Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp chỉ đạo các trường mầm non huyện đông sơn thực hiện tốt chuyên ...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo các trường mầm non huyện đông sơn thực hiện tốt chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

.PDF
24
15
141

Mô tả:

MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TT Trang MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1-3 1.1. Lý do chọn đề tài 1-2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2-3 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3-17 2.1. Cơ sở lí luận 3-4 2.2. Thực trạng 4-7 2. 2.2.1. Thuận lợi 4 2.2.2. Khó khăn 5 2.2.3. Kết quả khảo sát 5-7 2.3. Các biện pháp thực hiện 7-14 2.3.1 Biện pháp 1: Chỉ đạo các nhà trường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, kêu gọi sự ủng hộ từ phụ huynh học sinh cung cấp nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm tung tâm. Biện pháp 2: Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường cải tạo, bổ sung môi trường trong lớp, ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Biệp pháp 3: Chú trọng chỉ đạo khai thác sử dụng thật hiệu quả môi trường đã có, trong quá trình khai thác sử dụng quan tâm đến việc cho trẻ được trải nghiệm, khám phá theo đúng quan điểm trẻ là trung tâm trong mọi hoạt động. Biệp pháp 4: Chỉ đạo các trường tăng cường trong việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, cởi mở trong nhà trường tạo cho trẻ thoải mái bộc lộ mong muốn và sẵn sàng chia sẻ cùng cô. Hiệu quả đạt được KẾT LUẬN Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO HÌNH ẢNH MINH HỌA DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 7-9 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.4. 3. 9-10 10-13 13-14 14-17 17-18 17-18 1 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ CSGD trẻ. Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. [1] Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với vô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.[1] Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh, sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoan, trong từng thời kì. Những năm gần đây, môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non đã được các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện, là nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình CSGD trẻ mầm non, được đưa vào nhiều chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên bậc mầm non. Thực tế ở các trường mầm non cho thấy, môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được quan tâm, cải thiện đáng kể, từng bước đang được đầu tư cải tạo, bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và vẫn còn mang nặng tính hình thức mà chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả khai thác sử dụng, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ, trước thực trạng ở địa phương và nhiệm vụ được giao, tôi rất trăn trở, mong muốn tìm nhiều giải pháp hữu hiệu chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện xây dựng môi trường phát huy tính tích cực 2 của trẻ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy bản thân chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo các trường mầm non huyện Đông Sơn thực hiện tốt chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CSGD trẻ ở các trường mầm non. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo các trường mầm non huyện Đông Sơn thực hiện tốt chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụ toán học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm… 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận * Môi trường giáo dục Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển Từ khái niệm đó, chúng ta có thể hiểu: MTGD trong trường MN là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động CSGD trẻ ở trường MN và hiệu quả của những hạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ CSGD trẻ. Có nhiều cách phân loại MTGD: Có quan điểm cho rằng, MTGD mầm non bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, câu xanh, địa điểm trường) 3 và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường MN, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường MN với các tổ chức kinh tê, xã hội, văn hóa khác…) Một quan điểm khác lại phân chia MTGD thành môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường MN bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ, giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường MN bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều quan trọng đối với GDMN là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. [1] * Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. [2] Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Trong giáo dục trẻ, chúng ta vẫn thường nhắc đến những phương châm như: “lấy trẻ làm trung tâm”, “tất cả vì học sinh thân yêu”, “hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, chúng ta dành cho trẻ rất nhiều thứ như đồ chơi, sách vở, máy vi tính...Chúng ta cũng đòi hỏi trẻ phải học thật nhiều. Thậm chí, có nhiều bà mẹ còn tìm kiếm những loại thuốc bổ, món ăn giàu chất dinh dưỡng để giúp trẻ thông minh, học giỏi. Liệu rằng, sự quan tâm như vậy có giúp trẻ mau chóng chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức của nhân loại không? Có thể nói rằng, trong tất cả sự quan tâm chúng ta dành cho trẻ, trẻ cần nhất đó là môi trường sống, vui chơi và học tập an toàn, tự do và giàu tình thương để trẻ có thể phát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình. Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi), hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi vì vậy cần sử dụng linh hoạt “học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng sơ đẳng ban đầu, làm tiền đề cho các 4 cấp học tiếp theo. Để trẻ được học qua chơi với đa dạng các trò chơi cần phải có môi trường chơi, môi trường giáo dục phong phú (sân vườn, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, sự hướng dẫn của người lớn, bạn chơi…) [4] Để xây dựng được môi trường giáo dục tốt, bản thân trẻ chưa thể tự làm được, trách nhiệm đó thuộc về người lớn, của cả xã hội chúng ta. 2.2. Thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Đông Sơn Đông Sơn là một huyện đồng bằng, thuần nông gồm có 15 xã, thị trấn với 21.047 hộ dân, dân số 75.696 người, diện tích tự nhiên 8,2406 km2. 2.2.1. Thuận lợi - Nhà nước có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng GD và đội ngũ nhà giáo. Nghị định 49/2010/NĐ-CP; Quyết định số 60/2011/QĐTTg của Chính phủ… đã tạo đà phát triển cho GDMN; - Hầu hết các trường mầm non ở huyện Đông Sơn đã đạt Chuẩn quốc gia, tính đến năm học 2017-2018 toàn huyện có 14/16 trường đạt 87,5%. Vì vậy, môi trường giáo dục trong lớp, ngoài trời cũng đã được cải thiện đáng kể. - Mạng lưới trường, lớp mầm non được quy hoạch tương đối tốt, đảm bảo 15 xã, thị trấn có 16 trường mầm non, mỗi trường tập trung ở 01 điểm, dân số ít nên quy mô các trường vừa và nhỏ, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị.... không quá lớn. - Các trường mầm non tương đối đủ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định, trình độ trên chuẩn cao có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng CSGD trẻ và đổi mới việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non; - Công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên luôn được chú trọng, các chuyên đề được cập nhật kịp thời và đầy đủ. Trình độ, năng lực cán bộ giáo viên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 90,2%, CBGV được trẻ hóa nhiều nên khá năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với những vấn đề chuyên môn mới, nắm bắt nhanh những vấn đề mới trong việc xây dựng môi trường. - Đông Sơn là huyện có truyền thống luôn tiên phong trong chỉ đạo thực hiện các chương trình mới và mạnh dạn áp dụng nhiều cách làm có tính đột phá trong GDMN, từ đó tạo cho CBGV nếp nghĩ, cách làm nhạy bén, không ngại khó, ngại khổ, dám thử sức với các vấn đề mới. - Chất lượng CSGD trẻ MN ở Đông Sơn có bề dày, đạt cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh, thu hút ngày càng đông trẻ trong độ tuổi đến trường, trẻ đi học từ bé, tỷ lệ chuyên cần cao nên thuận lợi trong việc hình thành nề nếp thói quen tốt, bền vững cho trẻ; - Công tác XHHGD đã được chú trọng hơn, lãnh đạo các cấp và nhân dân quan tâm chăm lo đầu tư cho sự nghiệp GD, nhân dân tích cực đóng góp XD trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học. 2.2.2. Khó khăn - Đông Sơn là một huyện nhỏ, thuần nông, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. 5 - Hầu hết các trường thiếu NV kế toán, văn thư, y tế ... chủ yếu do GV kiêm nhiệm, GV còn thiếu, đời sống còn khó khăn, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên khó chú tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chính. - Chất lượng thực, năng lực thực tiễn trong lãnh đạo quản lý và CSGD trẻ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận CBQL, GV, NV còn nhiều bất cập. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên và phụ huynh... về xây dựng MTGD chưa đầy đủ, các nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn chế. - Môi trường giáo dục ở các trường mầm non đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện song chưa đồng đều ở tất cả các trường và một số trường còn nặng tính hình thức mà chưa mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục. Đặc biệt là khai thác sử dụng môi trường giáo dục chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa thực sự phát huy được tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ. 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng: Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2017 ở 16 trường MN, 30 lớp MG; 46 CBGV, NV (16QL, 30 GV) như sau: * MTGD ngoài trời: Khảo sát 16 trường MN TT Số trường Tỉ lệ Nội dung đánh giá đạt YC 1 Trường có đủ diện tích sân chơi và các khu vực chơi theo 8 quy định 1.1 Có sân chơi cứng với ít nhất 5-6 loại đồ chơi ngoài trời 15 1.2 Có sân chơi mềm với ít nhất 5-6 loại đồ chơi, thiết bị 01 phát triển vận động 1.3 Có vườn cổ tích đảm bảo yêu cầu 8 1.4 Có vườn rau của bé đảm bảo yêu cầu 12 1.5 Các khu vực khác: khu chơi cát nước, dàn cây…. 5 2 Các khu vực chơi đặt ở vị trí phù hợp, khoa học, thuận 6 tiện với trẻ khi sử dụng. 3 Mỗi khu vực có đủ thiết bị, đồ chơi phù hợp tính chất 8 hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ. 4 Có sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, đồ chơi sẵn có ở 10 địa phương 5 Số trường được đánh giá chung đạt YC 8 * MTGD trong lớp: Khảo sát 30 lớp MG Số lớp đạt TT Nội dung đánh giá Tỉ lệ 1 2 30 15 100 50.0 25 83.3 21 70.0 3 4 Lớp có đủ các góc theo quy định (4 –6 góc) Lớp có các góc đặt ở vị trí phù hợp với tính chất hoạt động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng. Mỗi góc có 1-2 giá đồ chơi, tương đối phù hợp tính chất hoạt động của góc. Mỗi góc có ít nhất 10-15 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp, đủ cho trẻ chơi. YC 50.0 93.7 6.2 50.0 75.0 31.2 37.5 50.0 62.5 50.0 6 5 6 7 Có sử dụng nhiều loại đồ chơi sẵn có ở địa phương 15 50.0 Có đủ dụng cụ, trang thiết bị cho trẻ sử dụng khi chơi 20 66.6 Có khu vệ sinh riêng, hiên trước, hiên sau đảm bảo yêu 25 83.3 cầu 8 Số lớp được đánh giá chung đạt YC 18 60.0 * Đối với trẻ: Khảo sát 100 trẻ MG qua việc trò chuyện, quan sát khi trẻ tham gia các hoạt động Số trẻ đạt TT Nội dung đánh giá Tỉ lệ 1 2 3 4 5 6 Hào hứng, thích thú tham gia chơi Hiểu biết về nội dung chơi, cách chơi, cốt chuyện khi chơi; Có kỹ năng sử dụng được đồ dùng, đồ chơi theo chức năng. Tự biết tổ chức các trò chơi và chơi theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp với bạn chơi, thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ … Biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi chung và phối hợp với nhau để tổ chức trò chơi một cách có tổ chức, chơi có sự sáng tạo… Có tính tự lập, tính kỷ luật khi chơi và biết tự đánh giá. Số trẻ được đánh giá chung đạt YC YC 52 50 52.0 50.0 32 32.0 35 35.0 37 35 37.0 35.0 * Năng lực, trình độ giáo viên khi hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động: Khảo sát 30 giáo viên trực tiếp đứng lớp thông qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ sổ sách và quan sát môi trường hoạt động trong lớp TT 1 2 3 Nội dung đánh giá Số GV đạt Tỉ lệ YC Số giáo viên có trình độ chuẩn trở lên 30 100 Giáo viên nắm vững nguyên tắc XD MTGD cho trẻ MN 30 100 Giáo viên coi trọng XD MTGD theo hướng phát huy tính 17 56,7 tích cực của trẻ 4 Giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi và 15 50 thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi để tạo hứng thú cho trẻ. 5 Giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia các 15 50 hoạt động linh hoạt, phù hợp, kích thích được tính tích cực hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi chơi. 6 Giáo viên có ý tưởng sáng tạo hay khi xây dựng và tổ 8 26,6 chức hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ . 7 Số giáo viên xếp loại chung đạt YC: 14 46,7 Qua khảo sát thực tế tình hình CSVC, trang thiết bị và chất lượng trẻ, giáo viên ở các lớp, tôi nhận thấy: 7 * Về tình hình CSVC, trang thiết bị phục vụ XD MTGD: Đã có sự đầu tư tương đối đầy đủ, nhưng đồ dùng đồ chơi tự làm và đồ dùng đồ chơi sử dụng từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương chưa nhiều. Đa số các góc chơi sắp xếp chưa khoa học, thuận tiện cho hoạt động của trẻ, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ. Hoạt động hướng dẫn trẻ thao tác, mô phỏng, trải nghiệm hiểu biết của mình chưa được chú ý và còn nhiều hạn chế, ít sáng tạo. * Về kiến thức và kỹ năng của trẻ: Đa số trẻ hào hứng tham gia chơi, biết cách chơi với đồ chơi, song thao tác, kỹ năng chơi còn đơn giản, nghèo nàn… Khả năng tự lập chưa cao, tính kỷ luật còn hạn chế; Chủ yếu chơi theo kiểu bắt chước, còn hạn chế về sự sáng tạo khi chơi do kỹ năng chơi còn nghèo nàn và góc chơi không hấp dẫn. Sự hợp tác chơi theo nhóm chưa bền vững, nhanh chán, nhanh thay đổi do hiểu biết và kỹ năng chơi chưa tốt, khả năng tự đánh giá, khả năng diễn đạt khi đánh giá chưa lưu loát… * Về nhận thức và phương pháp của giáo viên: 100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nắm vững các nguyên tắc cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục. Tuy nhiên giáo viên chưa có nhiều đổi mới trong hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ. Sự sáng tạo trong việc trang trí sắp xếp và làm đồ dùng đồ chơi cho các góc của giáo viên chưa cao, chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ chơi ở các góc có lẽ vì vậy mà góc chơi chưa hấp dẫn trẻ, kỹ năng chơi của trẻ chưa phong phú. 2.3. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Đông Sơn Để chỉ đạo, thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non huyện Đông Sơn, trong quản lý, chỉ đạo cần phải sử dụng kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau, trong khuôn khổ của đề tài SKKN, tôi chỉ đưa ra 04 nhóm biện pháp nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý, chỉ đạo để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp: 2.3.1. Biện pháp 1. Chỉ đạo các nhà trường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, kêu gọi sự ủng hộ từ phụ huynh học sinh cung cấp nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm tung tâm. Tổ chức MTGD trong trường, lớp MN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm- kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, cần bồi dưỡng, tập huấn bằng nhiều hỉnh thức như: thông qua các lớp tập trung tại huyện, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tuần, tháng ở trường, thông qua dự giờ thăm lớp…..để CBGV hiểu và tuân thủ các nguyên tắc khi thiết kế MTGD trong trường, lớp MN, đó là: - Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ 8 vực - Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu - Cần đảm bảo tính mục đích: Một là MTGD phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu GDMN nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng. Hai là, muốn đạt được điều đó thì cần thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động - MTGD phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Địa điểm trường phải cách xa những nơi ồn ào, ô nhiễm, độc hại đối với trẻ như cách xa trục đường giao thông lớn, xa nhà máy, bệnh viện, khu rác thải, nghĩa trang... Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, MTGD cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng. - Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt. Với mỗi độ tuổi, MTGD có những nét riêng. Ví dụ: với trẻ mẫu giáo bé, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loại và chủ yếu là đồ chơi có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ lớn hơn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ. - Cần thu sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng MTGD càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều. - Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ: + Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các vận động khác nhau của trẻ; + Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu; + Phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán...Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau; + Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; + Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và các nhân; các hoạt động trong lớp và ngoài trời; + Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ; - Trường MN phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: + Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh; 9 + Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn, với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh; + Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo; + Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ; + Có sự thống nhất giữa trường MN, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc CSGD trẻ. Từ việc bồi dưỡng tập huấn để CBGV nắm vững nguyên tắc, phòng GD&ĐT cần hướng dẫn, giám sát, tổ chức thảo luận với từng trường, lớp, cần thiết thì làm mẫu, ….. để CBGV vận dụng phù hợp các nguyên tắc này vào thực tiễn việc thiết kế, XD MTGD trong lớp, ngoài trời của đơn vị mình đảm bảo yêu cầu. 2.3.2. Biện pháp 2. Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường cải tạo, bổ sung môi trường trong lớp, ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. a. XD môi trường trong lớp * Về cách bố trí, sắp xếp, bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi: Tích cực tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để sưu tầm các loại nguyên vật liệu, đồ dùng phục vụ góc chơi như: gom sách vở cũ của học sinh lớp 1,2 và 6 ở các môn Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Công nghệ hoặc các loại sách báo cũ…, các loại sách này có rất nhiều hình ảnh phù hợp, sử dụng cho việc làm sách của trẻ. Đề nghị phụ huynh có nghề mộc tiện các mẫu gỗ thừa và sơn màu tặng cho trẻ chơi ở góc xây dựng, các phụ huynh bán hàng giải khát gom tặng các loại vỏ hộp, lon phế liệu, các phụ huynh có nghề làm đầu, trang điểm gom tặng các vỏ mỹ phẩm đã sử dụng hết…Cô giáo sàng lọc, rửa sạch, phơi khô và đưa vào góc cho trẻ chơi. Tăng cường sử dụng các loại đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, gần gũi với cuộc sống của trẻ: sử dụng các loại thực phẩm cho trẻ chơi như khoai lát khô, khoai củ, lạc khô, vừng, đậu đỗ, gạo, sắn khô, bột mì…đóng túi hoặc bỏ vào các rổ nhỏ. Sử dụng các loại hoa quả thật sẵn có do phụ huynh hoặc trẻ mang đến như: chuối, hồng xiêm, ổi, đu đủ, na, cam, bưởi, các loại hoa do gia đình trẻ trồng được để hưỡng dẫn trẻ tập tỉa quả, cắm hoa, trang trí đĩa quả, bàn tiệc, quan sát, nhận biết đặc điểm của các loại hoa quả đó…. Giáo viên cùng trẻ làm các loại đồ chơi : bồi quả từ giấy, nhuộm màu cho phù hợp, làm các loại bảng cài, các loại lô tô, các đồ dùng phục vụ trò chơi như lọ hoa từ chai nước rửa bát và nhiều loại đồ chơi từ các phế liệu như: bàn ghế, ô tô ghép từ vỏ hộp sữa, lon bia, bếp, khay đựng thực phẩm từ vỏ hộp bánh… 10 Ngoài ra còn mua dao, thớt , cốc, bát đĩa đảm bảo vệ sinh và các đồ dùng khác phục vụ cho hoạt động thực hành của trẻ. Các loại đồ dùng, đồ chơi trên đều được lưu ý đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ trong khi chơi. Sắp xếp các góc, trang trí góc chơi theo dạng động: Cắt dán các hình ảnh trang trí phù hợp đặc điểm, tính chất từng góc chơi, tạo cho góc chơi thêm hấp hẫn và nổi bật thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Góc nội trợ (nằm trong góc phân vai), góc nghệ thuật có thể bố trí gần nguồn nước, rộng rãi thoáng mát, thụân tiện cho trẻ khi chơi nhưng không làm ảnh hưởng tới các góc chơi khác. Phương châm của chúng tôi là trang trí ít tốn kém nhưng phải mang lại hiệu quả sử dụng cao, làm một lần- dùng được nhiều lần và có thể thay đổi với nhiều mục đích sử dụng. Ví dụ: Trang trí 1 đoàn tàu, 1dây hoa, 1 đĩa quả, hay một bảng cài trên tường, đều có số thứ tự và các điểm để gắn hoặc giắt hình ảnh bổ sung (có thể trang trí theo dãy hoặc không theo dãy nhưng có gắn số thứ tự). Ngoài giờ chơi nó là hình ảnh trang trí nhưng khi chơi lại sử dụng nó như 1 đồ chơi có tính linh hoạt cao: nếu 1 trẻ giắt lô tô hình ảnh cái cốc và 1 quả cam lên đầu tầu thì trẻ kia phải biết được nhiệm vụ tiếp theo là phải giắt các thao tác pha nước cam vào các toa tàu theo đúng thứ tự. Hoặc cũng là sử dụng đoàn tàu nhưng nếu giắt biểu tượng của nhóm thực phẩm giàu chất đạm lên vị trí số 1 thì trẻ phải tìm tất cả các thực phẩm cùng nhóm để giắt tiếp, trẻ phải gọi đúng tên thực phẩm và đếm số thực phẩm đã tìm được v.v.. Làm như vậy sẽ tích hợp được nhiều nội dung giáo dục như LQMTXQ, LQ Toán, LQ Văn học…. Tóm lại: Với nguồn kinh phí có hạn của các lớp MG khu vực nông thôn, chúng tôi đã biết khai thác thế mạnh riêng của mình đó là: nguồn đồ chơi từ thiên nhiên dồi dào sẵn có, gần gũi đời sống của trẻ, khả năng sáng tạo của cô và sản phẩm của chính trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp trong giáo dục với phụ huynh để giảm thời gian sưu tầm cho cô. Với cách làm như vậy giáo viên đã huy động được phụ huynh tham gia tạo môi trường hoạt động cho trẻ, cô tiếc kiệm được kinh phí và công sức, trẻ hào hứng, tích cực, sáng tạo tham gia làm đồ chơi cùng cô và thích thú khi chơi với những đồ chơi do cha mẹ, cô giáo và chính mình làm ra. b. XD môi trường ngoài lớp - Hầu hết các địa phương chỉ chú trọng ưu tiên nguồn kinh phí cho XD cơ bản các hạng mục công trình, còn các hạng mục như vườn cổ tích, cây xanh bóng mát, vườn hoa cây cảnh tạo cảnh quan môi trường, khu chơi vận động (sân chơi mềm tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ)….chủ yếu cho phép các nhà trường chủ động kêu gọi từ nguồn XHHGD để triển khai thực hiện: + Vườn cổ tích là công trình mang tính đặc thù, do vậy hầu hết các đơn vị thi công XD đơn thuần không thể đảm nhiệm được mà phải do đơn vị có chuyên môn Tạo hình nghệ thuật thi công trên cơ sở ý tưởng của mỗi trường. Trước hết, BGH nhà trường tham quan, phác thảo sơ bộ ý tưởng mô hình vườn cổ tích. Sau đó nêu ý tưởng đó cho vài đơn vị có uy tín trong lĩnh vực này. Sau khi các đơn 11 vị tạo được bản vẽ thiết kế cụ thể, dự trù được nguồn kinh phí cần có một cách chi tiết. BGH nhà trường sẽ họp bàn với phụ huynh, báo cáo với Phòng GD&ĐT, với lãnh đạo địa phương để thêm góp ý kiến; Bản vẽ nào tốt nhất, đảm bảo mức kinh phí thấp nhất sẽ được lựa chọn, chỉnh sửa phù hợp. Để giảm chi phí đầu tư ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu, trong danh mục các khoản phải chi để XD vườn cổ tích, cần lọc ra mục nào do đơn vị làm vườn chịu trách nhiệm toàn phần, mục nào nhà trường kêu gọi cho tặng, mục nào kêu gọi ủng hộ bằng ngày công lao động và hiện vật… Ví dụ: Cỏ trồng ở vườn cổ tích nên sử dụng cỏ lá tre, cỏ này sẵn có ở địa phương, có thể huy động Hội cha mẹ trẻ hoặc Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… lấy từ các bờ ruộng, bãi cồn….mang về trồng; Các loại tượng trong vườn cổ tích nên đắp bằng xi măng cốt thép, vừa rẻ, chắc chắn, vừa đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc….không rập khuôn như các loại tượng mua sẵn. Ở nông thôn, kêu gọi tài trợ cả công trình này là rất khó,vì vậy cần chia nhỏ các hạng mục trong công trình đề kêu gọi tài trợ như: kêu gọi mỗi thôn, mỗi đoàn thể/cá nhân, doanh nghiệp ở địa phương tặng cho nhà trường kinh phí đủ làm một/một số loại tượng trong công trình và gắn tên đơn vị/ cá nhân tài trợ; Hoặc các hộ gia đình có thể tặng chum, vại cũ không cần dùng nữa để tạo nên các tháp nước hoặc làm bình trồng hoa giấy, cây cảnh rất đẹp…. Khi thống kê được số lượng hiện vật, kinh phí, danh mục đăng ký tài trợ, cho tặng thì nhà trường sẽ làm việc với đơn vị nhận làm vườn để chỉ ra những mục cụ thể sẽ hợp đồng, cách thức thanh toán….Thống nhất được mới chính thức ký hợp đồng. Làm như vậy sẽ giảm rất nhiều kinh phí đầu tư mà chất lượng công trình vẫn đảm bảo, đơn vị đảm nhiệm làm vườn cổ tích chủ yếu lấy công thợ, còn đa số nguyên vật liệu đã được cho tặng, ủng hộ…Hầu hết vườn cổ tích của các trường MN ở Đông Sơn có giá rẻ chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với các đơn vị khoán toàn bộ cho đơn vị nhận thầu. + Tạo cảnh quan, cây xanh bóng mát trong trường MN cũng là nhiệm vụ quan trọng để công trình hoàn thiện khi được công nhận. Trước hết căn cứ vào quy hoạch sân chơi đã được phê duyệt xem cần bao nhiêu cây, những loại cây nào….. Với trường MN, cây xanh, cây cảnh…cũng là “sách giáo khoa” của trẻ, cần tư vấn cho nhà trường trồng đa dạng các loại cây như cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh; trong mỗi loại lại có đa dạng các màu hoa, đa dạng các kiểu lá, mùi hương….Những loại cây nên trồng như sấu, bằng lăng, hoa sữa, điệp vàng, vú sữa, hoa giấy, hoa ngọc lan…. Khi danh mục cây được liệt kê đầy đủ theo sơ đồ sẽ trồng thì tiến hành mua hoặc kêu gọi mỗi lãnh đạo địa phương, các cá nhân hảo tâm… tặng cây xanh- cây cảnh theo thiết kế. Như vậy, việc mua/ cho tặng cây không thể tự phát, tùy tiện mà phải được chọn lọc theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ tốt cho mục đích GD của nhà trường. - Khu chơi vận động: Phát động các trường tạo sân chơi mềm, tối thiểu 50m2, trồng cỏ lá tre, tạo khuôn sân đẹp, bên trong thiết kế các bộ đồ chơi vận động liên hoàn bám sát các kỹ năng vận động: đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò 12 trườn....theo chương trình CSGD trẻ, đề cao tính linh hoạt, dễ thay đổi để khu chơi luôn mới lạ đối với trẻ, khai thác các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm nhưng bền đẹp và an toàn như: các loại lốp xe, dây thừng, bao cát, tre luồng, bìa phooc....tạo thành nhiều kiểu dáng đồ chơi phong phú, bắt mắt, mỗi trường chỉ cần đầu tư từ 10-15 triệu là được cả khu chơi vận động phong phú, linh hoạt. Trẻ đặc biệt thích thú khi chơi ở khu vận động này. - Về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi: Phòng GD&ĐT cần phải tư vấn cụ thể cho nhà trường khi xét thấy kế hoạch của các trường lập ra chưa hợp lý: Ví dụ: Trên cơ sở kiểm kê lại toàn bộ tài sản, đối chiếu với quy định xem còn thiếu những gì. Trong số còn thiếu loại nào nên ưu tiên mua từ nguồn kinh phí từ ngân sách được cấp (thường ưu tiên mua thiết bị văn phòng, thiết bị các phòng chức năng, thiết bị nhà bếp…), loại nào kêu gọi phụ huynh đóng góp mua chung (thường là các loại giá đồ chơi, bàn ghế, bảng biểu, một số đồ dùng chung….), loại nào từng gia đình trẻ phải tự sắm (chủ yếu là đồ chơi và đồ dùng cho cá nhân trẻ), yêu cầu chất lượng chủng loại từng loại…cũng cần bàn bạc thống nhất. Làm như vậy vừa đảm bảo kiểm soát được chất lượng, đủ số lượng, chủng loại thiết bị đồ dùng cần có, tránh lãng phí, kém chất lượng, vừa thu hút được nhiều nguồn lực tham gia. -Việc trang trí, sắp đặt phòng nhóm lớp theo quy định: Phòng GD&ĐT thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên cốt cán các trường MN, sưu tầm nhiều hình thức trang trí, sắp đặt để CBGV tham khảo, đảm bảo đổi mới theo chủ đề, theo năm học và có màu sắc riêng của lớp, của trường, tránh rập khuôn, đồng loạt, máy móc... Tổ chức kiểm tra chéo các cụm, giao bạn chéo các cụm để tạo cơ hội cho CBGV học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, ở Đông Sơn, CBGV biết tự làm được mọi việc, ít phải thuê khoán, ít tốn kém. 2.3.3. Biện pháp 3. Chú trọng chỉ đạo khai thác sử dụng thật hiệu quả môi trường đã có, trong quá trình khai thác sử dụng quan tâm đến việc cho trẻ được trải nghiệm, khám phá theo đúng quan điểm trẻ là trung tâm trong mọi hoạt động. a. Chỉ đạo các trường thường xuyên bổ sung, hoàn thiện CSVC, thiết bị, chống xuống cấp, khai thác sử dụng thật hiệu quả CSVC, thiết bị được đầu tư để nâng cao chất lượng CSGD trẻ - Chỉ đạo khai thác, sử dụng, bảo quản hiệu quả CSVC, thiết bị đã được đầu tư: Thường xuyên tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng đúng cách, tránh hư hỏng, sắp đặt đúng nơi quy định, đảm bảo nề nếp sinh hoạt , xóa bỏ những nếp sinh hoạt cũ thiếu tính gọn gàng ngăn nắp. Để nhanh hình thành nếp, cần chú trọng kiểm tra đột xuất nhiều lần, nhắc nhở, uốn nắn, hướng dẫn cách quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng hiệu quả, tạo thói quen tốt. Xử lý nghiêm những CBGV vi phạm. - Tiếp tục XD kế hoạch bổ sung, nâng cấp CSVC, thiết bị, khuôn viên, cảnh quan môi trường, XD kế hoạch đầu tư chống xuống cấp: Hàng năm, chỉ 13 đạo các trường rà soát lại tất cả các hạng mục xem mục nào đã hoàn chỉnh, mục nào cần bổ sung hoàn thiện ngay, mục nào đưa vào kế hoạch trong năm học tới….Sau đó, từng bước tìm nguồn để bổ sung cho hoàn thiện. Mỗi năm phải biết làm mới mình, phải đặt ra những chỉ tiêu hợp lý để phấn đấu. Khi hư hỏng phải sửa ngay, không nên để dồn việc. Qua các kì kiểm tra, Phòng GD&ĐT có thể tư vấn, định hướng cho các trường nên có kế hoạch đầu tư vào hạng mục nào trong thời gian tới để các trường nhìn nhận khách quan hơn. - Phối hợp, khai thác tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương; Khai thác nhân lực từ các lực lượng ở địa phương vào nâng cấp, cải tạo CSVC, thiết bị…. Làm thế nào để trường luôn tươi mới, trong khi lực lượng CBGV, NV còn mỏng, nguồn kinh phí hạn hẹp? luôn là trăn trở của CBQL các trường. Cần gợi mở, khuyến khích các trường khai thác các nguồn lực tại chỗ, không cần thiết phải thuê mượn nhiều hoặc mua sắm nhiều thiết bị đồ dùng, đồ chơi có sẵn đắt tiền, tốn kém, lãng phí…. Trường MN đa số là nữ, có một số việc quá sức, chị em không thể đảm đương được, trong khi không đủ kinh phí để cái gì cũng thuê khoán. Chúng tôi khuyến khích các trường MN kết nghĩa với các đoàn thể ở địa phương, vừa để giao lưu tổ chức các hoạt động ở địa phương, vừa khai thác sức lao động, năng lực của họ: Vào đầu năm học, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên thường giúp các trường quét vôi ve, cắt tỉa cây cối; Học sinh THCS thường lao động dọn dẹp xung quanh trường, đặc biệt là khu vực ngoài khuôn viên nhà trường; Hội phụ nữ, Hội phụ huynh cùng GV lau dọn vệ sinh, kê sắp phòng nhóm lớp; Trong năm học, ngoài các phòng nhóm lớp của mình, các lớp còn phụ trách thêm khu vực sân chơi, vườn hoa cây cảnh trong trường. Có thể gắn biển tên các lớp ở khu vực được giao phụ trách để tiện việc theo dõi, đôn đốc. GV các lớp có thể phối hợp với Hội phụ huynh để chăm sóc các khu vực được giao, giảm sức lao động cho GV, đồng thời tạo sự gắn kết trách nhiệm giữa phụ huynh với GV, với nhà trường trong việc chăm sóc, bảo vệ, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong nhà trường. Từ cách nghĩ, cách làm như vậy, đã giúp cho các trường MN ở Đông Sơn XD được MTGD đảm bảo tính ổn định lâu dài, mỗi năm phải hoàn thiện hơn, đẹp đẽ hơn. Nhiều trường đã được cải tạo, sửa chữa, bổ sung, nâng cấp nhiều. Có thể tự tin khẳng định, đến các trường MN của Đông Sơn bất cứ lúc nào đều đảm bảo xanh- sạch- đẹp- gọn gàng ngăn nắp, tạo nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt của trẻ, được lãnh đạo các cấp và phụ huynh tin tưởng, quý mến. b. Đổi mới nội dung và phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động vui chơi: Có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ở nhiều góc chơi như: Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm, Nhà hàng ăn uống, chơi gia đình, Người đầu bếp tí hon … 14 Góc xây dựng: xây dựng trường MN, gia đình hoặc doanh trại bộ đội… có bếp một chiều, có vườn rau theo ô dinh dưỡng, có mô hình VAC, có hệ thống nước, nhà vệ sinh hợp lý, mô hình nhà ở nông thôn xanh -sạch -đẹp… Góc học tập-sách: Nhà biên soạn sách tí hon, Thi chọn thực phẩm theo yêu cầu, Người nội trợ thông thái… Góc nghệ thuật: Cắm hoa, tỉa quả, , Bàn ăn của bé, vẽ, tô màu về các thực phẩm theo nhóm chất dinh dưỡng, làm bưu thiếp về hoa, quả, con vật… Góc thiên nhiên-cát -nước: Trồng cây, gieo hạt, in khuôn các loại con giống theo các nhóm thực phẩm, tạo mô hình VAC trên cát VD: Trò chơi “Nhà biên soạn sách tí hon”: Cô giáo cùng trẻ sưu tầm nhiều loại sách báo có hình ảnh phong phú, giấy gam trắng hoặc tận dụng giấy loại một mặt để đóng thành quyển. Tuỳ theo ý tưởng cô và trẻ đưa ra như: làm sách về hướng dẫn chế biến 1 món ăn, giới thiệu các thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc từ thực vật, thức ăn dành cho người gầy, thức ăn dành cho người béo, hướng dẫn và giới thiệu một số kiểu cắm hoa, bày trang trí quả, trang trí bàn ăn hoặc một số kiểu sắp xếp bếp ăn khoa học, đẹp mắt, hướng dẫn thứ tự 1 thao tác vệ sinh cá nhân, sách giới thiệu những ngôi nhà có kiến trúc đẹp v.v…để trẻ tìm và cắt các hình ảnh ở sách báo cho phù hợp và sau đó nhóm trẻ thảo luận tìm cách bố cục sách hay nhất, dán tạo thành sách có trang trí bìa, cô giáo có thể giúp trẻ ghi tên sách, trẻ có thể ghi số thứ tự các hình ảnh nếu cần theo ý định của trẻ. Sau đó trẻ trang trí sách trên giá và cuối buổi chơi được trình bày, giới thiệu với các nhóm chơi khác. Hoặc nhóm chơi gia đình, nhóm chơi Người nội trợ tí hon có thể đến mua về để học cách pha nước chanh, khi cắm hoa, tỉa quả hoặc nấu một món ăn nào đó. Làm như vậy sách không chỉ được đặt trên giá sách ở góc sách mà còn được dùng ở góc phân vai, góc nghệ thuật, góc xây dựng….không những giúp trẻ có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực mà còn tạo cơ hội cho trẻ được sáng tạo, tập diễn thuyết trước đông người, mạnh dạn nêu ý tưởng và biết phối hợp cùng nhau làm việc, trẻ biết được sản phẩm mình làm ra được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào và càng say mê sáng tạov.v… Có thể làm sách theo nhóm hoặc độc lập từng trẻ. Trò chơi Người đầu bếp tí hon: Trẻ có thể chơi nấu (giả vờ) nhiều loại món ăn theo thực đơn sao cho bữa ăn phải cân đối giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng, trẻ mô phỏng các thao tác chế biến món ăn đó theo quy trình như hướng dẫn của sách (do góc sách cung cấp) hoặc theo kinh nghiệm, khi nấu trẻ gọi được tên món ăn, người đi chợ cũng phải chọn các thực phẩm theo thực đơn, biết chọn thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng. Khi chế biến phải theo quy trình một chiều, phải tuân thủ các thao tác vệ sinh như : mặc trang phục nhà bếp, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa sạch tay với xà phòng…Khi nấu xong trẻ biết bày đặt, trang trí bàn ăn sao cho đẹp mắt, hấp dẫn, giới thiệu tên món ăn, tác dụng của món ăn đối với sức khoẻ hoặc có thể giới thiệu cả cách chế biến món ăn đó. Khi ăn cũng phải tuân thủ các thao tác vệ sinh trước, trong và sau khi ăn…Qua đó đã hình thành, rèn luyện cho trẻ những thói 15 quen vệ sinh tốt trong chế biến, trong ăn uống và trẻ sẽ ứng dụng trong cuộc sống thực của trẻ…Ngoài ra trẻ còn biết thêm nhiều món ăn và cách chế biến các món ăn đó (có thể là đúng hoặc chưa thực sự đúng chúng ta vẫn chấp nhận sau đó mới hướng dẫn, bổ sung sau, miễn là trẻ chơi say mê, hứng thú và có sáng tạo) Hoặc trò chơi “Thi chọn thực phẩm theo yêu cầu”: Từng nhóm 6-10 trẻ chơi với nhau, chia làm 2-3 đội chơi, cô hoặc một trẻ làm trọng tài điều khiển trò chơi. Có nhiều hộp đựng thực phẩm ở xung quanh, trọng tài đưa ra yêu cầu 3 đội chọn một loại thực phẩm nào đó, có thể nói tên thực phẩm, dùng câu đố hoặc mô tả đặc điểm của thực phẩm đó, các đội có nhiệm vụ tìm các hộp để lấy thực phẩm theo yêu cầu về đích đặt đúng vào rổ quy định đựng nhóm thực phẩm ấy (ở đích có 4 rổ đựng 4 nhóm thực phẩm cho các đội), sau các lượt chơi đội nào chọn đúng nhiều thực phẩm đội đó dành chiến thắng. Hoặc có thể cho trẻ đi dích dắc qua các chướng ngại vật lên tìm thực phẩm theo yêu cầu về đích bỏ vào rổ. Sử dụng 2-3 bảng cài gồm 2-4 dãy băng để giắt lô tô, trẻ đi dích dắc lên xếp lô tô phân lọai theo 4 nhóm thực phẩm hoặc gắn lô tô đúng thứ tự các thao tác làm 1 món ăn.v.v…( Bảng cài này không vẽ hoặc dán cố định các hình ảnh mà sử dụng theo dạng động : có thể thay hình ảnh theo mục đích sử dụng, như vậy với 2-4 bảng cài có thể sử dụng với nhiều trò chơi, nhiều hoạt động của trẻ) Những lần đầu cô hướng dẫn hoặc chơi cùng trẻ các lần sau cô để trẻ tự chơi và khuyến khích trẻ sáng tạo sau các lần chơi, đưa ra những ý tưởng chơi mới. Cô luôn tôn trọng ý tưởng chơi của trẻ và giúp trẻ thực hiện được ý tưởng ấy trọn vẹn hơn, hay hơn. Với cách tổ chức có kết hợp động- tĩnh như vậy đã gây được hứng thú cho trẻ, nhiều trẻ thích chơi ở các góc, say mê sáng tạo ra nhiều trò chơi mới và qua đó trẻ ngày càng có kiến thức sâu rộng và được rèn luyện kỹ năng thực hành tốt hơn. Cách làm trên cho thấy có thể gắn kết nhiều góc chơi với nhau, nhiều nội dung chơi với nhau trong hoạt động góc, sự phân chia giữa các góc chơi, giữa các nội dung chơi trong góc chỉ là tương đối đối với trẻ. Trẻ có thể độc lập sáng tạo hoặc phối hợp với nhóm bạn khi hoạt động để tạo ra sản phẩm chơi có chất lượng. 2.3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo các trường tăng cường trong việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, cởi mở trong nhà trường tạo cho trẻ thoải mái bộc lộ mong muốn và sẵn sàng chia sẻ cùng cô. Trường MN phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ, trong đó người lớn phải thực sự là tấm gương cho trẻ học tập, bắt chước, noi theo, vì vậy chúng tôi chỉ đạo các trường chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, ấm cúng để trẻ thực sự yêu thích khi đến trường, phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình. 16 Chỉ đạo các trường chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở. Ví dụ: + Giữa cô với cô phải mẫu mực, văn hóa, đoàn kết, thân ái, chân thành giúp nhau cùng tiến bộ; + Cô với trẻ thì cô phải mẫu mực trước trẻ, quan tâm yêu thương trẻ thực sự, đối xử công bằng với tất cả mọi trẻ….; + Giữa trẻ với trẻ gắn bó, yêu thương, thân thiết như anh chị em một nhà…; + Giữa trẻ với môi trường xung quanh phải thân thiện, có ý thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn để môi trường luôn xanh-sạch-đẹp- thân thiện… ; Quan hệ giữa cô và trẻ, giữa người lớn với nhau và trẻ với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh; Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo; Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ; Cần tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng dân cư ở địa phương để đảm bảo sự thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa trường MN, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc CSGD trẻ. 2.4. Hiệu quả đạt được Kết quả khảo sát cuối năm học vào thời điểm tháng 2/2018 ở 16 trường MN, 30 lớp MG; 46 CBGV, NV (16QL, 30 GV) như sau: * MTGD ngoài trời: Khảo sát 16 trường MN TT Số trường Tỉ lệ Nội dung đánh giá 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 3 4 Trường có đủ diện tích sân chơi và các khu vực chơi theo quy định Có sân chơi cứng với ít nhất 5-6 loại đồ chơi ngoài trời Có sân chơi mềm với ít nhất 5-6 loại đồ chơi, thiết bị phát triển vận động Có vườn cổ tích đảm bảo yêu cầu Có vườn rau của bé đảm bảo yêu cầu Các khu vực khác: khu chơi cát nước, dàn cây…. Các khu vực chơi đặt ở vị trí phù hợp, khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng. Mỗi khu vực có đủ thiết bị, đồ chơi phù hợp tính chất hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ. Có sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, đồ chơi sẵn có ở đạt YC 14 87.5 16 12 100 75.0 14 15 10 14 87.5 93.7 62.5 87.5 14 87.5 16 100 17 địa phương 5 Số trường được đánh giá chung đạt YC * MTGD trong lớp: Khảo sát 30 lớp MG TT Nội dung đánh giá 1 2 14 87.5 Số lớp đạt YC Tỉ lệ Lớp có đủ các góc theo quy định (4 –6 góc) 30 100 Lớp có các góc đặt ở vị trí phù hợp với tính chất hoạt 30 100 động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng. 3 Mỗi góc có 1-2 giá đồ chơi, tương đối phù hợp tính chất 28 93.3 hoạt động của góc. 4 Mỗi góc có ít nhất 10-15 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp, 27 90.0 đủ cho trẻ chơi. 5 Có sử dụng nhiều loại đồ chơi sẵn có ở địa phương 30 100 6 Có đủ dụng cụ, trang thiết bị cho trẻ sử dụng khi chơi 27 90.0 7 Có khu vệ sinh riêng, hiên trước, hiên sau đảm bảo yêu 28 93.3 cầu 8 Số lớp được đánh giá chung đạt YC 28 93.3 * Đối với trẻ: Khảo sát 100 trẻ MG qua việc trò chuyện, quan sát khi trẻ tham gia các hoạt động Số trẻ đạt Tỉ lệ TT Nội dung đánh giá YC 1 2 Hào hứng, thích thú tham gia chơi 95 95.0 Hiểu biết về nội dung chơi, cách chơi, cốt chuyện khi 90 90.0 chơi; Có kỹ năng sử dụng được đồ dùng, đồ chơi theo chức năng. 3 Tự biết tổ chức các trò chơi và chơi theo nhóm, có kỹ 82 82.0 năng giao tiếp với bạn chơi, thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ … 4 Biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi chung và phối 78 78.0 hợp với nhau để tổ chức trò chơi một cách có tổ chức, chơi có sự sáng tạo… 5 Có tính tự lập, tính kỷ luật khi chơi và biết tự đánh giá. 76 76.0 6 Số trẻ được đánh giá chung đạt YC 82 82.0 * Năng lực, trình độ giáo viên khi hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động: Khảo sát 30 giáo viên trực tiếp đứng lớp thông qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên và quan sát môi trường hoạt động trong lớp Số GV đạt Tỉ lệ TT Nội dung đánh giá 1 2 3 Số giáo viên có trình độ chuẩn trở lên Giáo viên nắm vững nguyên tắc XD MTGD cho trẻ MN Giáo viên coi trọng XD MTGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ YC 30 30 30 100 100 100 18 4 5 6 7 Giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi và thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi để tạo hứng thú cho trẻ. Giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động linh hoạt, phù hợp, kích thích được tính tích cực hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi chơi. Giáo viên có ý tưởng sáng tạo hay khi xây dựng và tổ chức hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ . Số giáo viên xếp loại chung đạt YC: 30 100 26 86.6 25 83.3 25 83.3 Qua khảo sát cuối năm học, tôi nhận thấy: * Về tình hình CSVC, trang thiết bị phục vụ XD MTGD: Đồ dùng đồ chơi tự làm và đồ dùng đồ chơi sử dụng từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương đã được các trường chỉ đạo giáo viên chú trọng khai thác sử dụng nhiều. Đa số các góc chơi sắp xếp khoa học, thuận tiện hơn cho hoạt động của trẻ, vì vậy đã thu hút được sự chú ý của trẻ. Hoạt động hướng dẫn trẻ thao tác, mô phỏng, trải nghiệm hiểu biết đã được giáo viên chú ý và đã có sự sáng tạo. Tuy nhiên, còn 2/16 trường diện tích chưa đảm bảo, các khu vực chơi và đồ dùng đồ chơi chưa phong phú, cần tiếp tục chỉ đạo tham mưu bổ sung trong thời gian tới. * Về kiến thức và kỹ năng của trẻ Đa số trẻ rất hào hứng tham gia chơi, đã biết cách chơi với đồ chơi, thao tác, kỹ năng chơi đã phong phú hơn… Đa số trẻ có ý thức kỷ luật tốt, biết tự lập; Có nhiều sáng tạo khi chơi, kỹ năng chơi phong phú hơn và góc chơi đã được đầu tư nên hấp dẫn với trẻ. Sự hợp tác chơi theo nhóm đã có sự bền vững, khả năng tự đánh giá, khả năng diễn đạt khi đánh giá lưu loát hơn… Tuy nhiên, cần tiếp tục chú trọng chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp để nâng cao tính tự lập, tích cực hoạt động cho trẻ và đề cao sự sáng tạo của trẻ khi chơi. * Về nhận thức và phương pháp của giáo viên 100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nắm vững các nguyên tắc cơ bản về XD MTGD. Giáo viên đã có nhiều đổi mới trong hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ. Sự sáng tạo trong việc trang trí sắp xếp và làm đồ dùng đồ chơi cho các góc của giáo viên đã được quan tâm đúng mức, GV đã linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ chơi ở các góc vì vậy mà góc chơi đã hấp dẫn trẻ, kỹ năng chơi của trẻ phong phú hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng đẻ GV có khả năng sáng tạo hơn trong việc tạo MTGD và linh hoạt hơn trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. 19 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận Sau một năm chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở huyện Đông Sơn cho thấy các biện pháp trên đã tác động mạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao, cần tiếp tục áp dụng các giải pháp này trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Từ thực tiễn triển khai thực hiện, bản thân đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ ở các trường MN huyện Đông Sơn như sau: Phải nắm vững thực trạng, chủ động tìm hiểu, xác định rõ nguyên nhân, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác XD MTGD phát huy tính tích cực của trẻ để có tư vấn chắc, đúng hướng cho các nhà trường. Bồi dưỡng, tập huấn để CBGV nắm chắc nguyên tắc chung của việc thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trẻ mầm non, từ đó giúp họ chủ động hơn trong việc tạo môi trường giáo dục và khai thác sử dụng môi trường giáo dục đã tạo ra nhằm phát huy tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ. Trên cơ sở các nhà trường đã nắm vững nguyên tắc về xây dựng MTGD phát huy tính tích cực của trẻ, lập kế hoạch chỉ đạo cho từng giai đoạn, tập trung chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn các nhà trường có các giải pháp thực tiễn cải tạo, bổ sung môi trường trong lớp, ngoài trời. Chú trọng chỉ đạo khai thác sử dụng thật hiệu quả môi trường đã có, trong quá trình khai thác sử dụng bổ sung thêm cho hoàn thiện. Tăng cường đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ và khơi dậy tính tự giác, sáng tạo của CBGV trong việc tạo MTGD trong trường, lớp MN. Chỉ đạo các trường chú trong xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, nhân văn trong nhà trường. Đặc biệt người lớn phải thực sự là tấm gương cho trẻ học tập. 3.2. Kiến nghị Để trẻ được tích cực tham gia các hoạt động để phát triển toàn diện, ngoài việc phát huy nội lực của các nhà trường, rất cần sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành. Để thuận lợi hơn cho việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi có một số kiến nghị sau: * Đối với cấp tỉnh, cấp huyện Cần bổ sung đủ định biên CBGV, nhân viên theo quy định để giảm bớt cường độ, thời gian lao động của GV, từ đó GV có điều kiện chuyên tâm với việc CSGD trẻ và có thời gian nhiều hơn để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, xây dựng môi trường giáo dục phong phú và nghiên cứu sáng tạo trong phương pháp khai thác môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ. Tạo nhiều cơ hội để CBGV được giao lưu, tham quan, học tập về chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường các lớp bồi dưỡng tập huấn về xây dựng môi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan