Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Tự động hóa Mô hình tự làm plc nâng cao...

Tài liệu Mô hình tự làm plc nâng cao

.DOC
20
615
122

Mô tả:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 2016 XÂY DỰNG MÔ HÌNH PLC NÂNG CAO
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI XÂY DỰNG MÔ HÌNH PLC NÂNG CAO A. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên : Nguyễn Quốc Sếch - Sinh ngày : 20 tháng 06 năm 1984 Giới tính: Nam - Quê quán: Xã Đức Chánh - huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi. - Trú quán: Xóm 3 – thôn 4 - Xã Đức Chánh - huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi. - Đơn vị công tác: Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi. - Chức vụ hiện nay: Trưởng khoa cơ khí - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: kỹ sư ngành Cơ Điện Tử - Học hàm, học vị, danh hiê uê , giải thưởng: Kỹ sư B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1-1:Lý do chọn đề tài Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm cho hệ thống điều khiển trong công nghiệp và đời sống phát triển. Do đó đã nâng cao năng suất lao động và giải phóng sức lao động của con người. Cùng với nó hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng, ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp. Tự động hóa trong công nghiệp sẽ cho ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự chính xác cao hơn và an toàn hơn. Trong quá trình sản xuất, phân loại sản phẩm là một nhu cầu là một khâu rất quan trọng. Để giúp các em học sinh trực quan hơn, cũng như giảm được chi phí trong quá trình mua sắm trang thiết bị dạy học tôi đã thực hiện đề tài: ‘Xây dựng mô hình PLC nâng cao” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 1-2: Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài “Xây dựng mô hình PLC nâng cao” nhằm nghiên cứu và chế tạo mô hình PLC nâng cao phục vụ trong công tác dạy và học của trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi. Sử dụng làm bộ thí nghiệm trong giao tiếp máy tính. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài này với mong muốn nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức đã tích luỹ được cũng như những kiến thức mới vào thực tế sản xuất nhằm trang bị hành trang cho nghề nghiệp trong tương lai. 1-3: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mô hình PLC nâng cao”. Đề tài thực hiện việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình cơ khí, mạch điện và chương trình điều khiển có giao tiếp với máy tính. II. NỘI DUNG 1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2016 2. Đánh giá thực trạng: Do nguồn kinh phí cung cấp cho việc mua sắm thiết bị dạy nghề khó khăn nên nhu cầu tạo ra các thiết bị dạy nghề phục vụ công tác dạy và học là rất cần thiết. Thời điểm ban đầu nhà trường vẫn thực hiện việc giảng dạy môn PLC nâng cao nhưng thiết bị còn hạn chế, đồng thời không phù hợp với nhu cầu thực tiễn nên chất lượng và kết quả học tập của học sinh không đạt như kỳ vọng ban đầu. a) Kết quả đạt được: - Đã xây dựng thành công mô hình PLC nâng cao tham gia hội thi thiết bị dạy nghề năm 2015 do Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đạt giải nhất cấp Tỉnh và đã được cử đi tham dự hội thi Thiết bị dạy nghề toàn quốc năm 2016. - Xây dựng thành công mô hình PLC nâng cao cùng bản thuyết minh kèm theo. b) Những mặt còn hạn chế: Do thời gian và kinh phí cung cấp cho việc xây dựng mô hình còn khó khăn nên mô hình vẫn chưa hoàn hảo như mong muốn, vẫn còn chưa xây dựng mô đun thang máy. c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: * Nguyên nhân đạt được: - Được sự tạo điều kiện và quan tâm, đôn đốc của Chi bộ, Ban giám hiệu Nhà trường. 2 - Được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong Nhà trường. - Sự nỗ lực của nhóm thực hiện đề tài. * Nguyên nhân hạn chế: - Hạn chế về thời gian thực hiện đề tài. - Khó khăn về kinh phí thực hiện. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Căn cứ thực hiện: Mô hình được xây dựng dựa trên chương trình khung đào tạo của Bộ LĐ – TB&XH ban hành, đồng thời dựa trên các nhu cầu thực tiễn của Nhà trường cũng như nhu cầu về trang bị kiến thức phù hợp với thực tiễn cho các em học sinh tiếp cận với trình độ sản xuất tại các doanh nghiệp. 2. Giải pháp thực hiện: Tổng hợp lý thuyết: Trạm phân loại sản phẩm được xem như là một đại biểu điển hình của cơ điện tử, sản xuất tự động ngành tích hợp các phương diện về thao tác, cảm biến, điều khiển và truyền thông. Mô hình PLC nâng cao tích hợp nhiều lĩnh vực của khoa học công nghệ. Một nền tảng đầy đủ và hoàn chỉnh về cơ điện tử và việc sử dụng các phương pháp thiết kế thích hợp tạo nên nền tảng của sự phát triển, hiệu quả về thời gian. Do đó, để thực hiện tốt đề tài nhóm tác giả sẽ tham khảo nhiều tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực. Chế tạo thực nghiệm: Từ các thông số tính toán được sẽ chế tạo thực nghiệm mô hình PLC nâng cao. IV. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được: - Đã xây dựng thành công mô hình PLC nâng cao gồm phần cơ khí và phần mềm ứng dụng. - Đã đạt giải nhất trong hội thi thiết bị dạy nghề cấp Tỉnh năm 2015 và được cử đi tham gia hội thi thiết bị dạy nghề toàn quốc năm 2016. - Đã áp dụng vào thực tế giảng dạy cho các lớp tại Khoa Điện, trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi và kết quả rất tốt (giáo viên thao tác dễ dàng, học sinh dễ tiếp thu và hứng thú trong quá trình học tập). 3 - Mô hình có thể được sản xuất hàng loạt để cung cấp cho các trường dạy nghề nếu các đơn vị có nhu cầu. - Chi phí thực hiện thấp hơn so với thị trường khoảng 50% . V. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐƯỢC CÔNG NHẬN 1. Danh hiệu thi đua: Năm Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định Danh hiệu thi đua Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 2013 Lao động tiên tiến 2014 Lao động tiên tiến 2015 Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 2012 Số: 03/QĐ-SLĐTBXH, ngày 03/01/2014 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Bằng khen của bộ LĐ-TB&XH 2013 Giấy khen 2014 Giấy khen Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định 2012 Số: 36/QĐ-TTCN, ngày 20/01/2014 số: 11/QĐSLĐTBXH, ngày 15/01/2015 XÁC NHẬN NGƯỜI THỰC HIỆN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Nguyễn Quốc Sếch 4 THUYẾT MINH MÔ HÌNH PLC NÂNG CAO I. Mục đích thiết kế. - Phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Giúp cho giáo viên trình bày các bài học sinh động, dễ hiểu và mang tính thực tế cao. - Mô hình giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, phát huy tính sáng tạo trong quá trình học. - Mô hình được giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh, phù hợp với điều kiện của nhà trường và sự phát triển công nghệ ở địa phương. - Tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị dạy nghề cho trường. II. Phạm vi ứng dụng Mô hình được ứng dụng trong giảng dạy cho 2 Mô-đun : Mô-đun PLC Cơ Bản, Mô-đun PLC nâng cao.Tuy nhiên mô hình còn có thể ứng dụng để giảng dạy một số bài học thuộc Mô-đun khác như: Điều khiển khí nén và Mô-đun trang bị điện thuộc ngành Điện Công Nghiệp. 1. Ứng dụng giảng dạy trong Mô-đun PLC cơ bản: Bảng 1: Đề cương của môn học PLC cơ bản. Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng Lý Thực Kiểm 1 số Đại cương về điều khiển lập 17 thuyết hành 8 8 tra* 1 2 trình. Các phép toán nhị phân của 28 8 18 2 3 4 5 6 PLC. Các phép toán số của PLC. Xử lý tín hiệu Analog. PLC của các hãng khác. Lắp đặt mô hình điều khiển 28 15 10 57 8 6 5 10 18 8 4 44 2 1 1 3 bằng PLC. 5 Cộng: 155 45 100 10 Theo đề cương môn học PLC cơ bản ở Bảng 1 . Mô hình thực hành này phục vụ giảng dạy cho những bài học sau: Bài 1: Đại cương về điều khiển lập trình. Bài 2: Các phép toán nhị phân của PLC Bài 3: Các phép toán số của PLC. Bài 4: Xử lý tín hiệu Analog. Bài 6: Lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC 6 2. Ứng dụng giảng dạy trong Mô-đun PLC nâng cao: Bảng 2 : Đề cương của môn học PLC nâng cao. Số TT 1 Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 8 2 5,5 0,5 Điều khiển động cơ không đồng 8 2 5,5 0,5 12 12 4 4 7 7 1 1 8 2 5,5 0,5 8 2 5,75 0,25 12 8 4 2 7 5,75 1 0,25 16 4 11 1 14 2 11 1 14 2 11 1 120 30 82 8 Điều khiển các động cơ khởi động và dừng theo trình tự. 2 bộ ba pha quay hai chiều có 3 hãm trước lúc đảo chiều. Điều khiển đèn giao thông. 4 Đếm sản phẩm. 5 Điều khiển máy trộn. 6 Đo điện áp DC và điều khiển 7 ON/OFF. Điều khiển nhiệt độ. 8 Điều khiển động cơ SERVOMOTOR. 9 10 11 Điều khiển thang máy. Màn hình cảm biến. Kết nối PLC với màn hình cảm biến Cộng: 7 Theo đề cương môn học PLC nâng cao ở Bảng 2 . Mô hình thực hành này phục vụ giảng dạy cho những bài học sau: Bài 1: Điều khiển các động cơ khởi động và dừng theo trình tự. Bài 2: Điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha quay hai chiều có hãm trước lúc đảo chiều. Bài 3: Điều khiển đèn giao thông. Bài 4: Đếm sản phẩm. Bài 6: Đo điện áp DC và điều khiển ON/OFF. Bài 8: Điều khiển động cơ Servo III. Mô tả đă ăt tính kỹ thuâ ăt cơ bản. Mô hình gồm 2 phần: 1. Bàn thực hành: Kích thước (WxDxH) : 1600 x 800 x 1600 (mm) Trên bàn thực hành có lắp đă tê sẵn bộ nguồn điê ên đa năng bao gồm: + CB chống ngắn mạch, và chống mất pha + Đồng hồ đo dòng điện và điện áp + Nguồn điê nê xoay chiều: 220VAC, 380VAC + Nguồn điê nê 1 chiều : 3,3VDC, 5VDC, 12VDC, -12VDC . 8 Phần khung lắp Module ứng dụng Phần khung lắp Module cơ bản Bộ nguồn đa năng Các ngăn tủ chứa dụng cụ, thiết bị Hình 1: Bàn thực hành 9 2. Các Mô-đun thực hành: Hình 2: Mô-đun thiết bị Kích thước: - Chiều cao: 297mm - Chiều rô êng: Tuỳ vào thiết bị được gắng trên Mô-đun. Mỗi Mô-đun thực hành được gắng mô êt loại khí cụ điê ên hay thiết bị điê ên hay mô êt mô hình ứng dụng. Các Mô-đun thực hành được phân thành 2 loại: Mô-đun cơ bản và Mô-đun ứng dụng. Các Mô-đun cơ bản - Mô-đun PLC s7-1200 - Mô-đun PLC s7-200 10 - Mô-đun biến tần - Mô-đun Cảm biến - Mô-đun bảo vệ quá dòng - Mô-đun bảo vệ quá áp - Mô-đun nút nhấn - Mô-đun Công tắc hành trình - Mô-đun Rờ le trung gian - Mô-đun Công tắc tơ - Mô-đun Rờ le nhiệt - Mô-đun đèn báo - Mô-đun Led 7 đoạn - Mô-đun động cơ 3 pha - Mô-đun van Logic Các Mô-đun ứng dụng. - Mô-đun đèn giao thông. - Mô-đun khí nén. - Mô-đun đóng mở Barrier. - Mô-đun phân loại và gia công sản phẩm. - Mô-đun biến tần. - Mô-đun điều khiển động cơ AC servo. IV. Các chức năng chính của mô hình: 1. Bàn thực hành đa năng. Bàn thực hành đa năng có 3 phần chính: Bàn thực hành , Bộ nguồn đa năng, khung mô hình a. Bàn thực hành: chiều cao của bàn thực hành được thiết kế để học sinh thuận tiện cho việc đứng thực hành và ngồi quan sát và nghe giảng - Mặt bàn bằng đá nên cách điện tốt, sạch sẽ và không bị trầy xước, dơ bẩn do học sinh viết vẽ bậy trên bàn . 11 - Phía dưới mặt bàn có các ngăn tủ thuận tiện để chứa các Mô-đun và dụng cụ đồ nghề khi không sử dụng, các ngăn tủ được chia làm 3 khu vực như sau: + 3 ngăn tủ để đựng dụng cụ và dây cắm + 1 Ngăn tủ gồm 2 tầng, chiều ngang có kích thức 297mm để chứa các Mô-đun cơ bản khi không sử dụng. + 1 Ngăn tủ gồm 3 tầng để chứa các Mô-đung ứng dụng khi không sử dụng b. Bộ nguồn đa năng: - Cung cấp điện áp xoay chiều 1 pha, xoay chiều 3 pha và điện áp một chiều cho mô hình hoạt động. Đồng thời bộ nguồn này cũng có thể cấp nguồn cho các mô hình thực hành khác. - GV có thể điều khiển bật/tắc nguồn điện từ xa qua Remote. Chức năng này giúp Giáo viên giảng dạy chủ động trong việc kiểm soát nguồn điện cung cấp cho mô hình. Khi có sự cố GV có thể kịp thời tắc nguồn điện, để đảm bảo an toàn cho học sinh và cho thiết bị. - CB chống giật đảm bảo an toàn cho học sinh thực hành. - Sử dụng phích cắm công nghiệp nên an toàn cho học sinh trong quá trình thao tác. - Nút nhấn dừng khẩn, có khóa: Khi xảy ra sự cố, học sinh hoặc giáo viên có thể tác động vào nút dừng khẩn để tắt nguồn điện. c. Khung mô hình Khi giảng dạy GV chỉ gắng các Mô-đun thiết bị cần thiết cho bài học lên khung mô hình, điều này giúp học sinh tập trung vào thiết bị đang học không bị phân tán vì các thiết bị khác. Khung mô hình được thiết kế gồm 2 phần: 12 + Mô-đun cơ bản: Khi giảng dạy các phần tử cơ bản của môn học PLC, GV lắp đặt các Mô-đun cơ bản kích thước 290mm x 170mm lên khung nhôm. + Mô-đun ứng dụng: Khi dạy thực hành phần ứng dụng trong môn học, GV sẽ lắp đặt các Mô-đun ứng dụng có kích thước 490mm x675mm ở khu vực này. Khu vực này được thiết kế để GV có thể trình bày các Mô-đun ứng dụng ở nhiều góc nhìn khác nhau. + Việc thiết kế các đầu dây cắm hợp lý cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc kết nối giữa Mô-đun cơ bản và Mô-đun ứng dụng trong quá trình giảng dạy. d. Camera. Camera IP được lắp trên khung mô hình, Camera này có khả năng xoay ngang 350o và xoay dọc 90o. Qua kết nối Wifi, Camera truyền hình ảnh về máy tính, giáo viên có thể chiếu hình ảnh này lên màn chiếu để phục vụ cho việc giảng dạy. 2. Các Mô-đun thực hành. Các Mô-đun thực hành được phân thành 2 loại: Mô-đun cơ bản và Môđun ứng dụng - Về hình thức, chữ và hình ảnh in trên các Mô đun được in chìm ở mặt sau của Mê ca dày 5mm nên tạo hình thức bắt mắt và tránh phai màu hay trầy xước mất nội dung; đồng thời tránh học sinh ghi chú trên các Mô-đun. - Sử dụng kết hợp các Mô-đun với nhau giúp tiết kiệm chi phí mua thiết bị và vật tư trong quá trình giảng dạy. - Các Mô-đun ứng dụng được thiết kế kích thước nhỏ gọn, kết hợp sử dụng chung với các Mô-đun cơ bản, giúp học sinh nắm bắt được nhiều yêu cầu ứng dụng thực tế, đồng thời giúp Trường tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc mua nhiều mô hình thực hành. 13 - Mô hình tạo tính chủ động và sáng tạo cho học sinh trong việc lựa chọn các Mô-đun và kết nối các Mô-đun lại với nhau sao cho hợp lý và tối ưu để thực hiện yêu cầu của bài tập. - Mô hình tạo được tính Logic, kế thừa giữa các bài học và giữa các Môđun/môn học liên quan. - Vì mô hình được thiết kế theo dạng Mô-đun nên dễ mở rộng để sử dụng giảng dạy cho các môn học khác hoặc cải tiến và phát triển để giảng dạy ở bật học cao hơn. V. Hướng dẫn sử dụng, khai thác bảo quản, sữa chữa. 1. Hướng dẫn sử dụng. Bước 1: Xác định rõ yêu cầu của bài học: Học sinh phải nắm rõ được nội dung bài học, yêu cầu công nghệ của bài học, các sơ đồ mạch điện hay sơ đồ khí nén liên quan, cách vận hành... Bước 2: Kết nối phần cứng. 1. Dựa trên yêu cầu của bài học, chọn các Mô-đun thích hợp để gắn lên khung mô hình. 2. Sau khi gắn các Mô-đun thiết bị , dựa vào sơ đồ mạch điê ên để kết nối dây dẫn giữa các Mô-đun bằng cách cắm các phích cắm vào các jack cắm có trên Mô-đun. Bước 3: Viết chương trình. Đối với PLC s7-200, chương trình được viết trên phần mềm STEP7Microwin của hãng SIEMEN. Đối với PLC s7-1200, chương trình được viết trên phần mềm Tia Portal của hãng SIEMEN. Dựa vào kết nối phần cứng và dựa theo yêu cầu công nghệ của bài tập để viết chương trình PLC điều khiển hê ê thống . Bước 4: Mô phỏng chương trình. 14 Để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy, đi đôi với việc làm mô hình, các giáo viên đã thiết kế các giao diện trên phần mềm mô phỏng WINCC. Các giao diện này giúp học sinh hiểu rõ hơn về yêu cầu của bài học, từ đó làm cơ sở cho việc kết nối phần cứng, đồng thời các bài mô phỏng này cũng giúp kiểm tra xem chương trình học sinh viết đã đáp ứng đúng yêu cầu của bài tập hay không. Nếu mô phỏng chưa đạt yêu cầu thì sữa lại chương trình, nếu đã đạt được yêu cầu thì qua phần tiếp theo là vận hành và quan sát kết quả. Bước 5: Vận hành và quan sát kết quả. Nạp chương trình vào PLC để vận hành hệ thống điều khiển. Học sinh quan sát ghi chép đánh giá kết quả để làm báo cáo nộp cho giáo viên giảng dạy. Chú ý khi sử dụng: - Sau khi học sinh hoàn thành bài tập thực hành, giáo viên kiểm tra lại kết nối mạch của học sinh. Nếu học sinh đấu đúng mạch điện thì giáo viên mới cấp điện cho mô hình hoạt động. − Có khoá điện điều khiển (do giáo viên giữ ) để đảm bảo an toàn khi giáo viên không có mặt để quản lý mô hình. - Không cho mô hình hoạt động nếu dây điện bị hở, hoặc bị hỏng cho đến khi kiểm tra và khắc phục xong. - Khi không sử dụng phải rút phích điện cắm điện của mô hình ra khỏi ổ cắm điện. - Khi cần mở nắp thiết bị để sửa chữa, kiểm tra phải tắt nguồn điện trước khi mở. 2. Bảo quản và sữa chữa. a. Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Định kỳ 6 tháng kiểm ra, vệ sinh một lần. 15 Thường xuyên kiểm ra các jack cắm, các thiết bị được gắn trên các Môđun. Chú ý bôi trơn cho động cơ. Để phòng tránh chập điện, không để mô hình bị ẩm ướt. Tránh va đập mạnh. Không tháo rời các bộ phận, các khí cụ điện ra khỏi mô hình khi không cần thiết. b. Sửa chữa: Khi mô hình xảy ra sự cố, không hoạt động hoặc hoạt động không đúng yêu cầu thì kiểm tra như sau: - Kiểm tra bộ nguồn đa năng còn hoạt động tốt hay không. - Kiểm tra nguồn khí nén, và bộ lọc khí nén. - Kiểm tra tiếp xúc điện của các jack cắm trên các Mô-đun , và các phích cắm ở các dây kết nối. - Kiểm tra từng Mô-đun, nếu Mô-đun nào bị hỏng thì có thể mở mặt sau của Mô-đun để kiểm tra và sữa chữa./. VI. Giá thành sản phẩm: 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng chẵn) 16 Tên đề tài, sáng kiến kinh nghiệm: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÔ HÌNH TRẠM PHÂN LOẠI SẢN PHẨM. MÔ TẢ ĐỀ TÀI - Tóm tắt: Mô hình trạm phân loại sản phẩm được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo gồm các nội dung sau: - Nghiên cứu lý thuyết về trạm phân loại sản phẩm. - Tính toán, thiết kế và chọn các thông số cho mô hình. - Chế tạo thực nghiệm mô hình. Khả năng ứng dụng của mô hình: Đối với mô hình trạm phân loại sản phẩm được thiết kế và chế tạo tại trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi được vận dụng vào trong quá trình dạy học các môn: Khí nén của ngành Điện công nghiệp, khí nén của ngành Cơ điện tử, khí nén của ngành Sửa chữa thiết bị tự động hóa, khí nén, thủy lực của ngành cắt gọt kim loại, Công nghệ khí nén, thủy lực ứng dụng của ngành cơ khí động lực. Đồng thời mô hình còn được ứng dụng để dạy các môn PLC và PLC năng cao của các ngành điện công nghiệp, cơ điện tử, sửa chữa thiết bị tự động hóa. Kết quả của nghiên cứu: Sau quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã chế tạo thành công mô hình như hình vẽ: 17 - Xuất phát và mục tiêu : Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm cho hệ thống điều khiển trong công nghiệp và đời sống phát triển. Do đó đã nâng cao năng suất lao động và giải phóng sức lao động của con người. Cùng với nó hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng, ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp. Tự động hóa trong công nghiệp sẽ cho ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự chính xác cao hơn và an toàn hơn. Trong quá trình sản xuất, phân loại sản phẩm là một nhu cầu là một khâu rất quan trọng. Để giúp các em học sinh trực quan hơn, cũng như giảm được chi phí trong quá trình mua sắm trang thiết bị dạy học tôi đã thực hiện đề tài: ‘Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình trạm phân loại sản phẩm” làm đề tài nghiên cứu khoa học. - Nội dung Các nội dung thực hiện đề tài được thực hiện trong tập hồ sơ đính kèm 18 - Kết quả áp dụng + Đề tài tài được áp dụng trong việc dạy học tại trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi từ tháng 9/2015. + Về tính kinh tế: Đề tài được chế tạo với giá thành thấp hơn rất nhiều lần so với giá thị trường ( giá trị của mô hình được chế tạo khoảng 22 triệu đồng so với giá thị trường khoảng 85 triệu đồng). + Đối với các em học sinh đề tài được thiết kế và chế tạo gần gũi với thực tế, tháo lắp và thiết lập phần cứng dễ dàng, dễ thực hành, tiếp thu bài nhanh chóng. - Đánh giá lợi ích thu được: VÒ u ®iÓm: C¸c thiÕt bÞ ®Ó x©y dùng m« h×nh hiÖn nay cã rÊt s½n trªn thÞ trêng, gi¸ thµnh rÎ. ViÖc ¸p dông c«ng nghÖ lËp tr×nh PLC ®· ®em l¹i cho m« h×nh nh÷ng tÝnh n¨ng vît tréi vÒ ®iÒu khiÓn, tuæi thä cña c¸c thiÕt bÞ ®îc n©ng cao M« h×nh cho phÐp quan s¸t ®îc toµn bé qu¸ tr×nh ®iÒu khiÓn cña c¸c thiÕt bÞ Cã thÓ thay ®æi, t¸c ®éng trùc tiÕp vµo ch¬ng tr×nh ®iÒu khiÓn cña m« h×nh Nhá gän, thuËn tiÖn cho viÖc di chuyÓn gi¶ng d¹y. §¬n gi¶n trong thao t¸c, vËn hµnh vµ söa ch÷a vµ b¶o dìng. VÒ khuyÕt ®iÓm: KhuyÕt ®iÓm lín nhÊt vµ còng lµ quan träng nhÊt ë ®©y lµ do sö dông phÇn mÒm PLC cho nªn viÖc lËp tr×nh cho trạm phân loại sản phẩm gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n, nã ®ßi hái ngêi lËp tr×nh ph¶i cã kiÕn thøc s©u vÒ lÜnh vùc nµy,®ång thêi ®Ó cã thÓ lËp tr×nh ®îc cßn cÇn ph¶i cã phÇn cøng cña PLC, m¸y tÝnh ®Ó kÕt nèi. GÝa thµnh phÇn cøng cña PLC cã gi¸ thµnh cao. - Khả năng áp dụng trong thời gian đến: Đối với mô hình trạm phân loại sản phẩm được thiết kế và chế tạo tại trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi được vận dụng vào trong quá trình dạy học các môn: Khí nén của ngành Điện công nghiệp, khí nén của ngành Cơ điện tử, khí nén của ngành Sửa chữa thiết bị tự động hóa, khí nén, thủy lực của ngành cắt gọt kim loại, Công nghệ khí nén, thủy lực ứng dụng của ngành cơ khí động lực. Đồng thời mô hình còn được ứng dụng để dạy các môn PLC 19 và PLC năng cao của các ngành điện công nghiệp, cơ điện tử, sửa chữa thiết bị tự động hóa. Thời điểm bắt đầu áp dụng sáng kiến: tháng 9/2015 Địa điểm áp dụng: Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan