại ấn tượng rất tốt cho trẻ. g. Thời điểm cho trẻ ăn: Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trên, việc giáo dục dinh dưỡng ở giờ ăn cũng rất quan trọng và rất thực tế đối vớ trẻ. 13 Ở giờ ăn: Trẻ học cách tự phục vụ bản thân, lấy ghế, bát, thìa.., trẻ còn giúp nhau kê bàn ghế, biết vệ sinh cá nhân trước khi ăn, biết chào mời người khác trước khi ăn, khi ăn trẻ biết giữ vệ sinh chung và những hành vi văn hóa khác..Vào giờ ăn tôi đến từng nhóm lớp quan sát và hỏi trẻ hôm nay các con được ăn những món ăn gì? các món ăn đó cung cấp chất gì? Tác dụng của chất đó đối với cơ thể trẻ, động viên trẻ ăn món đó tập ăn dần, lúc đầu ăn ít sau đó ăn đủ…Tôi chỉ đạo giáo viên trong khi ăn cô giới thiệu: Hôm nay các cô cấp dưỡng nấu cho các con ăn món trứng rán thịt lợn, ăn trứng, thịt chứa nhiều chất đạm giúp cơ thể nhanh lớn thông minh, học giỏi. Vì vậy các con ăn nhiều trứng, thịt nhé! Ngoài việc giới thiệu các món ăn cho trẻ cô còn lồng ghép và cho trẻ thực hành giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Cho trẻ thực hành một số thao tác rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi trẻ ăn, và sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn… Trẻ 5 - 6 tuổi trường MN Nga Điền thực hành rửa tay 2.3.5 Chỉ đạo thực hiện kiểm tra quá trình nhận thực phẩm, chế biến thực phẩm. Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí, bếp phải thực hiện quy trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh. Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi làm việc vào đầu năm học mới, và sau sáu tháng làm việc tiếp theo. Trong quá 14 trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức xây dựng vườn rau cho bé tại ngay sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói bụi cho trẻ. Tôi thường xuyên quan tâm nhắc nhở tổ nuôi: Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng.Thực hiện chế biến đúng quy trình các bước. Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao, thớt, sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt,thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín. Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly, phải được rửa sạch để ráo trước khi sử dụng. Tôi luôn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra giám sát chặt chẽ công việc nhận và nhập thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày vào buổi sáng của trường và kịp thời phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng để có cách giải quyết hợp lý. Kết quả: 100% nhân viên nhà bếp thực hiện tốt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.3.6. Chỉ đạo giáo viên tích cực tham gia xây dựng vườn rau sạch của bé để có nguồn thực phẩm sạch tại chỗ. - Xây dựng phong trào vườn rau sạch cho bé trong khuôn viên nhà trường nhằm tạo ra cảnh quan giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc, khám phá với môi trường xung quanh, xây dựng môi trường sư phạm nhà trường đảm bảo tiêu chí sáng - xanh - sạch - đẹp gắn với phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ từ nguồn rau sạch tại trường, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Giúp cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc cải tạo chăm sóc vườn trường góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm, cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Qua việc xây dựng vườn rau sạch đã giáo dục trẻ tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các loại rau, củ, quả, phân nhóm rau ăn lá, ăn quả, ăn củ một cách thành thạo. Giáo dục trẻ yêu lao động để tạo ra nguồn thực phẩm sạch rất tốt cho sức khỏe của con người. 15 Cô trò lớp 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Điền thu hoạch rau Từ phong trào trồng rau sạch chất lượng bữa ăn của trẻ được nâng lên, trường luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã đước cấp trên cấp giấy chứng nhận đơn vị đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ khi trường tổ chức ăn bán trú đến nay không có trường ngộ độc xảy ra. 2.3.7.Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng và tổ chức hội thi. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề, tuyên truyền các bậc phụ huynh mua sắm đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động để làm tốt nội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Xác định được chuyện đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non là một chuyên đề quan trọng trong năm học 2017 - 2018 không tốn kém về đầu tư kinh phí mà ở đây chủ yếu là ý thức tự giác, suy nghĩ đúng của mỗi người góp phầm làm nên thành công của chuyên đề. Qua thực tế cho ta thấy bản thân trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường gia đình trong việc giáo dục nề nếp thói quen, nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh. Góp phần giáo dục trẻ có nhận thức ban đầu về vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Vì vậy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non rất cần có sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh, vấn đề này luân được tôi chú trọng. khi triển khai nội dung này tôi chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh bằng nhiều hình thức: Thông qua họp phụ huynh mời phụ huynh dự bữa ăn của trẻ, thăm quan sự chế biến của nhà bếp. Tôi yêu cầu mọi giáo viên phải làm một tuyên truyền viên tích cực trong việc truyền truyền các nội dùng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. muốn phụ huynh hiểu được vấn đề này, giáo viên phải có thát độ hương rứng tốt, có kỹ năng tuyên truyền tốt. Và tôi đã trực tiếp dịnh hướng cho giáo viên trang trí nhóm lớp nổi bật vể chuyên đề, phô tô các bài thơ, truyện, bài hát về giáo dục để phụ huynh cùng giáo dục các cháu khi ở nhà như: 16 Thơ: Ăn, ăn quả, rau ngót, rau đay (Tác giả: Hồng Thu) Đồng giao: Đi chợ. Thơ cô dạy (Tác giả Phạm Hổ) Truyện: Chú bé lọ lem, mỗi người một việc, chơi cửa hàng quả, chú mèo đánh răng, em bé dũng cảm.... Bài hát: Tôm cá cua, cá vàng bơi, tập đếm, dạy đi thôi... Trò chơi: Cửa hàng ăn uống, bé nấu ăn ngon ghê, tay ai sạch, bé tập làm nội trợ... Để biểu thị các hành vi dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát, trò chơi trên đã góp phần hình thành và cũng cố kỹ năng hoạt động tự phục vụ các hành vi văn minh, có nếp sống gọn gàng ngăn nắp có ý thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở trẻ có hiệu quả cao. Để trẻ có ý thức vê dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt thì việc phối kết hợp với phụ huynh là vô cùng cần thiết. Vì các nội dung giáo dục phải được tổ chức rèn luyện cho trẻ một cách thường xuyên liên tục ở mọi lúc, mọi mơi. Do số thời gian trẻ ở nhà gần 1/2 thời gian trong tuần (Thừ 7 và chủ nhất). kể cả khi trẻ trờ về nhà vào cuối buổi đến trường hàng ngày, phụ huynh cũng cần giáo dục cho trẻ biết về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà cô giáo dạy ở lớp. Do vậy tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp với phụ huynh bằng cách, trước và sau giời đón trẻ giáo viên phải trò chuyện nhắc nhở phụ huynh về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm như: Ăn chín, uống sôi, không ăn quà vặt, không mang quà đến lớp, ăn sáng trước khi đi học, ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, động viên trẻ ăn hết xuất, biết tiết kiệm nước, thức ăn, có hành vi văn minh trong ăn uống, biết giữu gìn vệ sinh chung và tập cho trẻ có nếp sống gọn gàng... Cùng thảo luận về các món ăn nhiều dinh dưỡng, bé tập nội trợ, đọc truyện tranh, xem tranh ảnh, xem ti vi về các chế biến thức ăn, trưng bày thức ăn sao cho đẹp mắt và ngon miệng. Bên cạnh đó ban giám hiệu chúng tôi luôn kiên trì phát động phụ huynh tham gia phong trào giáo dục nuôi con khỏe dạy con ngoan. Thông qua các cuộc họp phụ huynh qua các góc truyên truyền, tranh ảnh, thông tin đài truyền thanh xã, nhà trường phối hộ với các bậc phụ huynh và ủy ban nhân dân xã vân động quyên góp tiền để mua sắm thay thêm đồ dùng cá nhân trẻ đảm bảo vệ sinh như: Ca cốc, khăn mặt, bát thìa, đồ dùng phục vụ cho hoạt động trong ngày qua những việc làm trên cũng góp phần tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh và nhân dân các ban ngành đoàn thể về nội dung dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cho trẻ qua hội thi. Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức tổ chức hội thi “Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ” nhằm tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm để củng cố kiến thức về dinh dưỡng, giáo dục ý thức tự chăm, rèn luyện bảo vệ sức khỏe, tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm sâu rộng đến các bậc phụ huynh. Sau khi xây dựng kế hoạch, tôi chỉ tổ chức họp toàn bộ cán bộ giáo viên để thông báo kế hoạch thi cho giáo viên lên kế hoạch tổ chức hội thi các nhóm lớp mình phụ trách và mỗi lớp lựa chọn ra 1 đội xuất sắc tham gia thi cấp trường. 17 Hội thi dinh dưỡng trẻ thơ lớp 5 - 6 tuổi trường mầm non Nga Điền + Thông qua hội thi đánh giá công tác nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ về kỹ năng sống tại các nhóm lớp, để có kế hoạch bồi dưỡng CBGVNV trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu trong thời gian tiếp theo. Đại điện BGH trao thưởng hội thi cấp trường đạt giải nhất Như vậy từ việc thực hiện công tác tuyên truyền và tổ chức hội thi như trên mà phụ huynh đã ủng hộ mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hội thi và khen thưởng cho các cháu thi ở các nhóm lớp, và thi cấp trường: Như quà lưu niệm cho hội thi,thuê loa đài…Với tổng số tiền là: 12.600.000đ. Nhờ đó mà việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non ngày càng tốt hơn. 18 - 100% giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và giáo viên hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cháu trong trường mầm non. - 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 5%. Đặc biệt không có trẻ béo phì. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với haọt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. * Đối với hoạt động giáo dục: Qua quá trình nghiên cứu áp dụng các giải pháp và tổ hức thực hiện tôi khảo sát các cháu đã đạt được kết quả cụ thể như sau: (Kèm theo các bảng khảo sát cuối năm ở phụ lục 2) * Đối với bản thân: Bản thân là một quản lý không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong năm vừa qua tôi được nhà trường công nhận là trường đạt chất lượng cao, bản thân đã chỉ đạo cho CBGV nhân viên của trường. Bên cạnh những kết quả đạt được tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác và giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. * Đối với đồng nghiệp: Qua quá trình tôi đã chỉ đạo công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng nghiệp đã lấy sáng kiến kinh nghiệm của tôi để áp dụng công tác quản lý. * Đối với nhà trường: - Về phía nhà trường và giáo viên: + 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề. Vệ sinh môi trường 100% các nhóm lớp đều xanh - sạch - đẹp phù hợp với yêu cầu giáo dục trẻ. + 100% các nhóm lớp có đủ trang thiết bị tối thiểu phục vụ chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục Trẻ. + 100% các nhóm lớp biết xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. + 100% cán bộ giáo viên biết lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động của trẻ một cách sáng tạo. Về phụ huynh: + Nhận thức của phụ huynh về nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non được nâng lên rõ rệt, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã quan tâm thiết thực đến công tác xây dựng cơ sở vật chất trong và ngoài trường học. Đặc biệt đóng góp ngày công lao động và uỷ hộ, góp cây cảnh và nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương đã qua sử dụng. + Phụ huynh nắm bắt được một số kiến thức dạy trẻ là rất quan trọng, các nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm sắp xếp. Từ đó phụ huynh đã đưa con em đến trường ngày đông hơn so với năm học trước và đầu năm. - Về học sinh: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan