Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình tòa án hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án...

Tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam

.DOC
86
121
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG ANH MÔ HÌNH TÒA ÁN HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TÒA ÁN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hoàng Anh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CƠ CHẾ BẢO HIẾN VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN HIẾN PHÁP TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.................................................................................................5 1.1. Sự cần thiết phải có cơ chế bảo hiến...............................................................5 1.2. Vị trí, vai trò của Tòa án Hiến pháp trong bộ máy nhà nước..........................7 1.2.1 Vị trí, vai trò của tòa án Hiến pháp.................................................................7 1.2.2 Đặc điểm của tòa án hiến pháp.......................................................................9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................10 Chương 2: MÔ HÌNH BẢO HIẾN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH ...................................................................................................................... 11 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các mô hình bảo Hiến trên thế giới...........11 2.2. Các mô hình bảo hiến điển hình...................................................................12 2.2.1. Mô hình bảo hiến kiểu phi tập trung.............................................................12 2.2.2. Mô hình Bảo hiến tập trung..........................................................................14 2.2.3. Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu – Mỹ.....................................................16 2.2.4. Mô hình cơ quan lập hiến có chức năng bảo hiến.........................................16 2.2.5. Các mô hình khác.........................................................................................17 2.3. Mô hình Tòa án Hiến pháp ba quốc Mỹ, Đức, Thái Lan..............................17 2.3.1. Tòa án của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ............................................................17 2.3.2. Tòa án Hiến pháp nước Đức.........................................................................23 2.3.3. Tòa án Hiến pháp Thái Lan..........................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................40 4 Chương 3: MÔ HÌNH BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM VÀ VIỆC XÂY DỰNG TÒA ÁN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI...............41 3.1. Sơ lược về cơ chế Bảo hiến ở Việt Nam qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và thực trạng bảo hiến ở Việt Nam hiện nay....................42 3.1.1 Sơ lược về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp...................42 3.1.2. Những tồn tại, khiếm khuyết trong hoạt động bảo hiến ở nước ta hiện nay, việc đòi hỏi phải có một mô hình bảo hiến độc lập và hoàn thiện....................49 3.2. Bảo hiến ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu................................................54 3.3. Các tiền đề để xây dựng mô hình bảo hiến độc lập và hoàn thiện ở Việt Nam......................................................................................................56 3.4. Mô hình bảo Hiến ở Việt Nam và việc xây dựng Tòa án Hiến pháp ở Việt Nam trong tương lai..............................................................................59 3.4.1. Các phương án thành lập cơ quan bảo hiến ở Việt Nam...............................59 3.4.2. Mô hình Tòa án hiến pháp ở việt Nam trong tương lai.................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................76 KẾT LUẬN............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiến pháp là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước, là cơ sở định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như hành vi ý thức pháp luật của mỗi công dân. Chính vì vậy Hiến pháp luôn được coi là đạo luật của mỗi quốc gia, các văn bản Luật và luật không được trái với Hiến pháp. Theo xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng sẽ có những điều, hành vi mà chúng ta gọi là vi hiến (vi phạm Hiến pháp). Vì vậy cũng cần có những quy định, thiết chế để bảo vệ Hiến pháp, mà một mô hình được coi là truyền thống và hiệu quả nhất vẫn là hệ thống Tòa án. Việc duy trì và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay còn rất yếu, nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu chung lại là ở Việt Nam chư có tinh thần thượng tôn Hiến pháp. Và một trong những biện pháp để kịp thời khắc phục tình trang trên là thành lập Tòa án Hiến pháp với chức năng xét xử các hành vi vi phạm HIến pháp. Tuy nhiên, vì Hiến pháp là một thiết chế đặc biệt của Nhà nước nên Tòa án hiến pháp cũng được coi là một mô hình tòa án đặc biệt. Các bản Hiến pháp năm 1946,1959,1980 và 1992, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Việt Nam đều không quy định về việc thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên trách mà giao cho Quốc hội. Điều này có nhiều điểm bất lợi hơn là thuận lợi. Tuy nhiên việc thành lập Tòa án Hiến pháp ở Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường rất khó khăn và phức tạp. Theo xu hướng phát triển chung của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì việc thành lập một cơ chế bảo hiến là Tòa án hiến pháp được coi là một 1 nhu cầu tất yếu. Với các lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Mô hình tòa án hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ Luật học của mình 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các bản Hiến pháp năm 1946,1959,1980 và 1992, sửa đổi bổ sung năm 20011 thì Việt Nam đều không quy định về việc thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên trách mà giao cho Quốc hội. Điều này có nhiều điểm bất lợi hơn là thuận lợi. Việc thành lập một cơ chế bảo hiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam và hoạt động có hiệu quả là cả một vấn đề lớn và đang gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng chúng ta vẫn nên thành lập Hội đồng bảo hiến nằm trong Quốc Hội, ý kiến khác lại cho rằng chúng ta nên cơ cấu lại tổ chức của Tòa án Nhân dân tối cao, theo đó sẽ trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho Tòa án Tối cao. Lại có ý kiến cho rằng nên thành lập Tòa án Hiến pháp không thuộc Quốc Hội, hoạt động độc lập. Đây đều là những vấn đề tuy không mới mẻ với các nước trên thế giới nhưng lại đang còn rất nhiều gây tranh cãi ở Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài này tôi đã phân tích mô hình Tòa án Hiến pháp của một số nước điển hình trên thế giới. Từ đó xây dựng một mô hình Tòa án hiến pháp đối với Việt Nam. Tất cả các vấn đề đó hiện vẫn đang là lý luận nên việc nghiên cứu đề tài cũng chỉ dừng lại ở vấn đề phác thảo một mô hình tòa án hiến pháp dựa trên các điều kiện lý luận và thực tiễn hiện nay của Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu sự cần thiết phải có một cơ chế bảo hiến trong giai đoạn hiện nay và sau này. Dựa trên việc phân tích một số mô hình Tòa án Hiến pháp của một số quốc gia điển hình, từ đó có cơ sở lý luận, kinh nghiệp để áp dụng cho việc xây dựng một tòa án Hiến pháp phù hợp với Việt Nam. 2 Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận văn có những nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu để làm rõ khái niệm cơ chế bảo hiến, sự cần thiết phải có cơ chế bào hiến - Nghiên cứu mô hình tòa án Hiến pháp của một số các quốc gia điển hình là Mỹ, Đức, Thái Lan. Đây là các Quốc gia đã có tòa án hiến pháp đang hoạt động tương đối hiệu quả. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm co việc thành lập Tòa án Hiến pháp ở Việt Nam. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm của các quốc gia để thành lập một mô hình Tòa án hiến pháp của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về bảo hiến, cơ chế bảo hiến. Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của bất kỳ một Quốc gia, cơ chế bảo vệ hiến pháp vì thế cũng được coi là một sự tất yếu. Luận văn nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án hiến pháp của một số quốc gia điển hình, đánh giá những điểm ưu điểm và nhược điểm của nó. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam. Đồng thời phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn cho tiền đề xây dựng một mô hình tòa án Hiến pháp ở Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp. Ngoài ra phương pháp thống kê cũng được sử dụng để hoàn thành việc nghiên cứu. 3 6. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có hệ thống các vấn đề về cơ chế bảo hiến. ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài luận văn thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: - Làm sáng tỏ vấn đề sự cần thiết phải có một cơ chế bảo hiến của bất kỳ quốc gia nào có Hiến pháp - Phân tích và đánh giá được những ưu điểm, khuyết điểm đang tồn tại của các mô hình bảo hiến cơ bản trên thế giới - Đánh giá các điều kiện về lý luận, những điểm thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập tòa án hiến pháp độc lập ở Việt nam - Đề xuất một mô hình tòa án hiến pháp cho Việt Nam 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải có cơ chế bảo hiến. Vị trí và vai trò của Tòa án hiến pháp trong bộ máy nhà nước Chương 2: Mô hình tòa án hiến pháp của một số quốc gia điển hình Chương 3: Mô hình bảo hiến ở Việt Nam và việc xây dựng Tòa án Hiến pháp ở Việt Nam trong tương lai 4 Chương 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CƠ CHẾ BẢO HIẾN VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN HIẾN PHÁP TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1. Sự cần thiết phải có cơ chế bảo hiến Hiến pháp là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước, là cơ sở định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như hành vi ý thức pháp luật của mỗi công dân. Chính vì vậy Hiến pháp luôn được coi là đạo luật của mỗi quốc gia, các văn bản Luật và luật không được trái với Hiến pháp. Bảo hiến hiểu theo nghĩa hẹp: bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Những người dân bình thường không có khả năng vi phạm Hiến pháp bởi lẽ đối tượng điều chỉnh theo nghĩa hẹp nhất của Hiến pháp là sự giới hạn quyền lực nhà nước. Theo cách hiểu này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luật do Quốc hội đưa ra. Bảo hiến hiểu theo nghĩa rộng: bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức 5 năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp. Cơ chế bảo hiến hiểu theo nghĩa rộng: cơ chế bảo hiến là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra. Cơ chế bảo hiến hiểu theo nghĩa hẹp: cơ chế bảo hiến là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra . Theo xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng sẽ có những điều, hành vi mà chúng ta gọi là vi hiến (vi phạm Hiến pháp). Vì vậy cũng cần có những quy định, thiết chế để bảo vệ Hiến pháp, mà một mô hình được coi là truyền thống và hiệu quả nhất vẫn là hệ thống Tòa án. Tuy nhiên, vì Hiến pháp là một thiết chế đặc biệt của Nhà nước nên vấn đề bảo vệ Hiến pháp cũng phải được coi là một thiết chế đặc biệt như vậy. Và tòa án hiến pháp cũng được coi là một mô hình tòa án đặc biệt. Các quốc gia có Tòa án hiến pháp độc lập gồm: Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia có Tòa án Hiến pháp độc lập khoảng hơn 60 quốc gia. Mỗi quốc gia đều chọn cho mình một mô hình phù hợp với điều kiện lịch sử và xã hội của mình. Bản thống kê dưới đây sẽ minh chứng điều này: 6  Albania  Cộng hòa Séc  Latvia  Slovakia  Armenia  Ecuador  Litva  Slovenia  Áo  Ai Cập  Cộng hòa Macedonia  Nam Phi  Azerbaijan  Pháp  Madagascar  Tây Ban Nha  Belarus  Gruzia  Mali  Tajikistan  Bỉ  Đức  Moldova  Thái Lan  Bosna và Hercegovina  Hy Lạp  Mông Cổ  Thổ Nhĩ Kỳ  Bulgaria  Guatemala  Ba Lan  Turkmenistan  Trung Phi  Hungary  Bồ Đào Nha  Uganda  Chile  Ý  Romania  Ukraina  Colombia  Kazakhstan  Nga  Uzbekistan  Congo  Hàn Quốc  Serbia  Croatia  Kyrgyzstan Trải qua gần một trăm năm tồn tại và phát triển, mô hình Tòa án Hiến pháp đã đáp ứng được đòi hỏi của xu hướng phát triển của Luật Hiến pháp trên thế giới. 1.2. Vị trí, vai trò của Tòa án Hiến pháp trong bộ máy nhà nước 1.2.1 Vị trí, vai trò của tòa án Hiến pháp Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vị trí của Tòa án Hiến pháp trong bộ máy nhà nước. Bởi lẽ, xét cho cùng thì Tòa án hiến pháp cũng là một tòa án có chức năng tư pháp trong hệ thống tư pháp của các quốc gia. Chính vì thế mà quan điểm này cho rằng không nên tách Tòa án Hiến pháp ra khỏi nhánh quyền lực tư pháp vì hoạt động của Tòa án hiến pháp cũng phải tuân theo trình tự thủ tục nhất định và gần giống như các tòa án có thẩm quyền chung. Trái với quan điềm này là quan điểm cho rằng hoạt động của tòa án không nên phụ thuộc vào bất cứ nhánh quyền lực nào trong các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp bởi bản thân nó đã hàm chứa sự độc 7 lập nhất định, là một thiết chế đảm bảo cho quyền lập hiến. Trước đây, trong nhiều tài liệu pháp lý, hoạt động bảo hiến được hiểu là sự giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, khái niệm này được hiểu rộng hơn, theo đó hoạt động bảo hiến không chỉ là sự kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật mà còn bao gồm nhiệm vụ bảo vệ đảm tính tối cao của hiến pháp như là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm các quyền hiến định, mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước. Khái niệm cơ chế bảo hiến cũng có nội hàm rộng hơn, bao gồm toàn bộ các thiết chế, phương tiện, nguyên tắc, hình thức, phương thức, phương pháp, biện pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động sau: Giải thích Hiến pháp để bảo đảm cho các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp được nhận thức và thực hiện một cách thống nhất. Kiểm tra và giám sát hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm bảo đảm sự thống thống, phối hợp và có sự cân bằng quyền lực, làm cho nhánh quyền lập pháp phải phục tùng quyền lập hiến quyền hành pháp và quyền tư pháp phải phục tùng quyền lập hiến và quyền lập pháp. Hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho các chủ thể quyền lực hoạt động theo đúng chức năng và thẩm quyền theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật theo nguyên tắc bảo đảm tính ối cao của hiến pháp. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, bảo đảm các giá trị nhân bản của Hiến pháp, chủ quyền nhân dân và giải quyết đúng đắn mới quan hệ giữa nhà nước và các cá nhân. Phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa cơ 8 quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền các xung đột pháp luật luật có biểu hiện vi hiến, các khiếu kiện của công dân đối với cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền về các quyết định, hành vi có biểu hiện vi hiến. Có thể nói trong tất cả các hoạt động bảo hiến nêu trên thì hoạt động quan trọng nhất là kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động của cơ quan nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền. Vì vậy việc thành lập cơ quan bảo hiến là một yêu cầu khách quan và cấp thết hiện nay nhằm duy rì bảo vệ chế độ chính trị, đảm bảo nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chống lại sự vi phạm thẩm quyền, lạm quyền. 1.2.2 Đặc điểm của tòa án hiến pháp Hiện nay Tòa án hiến pháp được thành lập ở nhiều nước theo các chế độ chính trị khác nhau trên thế giới. Do đặc thù, lịch sử phát triển, văn hóa của các quốc gia là khác nhau nên việc thành lập Tòa án hiến pháp cũng như hoạt động của Tòa án hiến pháp ở các quốc gia có sự khác nhau. Mô hình cơ quan bảo hiến ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào chế độ chính trị của mỗi quốc gia đó, tuy nhiên đều tựu trung lại một số các đặc điểm sau: Tòa án Hiến pháp thường được thành lập ở các quốc gia có ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân chia tương đối rõ rệt và độc lập. Các quốc gia như vậy thường là các nước theo thể chế độ đại nghị. Về thẩm quyền, Tòa án Hiến pháp được coi là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giám sát hiến pháp, kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật do nghị viên ban hành. Đây được coi là điểm khác biệt cơ bản, bởi tòa án hiến pháp chỉ giải quyết các vụ việc về hiến pháp,hoàn toàn không xét xử các vụ án hình sự, dân sự...thông thường và cũng không có các chức năng phúc thẩm, tái thẩm như Tòa án tối cao. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 9 Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý quan trọng nhất của bất kỳ Quóc gia nào bởi nó quy định những vấn đề được coi là cơ bản nhất, quan trọng nhất của một nhà nước như thể chế chính trị, chế độ kinh tế, văn hóc, tổ chức Bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Do vậy việc đòi hỏi Hiến pháp phải được bảo vệ và tôn trọng là một đòi hỏi tất yếu trong việc chống lại mọi sự xâm phạm từ các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể có quyền lực từ Hiến pháp. Chính vì thế việc bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ chế độ chính trị, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…. Chương 2 10 MÔ HÌNH BẢO HIẾN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH Cũng như một mô hình tòa án thông thường, ở một số quốc gia có nền lập pháp phát triển thì Tòa án Hiến pháp là một trong nhưng tòa án không thể thiếu trong hệ thống tòa án của quốc gia đó. Tùy theo thể chế chính trị, điều kiện lịch sử của các Quốc gia mà họ thành lập mô hình bảo hiến phù hợp. 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các mô hình bảo Hiến trên thế giới Trong một số tài liệu pháp lý, người ta cho rằng tư tưởng về giám sát Hiến pháp xuất hiện lần dầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ 17 và gắn liền với hoạt động của Hội đồng cơ mật. Hội đồng này có quyền tuyên bố văn bản do cơ quan có thẩm quyền lập pháp của các nước thuộc địa Anh ban hành trái với luật của Nghi viện Anh hay pháp luật chung. Vì vậy mà văn bản trái với luật của Nghị viện đó cần được bãi bỏ và không thể có hiệu lực. Giám sát Hiến pháp theo nghĩa hiện hành ngày nay thì xuất phát từ Mỹ trên cơ sở án lệ. Năm 1803, Chánh án tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết xác lập quyền của Tòa án Tối cao được xem xét tính hợp hiến của bất kỳ văn bản pháp luật nào của Nghị viện hay liên bang hay của cơ quan lập pháp tiểu bang bằng tuyên bố hiến pháp liên bang là đạo luật cao nhất của đất nước. Nếu xét về mặt hoạt động thì Tòa án Hiến pháp sẽ hoạt động như một tòa án thông thường của mỗi quốc gia, do vậy mà nhiều người cho rằng mô hình tòa án hiến pháp đầu tiên đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII ở Anh và gắn liền với hoạt động của Hội đồng cơ mật Hội đồng này có quyền tuyên bố văn bản do cơ quan lập pháp của các nước thuộc địa của Anh ban hành trái với luật của Nghị viên Anh hay pháp luật chung, vì vậy văn bản đó không thể có hiệu lực và cần được bãi bỏ. Điều này cũng xuất phát từ quá trình lịch sử của Anh, lúc đó Anh có rất nhiều thuộc địa ở các Châu lục khác nhau và việc 11 giám sát thực hiện các chính sách pháp luật của Anh sẽ gặp khó khăn do vị trí địa lý. Việc xem xét và tuyên bố các văn bản trái pháp luật của Nghị viện hay pháp luật chung là hết sức cần thiết trong việc thiết lập một hành lang pháp lý cho việc quản lý chung của nước Anh. 2.2. Các mô hình bảo hiến điển hình Cũng tổ chức và hoạt động như một Tòa án độc lập – Tòa án Hiến pháp cũng đòi hỏi được tổ chức và hoạt động theo một số mô cơ bản. Có thể nói hiện nay trên thế giới tồn tại các mô hình tòa án hiến pháp như: Mô hình bảo hiến kiểu phi tập trung, mô hình bảo hiến kiểu Pháp, mô hình bảo hiến tập trung, mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu - Mỹ, mô hình cơ quan lập hiến có chức năng bảo hiến. Theo đó, các mô hình này đều có những ưu và nhược điểm sau: 2.2.1. Mô hình bảo hiến kiểu phi tập trung Điển hình cho mô hình này là nước Mỹ, là mô hình tòa án tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết phân chia và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, hệ thống các cơ quan tòa án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Tòa án tư pháp sẽ xem xét tính hợp hiến của các đạo luật thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Đây cũng được coi là ưu điểm lớn nhất của mô hình Tòa án Hiến pháp này vì nó bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng sự việc cụ thể. Mỹ được coi là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám sát Hiến pháp của Tòa án tư pháp và đã xây dựng nên một mô hình cơ quan bảo hiến riêng. Theo đó, thẩm quyền giám sát hiến pháp được giao cho các tòa án có thẩm 12 quyền chung thực hiện. Vì thế mà bất kỳ tòa án nào cũng có thể ra phán quyết về tính hợp hiến của các đạo luật. Hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án. Mô hình tòa án hiến pháp kiểu Mỹ có các đặc điểm sau: - Tất cả các Tòa án đều có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. - Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một việc cụ thể, theo đó việc kiện tụng chính là tiền đề để tòa án xem xét tính hợp hiến của một đạo luật. - Quyền hợp hiến chỉ được các tòa án sử dụng trong trường hợp có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu quả. - Một đạo luật chỉ bị tuyên bố là vi hiến khi tòa án có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo luật đó mâu thuẫn hoặc không phù hợp với hiến pháp - Phán quyết của tòa án về tính hợp hiến thường chỉ có hiệu lực bắt buộc trong phạm vi các bên của vụ việc được giải quyết, trừ những trường hợp được áp dụng nguyên tắc tiền lệ. - Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị để áp dụng. Tuy nhiên tòa án tư pháp lại không có thẩm quyền tuyên bố đạo luật đó vô hiệu. Phán quyết của tòa án cấp trên có hiệu lực bắt buộc với tòa án cấp dưới, phán quyết của tòa tối cao có ý nghĩa bắt buộc với cả hệ thống tư pháp. Nhưng mô hình này lại có hai nhược điểm lớn: giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng; phán quyết của tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp). 13 Nghĩa là tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không được tòa án áp dụng. Mô hình này cũng được áp dụng ở nhiều nước khác như Canada, Mexico, Argentina, Australia, Hy Lạp, Nhật Bản, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch… 2.2.2. Mô hình Bảo hiến tập trung Khác với mô hình Mỹ, các nước lục địa châu Âu không trao cho tòa án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan này được gọi là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế độ đặc biệt. Đây là mô hình giám sát tập trung. Tòa án Hiến pháp được thành lập ở Áo năm 1920, Italia năm 1947, Đức năm 1949, miền Nam Việt Nam năm 1956, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961, Nam Tư năm 1963, Bồ Đào Nha năm 1976, Tây Ban Nha năm 1978, Hy Lạp năm 1979, Ba Lan năm 1982, Hungari năm 1983, Liên Xô cũ năm 1988, Nga năm 1993, Campuchia năm 1993, Belarus năm 1994, Ukcraina năm 1996, Thái Lan năm 1997, Cộng hòa Czech năm 1997. Có thể gọi đây là mô hình của Áo vì Áo là nơi thành lập sớm nhất, nhưng thường được gọi là mô hình lục địa châu Âu vì khu vực này là phổ biến nhất. Giám sát Hiến pháp ở châu Âu kết hợp việc giải quyết các vụ việc cụ thể và những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của cá nhân hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc. Mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu có một số đặc điểm nổi bật như sau: - Hoạt động bảo hiến được thực hiện chủ yếu thông qua cơ quan bảo hiến chuyên trách (tòa án hiến pháp, hội đồng bảo hiến). Có quan này có vị trí 14 tương đối độc lập với cơ quan thuộc nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thẩm phán là những người có trình độ cao được bổ nhiệm hoặc bầu theo thủ tục đặc biệt. Giám sát hiến pháp theo mô hình này vừa là giám sát cụ thể vừa là giám sát trừu tượng, thực hiện cả giám sát trước và giám sát sau. Việc xem xét tính hợp hiến của một đạo luật có thể gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó, nhưng cũng có thể tiến hành khi có đề nghị của chủ thể có thẩm quyền. Thẩm quyền giám sát hiến pháp được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt, khác với thủ tục giải quyết vụ việc thông thường tại tòa tư pháp Phán quyết của tòa án hiến pháp có giá trị chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể trừ khi có một chế định hoặc một văn bản nào đó bị tuyên bố là vi hiến. Theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà tổng thống hoặc chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của tổng thống, các nghị định của chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân. Ngoài ra, một số Tòa án Hiến pháp như của Italia còn có quyền xét xử tổng thống khi tổng thống vi phạm pháp luật. 2.2.3. Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu – Mỹ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan