Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng giáo dục to...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non hà lai hà trung

.PDF
24
20
94

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những điểm mới của SKKN 3 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 4. Hiệu quả của sáng kiến đối với nhà trường 18 III. Kết luận, kiến nghị 19 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 20 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm lý xã hội... đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Hiện tại, các Quốc gia trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam ngày càng quan tâm đến phát triển giáo dục mầm non, vai trò của giáo dục ngày càng được coi trọng, đến nay có trên 160 nước và các tổ chức Quốc tế đã cam kết, coi giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục, cụ thể như nước Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời''. Ở Việt Nam, Bác Hồ kính yêu đã nói: “  Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non. Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ ra đời là (“chìa khóa vàng” để ngành học Mầm non phát triển) [1]:. Đề án thực hiện công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số: 239/QĐ-TTg ngày 09/ 02/2010 của Thủ Tướng chính phủ về phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi là (Điều kiện tốt nhất ưu tiên cho giáo dục Mầm non nói chung và trẻ Mẫm giáo 5 tuổi nói riêng) [2]:. Từ năm học 2005-2006 đến nay có nhiều chính sách ưu tiên từ Trung ương đến địa phương đối với giáo dục Mầm non. Các trường Mầm non được quy hoạch. Cụ thể như ở Thanh Hoá từ tháng 01/2012, 100% các trường Mầm non Bán công trong tỉnh được chuyển đổi sang trường Mầm non Công lập theo Quyết định số 402/2012/QĐ-UBND ngày 09/02/2012 của UBND Tỉnh Thanh Hoá về việc “Chuyển đổi loại hình trường Mầm non Bán công sang trường mầm non Công lập”. (Đây là điều kiên tốt nhất để giáo dục Mầm non của tỉnh nhà phát triển) [3]. Khẳng định, giáo dục mầm là loại hình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho trẻ thơ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào các cấp học tiếp theo. Thông qua sự CSND,GD đúng phương pháp khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ, để trẻ phát triển toàn diện. Các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ bao gồm: [1]: Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ [2]:Quyết định số: 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Thủ Tướng chính phủ về phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi [3]: Quyết định số 402/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 2 năm 2012 của UBND Tỉnh Thanh Hoá về việc “Chuyển đổi loại hình trường Mầm non Bán công sang trường mầm non Công lập”. 2 Chủ trương, chính sách vĩ mô, sự vận dụng thực hiện của ngành học, các cấp quản lý, kiến thức khoa học và sự nỗ lực của cán bộ giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non.... Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng tới mục tiêu giúp cho trẻ thực sự thụ hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của xã hội. Tuy nhiên, hiện tại còn có nhiều các trường mầm non ở nhiều nơi còn nhiều khó khăn về mọi mặt, do vậy, việc tổ chức các hoạt động cho các cháu trong nhà trường gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như, công tác CS,ND,GD trẻ ở trường mầm non chúng tôi cũng còn gặp nhiều khó khăn, đồ dùng tối thiểu ở các nhóm, lớp theo Quyết định 02 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thiếu nhiều, ( mới chỉ có 7/9 nhóm lớp đạt) do vậy, việc tổ chức các hoạt động cho các cháu gặp nhiều khó khăn. Giáo viên của nhà trường còn thiếu, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức CS,ND,GD trẻ, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho các cháu, chất lượng CSND,GD trẻ phần nào chưa đạt được yêu cầu  như mong muốn. Là hiệu trưởng trường mầm non, tôi xác định được nhiệm vụ, tìm ra các giải pháp làm thế nào để chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt việc CSND,GD trẻ trong nhà trường, đó là, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong nhà trường; Triển khai thực hiện có chất lượng chương trình GDMN; Đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”; Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ, nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề trọng tâm. Quan tâm trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập. Duy trì, giữ vững mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác XHHGD; Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ; Phát triển, bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Từ lý do trên, với cương vị là cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn trăn trở, tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường, góp phần thực hiện tốt chủ đề,  đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài“Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non Hà Lai - Hà Trung”. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các giải pháp về việc đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non Hà Lai - Hà Trung, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 5. Những điểm mới của SKKN. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non Hà Lai - Hà Trung”. Đề tài nay tôi đã nghiên cứ và làm năm học 2017-2018. Năm học 20182019 tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này, trong năm học này đề tài có những điểm mới là. Các biện pháp đưa ra có nhiều đổi mới, mang tính khả thi cao cụ thể như biện pháp chỉ đạo “nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường và tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, nhằm đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng nhà trường, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ CSND,GD phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Cơ sở lí luận . Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng CSND,GD trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện được mục tiêu giáo dục mầm non. Cụ thể hoá các yêu cầu về công tác nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ ở từng độ tuổi; Quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ. Hướng dẫn cách thức đánh giá phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non theo Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. Sự lớn lên và phát triển của trẻ Mầm non đều phải trải qua những đặc điểm chung, nhưng ta nhận thấy rằng, trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn cả về 4 tâm sinh lý, tình cảm, trí tuệ, các khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên đa dạng phong phú. Nâng cao chất lượng CSND,GD trẻ là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất của trường mầm non. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện  mục tiêu giáo dục mầm non và cũng là những dấu mốc quan trọng cho sự thành công trong công tác quản lý nhà trường. (Cha, mẹ và những người làm công tác CSND,GD trẻ mầm non phải xác định được vị trí, vai trò, nội dung và nhiệm vụ của mình, phải làm thế nào để phát triển toàn diện về các mặt: “Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ”, tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình có những thói quen hành vi tốt, hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối).[4] Để thùc hiÖn được điều đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có những biện pháp đổi mới  trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện chương  trình giáo dục Mầm non  một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi  nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 2. Thực trạng vấn đề. 2.1. Thực trạng: Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phát triển bậc học mầm non, ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường mầm non, còn tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên. Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của bậc học Mầm non. Nhờ vậy mà hầu hết hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Mầm non đều đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý nhà nước, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đó là: Đa số cán bộ quản lý các trường mầm non, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, năng lực điều hành còn hạn chế, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao. Riêng đối với trường chúng tôi, là đơn vị nằm ở gần trung tâm của huyện là vùng khá thuận lợi so với nhiều đơn vị khác, xã đã đạt xã nông thôn mới năm 2017. Nhà trường luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và 5 [4]: Thông tư số  28/2016/TT-BGDĐT  ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. sự quan tâm, đồng thuận của phụ huynh tạo điều kiện về mọi mặt để hỗ trợ đầu tư cải tạo khuôn viên nhà trường, tăng cường CSVC,TTB góp phần nâng cao chất lượng công tác CS,ND,GD trẻ. Nhà trường có đội ngũ CBGV,NV đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức xây dựng nhà trường vững mạnh. Bản thân tôi có thời gian làm công tác quản lý hơn 20 năm, nên cũng có nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý chỉ đạo nhà trường.           Trường có bề dày thành tích, hàng năm nhà trường luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, nhà trường luôn đứng tốp đầu trong huyện, được cấp huyện và cấp tỉnh khen thưởng Năm học 2018-2019 nhà trường có 9 nhóm lớp, với tổng số học sinh là 253 cháu, khu Trung Tâm có 7 nhóm, lớp, khu K895 có 02 nhóm lớp. Tổng số CBGV,NV trong nhà trường có 14 người. ( Nhà trường phải hợp đồng công việc 04 người, tất cả những giáo viên nhà trường hợp đồng làm tại nhà trường đều có bằng Đại học và Cao đẳng SPMN chính quy mới ra trường). Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ nhà giáo trong nhà trường từng bước đã được nâng cao. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 50%. Công tác huy động trẻ đến trường và tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường ngày càng tăng cụ thể: năm học 2018-2019 huy động cháu nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ 36,7%; cháu mẫu giáo đạt 100%; Trẻ ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ 97,6%. * Kết quả khảo sát CSND,GD trẻ đầu năm 2018-2019 như sau. - Bảng1:Kết quả KS chất lượng, chăm sóc nuôi dưỡng đầu năm học 2018-2019. Cân nặng Tổng số trẻ được khảo sát Kênh BT Số trẻ 253 237 Tỷ lệ 93,6% Chiều cao Kênh suy dinh dưỡng Số trẻ 16 Tỷ lệ Kênh BT Số trẻ 6,4% 231 Kênh thấp còi Tỷ lệ 91,3% Số trẻ Tỷ lệ 22 8,7% - Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng giáo dục đầu năm học 2018-2019. Tổng số trẻ được khảo sát 253 Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 228 90,1 25 9,9 6 Qua kết quả khảo sát các cháu toàn trường đầu năm học 2018- 2019 cho thấy, tỷ lệ cháu suy dinh dưỡng và cháu thấp còi còn cao, tỷ lệ cháu đạt yêu cầu về chất lượng giáo dục ở các độ tuổi chưa cao. Thực tế nhà trường còn thiếu giáo viên, có nhiều giáo viên tuổi đời cao nên không có khả năng theo học nâng cao trình độ trên chuẩn, năng lực sư phạm còn hạn chế, tiếp cận với chương trình đổi mới giáo dục mầm non còn chậm. Cơ sở vật chất tuy đã được bổ xung qua hàng năm nhưng tính đồng bộ và hiện đại còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Từ cơ sở lý luận và những khó khăn trên, là người quản lý nhà trường tôi băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để điều hành, quản lý nhà trường được tốt và tìm ra các giải pháp để chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 3. Các giải pháp. 3.1. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch; Quy chế của nhà trường. * Về xây dựng kế hoạch. Tôi luôn xác định, việc xây dựng kế hoạch của một nhà trường có vị trí và hết sức quan trọng, nếu mà xây dựng kế hoạch tốt, có tính khả thi cao, thì sẽ góp phần vào việc chỉ đạo, quản lý nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Ví dụ: Việc xây dựng các kế hoạch để chỉ đạo nhà trường trong năm học. Sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tôi xây dựng những nội dung cơ bản của kế hoạch và đưa ra hội đồng nhà trường để thảo luận, bàn bạc, được thực hiện theo các bước sau. Bước 1: In ấn bản dự thảo gửi các thành viên BGH, giáo viên cốt cán nghiên cứu trước để có ý kiến , Hiệu trưởng tập hợp trình bày ở hội nghị cốt cán những ý sẽ thay đổi, những ý không thay đổi, và phân tích rõ cơ sở khoa học, tính thực tiễn và tôi gửi kế hoạch trên hộp thư nội bộ của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để mọi người cùng nghiên cứu. Từng tổ chuyên môn góp ý, đề xuất ý kiến của từng tổ gửi về hộp thư của nhà trường. Bước 2: Sau khi đã được chỉnh sửa lần thứ nhất, in ấn gửi tới các thành viên nghiên cứu để có ý kiến trực tiếp với Hiệu trưởng từ đó rút ra được tính khả thi, khoa học của bản dự thảo, thấy được chỗ đúng, chưa đúng của kế hoạch để điều chỉnh. Bước 3: Sau khi được cấp trên phê duyệt góp ý, BGH xem xét chỉnh sửa cho phù hợp và tiến hành triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên và được coi là nghị quyết của hội đồng nhà trường và tổ chức thực hiện, trong quá trình thực hiện hiện nhiệm vụ năm học phải bám sát kế hoạch, mọi vấn đề thảo luận phải 7 lấy kế hoạch làm xương sống. Có như vậy thì khi xây dựng kế hoạch mọi người mới tham gia góp ý một cách tự giác, tích cực, có trách nhiệm, tránh được những tư tưởng nước chảy bèo trôi, không tham gia góp ý tích cực, việc nói cứ nói đến khi làm lại đi theo một hướng tuỳ hứng không có nguyên tắc… Từ việc làm như vậy, kế hoạch của nhà trường đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, mang tính khả thi cao. Căn cứ vào kế hoạch tôi đã sáng tạo, linh hoạt trong việc phân công, giáo nhiệm vụ đến từng thành viên trong nhà trường để tổ chức, triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch và chỉ đạo nhà trường hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu của năm học đề ra. * Về xây dựng các quy chế. Tôi luôn xác định. Việc xây dựng các nội quy, quy chế thực chất là triển khai cụ thể hoá của các kế hoạch trong nhà trường, do đó, vị trí tầm quan trọng và các bước xây dựng quy chế tôi xin không nhắc lại, mà xây dựng tương tự như kế hoạch, ở đây tôi vận dụng là. Trước hết, hàng năm có những điều chỉnh, sửa đổi quy chế về những nội dung không còn phù hợp hoặc hạn chế tác dụng… Các quy chế phải xây dựng hết sức cụ thể và khoa học. Trong quá chỉ đạo, coi đây là văn bản chính thống để tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, việc xây dựng các quy chế phải luôn chú trọng vào việc thảo luận, đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhà trường, từ đó, nghiên cứu chất lọc và đi đến kết luận, có như vậy thì việc xây dựng văn bản, mọi người mới tích cực tự giác tham gia góp ý vì các quy chế không phải do một người đặt ra mà đây là trí tuệ tập chung của cả tập thể sư phạm nhà trường phân tích, thảo luận và đi đến thống nhất. Từ đó để chỉ đạo mọi thành viên trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc theo văn bản. Khi xây dựng các quy chế phải lấy hiệu quả và năng suất làm đầu, có như vậy thì quy chế mới có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác của các thành viên trong nhà trường. Khi có quy chế cụ thể, việc thực hiện sẽ thuận lợi vì đã có cơ sở để cán bộ giáo viên lấy đó làm thước đo, cán bộ phụ trách dễ dàng đánh giá công bằng, dân chủ và giảm được thời gian họp hội, họp tranh luận những vấn đề không cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ việc làm như vậy, nhà trường có những quy chế khoa học, sát với tình hình thực tế của nhà trường, để từ đó tổ chức CBGV,NV trong nhà trường thực hiện tốt công tác CS,ND,GD trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường (Trong năm học nhà trường xây dựng các quy chế như: Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế hoạt động dân chủ trong nhà trường; Quy chế phối kết hợp giữa Ban giám hiệu với công đoàn; Quy chế quản lý tài sản; Quy 8 chế công sở văn hóa; Quy chế làm việc của ban giám hiệu; Quy chế phối kết hợp với công an xã đảm bảo an ninh trật tự trong trường học) 3.2. Làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền. * Công tác tham mưu. Là hiệu trưởng nhà trường, tôi xác định, muốn chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt các kế hoạch đề ra thì trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu vì, việc tham mưu của hiệu trưởng cho Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò hàng đầu mà đặc biệt là tham mưu với đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND xã là yếu tố dẫn đến thành công. Một kinh nghiệm của bản thân, là khi tôi tham mưu một vấn đề gì, tôi tham mưu bằng văn bản cụ thể, tuyệt đối tôi không tham mưu bằng lời nói, do vậy, kết quả của công tác tham mưu của nhà trường với Đảng, chính quyền địa phương đều đạt được kết quả tốt. Cụ thể, như kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độI, kế hoạch tham mưu tăng cường CSVC,TTB để đủ điều kiện phục vụ công tác kiểm định chất lượng GDMN và kiểm tra lại chuẩn sau 5 năm và nhiều kế hoạch khác, nhà trường đều hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, nhà trường đạt cấp độ 3 về công tác kiểm định chất lượng GDMN và đạt tiêu chuẩn kiểm tra lại trường chuẩn sau 5 năm vào năm học 2016-2017; Đạt đơn vị kiểu mẫu cấp tỉnh năm 2018. Năm học 2018-2019 nhà trường tham mưu cải tạo khu bếp và cải tạo phòng học, xây mới nhà vệ sinh phục vụ công tác CSND,GD các cháu và được chính quyền địa phương phê duyệt và làm hoàn thiện đúng theo kế hoạch vào cuối tháng 8/2018 với trị giá hơn ba trăm triệu đồng. * Công tác tuyên truyền. Để đạt được hiệu quả cao trong việc chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra, bên cạnh làm tốt việc xây dựng, triển khai kế hoạch và công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, thì việc làm tốt công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng, vì, đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Khẳng định, tư tưởng mà thông thì mọi việc khó mấy cũng làm được. Chính vì lẽ đó mà, trách nhiệm của CBGV,NV trong nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, các cá nhân, cộng đồng hiểu được vai trò quan trọng của việc CS,ND,GD các cháu trong trường mầm non. Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ CSND,GD các cháu trong nhà trường, chính là vấn đề nhận thức. Các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân phải hiểu đúng bản chất về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của việc CS,ND,GD trẻ trong nhà trường. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, 9 chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn… Nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi, để quần chúng có đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục. Tôi chú trọng đến việc chỉ đạo xây dựng các góc tuyên truyền ở các lớp và ở cộng đồng: chọn một góc thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tại trường làm góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, chúng tôi có các tài liệu, tranh ảnh…với những nội dung thiết thực như các biện pháp nuôi dạy con theo khoa học; Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em; Những cá nhân, tập thể ủng hộ nhà trường; Công khai thực đơn ăn hàng ngày; Nội dung chương trình CSND,GD trẻ tại nhà trường; Chỉ tiêu, nhiệm vụ trong tâm của năm học; Tranh ảnh tuyên truyển tổ chức các hoạt động trong nhà trường…. Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, thiết thực, luôn thay đổi, cập nhật thông tin, hình thức hấp dẫn… để mọi người dễ xem, dễ ghi nhớ. Cùng với việc cung cấp thông tin ở các góc tuyên truyền, nhà trường bố trí “Hòm thư góp ý” để các bậc phụ huynh và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến với ngành giáo dục và nhà trường về những vấn đề như: nội dung, phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con theo khoa học, và các vần đề mà cha mẹ các cháu chưa rõ… Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày. Không những thế chúng tôi còn tuyên truyền qua các hội nghị của xã, các cuộc họp phụ huynh, các cuộc họp thôn..., nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia xã hội hoá giáo dục. Những việc chúng tôi đã làm chỉ là một trong nhiều "kênh" thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về giáo dục. Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, Đảng, chính quyền địa phương và mọi cá nhân cũng đã có nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non, họ đã hiểu rằng việc chăm lo đầu tư tăng cường CSVC,TTB phục vụ cho việc CS,ND,GD trẻ ở trường mầm non là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền hiểu rõ, nắm được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa công việc, giải thích cho dân hiểu rõ và đồng tình thì nơi đó có điều kiện thực hiện tốt và đạt hiệu quả. Từ việc làm như vậy, nhà trường luôn được Đảng, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện về mọi mặt, đặc biệt là việc bổ sung, cải tạo, tăng cường CSVC,TTB cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ CS,ND,GD trẻ. Năm học 2018-2019 nhà trường được chính quyền địa phương cải tạo khu bếp nấu ăn cho 10 trẻ và cải tạo phòng học, nhà vệ sinh trị giá hơn 300 triệu đồng. Nhà trường chỉ đạo hoàn thành toàn diện các hoạt động trong nhà trường đúng kế hoạch đề ra. 3.3. Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường và tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Khẳng định, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Vì vậy, chỉ đạo, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các trường mầm non. Phải lấy chất lượng và hiệu quả CSND,GD trẻ trong nhà trường để làm căn cứ thực tiễn thuyết phục và huy động các nguồn lực tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường. Phải có những biện pháp thiết thực, khuyến khích toàn xã hội tham gia chăm lo cho giáo dục của nhà trường, xác định được vấn đề như vậy, tôi đã tập chung chỉ đạo chỉ đạo các biện pháp sau. * Chỉ đạo đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Tôi chỉ đạo các nhóm, lớp, trong nhà trường thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 28/2016/TTBGD&ĐT. Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình GDMN, triển khai đến toàn bộ CBGV trong nhà trường để thảo luận, góp ý. Bố trí thời gian từng chủ điểm ở các độ tuổi phù hợp để chỉ đạo thực hiện. Xác định nhiệm vụ trong tâm của năm học để chỉ đạo. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với thực tiễn của từng độ tuổi, từng nhóm, lớp. Chỉ đạo cho giáo viên tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi trong việc thực hiện Chương trình GDMN. Chú trọng việc tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo. Chỉ đạo các nhóm, lớp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020, nhà trường tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện chuyên đề. Thực hiện áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình thực hiện chương trình . Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho giáo viên “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường nhà trường”. Hoàn thiện mô hình điểm tại 02 lớp 5-6 tuổi cô Hoa và Cô Thoan phụ trách. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 11 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ đạo 02 giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp phối kết hợp tốt với phụ huynh để mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cho các lớp và cá nhân trẻ, mỗi trẻ có một ký hiệu riêng. Chỉ đạo, tổ chức tốt Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng” cấp trường. Quan tâm chú trọng việc bồi dưỡng học sinh tham gia cấp huyện, tỉnh đạt kết quả cao; Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Bồi dưỡng giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện đạt kết quả. - Kết quả: Năm học 2018-2019 các cháu tham gia Hội thi " Bé khỏe - Bé tài năng” cấp huyện đạt giải nhất và tham gia dự thi " Bé khỏe, bé tài năng” cấp tỉnh đạt giải nhì; có 02 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường; Có 04 SKKN đạt cấp huyện và có 01 SKKN được xếp loại A cấp huyện và gửi lên cấp tỉnh. * Quan tâm chỉ đạo việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường để tổ chức thực hiện; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của CBQL,GV, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện môi trường "học bằng chơi" cho trẻ trong nhà trường. Tôi luôn quan tâm, thường xuyên kiểm tra loại bỏ đồ dùng, đồ chơi mất an toàn trong và ngoài lớp học. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn. Chỉ đạo giáo viên chú ý, giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp trẻ nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh. Đón, trả trẻ từ tay phụ huynh, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ mặt và trẻ em dưới 14 tuổi. Cán bộ y tế trường học, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, biết cách xử lý, sơ cứu kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ. 100% các cháu đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối. * Chú trọng việc chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Chỉ đạo tổ chức nấu ăn cho các cháu đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thức ăn, tăng cường việc kiểm tra giám sát việc CSND trong nhà trường. Chỉ đạo việc sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, 12 sạch sẽ. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương cải tạo khu bếp đạt các tiêu chí bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm. Chú trọng việc chăm sóc sức khoẻ vệ sinh phòng bệnh, phòng chống SDD, không để ngộ độc thức ăn sảy ra. Thường xuyên chỉ đạo thay đổi bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng duy trì ở mức, cháu nhà trẻ: P: 13-20%; L: 30-40%; G: 47-53%. Nhà trẻ đảm bảo 600-700Kclo; Cháu Mẫu giáo P: 13-20%; L: 25-35%; G: 5260%, đảm bảo 660-726 Kcalo. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn và chỉ đạo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Luôn quan tâm chỉ đạo giáo viên trong nhà trường thực hiện đúng lịch giặt chăn, chiếu, gối theo tuần; vệ sinh nhóm lớp sau mỗi ngày đảm bảo phòng học sạch, thoáng mát, đủ ánh sáng. Vệ sinh phòng bếp, rửa đồ dùng phục vụ bán trú thường xuyên. Thành lập BCĐ công tác y tế trường học, phối hợp với Trạm y tế tiêm phòng Sởi và Rubenla và uống thuốc giun định kỳ cho trẻ trong độ tuổi học tại trường. Theo dõi phục hồi trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng. Luôn chú ý việc kiểm tra chất lượng, định lượng khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ. Thường xuyên giám sát khẩu phần ăn của trẻ. Thành lập ban giám sát VSATTP, kiểm tra giam sát việc thực hiện khâu vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Làm tốt việc ký kết hợp đồng mua bán thực phẩm ở cơ sở đủ các điều kiện VSATTP. Rèn thói quen vệ sinh trong ăn uống tại trường. Động viên trẻ ăn hết xuất. Phối kết hợp với y tế khám sức khoẻ định kỳ cho CBQL, GVNV trong nhà trường và khám sức khỏe cho các cháu có chất lượng. Chỉ đạo cho giáo viên, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nền nếp thói quen văn minh có lợi cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện cho trẻ. Chỉ đạo tốt việc thực hiện quản lý phần mềm dinh dưỡng. Chỉ đạo kế toán nhà trường làm hồ sơ thu, chi tiền ăn của trẻ theo tháng đầy đủ theo quy định. Từ việc chỉ đạo như vậy, kết quả CSND,GD nhà trường trong những năm học qua luôn đứng tốp đầu trong huyện và được khen cao. 100% các cháu đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối, các kỳ thi, hội thi đạt kết quả cao. Năm học 2017-2018 nhà trường đạt giải 3 cấp tỉnh về Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, các cháu đạt giải ba về Hội thi “Bé khỏe - Bé yêu nghệ thuật” cấp huyện; Năm học 2018-2019 nhà trường đạt giải Nhất Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng” cấp huyện và có cháu đạt giải Nhì Hội thi “Bé khỏe Bé tài năng” cấp tỉnh. Nhà trường được xếp thứ nhất trên 25 trường mầm non trong huyện. * Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đỗi ngũ CBGV,NV. Để có một chất lượng CSND,GD trong nhà trường đạt kết quả tốt, việc tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên là tất yếu, vì. Đội ngũ 13 giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, do vậy, là cán bộ quản lý tôi quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Vào đầu năm học, tổ chức cho CBGV,NV học tập nhiệm vụ năm học, tổ chức mở chuyên đề bồi dưỡng, tập huấn giáo viên thực hiện Chương trình GDMN; Triển khai bồi dưỡng kỹ năng thực hành áp dụng mô đun ưu tiên trong tổ chức các hoạt động CS,ND,GD và chỉ đạo nhà trường thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non “lấy trẻ làm trung tâm” có chất lượng, tiếp tục tập huấn 10 mô đun nâng cao; Tăng cường bồi dưỡng cho CBGV,NV về đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm đối với trẻ. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. Sắp xếp phù hợp giáo viên thực hiện nhiệm vụ CSND, GD trẻ. Động viên CBGV,NV trong nhà trường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, tích cực tham dự Hội thi do các cấp tổ chức. Thực hiện tốt nhiệm vụ CSND, GD, các cháu đảm bảo an toàn cho trẻ. Chia sẻ sự khó khăn của nhà trường về việc thiếu giáo viên trong năm học. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho CBGV, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, coi trọng việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, phát huy tinh thần tập thể. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp; nâng cao việc tự học, tự bồi dưỡng, học tập qua các tiết dạy mẫu, qua đồng nghiệp. Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên đi học trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp. Tăng cường sự giúp đỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện công tác giáo dục. Bồi dưỡng cho đội ngũ GV tại chỗ bằng cách tổ chức cho giáo viên thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, xây dựng các tiết dạy mẫu tổ chức thao giảng… Từ việc làm như vậy, nhà trường có đội ngũ CBGV, NV đoàn kết, nhiệt tình, giỏi về chuyên môn, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, 100% giáo viên trong nhà trường đều đã đạt giáo viên giỏi cấp huyện qua các năm học, CBQL luôn được cấp huyện và cấp Tỉnh khen thưởng, đội ngũ CBGV, NV trong nhà trường luôn có ý thức xây dựng nhà trường phát triển, vững mạnh, trong các năm học nhà trường không có CBGV bị kỷ luật và vi phạm đạo đức nhà giáo. Từ các biện pháp trên, nhà trường đã chỉ đạo tốt việc nâng cao chất lượng CSND,GD trẻ trong nhà trường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Nhà trường đã khẳng định được chất lượng CS,ND,GD trẻ với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. 3.4. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Như chúng ta đã biết, XHHGD là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Từ đó tạo ra cho được phong trào mọi người học tập suốt đời, cả địa phương thành một“ xã hội học tập”.Thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích 14 cực đối với giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi trường giáo dục cho nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Để đạt được điều này, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ phù hợp với nhiều từng bậc, vai trò của từng lực lượng xã hội trong quá trình phối kết hợp (song, ở phương diện nào, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò nòng cốt). Để làm tốt công tác tổ chức XHHGD, tôi đã chú trọng vào việc tổ chức chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp phát động; Tổ chức tốt các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày Hội để cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Tôi đã chú trọng tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng, cụ thể như bằng việc tổ chức các Hội thi trong từng năm học như: Hội thi “Triển lãm tranh vẽ trẻ Mầm non”, Hội thi “Hội khỏe bé mầm non”; Hội thi “ Bé khỏe - Bé yêu nghệ thuật”; Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng”; Tổ chức Trung thu cho các cháu… chúng tôi đã thu hút được sự quan tâm đông đảo các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở địa phương. Trong các cuộc thi này không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trẻ mà còn huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Ngoài ý nghĩa về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò của giáo dục, vị trí của giáo dục, về những công việc mà nhà trường hàng ngày đang thực hiện nhiệm vụ CS,ND,GD trẻ phát triển toàn diện, làm tiền đề vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Cùng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tôi quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức … tới các hoạt động giáo dục. Cụ thể như về việc thực hiện kế hoạch XHHGD năm học 2018-2019. Việc đầu tiên là, cuối năm học 2017-2018, tôi tổ chức kiểm kê tài sản của nhà trường để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cải tạo mua sắm bổ xung CSVC, TTB cho năm học mới, tôi tham mưu với UBND xã xin ý kiến để nhà trường tổ chức khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường, liệt kê những công trình cần thay thế, bổ sung, mua mới để đáp ứng phục vụ cho năm học, thành phần đi khảo sát kiểm kê CSVC, về phía nhà trường, có hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Kế toán và giáo viên các nhóm, lớp. Về phía UBND xã có đồng chí Phó chủ tịch UBND xã và đồng chí cán bộ địa chính, kế toán xã. Về phía cha mẹ học sinh có Hội trưởng cha mẹ học sinh. Kế hoạch này được UBND xã đồng ý và nhà trường tổ chức khảo sát để xây dựng kế hoạch. Đây là điều kiện để nhà trường thực hiện tốt công tác XHHGD tăng cường CSVC,TTB cho nhà trường. Trong quá trình làm công tác XHHGD, tôi căn cứ vào công văn hướng dẫn của cấp trên về quy trình làm công tác XHHGD theo các bước sau: 15 Bước1. BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí triển khai trong Hội đồng nhà trường và các cá nhân, phụ huynh, các nhà tài trợ. Bước 2. Lập kế hoạch và dự trù kinh phí chi tiết. Bước 3. Nhà trường báo cáo với cơ quan cấp trên quản lý (UBND xã; Phòng GD&ĐT; UBND Huyện) xin chủ trương để thực hiện. Bước 4. Nhà trường triển khai thực hiện công tác huy động đóng góp tự nguyện của cá nhân trên địa bàn xã bằng tiền mặt và ngày công lao động. Nhà trường chịu trách nhiệm lập danh sách ký xác nhận các cá nhân đóng góp về kinh phí và ngày công lao động. Bước 5. Trong qua trình nhà trường tổ chức làm có sự kiểm tra, giám sát của cá nhân đã tài trợ. Bước 6. Sau khi hoàn thành công việc nhà trường niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các cá nhân đóng góp. Chỉ đạo bộ phân tài chính nhà trường đưa vào sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định. Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch XHHGD. Kế hoạch thực hiện công tác XHHGD của nhà trường được các cấp, các ngành và mọi người đồng tình ủng hộ nhà trường. Tháng 10 năm 2018 nhà trường được Chủ tịch UBND huyện Hà Trung phê duyệt đồng ý cho nhà trường tổ chức thực hiện việc huy động XHHGD năm học 2018-2019. Nhà trường tổ chức thực hiên theo kế hoạch, được các cấp, các ngành và các cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm, đồng tình ủng hộ kinh phí để cải tạo mua sắm, bổ sung CSVC, TTB cho nhà trường. Năm học 2018-2019, trước tiên tôi huy động nội lực CBGV, NV trong nhà trường, việc này tôi không ép buộc mà bằng việc làm tự nguyện, tùy tâm của CBGV, NV trong nhà trường. BGH là người xung phong ủng hộ đầu tiên. Hiệu trưởng ủng hộ 1.000.000đ; P.HT ủng hộ hộ 500.000đ, GV,NV ủng hộ 200.000- 300.000đ/ người, tổng số tiền của CBGV,NG ủng hộ: 7.000.000đ. Sau khi huy động nội lực CBGV, NV trong nhà trường, bước tiếp theo tôi huy động các cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm trong xã và các con em quê hương đi làm ăn xa thành đạt, hỗ trợ kinh phí cải tạo, tăng cường CSVC, TTB cho nhà trường. Nhà trường viết thư kêu gọi các nhà hảo tâm, các cá nhân và con em quê hương thành đạt đi làm ăn xa để huy động kinh phí cải tạo tăng cường CSVC, TTB phục vụ công tác CS, ND, GD trẻ trong nhà trường. Vận động phụ huynh đóng góp để mua sắm các trang thiết bị bán trú, trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tôi đặc biệt chú trọng tới việc huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức, ban ngành đoàn thể…tới các hoạt động giáo dục. Để làm được điều đó tôi đã tranh thủ những mối quan hệ, tìm hiểu về các đối tác và đặc biệt là tranh thủ 16 sự tham quan cảnh quan nhà trường để có cơ hội giới thiệu về trường, lớp học, đồng thời nhân cơ hội đó trao đổi với họ về thuận lợi, khó khăn và kế hoạch phát triển của nhà trường, thông qua đó kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ. Qua việc làm như vậy, trong năm học 2018-2019, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Các tập thể và các cá nhân và các doanh nghiệp ủng hộ với số tiền là 75.000.000đ và hơn 200 ngày công lao động để cải tạo khuôn viên, tăng cường CSVC,TTB cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ CSND,GD trẻ, ( Có cá nhân ủng hộ cao như gia đình nhà Ông Nguyễn Chí Mưu thôn Vân Cô xã Hà Lai ủng hộ 7.000.000đ; Ông Vũ Văn Cường thôn Vân Cô ủng hộ 3.000.000đ….) Tất cả đều được ghi chép vào sổ “vàng” truyền thống của nhà trường và được tuyên truyền rộng rãi trên thông tin đại chúng. Với số tiền ủng hộ trên nhà trường đã bắn tôn được toàn bộ sảnh sân sau của nhà trường và bổ sung bàn ghế cho các nhóm, lớp và tăng cường trang thiết bị phụ vụ công tác CS,ND,GD các cháu. Không chỉ huy động về tài chính, vật lực tôi còn tập trung huy động sức người, nguồn nhân lực rất nhiệt tình tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường từ các đoàn hội: Cụ thể Đoàn thanh niên xã kết hợp cùng chi đoàn các xóm giúp nhà trường làm vệ sinh vào chủ nhật hàng tuần, xây dựng lên phong trào “Chủ nhật xanh” giúp nhà trường xây dựng tốt phong trào “Trường học xanh - sạch - đẹp- an toàn”. Hội cha mẹ phụ huynh học sinh ủng hộ 245 ngày công lao động cải tạo và xây dựng khuôn viên nhà trường. Hằng năm có báo cáo tổng kết đánh giá rõ mặt mạnh, mặt yếu và có phương hướng khắc phục, đảm bảo đúng nguyên tắc để xã hội hoá giáo dục thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng. Tất cả kinh phí huy động được nhà trường đều làm có sự gám sát của Ban kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân xã Hà Lai; Đại diện của HCMHS. Nhà trường thực hiện thu, chi theo quy định tài chính. Công khai minh bạch các khoản thu, chi ngoài ngân sách và nguồn thu, chi từ công tác XHHGD. ( Niêm yết công khai tại bảng tin của nhà trường). Từ việc làm như vậy, nhà trường đã gây được sự tín nhiệm của các cấp, các ngành, các nhà hoả tâm và mọi người. 3.5. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Tôi luôn xác định, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục trong nhà trường là việc làm thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả đối với công tác quản lý trong nhà trường nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói riêng. Hiệu trưởng phải linh hoạt, sáng tạo, gám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm trong công việc. 17 * Chỉ đạo nhà trường thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Mầm non. Chú trọng việc quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường; Thực hiện tốt việc công khai trong nhà trường theoThông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục, nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy tính dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý nguồn lực và nâng cao hiệu quả giáo dục. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo chính xác. Không ngừng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý. Đổi mới công tác quản lý phát huy tính chủ động, phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng trong nhà trường. Thường xuyên kiểm tra thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục, đặc biệt là công tác XHHGD, công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường. Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN. Quản lý, cập nhật, bổ xung đầy đủ hồ sơ của nhà trường đảm bảo chất lượng theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Chú trọng việc quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường. *Chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra trong nhà trường là hoạt động nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường. Đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với các mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không… Qua đó kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề giáo viên, yêu tiên kiểm tra định kỳ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra các hoạt động trong trường về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo các cấp đã ban hành có liên quan. Kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra giáo viên thực hiện việc CSND,GD một ngày của trẻ và kiểm tra việc vận dụng các chuyên đề vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đánh giá giáo viên việc thực hiện quy chế chuyên môn. *Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính trong nhà trường. 18 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của nhà trường. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ kịp thời, có chất lượng, khai thác thông tin mạng giáo dục, ứng dụng CNTT vào quản lý nhà trường. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường, chỉ đạo tốt việc đăng ký thi đua đầu năm đối với tập thể và cá nhân trong trường. Trong công tác thi đua khen thưởng nhà trường coi trọng về việc đảm bảo chính xác, dân chủ công khai, công bằng, chống bệnh thành tích. Đảm bảo đầy đủ chế độ cho CBGV, NV trong nhà trường theo quy định nhà nước. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tinh hình thực tế của nhà trường. Quản lý, chỉ đạo tốt việc sử dụng phần mềm kế toán. Thực hiện tốt việc công khai tài chính trong nhà trường. Là hiệu trưởng, với việc thực hiện các giải pháp trên để chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh, bền vững. Nhà trường luôn đứng tốp đầu trong huyện và trường mầm non Hà Lai thật sự là địa chỉ tin cậy của cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Hà Lai, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với nhà trường. Có thể nói, từ những biện pháp nêu trên, tôi đã áp dụng chỉ đạo nhà trường thực hiện trong năm học 2018-2019 và đạt được những hiệu quả nhất định cụ thể như sau: * Kết quả khảo sát CSND,GD học kỳ I năm 2018-2019 như sau: -Bảng 1: Kết quả chất lượng, chăm sóc nuôi dưỡng học kỳ I năm học 2018-2019 Cân nặng Kênh BT Tổng số trẻ được khảo sát 253 Chiều cao Kênh suy dinh dưỡng Kênh BT Kênh thấp còi Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 241 95,3% 12 4,7% 233 92% 20 8,0% - Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng giáo dục học kỳ I năm học 2018-2019. Đạt Tổng số trẻ được khảo sát Số trẻ Chưa đạt Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 19 253 236 93,3 17 6,7 Nhà trường có đội ngũ CBGV,NV đoàn kết, nhiệt tình với công việc, luôn nêu cao tinh thiền trách nhiệm trong việc xây dựng nhà trường vữn mạnh. 100% các cháu đến trường luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhà trường đạt đơn vị kiểu mẫu cấp tỉnh năm 2018. Năm học 2018-2019 nhà trường xếp thứ nhất /25 trường mầm non trong huyện và tăng 3 bậc so với năm học 2017-2018. Kết quả Hội thi: Các cháu đạt giải nhất Hội thi “ Bé khỏe - Bé tài năng” cấp huyện và có cháu đạt giải Nhì cấp Tỉnh Hội thi “ Bé khỏe - Bé tài năng” năm học 2018-2019. Có 02 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện và có 04 SKKN được xếp loại cấp huyện Qua kết quả trên cho ta thấy chất lượng CSND,GD của nhà trường có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhà trường nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, các tập thể, các cá nhân và các bậc phụ huynh học sinh về tinh thần và vật chất, giúp nhà trường thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CS,ND,GD trẻ, tạo được lòng tin với các cấp lãnh đạo, các ngành, với nhân dân và phụ huynh, được Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể LĐTT cấp huyện, cấp tỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; Nhà trường đạt đơn vị kiểu mẫu cấp Tỉnh năm 2018. Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Ban chấp hành huyện Đảng bộ khen thưởng năm 2018. Năm học 2018-2019 nhà trường được Hội đồng TĐKT huyện Hà Trung xét thi đua cho nhà trường đề nghị UBND tỉnh tặng cờ dẫn đầu bậc học mầm non của huyện Hà Trung. Công đoàn được xét đề nghị LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen năm học 2018-2019. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Sau khi đưa ra một biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện của trường mầm non Hà Lai, Hà Trung. Bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là nhiệm vụ quan, đòi hỏi người hiệu trưởng phải năng động, linh hoạt, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động. Làm tốt việc xây dựng kế hoạch; xây dựng các quy chế; Làm tốt công tác tuyên truyền. Chú trọng quan tâm việc chỉ đạo nâng cao chất lượng CS,ND,GD trẻ trong nhà trường. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV,NV; Đổi mới nâng cao nâng lực quản lý. Trong quá trình quản lý nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đưa ra và cũng phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan, sự ủng hộ của xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao để nâng cao hiệu quả chất lượng CS,ND,GD, ( lấy chất lượng để duy trì số lượng). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan