Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với mục tiêu bảo vệ mô...

Tài liệu Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với mục tiêu bảo vệ môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế một số lưu ý cho việt nam

.PDF
100
1
132

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN THỊ PHƢƠNG UYÊN MSSV: 1853801090090 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ - MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 - 2022 Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Xuân Mỹ Hiền TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ NGUYỄN THỊ PHƢƠNG UYÊN MSSV: 1853801090090 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ - MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 - 2022 Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Xuân Mỹ Hiền TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô Khoa Luật Quốc tế đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Xuân Mỹ Hiền đã quan tâm, giúp đỡ, hƣớng dẫn em tận tình, tâm huyết trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Nhờ sự định hƣớng và góp ý của cô, em đã có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những ngƣời đã luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên em trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. Lời cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Phƣơng Uyên 4 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Nguyễn Xuân Mỹ Hiền, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Uyên 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt ACIA Hiệp định Đầu tƣ toàn diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN Comprehensive Investment Agreement) BIT Hiệp định đầu tƣ song phƣơng (Bilateral investment treaty) CETA Hiệp định Thƣơng mại tự do EU – Canada (Comprehensive Economic and Trade Agreement between Canada and the European Union) CIL Luật tập quán quốc tế (Customary International Law) COREMA Ủy ban môi trƣờng khu vực đô thị (Comisión Regional del Medio Ambiente, Región Metropolitana) CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) ĐƢQT Điều ƣớc quốc tế ECT Hiệp ƣớc Hiến chƣơng năng lƣợng (Energy Charter Treaty) EIS Nghiên cứu tác động môi trƣờng (Environmental Impact Study) EVFTA Hiệp định thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (European – Vietnam Free Trade Agreement) EVIPA Hiệp định bảo hộ đầu tƣ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU – Vietnam Investment Protection Agreement) FTA Hiệp định Thƣơng mại Khu vực (Free Trade Agreement) FET Đối xử công bằng và thỏa đáng (Fair and Equitable Treatment) HĐTT Hội đồng trọng tài IIA Hiệp định đầu tƣ quốc tế (International investment agreement) IL Luật quốc tế (International Law) ICSID Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tƣ quốc tế (International 6 Centre for Settlement of Investment Disputes) IISD Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (International Institute for Sustainable Development) KVCĐ Kỳ vọng chính đáng MFN Đối xử tối huệ quốc (Most – Favored – Nation) MST Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu (Minimum Standard of Treatment) NAFTA Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement) NĐT Nhà đầu tƣ NT Đối xử quốc gia (National Treatment) PMRA Cơ quan quản lý dịch hại của Canada (The Pest Management Regulatory Agency) PMRS Kế hoạch quản lý đô thị của Santiago (The Plano Regulador Metropolitano de Santiago) RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership) SCC Viện trọng tài của Phòng Thƣơng mại Stockholm (Arbitration Institute of the Stockholm Chamber of Commerce) UNCITRAL Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế (United Nations Commission On International Trade Law) UNCTAD Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (United Nations Conference on Trade and Development) 7 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................9 CHƢƠNG I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ ....................................................................................22 1.1. Khái niệm tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong hiệp định đầu tƣ quốc tế ......................................................................................................22 1.2. Các cách quy định tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong hiệp định đầu tƣ quốc tế .............................................................................................24 1.2.1. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng liên kết với luật quốc tế luật tập quán quốc tế.......................................................................................25 1.2.2. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng độc lập (không giới hạn) ...........................................................................................................................29 1.2.3. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với các nội dung thực chất bổ sung .....................................................................................................31 1.3. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng và vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong pháp luật đầu tƣ quốc tế...........................................................................39 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................49 CHƢƠNG II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƢ CỦA VIỆT NAM – MỘT SỐ LƢU Ý ............................50 2.1. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong các hiệp định đầu tƣ của Việt Nam .........................50 2.1.1. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong các hiệp định đầu tƣ song phƣơng của Việt Nam...................................................................................................................51 8 2.1.2. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong các hiệp định thƣơng mại tự do của Việt Nam...................................................................................................................52 2.2. Quy định và thực tiễn bảo vệ môi trƣờng trong pháp luật đầu tƣ của Việt Nam...............................................................................................................63 2.3. Một số lƣu ý cho Việt Nam ..........................................................................72 2.3.1. Cách thức giảm thiểu rủi ro vi phạm tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng ..........................................................................................................72 2.3.2. Dự đoán cách giải thích tiêu chuẩn đối xử công bằng và thoả đáng trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp .............................................................74 2.3.3. Hƣớng đàm phán tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong các hiệp định đầu tƣ quốc tế trong tƣơng lai ................................................77 KẾT LUẬN CHƢƠNG II.......................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều các Hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tƣ đƣợc ký kết giữa các quốc gia để thúc đẩy các hoạt động đầu tƣ quốc tế, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tƣ (sau đây gọi tắt là NĐT) nƣớc ngoài. Cùng với đó, quyền của quốc gia tiếp nhận đầu tƣ (sau đây gọi tắt là QGTNĐT) trong việc theo đuổi các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng cũng dần trở thành một trong những mối quan tâm đặc biệt trong các hiệp định này. Đối với một số hiệp định đầu tƣ thế hệ cũ đƣợc ký kết trƣớc đây, các điều khoản quy định về vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái tại QGTNĐT chƣa đƣợc quan tâm đàm phán và ghi nhận. Các hiệp định này đƣợc ký kết chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chú trọng vào số lƣợng hơn chất lƣợng. Do đó, khi các NĐT nƣớc ngoài tiến hành những hoạt động đầu tƣ, khai thác, kinh doanh làm ô nhiễm và gây tác động xấu đến môi trƣờng, QGTNĐT phải gánh chịu những rủi ro và hệ lụy về môi trƣờng.1 Vì vậy, hiện nay, bên cạnh mục đích trọng tâm nhằm bảo hộ các NĐT và khoản đầu tƣ, các quốc gia đã chú ý nhiều hơn đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng, cùng đàm phán, thƣơng thảo và đƣa ra những quy định cụ thể trong các Hiệp định đầu tƣ quốc tế (International Investment Agreement – IIA), nhằm cân bằng giữa mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trƣờng. Có thể nói, một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong pháp luật đầu tƣ quốc tế để bảo hộ hiệu quả quyền lợi của NĐT nƣớc ngoài, thƣờng đƣợc các bên 1 Điển hình nhƣ Hiệp định đầu tƣ giữa Indonesia và Hà Lan đƣợc ký kết vào năm 1994 không có điều khoản quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của NĐT, cũng nhƣ không có chế tài cho những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của NĐT tại quốc gia sở tại. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa Công ty PT Newmont Minahasa Raya (đƣợc xác định là có quốc tịch Hà Lan) và Chính phủ Indonesia vào năm 2004 khi Chính phủ nƣớc này khi ban hành các văn bản pháp luật về môi trƣờng nhằm chống lại hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của NĐT. Tuy nhiên, do không có một quy định pháp lý cụ thể và minh thị về vấn đề này trong Hiệp định đầu tƣ đƣợc ký kết giữa hai nƣớc nên biện pháp này của Indonesia bị xem nhƣ hành vi truất hữu gián tiếp làm ảnh hƣởng đến lợi ích của NĐT. Từ đó, khiếu kiện của Chính phủ Indonesia đòi bồi thƣờng thiệt hại để phục hồi môi trƣờng sinh thái đã không đƣợc cơ quan quyết tranh chấp chấp nhận. Indonesia sau đó chỉ có thể ký kết một thỏa thuận thiện chí với Công ty Newmont mà không đƣợc bồi thƣờng thỏa đáng cho những thiệt hại mà môi trƣờng của quốc gia này phải gánh chịu. Phán quyết trọng tài vụ Nusa Tenggara Partnership B.V. and PT Newmont Nusa Tenggara v. Republic of Indonesia ARB/14/15 (ICSID), đƣợc ban hành ngày 29/08/2014. 10 viện dẫn khi có tranh chấp liên quan đến các khoản đầu tƣ, đó là tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng (Fair and Equitable Treatment – FET) – tiêu chuẩn đƣợc ghi nhận trong hầu hết các IIA.2 Tuy vậy, với phạm vi giải thích khá rộng để ngăn chặn các hành vi không phù hợp của QGTNĐT lên NĐT và các khoản đầu tƣ, tiêu chuẩn FET đƣợc quy định khác nhau trong từng Hiệp định và giải thích khác nhau tùy thuộc vào các tình tiết của vụ việc khi có tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tƣ quốc tế. Ví dụ, trong vụ Compañiá de Aguas del Aconquija S.A. and Vivendi Universal S.A. v. Argentine Republic,3 Hội đồng trọng tài (sau đây gọi tắt là HĐTT) của Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tƣ quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes – ICSID) đã không giải thích các yếu tố cấu thành nên sự vi phạm tiêu chuẩn FET.4 Ngƣợc lại, HĐTT trong vụ Tecnicas Medioambientales Tecmed S.A v. The United Mexican States lại giải thích đầy đủ và chi tiết các yếu tố cấu thành nên tiêu chuẩn FET liên quan tới môi trƣờng.5 Có thể thấy rằng, mặc dù tiêu chuẩn FET trong các BIT đƣợc đề cập trong hai vụ tranh 2 Hầu hết các vụ tranh chấp trong đầu tƣ quốc tế do NĐT nƣớc ngoài khởi kiện QGTNĐT đều có đề cập đến việc tiêu chuẩn FET đã không đƣợc quốc gia sở tại tuân thủ. Một số vụ kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp về đầu tƣ quốc tế có viện dẫn đến tiêu chuẩn FET: Tecnicas Medioambientales Tecmed S.A v. The United Mexican States, Nusa Tenggara Partnership B.V. and PT Newmont Nusa Tenggara v. Republic of Indonesia, Azurix Corp. v. The Argentina Republic, Pope & Talbot Inc. v. The Government of Canada, Compañiá de Aguas del Aconquija S.A. and Vivendi Universal S.A. v. Argentine Republic… 3 NĐT Vivendi (quốc tịch Pháp) có hoạt động đầu tƣ đƣợc ƣu đãi (dựa trên Thỏa thuận nhƣợng quyền năm 1995 của chính quyền tỉnh Tuccumán, Argentina) nhằm vận hành một hệ thống phân phối nƣớc đƣợc tƣ nhân hóa. Sau đó dự án này đã bị đóng cửa do có cáo buộc về gây ô nhiễm môi trƣờng. Vivendi cáo buộc Chính quyền Argentina vi phạm tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng đƣợc quy định trong BIT giữa Pháp và Argentina, đồng thời khởi kiện ra ICSID yêu cầu QGTNĐT bồi thƣờng thiệt hại do các biện pháp mà quốc gia này đã áp đặt lên khoản đầu tƣ và NĐT. Phán quyết trọng tài vụ Compañiá de Aguas del Aconquija S.A. and Vivendi Universal S.A. v. Argentine Republic ARB/97/3 (ICSID), đƣợc ban hành ngày 20/8/2007, đoạn 1.1.1, 1.1.2, 1.1.7. 4 HĐTT trong vụ việc này chỉ dựa trên nội dung tại quy định về tiêu chuẩn trên, cũng nhƣ mục tiêu của Hiệp định đầu tƣ giữa Pháp (quốc tịch của NĐT) và Cộng hòa Argentina đƣa ra ở lời nói đầu, để đƣa ra phán quyết liệu QGTNĐT có vi phạm tiêu chuẩn FET hay không mà không đề cập đến mục tiêu bảo vệ môi trƣờng của quốc gia sở tại. Phán quyết trọng tài vụ Compañiá de Aguas del Aconquija S.A. and Vivendi Universal S.A. v. Argentine Republic ARB/97/3 (ICSID), đƣợc ban hành ngày 20/8/2007, đoạn 7.4.3. 5 Trong vụ Tecnicas Medioambientales Tecmed S.A v. The United Mexican States, Nguyên đơn là Công ty Tecnicas Medioambientales Tecmed - NĐT của Tây Ban Nha khởi kiện QGTNĐT là Mexico theo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ đƣợc ký kết giữa hai nƣớc. Tranh chấp phát sinh từ việc công ty con của Tecmed là Cytrar, bị từ chối gia hạn giấy phép cho việc vận hành một bãi chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại. Nguyên đơn cho rằng hành vi này của QGTNĐT là tùy tiện, không minh bạch, không tôn trọng kỳ vọng chính đáng của NĐT, do đó vi phạm nghĩa vụ FET theo BIT giữa Tây Ban Nha và Mexico. Phán quyết trọng tài vụ Tecnicas Medioambientales Tecmed S.A v. The United Mexican States ARB(AF)/00/2 (ICSID), đƣợc ban hành ngày 29/05/2003, đoạn 58, 59. 11 chấp trên đều đƣợc liên kết với luật quốc tế (International Law – IL), tức có cùng cách thức thiết kế điều khoản, nhƣng lại đƣợc HĐTT giải thích theo những hƣớng hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu quy định về tiêu chuẩn FET kết hợp với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong pháp luật đầu tƣ quốc tế là hoạt động cần thiết nhằm tối ƣu hóa việc áp dụng quy định của pháp luật để bảo hộ các NĐT, khoản đầu tƣ và đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trƣờng tại các QGTNĐT nói riêng và của toàn nhân loại nói chung. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh mà phần lớn các Hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tƣ song phƣơng trƣớc đây đƣợc ký kết giữa Việt Nam với các quốc gia sắp sửa đến giai đoạn hết thời hạn hiệu lực và tái ký kết, đàm phán,6 cũng nhƣ để tham gia vào các IIA và Hiệp định thƣơng mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) có quy định về vấn đề đầu tƣ trong tƣơng lai, việc nghiên cứu cách thức quy định liên quan đến tiêu chuẩn FET tích hợp với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng là tiền đề để Việt Nam vừa thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình đối với các NĐT và khoản đầu tƣ nƣớc ngoài, vừa đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển bền vững môi trƣờng phù hợp với quy định trong pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thế hệ mới7 có điều khoản quy định về đầu tƣ liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT nhƣ: Hiệp định Đối 6 Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại Hàn dân quốc về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ có hiệu lực từ năm 2004, thời hạn mƣời năm và tiếp tục có hiệu lực, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chƣa đàm phán để tái ký kết và quy định thêm vấn đề về bảo vệ môi trƣờng của NĐT tại QGTNĐT; Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vƣơng quốc Campuchia đƣợc ký kết vào năm 2001, và Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vƣơng quốc Campuchia về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ ký năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2015 đều không ghi nhận vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Tính đến thời điểm hiện tại, hiệu lực của Hiệp định này sắp sửa bƣớc vào giai đoạn kết thúc và có thể đàm phán, tái ký kết để bổ sung thêm điều khoản về bảo vệ môi trƣờng tại QGTNĐT; Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ lẫn nhau giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Hungary ký kết vào năm 1995 và có hiệu lực trong vòng mƣời năm, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có thể tái ký kết, đàm phán lại các điều khoản theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT nhiều hơn bên cạnh mục tiêu trọng tâm của hiệp định là bảo vệ khoản đầu tƣ và NĐT. 7 “Về cơ bản, thuật ngữ FTA thế hệ mới được sử dụng là hoàn toàn mang tính tương đối để chỉ những FTA có nội dung điều chỉnh mở rộng ra ngoài phạm vi “truyền thống”… các FTA thế hệ mới có phạm vi điều chỉnh bao gồm cả các nội dung phi thương mại như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững, quản trị.” Vũ Kim Ngân và Phạm Hồng Sơn, Một số vấn đề lý luận về Hiệp định Thƣơng mại tự do thế hệ mới (FTA), Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số 03(124)/2019-2019, tr. 3-15. 12 tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP), Hiệp định Thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (European – Vietnam Free Trade Agreement – EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tƣ Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU- Vietnam Investment Protection Agreement – EVIPA). Các hiệp định này đều quy định mục tiêu bảo vệ lợi ích của các NĐT song song với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia sở tại ngay tại lời nói đầu và cụ thể trong các điều khoản của hiệp định, nhằm hạn chế và ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ - MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến việc bảo hộ NĐT và khoản đầu tƣ nƣớc ngoài, tiêu chuẩn FET là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất và đƣợc quan tâm nghiên cứu trong pháp luật đầu tƣ quốc tế. Những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, nội dung, phạm vi điều chỉnh cũng nhƣ thực tiễn áp dụng của tiêu chuẩn này đã đƣợc đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, chƣa có một công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu toàn diện về “MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT NAM”. Một số tài liệu trong và ngoài nƣớc có đề cập đến có ghi nhận một số khía cạnh liên quan đến vấn đề trên: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc  Sách/ Giáo trình - Trịnh Hải Yến (2017), Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế, Học viện ngoại giao, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật: Giáo trình đề cập đến pháp luật Đầu tƣ quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn FET. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập sơ lƣợc đến cách quy định về nghĩa vụ đối xử công bằng và thỏa đáng trong các IIA, về thực tiễn áp dụng 13 cũng nhƣ mối quan hệ của nghĩa vụ này với luật tập quán quốc tế (Customary International Law – CIL), không phân tích tiêu chuẩn FET liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2017), Textbook on International Investment Law, Claudio Dordi và Nguyễn Tâm Thanh, NXB trẻ: Giáo trình nghiên cứu tổng quan và toàn diện tất cả các khía cạnh cơ bản trong pháp luật đầu tƣ quốc tế, bao gồm các tiêu chuẩn dùng để bảo hộ NĐT nƣớc ngoài. Trong đó, Chƣơng 4 của giáo trình trình bày định nghĩa, phạm vi giải thích và cách áp dụng tiêu chuẩn FET. Tuy nhiên, giáo trình chƣa đề cập sâu đến mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. - Trƣờng Đại học ngoại thƣơng (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Vũ Chí Lộc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội: Tác phẩm trình bày tiêu chuẩn FET một cách tổng quát tại chƣơng 6 về IIA. Tuy nhiên, tác phẩm chƣa đề cập đến mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT.  Bài báo khoa học/ Công trình nghiên cứu - Đào Kim Anh (2018), Bảo vệ kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tƣ trong pháp luật đầu tƣ quốc tế và một số lƣu ý cho Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số 4 /2018: Bài viết phân tích một trong những yếu tố quan trọng khi xem xét tiêu chuẩn FET là bảo vệ kỳ vọng chính đáng (sau đây gọi tắt là KVCĐ) của NĐT, ở khía cạnh hình thành và thực tiễn áp dụng của tiêu chuẩn cũng nhƣ đƣa ra các lƣu ý cho Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng khi giải thích yếu tố này. - Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2019), Liên hệ tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng – Một số đề xuất cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 06(127)/2019, tr. 82-94: Bài viết phân tích tiêu chuẩn FET liên kết với tiêu chuẩn đối xử tối thiểu (Minimum Standard of Treatment – MST) đối với ngƣời nƣớc ngoài theo tập quán quốc tế trong Hiệp định CPTPP, đồng thời xem xét một hành vi vi phạm tiêu chuẩn FET dựa trên mục tiêu, mục đích của hiệp 14 định, trong đó có mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong hiệp định CPTPP, chƣa đề cập đến các IIA khác mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, tác giả cũng chỉ nghiên cứu tiêu chuẩn FET liên kết với MST, không đề cập đến những cách ghi nhận tiêu chuẩn FET khác. - Trần Thăng Long (2019), Áp dụng quy định trƣờng hợp ngoại lệ về môi trƣờng trong pháp luật đầu tƣ quốc tế và một số so sánh với thực tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 04 (380)/2019: Công trình này đề cập chủ yếu đến vấn đề truất hữu tài sản của NĐT nƣớc ngoài có hoạt động kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng trên cơ sở pháp luật quốc gia và quốc tế, đồng thời trình bày một số vụ tranh chấp về đầu tƣ quốc tế liên quan đến tiêu chuẩn FET đƣợc xem xét thế nào tại cơ quan giải quyết tranh chấp về đầu tƣ. Tuy vậy, trọng tâm của công trình nghiên cứu này không hƣớng đến xem xét mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. - Nguyễn Xuân Mỹ Hiền (2021), Sự phát triển của tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06(127)/2019-2019, tr. 48-59: Bài viết phân tích phạm vi áp dụng tiêu chuẩn FET thông qua bốn yếu tố đƣợc nêu ra bởi hai học giả đầu tƣ quốc tế là Rudolf Dolzer và Christoph Schreuer. Đồng thời, tác giả cũng trình bày bốn ngƣỡng vi phạm đối với một biện pháp đƣợc ban hành bởi QGTNĐT. Tuy nhiên, tác phẩm không đề cập đến mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với vấn đề bảo vệ môi trƣờng.  Luận văn thạc sĩ/ Luận án - Ngô Nguyễn Thảo Vy (2018), Quy định về quyền bảo vệ môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định đầu tư quốc tế - Kiến nghị cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Công trình này nghiên cứu về quyền bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT trong pháp luật Đầu tƣ quốc tế, trong đó có giải thích khái niệm quyền bảo vệ lợi ích công cộng của Nhà nƣớc liên quan đến bảo vệ môi trƣờng. Cụ thể luận văn đề cập đến tiêu chuẩn FET (hay 15 còn gọi là tiêu chuẩn đối xử công bằng và hợp lý nhƣ đƣợc sử dụng trong công trình nghiên cứu này) bao gồm các yếu tố nào đƣợc các HĐTT viện dẫn khi giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, tác giả chỉ diễn giải trọng tâm yếu tố KVCĐ của NĐT đƣợc hiểu thế nào liên quan đến phạm vi thực hiện quyền bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT, chƣa đề cập đến các khía cạnh khác của tiêu chuẩn FET. - Nguyễn Xuân Mỹ Hiền (2020), Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong tranh chấp đầu tư quốc tế về chương trình FIT – Một số lưu ý cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Luận văn đề cập đến tiêu chuẩn FET trong các FTA, cụ thể là Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement - NAFTA), Hiệp ƣớc hiến chƣơng năng lƣợng và các IIA mà Việt Nam ký kết, thông qua các tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT trong khuôn khổ các hiệp định. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến tiêu chuẩn FET liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong công trình này. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài  Sách/ Giáo trình - UNCTAD Series on Issues in International Investment Agreements II (2012), Fair and equitable treatment - A Sequel: Công trình này nghiên cứu một cách tổng quát và đầy đủ những vấn đề có liên quan đến tiêu chuẩn FET trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về đầu tƣ quốc tế của các HĐTT. Tác phẩm trình bày lịch sử phát triển và ra đời của tiêu chuẩn FET, các cách thức thiết kế điều khoản FET trong IIA, đồng thời đề xuất một số cách tiếp cận cho các nhà lập pháp trong quá trình đàm phán và tạo dựng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, tác phẩm không đề cập đến vấn đề về sự liên kết của tiêu chuẩn FET với việc bảo vệ môi trƣờng đƣợc các HĐTT giải quyết thế nào trong thực tiễn xét xử. - OECD (2004), Fair and Equitable Treatment Standard in International Investment Law, OECD Publishing: Tác phẩm ghi nhận nguồn gốc của tiêu chuẩn FET, các cách quy định điều khoản trong các thỏa thuận quốc tế và thực tiễn quốc gia, trong đó phân tích tiêu chuẩn FET đƣợc hiểu thế nào khi liên kết với tiêu chuẩn đối xử theo CIL, khi là một phần của IL bao gồm tất cả các nguồn, và cả khi đƣợc 16 xét đến nhƣ một tiêu chuẩn độc lập. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cập đến thực tiễn giải thích điều khoản trong từng trƣờng hợp qua các vụ tranh chấp quốc tế về đầu tƣ. Tuy nhiên, tác phẩm không nghiên cứu cách giải thích tiêu chuẩn FET có liên quan thế nào đến vấn đề về bảo vệ môi trƣờng. - Rudoff Dolzer (2005), Fair and Equitable Treatment: A Key Standard in Investment Treaties, International Lawyer, Volume 39: Công trình này nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiêu chuẩn FET dựa trên các học thuyết đƣợc quy định trong luật pháp quốc tế và thông qua thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp đầu tƣ từ năm 2000 đến 2004. Tuy nhiên, tác giả không phân tích yếu tố môi trƣờng khi xem xét sự vi phạm của tiêu chuẩn. - Rumana Islam (2018), Fair and Equitable Treatment (FET) Standard in Arbitral Practice: Sustainable Development in Context, Springer: Tác phẩm nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với vấn đề phát triển bền vững dựa trên bảy nguyên lý về phát triển bền vững đƣợc đƣa ra bởi Hiệp hội Luật pháp Quốc tế (International Law Association). Tác giả cũng trình bày tiêu chuẩn FET trong bối cảnh phát triển bền vững thông qua thực tiễn và luật học trọng tài, những thách thức đối với HĐTT trong quá trình giải thích sự phát triển bền vững khi đánh giá sự vi phạm tiêu chuẩn FET. Đồng thời, những giải pháp để điều chỉnh những vấn đề này cũng đƣợc tác giả đề xuất. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu sâu về cách thức mà HĐTT giải thích tiêu chuẩn FET liên quan đến một biện pháp môi trƣờng đƣợc ban hành bởi nhà nƣớc. - Ying Zhu (2018), Fair and Equitable Treatment of Foreign Investors in an Era of Sustainable Development, Natural Resources Journal: Trong tác phẩm này, tác giả trình bày quá trình phát triển và những thách thức của tiêu chuẩn FET trong kỷ nguyên phát triển bền vững, bốn mô hình về ngƣỡng của tiêu chuẩn trong pháp luật đầu tƣ quốc tế, cũng nhƣ những yếu tố cấu thành của tiêu chuẩn FET khi liên quan đến vấn đề môi trƣờng. Thông qua thực tiễn trọng tài, tác giả đề cập đến những tiêu chí thành phần của tiêu chuẩn FET khi liên quan đến vấn đề về môi trƣờng. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những yêu cầu cần thiết để một biện pháp môi 17 trƣờng mà quốc gia ban hành không bị đánh giá là vi phạm tiêu chuẩn FET. Tuy nhiên, tác phẩm không phân tích cách quy định tiêu chuẩn FET có bao gồm yếu tố môi trƣờng trong đó hay không. - Yulia Levashova (2016), Fair and Equitable Treatment and the Protection of the Environment: Recent Trends in Investment Treaties and Investment Cases, Natural Resources Journal, Volume 58, Issue 2 Summer: Tác phẩm trình bày khái quát về định nghĩa và những cách thức ghi nhận tiêu chuẩn FET, đồng thời phác thảo năm lựa chọn cho việc thiết kế điều khoản FET trong các hiệp định đầu tƣ. Bên cạnh đó, tác giả tập trung chủ yếu vào mô hình tiêu chuẩn FET liên kết với tiêu chuẩn tối thiểu đƣợc ghi nhận trong NAFTA, cách thức giải thích tiêu chuẩn này đối với một biện pháp môi trƣờng do quốc gia ban hành. Tuy nhiên, tác giả không trình bày những cách thức ghi nhận tiêu chuẩn FET khác (ví dụ nhƣ tiêu chuẩn FET độc lập, không giới hạn; hay tiêu chuẩn FET liên kết với IL) đƣợc giải thích thế nào nếu biện pháp mà QGTNĐT ban hành là nhằm mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. - Rumana Islam (2019), Does Fair and Equitable Treatment (FET) Standard in International Investment Treaties Create a Customary Rule of International Law?, Dhaka University Law Journal, Volume 30: Bài viết đề cập đến tiêu chuẩn tối thiểu trong IL và CIL. Đồng thời tác giả phân tích tiêu chuẩn này trong các IIA để đƣa ra kết luận rằng tiêu chuẩn FET không tạo thành một phần của luật tập quán trong bối cảnh các BIT. Thế nhƣng, tác phẩm không trình bày vấn đề liên quan đến môi trƣờng trong công trình nghiên cứu của mình. - Rudolf Dolzer (2014), Fair and Equitable Treatment: Today‟s Contours, Santa Clara Journal of International Law, Volume 12: Tác phẩm trình bày những vấn đề lý luận chung nhất của tiêu chuẩn FET. Tác giả cũng phân tích những yếu tố riêng biệt (individual components) cấu thành nên tiêu chuẩn FET cũng nhƣ mối liên hệ của tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn khác đƣợc quy định trong các IIA. Thế nhƣng, tác phẩm không đề cập đến mối liên hệ của tiêu chuẩn FET với vấn đề bảo vệ môi trƣờng.  Luận án/ Luận văn 18 - Abhijit P.G. Pandya (2011), Interpretations and Coherence of the Fair and Equitable Treatment Standard in Investment Treaty Arbitration, Luận án tiến sĩ, London School of Economics: luận án phân tích chuyên sâu về tiêu chuẩn FET, các yếu tố cấu thành nên tiêu chuẩn, cũng nhƣ đề xuất các giải pháp để nhà nƣớc thực hiện hiệu quả nghĩa vụ của mình đƣợc quy định bởi tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, tác giả thực hiện công trình nghiên cứu dựa trên lý luận đơn thuần đối với những vấn đề tổng quát nhất, không tập trung vào vấn đề môi trƣờng đƣợc diễn giải thế nào trong tiêu chuẩn FET. - Om Krishna Shrestha (2016), A Host State Regulatory Right in Fair and Equitable Treatment (FET) in Bilateral Investment Treaties (BITs), Luận văn thạc sĩ, University of Lapland: luận văn tập trung nghiên cứu quyền ban hành của QGTNĐT trong mối liên hệ với chuẩn FET dựa trên các hiệp định đầu tƣ song phƣơng (Bilateral Investment Treaties – BIT) cũng nhƣ thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Tác giả có dành một phần để trình bày quyền ban hành quy định bảo vệ môi trƣờng của nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong phần này tác giả chỉ đƣa ra các vụ tranh chấp mà HĐTT ghi nhận quyền chủ quyền trong việc ban hành của nhà nƣớc, không phân tích cụ thể tiêu chuẩn FET đƣợc tích hợp với vấn đề bảo vệ môi trƣờng thế nào. - Kareem Islam (2017), Investor's Legitimate Expectations Under the Fair and Equitable Standard. Should They Be Protected?, Legal and Practical Obstacles, Master’s Thesis 15 ECTS, Upssala university - Department of Law: Luận văn tập trung phân tích yếu tố KVCĐ của NĐT – một trong những yếu tố cấu thành nên tiêu chuẩn FET dựa trên các học thuyết và thực tiễn trọng tài. Luận văn dành một phần để trình bày quyền ban hành quy định của QGTNĐT trong mối quan hệ với KVCĐ, trong đó có quyền ban hành biện pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng. Đáng lƣu ý, tác giả kết luận rằng việc thực hiện nghĩa vụ về KVCĐ sẽ đặt các quốc gia vào những rủi ro pháp lý liên quan đến sự vi phạm các tiêu chuẩn bảo hộ khác, cụ thể là tiêu chuẩn đối xử tối huệ quốc (Most – favored – nation – MFN) và tiêu 19 chuẩn đối xử quốc gia (National Treatment – NT). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET và vấn đề bảo vệ môi trƣờng không đƣợc phân tích trong tác phẩm này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Thứ nhất, đề tài nghiên cứu về tiêu chuẩn FET trong pháp luật đầu tƣ quốc tế. Trong đó đề tài trình bày định nghĩa, cách quy định của tiêu chuẩn FET và một số vấn đề lý luận khác liên quan đến mối liên hệ giữa tiêu chuẩn này với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, đề tài tập trung phân tích các vụ kiện liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT bị cáo buộc vi phạm tiêu chuẩn FET. Qua đó làm rõ cách giải thích, bình luận, đánh giá và xu hƣớng diễn giải tiêu chuẩn này của HĐTT khi NĐT dựa vào đó để khởi kiện quốc gia sở tại. Thứ hai, đề tài chỉ ra các cách quy định về tiêu chuẩn FET trong các IIA mà Việt Nam là thành viên, cũng nhƣ mối liên hệ giữa tiêu chuẩn này với vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Trên cơ sở đó, đề tài nêu lên những chính sách, biện pháp môi trƣờng mà chính phủ Việt Nam theo đuổi có nguy cơ bị cáo buộc vi phạm tiêu chuẩn FET đƣợc quy định trong các IIA này. Cuối cùng, đề tài trình bày một số cách thức giảm thiểu rủi ro vi phạm tiêu chuẩn FET cũng nhƣ dự đoán xu hƣớng giải thích của HĐTT liên quan đến một biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Từ đó đề xuất hƣớng đàm phán tiêu chuẩn FET cho Việt Nam trong tƣơng lai. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực tiễn giải thích tiêu chuẩn FET liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong pháp luật đầu tƣ quốc tế. Tác giả sẽ phân tích liệu khi xem xét đến các yếu tố cấu thành nên tiêu chuẩn đối FET, các HĐTT giải quyết tranh chấp có xem xét đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng của NĐT tại QGTNĐT hay không. Hay vấn đề về bảo vệ môi trƣờng sẽ không đƣợc xem xét trong tiêu chuẩn FET, mà chỉ đƣợc xem xét khi viện dẫn các ngoại lệ về bảo vệ lợi ích công cộng hay điều khoản về truất hữu tài sản của NĐT. Từ đó, tác giả chỉ ra những điểm bất cập trong cách quy định về nội dung của tiêu chuẩn FET trong các IIA mà Việt Nam ký kết có tích hợp điều khoản về bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, tác giả cũng 20 đề xuất cách thiết kế tiêu chuẩn FET theo hƣớng phù hợp hơn để bảo vệ môi trƣờng của QGTNĐT. Về không gian: Đề tài phân tích tiêu chuẩn FET tích hợp với vấn đề về bảo vệ môi trƣờng chủ yếu trong các BIT và bốn hiệp định thƣơng mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) mà Việt Nam là thành viên, bao gồm: hiệp định Đầu tƣ Toàn diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN Comprehensive Investment Agreement – ACIA), hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP), hiệp định CPTPP và hiệp định EVIPA. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các tranh chấp về đầu tƣ quốc tế mà NĐT khởi kiện QGTNĐT do vi phạm tiêu chuẩn FET khi áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng của quốc gia sở tại. Về thời gian: Khóa luận lấy số liệu từ các IIA mà Việt Nam ký kết trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay cũng nhƣ các tranh chấp đầu tƣ quốc tế phát sinh từ năm 2000 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, bình luận khi nghiên cứu các quy định pháp luật, các phán quyết của HĐTT cũng nhƣ quan điểm của các học giả đầu tƣ quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh liên quan đến các cách quy định tiêu chuẩn FET trong pháp luật đầu tƣ quốc tế và trong các IIA mà Việt Nam là thành viên. Cuối cùng, phƣơng pháp tổng hợp, quy nạp đƣợc sử dụng để đƣa ra kết luận về xu hƣớng diễn giải tiêu chuẩn FET của các HĐTT khi xem xét một biện pháp nhằm mục tiêu bảo vệ môi trƣờng của quốc gia. Các phƣơng pháp nghiên cứu trên đƣợc sử dụng đan xen, phối hợp trong toàn khóa luận, không có sự tách biệt. 6. Dự kiến đóng góp về mặt lý luận Tác giả hy vọng đề tài “MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ - MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT NAM” sẽ làm rõ hơn các cách giải thích tiêu chuẩn này của cơ quan giải quyết tranh chấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan